ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 47/KH-UBND
|
Sóc Trăng, ngày
20 tháng 7 năm 2015
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC
TRĂNG
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Quyết định số 1892/QĐ-TTg ngày
14/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề
án nâng cao năng lực quản lý nhà nước ngành Quản lý đất đai giai đoạn
2011 - 2020;
Căn cứ Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT
ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc điều tra, đánh giá
đất đai;
Theo Công văn số 5750/BTNMT-TCQLĐĐ
ngày 27/12/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thực hiện Tổng điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai toàn
quốc,
Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành Kế hoạch
thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU
CẦU
1. Mục đích
Điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai nhằm đánh giá
chính xác, đầy đủ, toàn diện về thực trạng, chất lượng và tiềm năng đất đai; điều
tra, đánh giá thoái hóa đất; ô nhiễm đất;
điều tra, phân hạng đất nông nghiệp theo từng vùng, làm cơ sở đề xuất biện pháp
tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai; khai thác sử
dụng đất có hiệu quả cả về số lượng, chất lượng tài nguyên đất đai phục vụ
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, nhất là việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tích hợp vào cơ sở dữ liệu đất
đai của tỉnh nói riêng và của quốc gia
nói chung, từ đó, góp phần hoàn
thiện hệ thống thông tin đất đai hiện đại,
tập trung và thống nhất.
2. Yêu cầu
- Đánh giá được chất lượng, tiềm năng
các loại đất theo mục đích sử dụng (diện tích, phân bố) và phân hạng được các
loại đất nông nghiệp của tỉnh làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp bảo vệ, định
hướng khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai theo đúng quy định.
- Đánh giá được thực trạng thoái hóa đất, ô nhiễm đất theo loại đất và loại
hình thoái hóa, ô nhiễm; xác định cụ thể nguyên nhân cũng như xu thế và các quá
trình thoái hóa, ô nhiễm đất làm cơ sở đề
xuất giải pháp cải tạo, phục hồi và khai thác, sử dụng đất bền vững, thích ứng
với biến đổi khí hậu.
- Xây dựng bộ bản đồ về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất; các khu vực đất bị ô
nhiễm; phân hạng đất nông nghiệp. Đồng thời, cung cấp dữ liệu cho việc xây dựng
và hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai
theo hướng hiện đại và phục vụ đa mục tiêu.
- Cung cấp thông tin, số liệu, tài liệu làm căn
cứ lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2020 - 2030; cung cấp số liệu cho hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và phục vụ nhu cầu thông tin về tài nguyên
đất cho các hoạt động kinh tế xã hội, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác của Nhà nước.
- Cung cấp dữ liệu về tài nguyên đất
để tích hợp vào cơ sở dữ liệu đất đai của tỉnh, quốc
gia; qua đó, góp phần hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai hiện đại, tập trung, thống nhất.
- Thực hiện điều tra, đánh giá tài
nguyên đất đai theo đúng quy trình, nội dung, phương pháp và tổ chức công khai theo quy định tại Thông tư số
35/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Kết
quả điều tra, đánh giá chất lượng, tiềm năng đất đai; điều tra đánh giá thoái hóa đất
phải đảm bảo tính chính xác và phản ánh đúng thực tế tại địa phương.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM
VI VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Đối tượng và phạm vi: Điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai trên phạm vi toàn tỉnh Sóc
Trăng.
2. Nội dung: Triển khai thực hiện 03 dự án sau:
a) Dự án Điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất lần đầu tỉnh
Sóc Trăng
- Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu,
bản đồ.
- Lập kế hoạch và điều tra, lấy mẫu đất
tại thực địa.
- Tổng hợp, xử lý thông tin tài liệu
nội và ngoại nghiệp;
- Xây dựng bản đồ về chất lượng đất,
tiềm năng đất đai; thoái hóa đất.
- Phân tích thực trạng chất lượng đất,
tiềm năng đất đai, thoái hóa đất.
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng quản lý, sử dụng đất bền vững.
- Xây dựng báo cáo về đánh giá chất
lượng đất, tiềm năng đất đai, thoái hóa đất.
b) Dự án Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất lần đầu tỉnh Sóc Trăng
- Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu,
bản đồ để xác định các nguồn gây ô nhiễm đất, các khu vực có nguy cơ ô nhiễm đất.
- Lập kế hoạch và điều tra, lấy mẫu đất tại thực địa.
- Phân tích mẫu đất, tổng hợp số liệu
và cảnh báo các khu vực đất bị ô nhiễm và có nguy cơ ô nhiễm (cận ô nhiễm).
- Xây dựng bản đồ các khu vực đất bị ô nhiễm.
- Đề xuất các biện pháp bảo vệ, cải tạo
đất và định hướng sử dụng đất bền vững.
- Xây dựng báo cáo đánh giá về thực
trạng ô nhiễm đất đai.
c) Dự án Điều tra, phân hạng đất
nông nghiệp lần đầu
tỉnh Sóc Trăng
- Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu
bản đồ.
- Lập kế hoạch và điều tra thực địa
hiệu quả sử dụng đất.
- Tổng hợp, xử lý thông tin tài liệu
nội và ngoại nghiệp.
- Xây dựng bản
đồ phân hạng đất nông nghiệp.
- Xây dựng báo cáo kết quả phân hạng
đất nông nghiệp.
III. THỜI GIAN,
KINH PHÍ THỰC HIỆN VÀ HỒ SƠ GIAO NỘP
1. Thời gian và kinh phí thực hiện
Trong giai đoạn năm 2015 - 2018, tỉnh
dự kiến triển khai thực hiện 03 dự án với tổng kinh phí khái toán khoảng
12,5 tỷ đồng (mười hai phẩy năm tỷ đồng), cụ thể
như sau:
a) Dự án Điều tra, đánh giá chất
lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất
lần đầu tỉnh Sóc
Trăng:
- Kinh phí khái toán: 08 tỷ đồng.
- Thời gian thực hiện: 02 năm (2015 -
2016), cụ thể:
+ Quý III/2015: Lập và phê duyệt dự
án.
+ Quý III/2016: Xây dựng hoàn thiện sản
phẩm Điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất lần đầu.
+ Quý IV/2016: Thẩm định, phê duyệt và báo cáo Bộ Tài nguyên
và Môi trường.
b) Dự án Điều tra, đánh giá ô nhiễm
đất lần đầu tỉnh Sóc Trăng:
- Kinh phí khái toán: 2,9 tỷ đồng.
- Thời gian thực hiện: Năm 2017, cụ
thể:
+ Quý I/2017: Lập và phê duyệt dự án.
+ Quý III/2017: Xây dựng hoàn thiện sản phẩm điều tra, đánh giá ô nhiễm đất.
+ Quý IV/2017: Thẩm định, phê duyệt
và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
c) Dự án Điều tra, phân hạng đất
nông nghiệp lần đầu
tỉnh Sóc Trăng:
- Kinh phí khái toán: 1,6 tỷ đồng.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018, cụ
thể:
+ Quý I/2018: Lập và phê duyệt dự án.
+ Quý III/2018: Xây dựng hoàn thiện sản phẩm Điều tra, phân hạng đất nông nghiệp.
+ Quý IV/2018: Thẩm định, phê duyệt
và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách tỉnh và đề nghị Trung ương hỗ trợ.
3. Hồ sơ giao nộp và lưu trữ kết quả
Hồ sơ giao nộp và lưu trữ kết quả Điều tra, đánh giá tài nguyên đất
đai trên địa bàn tỉnh gồm có 03 bộ
(cả bản giấy và bản số); trong đó, 01 bộ
lưu tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, 01 bộ lưu tại UBND tỉnh, 01 bộ lưu tại Sở
Tài nguyên và Môi trường. Theo quy định tại Điều 9 và Điều 11 Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường, các tài liệu trong bộ hồ sơ bao gồm:
- Quyết định phê duyệt kết quả điều
tra, đánh giá về chất lượng tiềm
năng đất đai; điều tra, đánh giá thoái
hóa đất; điều tra, đánh giá ô nhiễm đất; điều tra, phân hạng đất
nông nghiệp.
- Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra,
đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra, đánh giá thoái hóa đất; điều tra, đánh giá ô nhiễm đất;
điều tra, phân hạng đất nông nghiệp.
- Bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất
đai; thoái hóa đất; ô nhiễm đất; phân hạng
đất nông nghiệp.
IV. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN
- Điều tra, đánh giá tài nguyên đất
đai trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo đúng quy định tại Khoản 1 Điều 5 và Khoản
2, 3 Điều 6 Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT
ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Áp dụng công nghệ thông tin để thực hiện số hóa toàn bộ kết quả điều tra, khoanh vẽ các loại đất, các đối tượng được điều tra đánh giá đầy đủ,
chính xác; đồng thời, lập bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất, ô nhiễm đất; phân hạng đất nông
nghiệp ở dạng số để khai thác, sử dụng thuận tiện, lâu dài.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát nhằm bảo đảm kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai có chất lượng,
phản ánh đúng thực trạng đất đai.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chịu
trách nhiệm kiểm tra, giám sát trong quá
trình thực hiện tất cả các công đoạn ở các cấp. Trước khi tiếp nhận kết quả điều
tra, đánh giá tài nguyên đất đai, phải tiến hành kiểm
tra, thẩm định về các nội dung theo đúng quy định tại Thông tư số
35/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Kết quả điều tra, đánh giá đất đai
tỉnh Sóc Trăng phải đảm bảo hoàn thành trước năm 2019 để
làm cơ sở dữ liệu cho công tác lập quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch ngành và quy
hoạch sử dụng đất giai đoạn 2020 - 2030, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2020 -
2025) tỉnh Sóc Trăng.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp các sở, ban,
ngành liên quan xây dựng dự án và dự toán kinh phí thực hiện, gửi Sở Tài chính
và Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định theo quy định.
b) Tổ chức thực hiện công tác điều
tra, đánh giá tài nguyên đất trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch này. Trong quá trình tổ chức thực hiện, được thuê tư vấn
có đủ điều kiện về năng lực theo quy định để thực hiện điều tra, đánh giá đất
đai trên địa bàn tỉnh.
c) Thẩm định kết quả điều tra, đánh
giá đất đai trên địa bàn tỉnh.
d) Tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ và
trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả điều tra, đánh giá đất đai trên địa bàn tỉnh; công bố kết quả trên trang thông tin
điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường.
đ) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo kết quả điều tra, đánh giá đất đai về
Bộ Tài nguyên và Môi trường theo đúng quy định.
e) Cập nhật số liệu, dữ liệu quản lý
về kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất,
tiềm năng đất đai; điều tra
đánh giá thoái hóa đất trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định kinh phí thực hiện
điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh phê
duyệt theo quy định.
3. Các sở, ngành liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi
trường trong quá trình tổ chức thực hiện
việc điều tra, đánh giá đất đai trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch này.
4. Đài Phát thanh - Truyền hình,
Báo Sóc Trăng: Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm
của các cấp ủy, chính quyền và của người dân về tầm quan trọng, ý nghĩa cuộc điều
tra, đánh giá đất đai trên địa bàn tỉnh.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Phối
hợp Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá tài
nguyên đất đai trên địa bàn.
- Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền về
mục đích, yêu cầu của việc điều tra, đánh giá đất
đai trên địa bàn; chỉ đạo Ủy ban
nhân dân cấp xã phối hợp, cung cấp thông tin để thực hiện kế hoạch điều tra,
đánh giá đất đai; đồng thời, cập nhập thông tin, dữ liệu về kết quả điều tra,
đánh giá chất lượng, tiềm năng đất đai; điều tra, đánh giá thoái hóa đất trên địa bàn.
Ủy ban nhân
dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Ủy
ban nhân dân các cấp căn cứ chức
năng, nhiệm vụ được giao thực hiện
nghiêm Kế hoạch này. Trong quá trình thực
hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để
được xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Tài nguyên và Môi
trường;
- Tổng cục Quản lý đất đai;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT và các PCT, UBND tỉnh;
- Các Sở: TN&MT, TC, KH&ĐT, NN&PTNT, KH&CN;
- UBND các huyện, TX, TP;
- Báo ST, Đài PTTH ST;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: HC, KT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHÙ TỊCH
Trần Thành Nghiệp
|