UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 1766/KH-UBND
|
Hà Nam, ngày 08
tháng 12 năm 2011
|
THỰC
HIỆN CHỈ THỊ SỐ 1474/CT-TTG NGÀY 24 THÁNG 8 NĂM 2011 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ
“THỰC HIỆN MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẤP BÁCH ĐỂ CHẤN CHỈNH VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT VÀ XÂY
DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24 tháng 8
năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về “Thực hiện một số giải pháp cấp bách để
chấn chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai”;
Thực hiện sự chỉ đạo của
Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 3987/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 28 tháng 10
năm 2011 về việc xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị 1474/CT-TTg, Uỷ ban nhân
dân tỉnh Hà Nam xây dựng kế hoạch như sau:
I.
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1.
Mục đích:
Xây dựng hệ thống quản lý đất đai có nề nếp, ổn định, hiện
đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm công bằng minh bạch
trong các quan hệ sở hữu đất đai và sở hữu tài sản gắn liền với đất đáp ứng yêu
cầu công tác quản lý đất đai trong giai đoạn tới.
2.
Yêu cầu:
- Cấp ủy, chính quyền, các cấp, các ngành liên quan cụ thể
hóa Chỉ thị 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 của Thủ tướng Chính
phủ bằng việc xây dựng chương trình, kế hoạch của địa phương, đơn vị, tổ chức
thực hiện để hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN), đăng
ký biến động đất đai và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh.
- Tập trung đẩy mạnh việc cấp GCN (đặc biệt là đối với loại
đất chuyên dùng và đất ở). Rà soát, đánh giá tình hình cấp GCN; xác định, làm
rõ nguyên nhân tồn tại, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong việc cấp GCN trên
địa bàn tỉnh đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
II.
NỘI DUNG THỰC HIỆN:
1. Rà soát, đánh giá
việc thực hiện công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai:
Hoàn thiện việc đo đạc, lập hồ sơ địa chính,
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh theo rà soát của dự án
“Xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu tỉnh Hà Nam” giai đoạn 2008
- 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong đó khối lượng công việc cần thực
hiện như sau:
a) Về đo đạc chỉnh lý:
Xây dựng lưới địa chính 641 điểm
Đo đạc thành lập bản đồ số khu dân cư ở 34 xã
thuộc 2 huyện Lý Nhân, Bình Lục và TP Phủ Lý (Tỷ lệ 1/500: 112,79 ha, tỷ lệ
1/1000: 11.213,12 ha).
Đo đạc thành lập bản đồ đất nông nghiệp sau
khi dồn đổi ruộng đất theo chương trình xây dựng nông thôn mới với diện tích
khoảng 52.140,17 ha.
Chỉnh lý biến động 6.171 thửa đất trên 546 tờ
bản đồ.
b) Đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận và
thu hồi Giấy chứng nhận:
Tổng số hộ sử dụng đất chưa xử lý cấp Giấy
chứng nhận do tranh chấp, vướng quy hoạch, vắng chủ và các hộ phát sinh do giao
đất, đấu giá quyền sử dụng đất cần phải cấp mới 18.545 thửa.
Số Giấy chứng nhận còn tồn đọng tại Uỷ ban
nhân dân xã chưa giao cho hộ gia đình, cá nhân là 8.881 Giấy chứng nhận, do
chưa thực hiện xong nghĩa vụ tài chính.
Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu đất đai theo quy định
của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cập nhật đủ thông tin về quyền sở hữu nhà và
tài sản gắn liền với đất. Thành lập bản đồ số đối với 34 xã còn lại đảm bảo
chất lượng cơ sở dữ liệu đất đai.
2.
Rà soát các văn bản đã ban hành quy định về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất:
Các cấp, các ngành cần tiến hành rà soát các văn bản đã quy
định về đăng ký, cấp giấy chứng nhận trên địa bàn tỉnh để sửa đổi, bổ sung hoặc
bãi bỏ các nội dung không phù hợp với pháp luật hiện hành, trong đó chú trọng
các quy định hồ sơ thủ tục, trình tự thẩm quyền giải quyết thủ tục, thời gian
thực hiện từng loại thủ tục ở từng cơ quan, cơ chế một cửa liên thông, cơ chế
phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận.
Đồng thời, công khai trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân thực
hiện giám sát.
3.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra:
Tổ chức kiểm tra việc chấp hành các
quy định về thủ tục cấp Giấy chứng nhận, đăng ký biến động về đất đai ở các cơ
quan có thẩm quyền từng cấp; phát hiện và xử lý nghiêm đối với các trường hợp
chậm trễ, không thực hiện đúng thủ tục cấp Giấy chứng nhận hoặc không chỉnh lý,
cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính theo quy
định.
Thường xuyên kiểm tra, xử phạt đối với trường hợp đang sử
dụng đất mà không kê khai đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu hoặc không đăng ký
biến động đất đai theo đúng quy định, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của
người sử dụng đất và bảo đảm việc đăng ký đất đai được tuân thủ, nề nếp.
Những vi phạm pháp luật trên địa bàn
xã, phường, thị trấn nào, chính quyền địa phương cấp đó có trách nhiệm phát
hiện, lập biên bản, xử lý theo thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo
Uỷ ban nhân dân cấp trên để có biện pháp xử lý.
4.
Kiểm tra việc cấp Giấy chứng nhận tại các dự án hoặc các phần hạng mục của dự
án:
Tổ chức kiểm tra việc đăng ký, cấp GCN đối với tất cả các
tổ chức đang sử dụng đất, đặc biệt là đối với các dự án phát triển nhà ở cần
tập trung kiểm tra việc cấp GCN và bàn giao nhà ở cho người mua để làm rõ
nguyên nhân và giải quyết triệt để các tồn tại, vướng mắc nhằm hoàn thành việc
cấp giấy trong năm 2012.
Đối với các dự án đang triển khai xây dựng, cần tăng cường
kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai, xử lý
các trường hợp vi phạm, tạo thuận lợi cho việc cấp giấy chứng nhận sau này.
5.
Hoàn thiện các dự án về đo đạc lập bản đồ địa chính, sử lý các tồn tại trong cấp
Giấy chứng nhận, xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai đối với các
huyện trên địa bàn tỉnh:
Tập trung nguồn lực cho công tác đo đạc lập bản đồ địa
chính, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai
tại thành
phố Phủ Lý và huyện Lý Nhân là huyện có hệ thống tài liệu, bản đồ có độ chính
xác thấp, thời gian đo vẽ quá lâu, tình hình biến động lớn.
Đảm bảo xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai hoàn
chỉnh, hiện đại, làm cơ sở để triển khai ra các huyện còn lại theo đúng hướng
dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm hoàn thiện dự án “Xây
dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu tỉnh Hà Nam”. Dự
kiến về thời gian và công việc (có phụ lục kèm theo).
6.
Kiện toàn Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất:
Kiện toàn Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh bảo
đảm có đủ bộ máy, nhân lực, kinh phí và các điều kiện làm việc cần thiết để
thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
7.
Trách nhiệm các Sở, ngành; UBND các cấp:
7.1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có liên quan, tổ chức thực
hiện dự án “Xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu tỉnh Hà
Nam” được phê duyệt.
+ Kiểm tra, rà soát việc cấp Giấy chứng nhận và xây dựng hệ
thống cơ sở dữ liệu đất đai theo đúng quy định.
+ Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh những giải pháp khắc
phục những hạn chế, bất cập trong công tác đo đạc đất đai và cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
+ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về thủ tục
cấp GCN ở từng cơ quan có thẩm quyền của từng cấp; phát hiện và xử lý nghiêm
đối với các trường hợp chậm trễ, không thực hiện đùng thẻ tục cấp GCN huawcj
không chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa
chính theo quy định.
+ Rà soát, điều chỉnh dự án tổng thể về đo đạc lập bản đồ
địa chính, cấp GCN, xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai cho phù
hợp với nhu cầu và điều kiện tài chính, nhân lực thực hiện hiện nay ở từng địa
phương; đồng thời lựa chọn đơn vị huyện Lý Nhân để tập trung nguồn lực triển
khai thực hiện trong 3 năm (2011-2013), nhằm xây dựng thành huyện có hệ thống
đăng ký đăng ký đất đai hoàn chỉnh, hiện đại, làm cơ sở để triển khai ra các
địa bàn khác ở địa phương.
+ Rà soát nhân lực, trang thiết bị kinh phí của các văn
phòng cấp huyện. Đối với huyện có khối lượng công việc lớn cần điều chuyển, hỗ
trợ lực lượng, thiết bị từ Văn phòng đăng ký QSD đất cấp tỉnh để đáp ứng nhu
cầu, nhiệm vụ của huyện.
+ Thường xuyên chỉ đạo, theo dõi, cập nhật, chỉnh lý biến
động đất đai ở các cấp, phát huy hiệu quả của hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu
địa chính và thực hiện tốt việc thống kê đất đai định kỳ hàng năm.
+ Chủ trì lập, triển khai thực hiện dự
án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo mô hình tập trung thống nhất từ trung
ương đến cấp tỉnh, cấp huyện bằng ngân sách trung ương, nhằm xây dựng mô hình
quản lý đất đai hiện đại đáp ứng yêu cầu thông tin đất đai của các ngành, các
lĩnh vực và các giao dịch của người sử dụng đất. Phối hợp với UBND huyện, thành
phố xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện dự án cơ sở dữ liệu đất đai.
+ Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và
công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ các văn phòng đăng ký QSD đất để đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ.
7.2. Sở Tư pháp:
Phối hợp với Sở TN&MT thực hiện
ngay việc rà soát các quy định về đăng ký cấp GCN của địa phương để sửa đổi, bổ
sung hoặc bãi bỏ các nội dung không phù hợp với pháp luật hiện hành, trong đó
chú trọng các quy định hồ sơ thủ tục, trình tự và thẩm quyền giải quyết thủ
tục, thời gian thực hiện của từng thủ tục ở từng cơ quan, cơ chế một cửa liên
thông, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện cấp GCN.
7.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Xây dựng kế hoạch thẩm định, xác định nguồn vốn cho việc triển
khai dự án tổng thể của tỉnh.
+ Bố trí kinh phí để hoàn thành dứt điểm đo đạc lập bản đồ
địa chính, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất
đai tại thành phố Phủ Lý và huyện Lý Nhân.
7.4. Sở Tài chính:
Bố trí kinh phí từ ngân sách của tỉnh, tính
toán nhu cầu kinh phí, phương thức cấp phát thanh toán đảm bảo chi, thu đúng
quy định.
+ Bảo đảm dành tối thiểu một phần kinh phí
thu từ đất để đầu tư cho công tác đo đạc, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận,
xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính
thường xuyên.
+ Phối hợp với Sở TN&MT phê duyệt hỗ trợ kinh phí thực
hiện trong năm 2011 và các năm tiếp theo trong việc đầu tư kinh phí cần tập
trung để thực hiện đo đạc, lập bản đồ địa chính gắn với cấp GCN và xây dựng cơ
sở dữ liệu đất đai, hoàn thành dứt điểm cho từng đơn vị hành chính cấp huyện;
trong đó, cần ưu tiên thực hiện trước ở thành phố Phủ Lý, chỉnh lý xây dựng cơ
sở dữ liệu đất đai và huyện Lý Nhân thực hiện việc đo đạc, lập bản đồ địa chính
gắn với cấp GCN và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai ngay từ quý IV năm 2011.
+ Chủ trì, phối hợp với Sở TN&MT kiểm tra, đề xuất sửa
đổi các quy định về thu, chi tài chính liên quan đến việc cấp GCN, nhất là các
quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, sử dụng phí, lệ phí liên quan đến các
hoạt động của hệ thống Văn phòng đăng ký QSD đất, đảm bảo kinh phí cho Văn
phòng đăng ký QSD đất thực hiện các nhiệm vụ được giao, báo cáo UBND tỉnh trước
ngày 30 tháng 12 năm 2012.
7.5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh việc cấp Giấy
chứng nhận đất ở địa phương, nhất là đất ở và đất chuyên dùng; hàng năm giao
chỉ tiêu kế hoạch cấp GCN cho từng xã, phường, thị trấn làm cơ sở để đánh giá
việc hoàn thành nhiệm vụ.
+ Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn rà soát
thống kê các hộ tồn tại theo Kế hoạch 566/KH-UB chưa cấp GCN xong trước ngày 30
tháng 12 năm 2011.
+ Đề xuất phương án cụ thể giải quyết dứt
điểm tình trạng tồn đọng các GCN chưa cấp trên địa bàn.
+ Kiểm tra các dự án đất ở của địa phương,
hoàn thiện việc đăng ký đất đai cấp GCN và xây dựng cơ sở dữ liệu.
+ Phối hợp với Sở TN&MT xây dựng kế hoạch
thực hiện chi tiết của từng huyện theo khối lượng nhiệm vụ của từng địa phương.
+ Chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất thường xuyên theo dõi, cập nhật, chỉnh lý biến
động đất đai, phát huy hiệu quả của hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính.
+ Chỉ đạo UBND cấp xã và
các cơ quan liên quan thực hiện thường xuyên việc kiểm tra, xử phạt đối với
những trường hợp đang sử dụng đất mà không kê khai đăng ký quyền sử dụng đất
lần đầu hoặc không dăng ký biến động đất đai theo quy định tại Điều 15 của Nghị
định 105/2009/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đất đai, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người
sử dụng đất và bảo đảm việc đăng ký đất đai được tuân thủ thành nề nếp.
+ Thường xuyên tổng hợp báo cáo tình hình
thực hiện chỉ thị ở địa phương định kỳ 6 tháng và hàng năm để tổng hợp báo cáo Bộ
Tài nguyên và Môi trường và Chính phủ theo quy định.
III.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Căn
cứ kế hoạch này, các Sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động
xây dựng kế hoạch thực hiện ở đơn vị, địa phương mình. Báo cáo định kỳ tình
hình thực hiện 06 tháng đầu năm gửi trước ngày 10 tháng 6 hàng năm; báo cáo
tình hình thực hiện hàng năm cần được gửi trước ngày 25 tháng 11 năm báo cáo;
riêng báo cáo tình hình thực hiện năm 2012 cần được gửi trước ngày 31 tháng 10
để chuẩn bị cho Hội nghị giao lưu trực tuyến trong tháng 12 năm 2012, bao cáo
tiến độ thực hiện gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường.
2. Các
Sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố cần thường xuyên kiểm
tra, đôn đốc, theo sát tình hình thực hiện nhiệm vụ của từng cơ quan, từng cấp;
xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để đảm bảo
yêu cầu chất lượng và tiến độ thực hiện theo đúng kế hoạch nêu trong Chỉ thị số
1474/CT-TTg.
3. Trong quá trình tổ
chức thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể của Kế
hoạch, các sở, ban, ngành, địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét,
quyết định.
4. Giao Sở Tài nguyên
và Môi trường theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện Kế hoạch này và tổng hợp
báo cáo định kỳ về tình hình và kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Đông
|