UBND TỈNH NGHỆ AN
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1049/NN.LN
|
Nghệ An, ngày 13
tháng 05 năm 2015
|
HƯỚNG DẪN
TRÌNH
TỰ, THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP
Căn cứ Luật đất đai 2013 số 45/2013/QH13 ngày
29/11/2013
Căn cứ điều 28 và 29 Nghị định 23/2006/NĐ-CP
ngày 03/03/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật bảo vệ và phát triển
rừng.
Căn cứ Nghị định 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008
của Chính phủ về việc quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
Căn cứ Quyết định số 829/QĐ-BNN-TCLN ngày
23/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phê duyệt “Đề án Trồng rừng thay thế
khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác”.
Căn cứ Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT ngày
20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT V/v hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu
gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
Căn cứ Quyết định số 48/QĐ-UBND ngày 15/8/2014
của UBND tỉnh Nghệ An về việc điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Nghệ An.
Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành hướng dẫn một số
nội dung về trình tự, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng như sau:
I. Phạm vi, đối tượng áp dụng và
nguyên tắc áp dụng.
Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và
doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam
có nhu cầu thực hiện việc chuyển đổi quy hoạch từ rừng này sang rừng khác;
chuyển đổi mục đích đất lâm nghiệp thuộc quy hoạch rừng đặc dụng, phòng hộ, sản
xuất sang mục đích khác.
Tất cả các diện tích đất lâm nghiệp chuyển đổi đều
phải được giao cho đơn vị cụ thể và phải tuân thủ theo các quy định của Luật
bảo vệ và phát triển rừng và Luật đất đai; Đảm bảo lợi ích hài hòa giữa nhà
nước, chủ rừng và đơn vị nhận rừng chuyển đổi; Đảm bảo việc trồng rừng thay thế
bằng diện tích rừng được chuyển đổi và được kiểm tra chặt chẽ trong quá trình
hoạt động.
II. Chuyển đổi mục đích sử dụng từ
loại rừng này sang loại rừng khác
1. Thủ tục:
a. Có dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền phê duyệt
về việc chuyển mục đích sử dụng từ loại rừng này sang loại rừng khác.
b. Có hồ sơ, tài liệu, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng
của cấp có thẩm quyền về khu rừng cần chuyển đổi.
c. Hồ sơ, tài liệu, bản đồ quy hoạch, trạng thái
rừng và các yếu tố liên quan đến khu vực rừng cần chuyển đổi được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
2. Trình tự tiếp nhận và xử lý hồ sơ:
a. Các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
sau khi có đầy đủ các thủ tục như ở mục 1, gửi hồ sơ về sở Nông nghiệp và PTNT
qua văn phòng 1 cửa. Hồ sơ được in thành 02 bộ, trong hồ sơ ghi đầy đủ địa chỉ,
số điện thoại của chủ rừng để cán bộ xử lý tiện liên hệ, thông báo.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT giao cho Chi cục
Lâm nghiệp xử lý theo quy định.
b. Trong vòng 4 ngày làm việc, nếu hồ sơ đầy đủ
theo quy định, cán bộ được phân công giám định và thẩm định hồ sơ phải xử lý
trình lãnh đạo Sở báo cáo UBND tỉnh. Nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc chưa đúng quy
định trong vòng 3 ngày thông báo cho cơ quan, cá nhân nộp hồ sơ tình trạng hồ
sơ để bổ sung. Trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận lại đủ hồ sơ, cán bộ xử lý
phải tham mưu văn bản chờ lãnh đạo Sở trình các cấp thẩm quyền quyết định.
3. Khai thác tận thu lâm sản (nếu có):
a. Trong trường hợp chuyển đổi mục đích từ loại
rừng này sang loại rừng khác cần khai thác tận thu lâm sản thì nội dung thiết
kế và trình tự trình thủ tục thực hiện theo Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT ngày
20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT V/v hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu
gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
b. Thủ tục trình duyệt khai thác tận dụng lâm sản:
- Quyết định của cấp có thẩm quyền về chuyển đổi
mục đích sử dụng loại rừng này sang loại rừng khác.
- Hồ sơ thiết kế khai thác tận dụng lâm sản thực
hiện theo quy định tại Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT.
III. Chuyển đổi mục đích sử dụng
rừng sang mục đích không phải lâm nghiệp.
Hồ sơ của doanh nghiệp sau khi hoàn thiện gửi về Sở
Nông nghiệp và PTNT (qua văn phòng 1 cửa) gồm:
1. Đối tượng là rừng sản xuất:
- Dự án đầu tư trên diện tích rừng chuyển đổi mục
đích sử dụng đã được phê duyệt.
- Hồ sơ, tài liệu, bản đồ khu rừng cần chuyển đổi.
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường do chuyển
đổi mục đích sử dụng của cơ quan có chức năng.
- Phương án đền bù. giải phóng mặt bằng khu rừng và
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Sau khi nhận đủ 4 loại hồ sơ trên, đơn vị xin
chuyển đổi có trách nhiệm lập phương án tái tạo rừng. Trường hợp đơn vị xin
chuyển đổi không có khả năng tái tạo rừng thì Sở Nông nghiệp và PTNT giao Quỹ
bảo vệ và phát triển rừng Nghệ An thu tiền tái tạo rừng do chuyển đổi mục đích
sử dụng rừng để giải phóng mặt bằng và yêu cầu phải trồng lại rừng nhưng không
có điền kiện vào Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng với đơn giá hiện hành.
Đối với các công trình công cộng không nhằm mục
đích kinh doanh mà phần vốn đầu tư có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: công
trình thủy lợi, đường giao thông, công trình an ninh quốc phòng, trường học,
trạm y tế, tái định cư... thì không phải nộp tiền tái tạo rừng.
Đơn vị xin chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất
lâm nghiệp nộp toàn bộ hồ sơ trên về Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Nông nghiệp và
PTNT giao cho Chi cục Lâm nghiệp kiểm tra hồ sơ thủ tục, tham mưu văn bản trình
UBND tỉnh ra quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đất lâm
nghiệp sang mục đích khác.
2. Đối tượng là rừng phòng hộ và đặc dụng:
- Dự án đầu tư trên diện tích rừng chuyển đổi mục
đích sử dụng đã được phê duyệt.
- Hồ sơ, tài liệu, bản đồ khu rừng cần chuyển đổi.
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường do chuyển
đổi mục đích sử dụng của cơ quan có chức năng.
- Phương án đền bù, giải phóng mặt bằng khu rừng và
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Căn cứ điều 58 của Luật đất đai 2013 số
45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 thì:
o Khi chuyển đổi dưới 20 ha phải được Hội đồng nhân
dân tỉnh đồng ý bằng Nghị quyết.
o Khi chuyển đổi từ 20 ha trở lên phải có Văn bản
chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Sau khi nhận đủ các loại hồ sơ trên, đơn vị xin
chuyển đổi có trách nhiệm lập phương án tái tạo rừng. Trường hợp đơn vị xin
chuyển đổi không có khả năng tái tạo rừng thì Sở Nông nghiệp và PTNT giao Quỹ
bảo vệ và phát triển rừng Nghệ An thu tiền tái tạo rừng do chuyển đổi mục đích
sử dụng rừng để giải phóng mặt bằng và yêu cầu phải trồng lại rừng nhưng không
có điền kiện vào Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng với đơn giá hiện hành.
Đối với các công trình công cộng không nhằm mục
đích kinh doanh mà phần vốn đầu tư có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: công
trình thủy lợi, đường giao thông, công trình an ninh quốc phòng, trường học,
trạm y tế, tái định cư... thì không phải nộp tiền tái tạo rừng.
Đơn vị xin chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất
lâm nghiệp nộp toàn bộ hồ sơ trên về Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Nông nghiệp và
PTNT giao cho Chi cục Lâm nghiệp kiểm tra hồ sơ thủ tục, tham mưu văn bản trình
UBND tỉnh ra quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đất lâm
nghiệp sang mục đích khác.
3. Trình tự tiếp nhận, xử lý hồ sơ về việc chuyển
đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích không phải lâm nghiệp thực hiện theo
quy định tại mục 2 của phần II.
4. Khai thác tận thu lâm sản (nếu có):
a. Trong trường hợp chuyển đổi mục đích rừng sang
mục đích không phải lâm nghiệp cần khai thác tận thu lâm sản thì nội dung thiết
kế và trình tự trình thủ tục thực hiện theo thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT ngày
20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT V/v hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu
gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
b. Thủ tục trình duyệt khai thác tận dụng lâm sản:
- Quyết định của cấp có thẩm quyền về chuyển đổi
mục đích sử dụng rừng này sang mục đích khác không phải lâm nghiệp.
- Hồ sơ thiết kế khai thác tận dụng lâm sản thực
hiện theo quy định tại Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT.
IV. Tổ chức thực hiện
Đề nghị các doanh nghiệp khi trình hồ sơ, thủ tục phải thực hiện theo đúng
trình tự này.
Đề nghị các đơn vị được giao nhiệm vụ xử lý văn bản
thông báo rộng rãi các quy định để các tổ chức, cá nhân thực hiện thuận lợi.
(Hướng dẫn này thay thế Hướng dẫn số 2277NN.LN ngày
02/11/2012 của Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An)./.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh (b/c);
- Lãnh đạo Sở (đ/b);
- Chi cục Lâm nghiệp;
- Chi cục Kiểm lâm;
- Quỹ bảo vệ và phát triển rừng;
- Đoàn điều tra QH lâm nghiệp;
- Lưu VT, đăng Website Sở NN
|
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Nguyễn Tiến Lâm
|