ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 13/CT-UBND
|
Hải Phòng, ngày 15 tháng 06 năm 2018
|
CHỈ THỊ
CHẤN
CHỈNH, TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Trong những năm qua công tác quản lý
nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã có
nhiều chuyển biến tích cực, việc quản lý sử dụng đất ngày càng có hiệu quả, từng
bước đi vào nề nếp, góp phần đáng kể vào sự nghiệp xây dựng,
phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn thành
phố. Các dự án đầu tư vi phạm pháp luật về đất đai đã được các cơ quan chức
năng thanh tra, kiểm tra, quyết định thu hồi đất hoặc dừng thực hiện dự án. Điều
này đã tạo được sự đồng thuận, tin tưởng của nhân dân và cử tri thành phố.
Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay, công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều tồn tại,
hạn chế, như: một số quy định của pháp luật về đất đai chưa được thực hiện nghiêm;
việc lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất
cấp huyện ở nhiều địa phương còn chậm; công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất cấp huyện còn hạn chế, chưa thường xuyên; việc giao đất có
thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất còn hạn
chế; việc giám sát sử dụng đất tại các dự án, công trình còn lỏng lẻo, nhiều trường hợp chậm đưa đất vào sử dụng nhưng chưa được xử lý
kịp thời; việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp dành cho
công ích còn nhiều bất cập; còn xảy ra tình trạng tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất,
vi phạm hành lang bảo vệ đê, hành lang thoát lũ. Việc đầu tư hạ tầng thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, thực hiện giao dịch điện tử
trong lĩnh vực đất đai triển khai chậm so với yêu cầu.
Để xảy ra tình trạng trên, ngoài
nguyên nhân khách quan, còn do chính quyền một số địa phương chưa quan tâm đúng
mức, chưa chỉ đạo cụ thể, sát sao; nhận thức về pháp luật đất đai của một bộ phận
cán bộ, công chức còn hạn chế; việc đầu tư kinh phí từ ngân sách của các địa
phương cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý đất đai còn
chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao; việc thanh tra, kiểm tra quản
lý, sử dụng đất chưa được triển khai thực hiện đúng mức.
Để chấn chỉnh và khắc phục tồn tại hạn
chế trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành
phố yêu cầu các các Sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện
thực hiện một số nội dung:
1. Giám đốc các Sở,
ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận,
huyện:
- Rà soát, đánh
giá đầy đủ tình hình triển khai thi hành pháp luật về đất
đai; kịp thời tham mưu, để xuất ban hành các Văn bản quy phạm pháp luật thuộc
thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định của Luật Đất đai và các
Nghị định.
- Xử lý nghiêm người đứng đầu của các cơ quan, đơn vị buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng lấn chiếm, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng
đất trái phép, giao đất không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc
quản lý, sử dụng đất đai và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận thanh
tra, kiểm tra để phát hiện, xử lý dứt điểm các vi phạm, không để tồn tại kéo dài.
- Tập trung giải quyết các tranh chấp,
khiếu kiện; chủ động tiếp nhận, xử lý, giải quyết triệt để, kịp thời các phản
ánh, kiến nghị của tổ chức, công dân.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu
trách nhiệm:
- Chủ trì cùng
các cơ quan liên quan thực hiện việc rà soát, đề xuất nội dung sửa đổi bổ sung
các quy định của pháp luật đất đai hiện hành để báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung
nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Tăng cường việc kiểm tra, giám sát
thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
- Rà soát, tổng hợp và đề xuất biện
pháp giải quyết đối với các công trình, dự án đã có quyết định thu hồi đất,
thông báo thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng chưa triển khai thực hiện, nhất là các dự án, công trình trọng
điểm và các trường hợp có quyết định thu hồi đất từ trước ngày 01/7/2014.
- Rà soát, thống kê, đề xuất biện
pháp giải quyết các trường hợp chưa đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, các hồ sơ đã tiếp nhận nhưng chậm giải quyết, Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất đã ký nhưng chưa trao cho người được cấp.
- Tập trung nguồn lực đẩy mạnh công
tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm của thành phố.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tăng cường công tác quản lý diện tích đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, rừng
phòng hộ, đất trong phạm vi hành lang bảo vệ sông, đê biển,
hành lang thoát lũ, đất bãi bồi ven sông, ven biển, đất có mặt nước nuôi trồng
thủy sản theo quy định của pháp luật. Xây dựng Kế hoạch và
triển khai thực hiện việc cắm mốc xác định ranh giới diện tích đất chuyên trồng
lúa nước cần bảo vệ.
4. Thanh tra thành phố chủ trì, phối
hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các quận, huyện rà soát,
tập trung giải quyết dứt điểm theo thẩm quyền các vụ việc
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai kéo dài đã nhiều năm và đề xuất các giải
pháp để hạn chế, tiến tới chấm dứt tình trạng này, báo cáo Ủy ban nhân dân
thành phố.
5. Sở Tài chính chịu trách nhiệm:
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành
phố việc cân đối, bố trí kinh phí hàng năm từ nguồn ngân sách cho Sở Tài nguyên
và Môi trường để đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin đất
đai theo quy định.
- Chủ trì, phối
hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, sửa đổi, bổ sung để ban hành hoặc
trình cơ quan có thẩm quyền ban hành cơ chế tài chính, phí, lệ phí trong lĩnh vực
đất đai phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
6. Sở Thông tin và Truyền thông chủ
trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận,
huyện và các cơ quan có liên quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách,
pháp luật về đất đai.
7. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở
Tài nguyên và Môi trường và các Sở, ngành có liên quan rà soát những bất cập,
chồng chéo, vướng mắc giữa các quy định của pháp luật liên quan đến việc tiếp cận
đất đai của người dân và doanh nghiệp khi thực hiện các dự án đầu tư, sản xuất
kinh doanh, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
8. Ủy ban nhân dân các quận, huyện:
- Nghiêm túc triển
khai thực hiện việc báo cáo tình hình quản lý đất đai trên địa bàn quản lý theo
đúng tiến độ, chịu trách nhiệm về chất lượng, thông tin và số liệu báo cáo theo
Quyết định số 660/QĐ-UBND ngày 30/3/2018 của Ủy ban nhân
dân thành phố phê duyệt phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo.
- Khẩn trương triển khai thực hiện điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp huyện trình duyệt theo quy định.
- Chấn chỉnh và xử lý nghiêm việc
giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký đất đai, cấp Giấy
chứng nhận, tính thu nghĩa vụ tài chính về đất đai không đúng quy định của pháp
luật; việc buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng lấn, chiếm, chuyển mục đích
sử dụng đất trái phép hoặc chậm đưa đất vào sử dụng.
- Đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành
chính về đất đai ở địa phương để bảo đảm tính công khai, minh bạch, rút ngắn thời
gian thực hiện.
- Kiểm tra, rà soát, đánh giá lại
tình hình quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích
theo quy định, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố phương án quản lý đảm
bảo hiệu quả và đúng pháp luật.
9. Giám đốc các Sở, Ban, ngành thành
phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Thủ trưởng các cơ quan liên quan
có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này, định kỳ
(trước ngày 15/11 hàng năm) gửi báo cáo kết quả thực hiện
về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp chung, báo cáo Ủy
ban nhân dân thành phố.
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường theo
dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố tình hình thực hiện Chỉ thị này./.
Nơi nhận:
- Bộ TN&MT;
- TTTU;
- TTHĐNDTP;
- CT, các PCT UBND TP;
- Các Sở, Ban, ngành;
- UBND các quận, huyện;
- CVP, PVP Bùi Bá Sơn;
- Phòng NN, TN&MT;
- Phòng KT, GS&TĐ, KT;
- CV: ĐC1; ĐC2, ĐC3, QH;
- Lưu VT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Tùng
|