ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
28/CT-UBND
|
Bà
Rịa-Vũng Tàu, ngày 13 tháng 11 năm 2017
|
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Nhu cầu có nhà ở là một trọng
những nhu cầu thiết yếu của con người, công tác chăm lo, tạo điều kiện để các
đối tượng chính sách xã hội có chỗ ở được xác định là một vấn đề xã hội, nhiệm
vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của các cấp các ngành địa phương
trên địa bàn tỉnh.
Trong thời gian qua, hệ thống
chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và người dân đã tích cực
hưởng ứng và triển khai thực hiện tốt các cơ chế, chính sách về phát triển nhà
ở xã hội trên địa bàn tỉnh. Thông qua đó, đã thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng
chính sách xã hội có chỗ ở ổn định, đảm bảo an sinh xã hội.
Tuy đạt được những kết quả khả
quan nhưng việc phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở công nhân trên địa
bàn tỉnh chưa đạt được yêu cầu. Nguyên do là chưa tập trung huy động tốt nguồn
lực xã hội cùng với nguồn lực nhà nước để chăm lo giải quyết vấn đề nhà ở xã
hội, nhà ở cho công nhân; việc phối hợp tổ chức thực hiện giữa các cấp, ngành
và địa phương có lúc chưa thường xuyên, chặt chẽ; một số địa phương cấp huyện
chưa tập trung quan tâm chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển nhà
ở xã hội, nhà ở cho công nhân trên địa bàn; chưa chủ động dành đủ quỹ đất để
đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân.
Để thúc đẩy việc phát triển nhà
ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân trong thời gian tới, nhằm triển khai thực
hiện tốt Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc
đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội; đồng thời hoàn thành cơ bản các mục tiêu về
phát triển nhà ở xã hội đã được đề ra trong chương trình phát triển nhà ở tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh
chỉ thị:
1. Về nhiệm vụ, giải pháp
phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân:
- Các sở, ban, ngành, UBND
các huyện, thành phố thuộc tỉnh xác định việc phát triển nhà ở xã hội, nhất là
nhà ở cho công nhân là một nhiệm vụ chính trị, trong đó chính quyền địa phương
là cấp quyết định sự thành công của chương trình phát triển nhà ở xã hội, nhất
là nhà ở cho công nhân;
- Yêu cầu Thủ trưởng các sở,
ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thuộc tỉnh có trách
nhiệm tạo môi trường thuận lợi về đất đai, thủ tục hành chính... để huy động
các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao
động và người dân tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở
cho công nhân tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; để
cho người dân, công nhân lao động... được thuê, mua nhằm cải thiện chỗ ở;
- Trong thời gian tới tiếp
tục nâng cao chất lượng nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân, có cơ cấu
sản phẩm nhà ở phù hợp, bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội,
thiết yếu về giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa của các dự án xây dựng nhà ở
xã hội ở đô thị và khu công nghiệp.
2. Tổ chức thực hiện
a) Sở Xây dựng:
- Chủ trì, phối hợp với các
sở, ban, ngành liên quan kịp thời chủ động triển khai các cơ chế, chính sách,
các quy chuẩn tiêu chuẩn xây dựng về nhà ở xã hội do Bộ Xây dựng ban hành nhằm
thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, khuyến khích xây dựng nhà ở cho thuê, nhà ở
thương mại giá thấp, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của tỉnh;
- Rà soát điều chỉnh, bổ
sung Chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số
04/2016/QĐ-UBND ngày 21/01/2016 của UBND tỉnh phê duyệt chương trình phát triển
nhà ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Trong đó,
nghiên cứu đưa các chỉ tiêu phát triển nhà ở, đặc biệt là chỉ tiêu phát triển
nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05
năm và hàng năm của tỉnh;
- Tham mưu UBND tỉnh xây
dựng và triển khai kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, trong đó đưa ra nhiều loại
hình nhà ở căn hộ chung cư (diện tích từ 40m2 đến 70m2),
dùng để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho các đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội
có thu nhập thấp tại các địa phương như thành phố Vũng Tàu, thành phố Bà Rịa,
huyện Tân Thành;
- Phối hợp với UBND các
huyện, thành phố rà soát, nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch để bổ sung các khu
đất của các tổ chức, cá nhân không phù hợp quy hoạch xây dựng nhưng có nhu cầu
phát triển nhà ở xã hội để tạo quỹ đất triển khai các dự án nhà ở xã hội;
- Trong quá trình tổ chức
thẩm định, tham mưu phê duyệt quy hoạch xây dựng tại các khu đô thị từ loại 3
trở lên và khu vực quy hoạch là đô thị từ loại 3 trở lên ràng buộc nhà đầu tư
phải dành 20% tổng diện tích đất ở của dự án nhà ở thương mại và dự án khu đô
thị mới để làm nhà ở xã hội; đồng thời, rà soát các dự án phát triển nhà ở
thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị có dành 20% tổng diện tích đất ở
trong các đồ án quy hoạch chi tiết hoặc tổng mặt bằng được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt, đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dành để xây dựng
nhà ở xã hội nhưng không triển khai hoặc chậm triển khai so với tiến độ đã được
phê duyệt tham mưu thu hồi quỹ đất 20% này để giao cho các chủ đầu tư có nhu
cầu đầu tư xây dựng nhà ở xã hội;
- Tập trung đẩy mạnh hoàn
thành việc triển khai các chương trình nhà ở xã hội như: hỗ trợ nhà ở cho người
có công với cách mạng; phát triển nhà ở xã hội dành cho cán bộ công nhân viên
chức và lực lượng vũ trang; hỗ trợ người cao tuổi sửa chữa nhà ở theo chương
trình hành động quốc gia người cao tuổi giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh;
phát triển nhà ở cho công nhân, người lao động tại các khu, cụm công nghiệp;
Chương trình nhà ở học sinh, sinh viên; hỗ trợ nhà ở cho người nghèo khu vực
nông thôn…;
- Tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện các chính
sách, chương trình phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Rà soát, bố trí nguồn vốn
từ nay đến năm 2020 để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và đầu
tư xây dựng các chương trình nhà ở xã hội do nhà nước thực hiện; nghiên cứu
phương án dành 10 % tiền bán đấu giá các khu đất công trụ sở các cơ quan nhà
nước để xây dựng nhà ở xã hội;
- Phối hợp với Sở Tài chính
tham mưu UBND tỉnh sử dụng nguồn kinh phí thu được từ quỹ đất 20% trong các dự
án khu đô thị mới, dự án nhà ở thương mại có quy mô dưới 10 ha do các chủ đầu
tư nộp theo quy định và hỗ trợ từ ngân sách địa phương để đầu tư phát triển nhà
ở xã hội cho công nhân các Khu công nghiệp, người nghèo, người thu nhập thấp
tại các đô thị trên địa bàn theo quy định của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày
20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;
- Phối hợp với các sở, ban,
ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh có các cơ chế, giải pháp cụ thể để hỗ
trợ, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp tích cực tham gia phát triển nhà ở
xã hội trên địa bàn; nghiên cứu hướng dẫn cụ thể hình thức hợp tác công tư
(PPP); bổ sung danh mục các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân
theo quy định của pháp luật về nhà ở thuộc danh mục dự án khuyến khích đầu tư
theo quy định của pháp luật về đầu tư;
- Xem xét, đề xuất UBND tỉnh
bổ sung các chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương làm cơ sở chỉ đạo điều hành và kiểm điểm kết quả thực
hiện theo định kỳ trình UBND tỉnh quyết định.
c) Sở Tài chính:
- Phân bổ và sử dụng đúng
mục đích nguồn vốn thuộc quỹ phát triển nhà ở xã hội tỉnh theo Quyết định số
18/2012/QĐ-UBND ngày 16/7/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về hoạt
động của quỹ phát triển nhà ở xã hội tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp với các
sở, ban, ngành tham mưu UBND tỉnh thành lập quỹ phát triển nhà ở theo quy định
tại Khoản 2, Điều 83 Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ
hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở để tạo thêm kênh huy động vốn trung hạn và dài
hạn cho phát triển nhà ở xã hội; có cơ chế, chính sách về nghĩa vụ của các
doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động tại các Khu công nghiệp để quy định trách
nhiệm hỗ trợ nhà ở cho công nhân, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp
đó.
d) Sở Tài nguyên và Môi
trường:
- Phối hợp với các sở, ngành
có liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế khai thác tiềm năng đất đai để tạo
nguồn thu phát triển nhà ở xã hội; tổ chức rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất để bổ sung quỹ đất cho các dự án nhà ở xã hội theo kế hoạch phát triển nhà
ở tỉnh đến 2020. Trong đó, ngoài các danh mục dự án có quỹ đất đã đưa vào kế
hoạch phát triển nhà ở xã hội, cần bố trí thêm quỹ đất những vị trí tiện lợi
cho người ở đi lại, làm việc (nghiên cứu khu vực Phước Cơ, phường 12, thành phố
Vũng Tàu, địa bàn thành phố Bà Rịa, huyện Tân Thành, huyện Châu Đức);
- Hỗ trợ các nhà đầu tư về
trình tự, thủ tục sử dụng đất đai và đánh giá tác động môi trường trong quá
trình đầu tư.
đ) Sở Lao động Thương binh
và Xã hội: phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng trong việc triển khai chương trình
hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng; hỗ trợ người cao tuổi sửa chữa
nhà ở theo chương trình hành động quốc gia người cao tuổi giai đoạn 2016-2020
trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ nhà ở cho người nghèo khu vực nông thôn ...
e) Ban Quản lý các khu công
nghiệp tỉnh:
- Chủ trì, phối hợp doanh
nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp tổ chức rà soát quy hoạch các khu
công nghiệp trước đây đã phê duyệt nhưng không bố trí quỹ đất để làm nhà ở công
nhân. Trường hợp còn quỹ đất trong các khu công nghiệp này thì đề xuất cơ quan có
thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch để bổ sung quỹ đất phát triển nhà ở công nhân
như các địa phương khác đã thực hiện;
- Nghiên cứu đề xuất UBND
tỉnh cơ chế, giải pháp cụ thể điều kiện ràng buộc khi cấp giấy chứng nhận đầu
tư cho các doanh nghiệp vào hoạt động tại các Khu công nghiệp có sử dụng nhiều
lao động phải có trách nhiệm xây dựng nhà ở xã hội phục vụ nhu cầu ở của công
nhân;
- Rà soát biến động nhu cầu
nhà ở công nhân thực tế tại các khu công nghiệp báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở
Xây dựng) vào tháng 12 hàng năm, đề xuất bổ sung kế hoạch phát triển nhà ở cho
công nhân phù hợp với thực tế. Tổ chức tuyên truyền các doanh nghiệp hỗ trợ nhà
ở bằng tiền cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng có khó khăn về nhà ở
để thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội.
f) Chi nhánh Ngân hàng Chính
sách xã hội tỉnh: thực hiện cho vay ưu đãi đúng đối tượng quy định tại khoản 1
Điều 14 của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ.
g) UBND các huyện, thành phố:
- Rà soát, nghiên cứu điều
chỉnh quy hoạch để bổ sung các khu đất của các tổ chức, cá nhân không phù hợp
quy hoạch xây dựng nhưng có nhu cầu phát triển nhà ở xã hội để tạo quỹ đất
triển khai các dự án nhà ở xã hội;
- Tổng hợp báo cáo về Sở Xây
dựng các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị có
dành 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy hoạch chi tiết hoặc tổng mặt
bằng theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015;
- Định kỳ 06 tháng một lần
hoặc theo yêu cầu đột xuất lập báo cáo về tình hình triển khai các dự án nhà ở
xã hội gửi Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
h) Đề nghị Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể nhân dân tiếp tục tăng cường công tác tuyên
truyền vận động, tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện chính sách phát triển
nhà ở xã hội. Đặc biệt chú trọng việc vận động nguồn lực và trợ giúp các hộ
nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Liên đoàn Lao động tỉnh tham mưu, đề
xuất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ động làm việc với UBND tỉnh về
triển khai thực hiện thí điểm đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công
đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” ban hành kèm theo Quyết định số
655/QĐ-TTg ngày 12/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có xây dựng nhà ở
xã hội đáp ứng nhu cầu cải thiện chỗ ở của công nhân, người lao động đang làm
việc tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Sở Xây dựng có trách nhiệm
theo dõi, đôn đốc các sở, ngành, địa phương thực hiện Chỉ thị này; định kỳ hàng
năm hoặc đột xuất tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ
đạo./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Tuấn Quốc
|