ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 10/CT-UBND
|
Bình
Phước, ngày 01 tháng 08 năm 2016
|
CHỈ THỊ
TĂNG
CƯỜNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO ĐỐI VỚI NHỮNG VỤ VIỆC KHIẾU KIỆN
KÉO DÀI, KHIẾU KIỆN LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
Bình Phước là một trong những tỉnh có
tình hình khiếu nại phức tạp, tồn đọng kéo dài, phải rà soát theo Kế hoạch số
1130/KH-TTCP ngày 10/5/2012 về kiểm tra, rà soát các vụ khiếu nại, tố cáo, phức
tạp tồn đọng, kéo dài và Kế hoạch số
2100/KH-TTCP ngày 19/9/2013 về tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc
khiếu nại, tố cáo phức tạp tồn đọng của Thanh tra Chính phủ. Nguyên nhân dẫn
đến khiếu nại ở Bình Phước chủ yếu là do trong những năm gần đây, tình hình di
dân tự do từ các tỉnh đến Bình Phước và một số người dân địa phương đã vào phá
rừng để trồng các cây công nghiệp như điều, cao su. Sau khi Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Bình Phước có chủ trương thu hồi những diện tích bị xâm canh để thực hiện các
dự án an sinh xã hội và giao cho các công ty Nhà nước để làm kinh tế đã dẫn đến
tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh
Bình Phước có chiều hướng gia tăng.
Mặc dù thời gian qua, các cấp ủy
Đảng, chính quyền cũng như các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã quan
tâm quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Bộ Chính trị,
Ban Bí thư, của Chính phủ và của Thủ tướng Chính phủ về công tác tiếp công dân
và giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và đất đai nói riêng đã đạt được
những kết quả quan trọng, những vụ việc khiếu kiện phức tạp đông người kéo dài
dễ dẫn đến điểm nóng ngày càng giảm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, an toàn xã hội
được bảo đảm, khối đại đoàn kết
toàn dân được củng cố.
Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố
cáo nói chung và về lĩnh vực đất đai nói riêng trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn
biến phức tạp, nhất là tình trạng khiếu nại, tố cáo đông
người, vượt cấp kéo dài, làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn
chế đó là: Một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong tỉnh chưa thực sự
quan tâm chỉ đạo, chưa tổ chức tốt việc
tiếp công dân, còn có tình trạng cán bộ lãnh đạo ngại tiếp dân, đối thoại với
dân, né tránh trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân dẫn đến chỉ
đạo thiếu quyết liệt và chưa có giải pháp cụ thể để giải quyết dứt điểm vụ
việc; chưa làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, vận động người
khiếu nại, tố cáo; công tác hòa giải ở cơ sở đối với các vụ việc tranh chấp đất
đai hiệu quả thấp, không đảm bảo về quy trình, thiếu kiên quyết; việc phối hợp
giải quyết giữa các cơ quan chức năng có liên quan trong giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa chặt chẽ, thường
xuyên.
Để nâng cao hiệu
quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và khắc phục những tồn
tại, hạn chế nêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị:
1. Các sở, ban, ngành tỉnh
Tiếp tục rà soát các trường hợp tiếp khiếu thuộc thẩm quyền giải
quyết của UBND tỉnh được giao tham mưu, nắm chắc những trường hợp thường xuyên đeo bám tại các cơ quan trung ương, thẩm tra chính xác hồ sơ và nội dung khiếu nại, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức đối thoại công khai và ban hành
văn bản trả lời cho từng trường hợp. Đối với các vụ việc giải quyết sai sót,
mạnh dạn tham mưu, đề xuất chỉnh sửa, có chính sách hỗ trợ, đền bù theo quy
định của pháp luật. Các cơ quan chuyên môn cấp trên có trách nhiệm hỗ trợ cấp dưới về mặt nghiệp vụ, xác định việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo là trách nhiệm của các cấp, các ngành. Nhiệm vụ này có liên
quan chặt chẽ đến việc tổ chức thi hành
và chấp hành pháp luật.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp UBND các huyện, thị xã
Khẩn trương thực hiện các dự án tạo
quỹ đất sản xuất và đất ở để giải quyết cho các đối tượng bị thu hồi đất trong
các dự án hiện nay không có đất hoặc thiếu đất sản xuất, đất ở theo chính sách
xã hội. Qua đó, tổng kết rút kinh nghiệm
và hoàn thiện dần các chính sách an sinh xã hội theo hướng toàn diện, đồng bộ, được người dân chấp nhận và trong khả năng quỹ đất, ngân sách
địa phương cho phép.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các
địa phương giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; thi hành các quy định của pháp luật
về đất đai, nhất là việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu
hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
4. Thanh tra tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh giải
quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, đông người thuộc thẩm quyền của
Chủ tịch UBND tỉnh; tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra trách nhiệm và chấp hành pháp luật khiếu nại, tố cáo của
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND
các huyện, thị xã; kịp thời chấn chỉnh những hạn chế, yếu kém, kiến nghị với cơ
quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các cá
nhân, tổ chức vi phạm theo quy định của pháp luật.
5. Sở Tư pháp
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị có liên quan kiểm tra, rà soát, hệ thống
hóa văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo sự thống nhất, phù hợp của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do cơ
quan quản lý nhà nước ở địa phương ban hành liên quan đến lĩnh vực đất đai.
6. Công an tỉnh
Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an
các cấp làm tốt công tác nắm tình hình liên quan đến các vụ khiếu kiện, không
để bị động bất ngờ, tham mưu cấp ủy, chính quyền chỉ đạo các ban, ngành tập
trung giải quyết các vụ việc khiếu kiện đông người. Đồng thời, có phương án xử
lý các đối tượng kích động, xúi giục quần chúng tập trung đông người kéo đến
UBND tỉnh khiếu kiện theo Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính
phủ quy định một số biện pháp đảm bảo trật tự công cộng.
7. Ban Tiếp công dân tỉnh
Đề xuất, kiện toàn tổ chức tiếp công
dân để từng bước nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu
nại, tố cáo; đồng thời, phối hợp với Thanh tra tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi
trường giúp Chủ tịch UBND tỉnh theo dõi,
đôn đốc, chỉ đạo công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt
là khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh.
8. Báo Bình Phước, Đài Phát thanh và
Truyền hình Bình Phước
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ
biến các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo để nâng cao nhận thức và ý
thức chấp hành pháp luật của công dân, các thông tin phải đảm bảo chính xác,
khách quan, đúng pháp luật.
9. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã
chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan và Chủ tịch UBND
các xã, phường, thị trấn tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
a) Tập trung xử lý những đơn thư còn
tồn đọng
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tích
cực tham mưu cho UBND cùng cấp rà soát
các đơn thư hiện có để tập trung giải quyết dứt điểm; tuân thủ đầy đủ các quy
định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là về lĩnh vực đất
đai. Những nơi để xảy ra phát sinh nhiều đơn
thư khiếu kiện đông người, đơn tồn
đọng lâu thì xem xét, xử lý trách nhiệm của người lãnh đạo, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp đó.
b) Củng cố và chấn chỉnh công tác tiếp dân, đối thoại với công dân
Nâng cao trách nhiệm các tổ, đoàn công tác cấp tỉnh, huyện gắn với việc vận động có sự tham gia của Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, các tổ chức đoàn thể, cơ quan
dân cử... để thuyết phục người khiếu nại chấp hành chủ trương, chính sách pháp
luật về đất đai, về khiếu nại, tố cáo. Đối với những vụ việc đã được kiểm tra,
rà soát lại thấy việc giải quyết là đúng pháp luật, đảm bảo có lý, có tình nhưng xét điều kiện, hoàn cảnh gia đình khó khăn thì thống nhất
vận dụng chính sách an sinh xã hội để hỗ trợ, giúp người
dân ổn định cuộc sống và cam kết chấm
dứt khiếu nại, tố cáo. Trường hợp người khiếu nại vẫn cố tình không chấp hành và có hành động kích
động, gây rối thì báo cáo cấp có thẩm
quyền xem xét áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm, dứt điểm
theo quy định của pháp luật.
c) Hạn chế phát sinh đơn thư mới
Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ
đạo công tác quản lý đơn thư phát sinh, thường xuyên kiểm tra, thanh tra, phát
hiện, chấn chỉnh kịp thời những sai sót, yếu kém.
d) Tăng cường công tác quản lý, sử
dụng đất đai, đặc biệt tuân thủ đúng trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất
theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt; đồng thời, tăng cường
kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân được giao
đất, thuê đất.
đ) Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ
làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa
bàn đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng.
e) Chế độ báo cáo: Hàng quý, UBND các
huyện, thị xã báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị này về Thanh tra tỉnh để tổng
hợp, tham mưu UBND tỉnh nắm tình hình,
chỉ đạo giải quyết./.
Nơi nhận:
- TT.TU,
TT.HĐND, UBMTTQVN tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Nội chính Tỉnh ủy;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thị xã;
- UBND các
xã, phường, thị trấn;
- LĐVP, BTCD, P.NC-NgV;
- Lưu: VT, NC-NgV. DN02
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Trăm
|