Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 21-LB/TT Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính Người ký: Lê Duy Đồng, Tào Hữu Phùng
Ngày ban hành: 18/06/1994 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 21-LB/TT

Hà Nội , ngày 18 tháng 6 năm 1994

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - TÀI CHÍNH SỐ 21-LB/TT NGÀY 18-6-1994 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI THEO HÌNH THỨC BẮT BUỘC

Thi hành Nghị định số 43-CP ngày 22-6-1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội; sau khi có ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cơ quan có liên quan, liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính hướng dẫn thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội theo hình thức bắt buộc như sau:

A- ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Đối tượng bắt buộc áp dụng đủ 5 chế độ bảo hiểm xã hội quy định tại điểm 1, Điều 2 Nghị định số 43-CP ngày 22-6-1993 của Chính phủ gồm:

I- CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

1- Cán bộ giữ chức vụ dân cử, bầu cử trong các cơ quan quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện;

2- Công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức sự nghiệp của Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện;

3- Cán bộ, công nhân, viên chức trong cơ quan Đảng, đoàn thể, các Hội từ Trung ương đến cấp huyện;

4- Công chức, viên chức Nhà nước biệt phái làm việc ở xã, phường, ở các Hội, các dự án, các tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.

II- CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC TỔ CHỨC KHÁC

1- Công nhân, viên chức làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước kể cả các tổ chức kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang, Đảng, đoàn thể, các Hội;

2- Công nhân, viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp kinh tế;

3- Người lao động làm việc hưởng tiền lương hoặc tiền công ở những đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên;

4- Người lao động Việt Nam làm việc trong khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt, tổ chức liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan ngoại giao, đại diện tổ chức quốc tế và tổ chức khác của người nước ngoài tại Việt Nam.

Các đối tượng quy định trong phần A này bao gồm cả những người được cử đi học, thực tập, công tác, điều dưỡng trong và ngoài nước v.v...

B- CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI

I- CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ỐM ĐAU

1- Điều kiện được hưởng trợ cấp:

Người lao động nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn rủi ro; lao động nữ có con thứ nhất, thứ hai (kể cả con nuôi hợp pháp), hoặc trường hợp đặc biệt có con thứ 3 theo Quyết định số 162-HĐBT ngày 18-10-1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) dưới 72 tháng tuổi bị ốm đau có giấy xác nhận của y tế cơ quan, đơn vị, y tế xã, phường, bệnh viện hoặc cơ sở khám, chữa bệnh thuộc ngành y tế quản lý.

Trường hợp người mẹ bị chết; bị tàn tật nặng; bị tâm thần; ốm đau dài ngày; đi công tác; hoặc bố, mẹ đã ly hôn (con ở với bố) thì người bố được nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội để chăm sóc con ốm đau.

Đối với những trường hợp nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do đánh nhau, do say rượu, do dùng chất ma tuý thì không được hưởng trợ cấp ốm đau.

2- Thời gian người lao động nghỉ việc được hưởng trợ cấp ốm đau thay tiền lương:

a) Đối với người làm việc trong điều kiện bình thường:

- 30 ngày trong 1 năm, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;

- 45 ngày trong 1 năm, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ 15 năm trở lên.

b) Đối với người làm việc trong các nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại (danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại áp dụng theo quy định của Nhà nước):

- 40 ngày trong 1 năm, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;

- 60 ngày trong 1 năm, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ 15 năm trở lên.

c) Người bị mắc các bệnh cần chữa dài ngày tại bệnh viện thì thời gian được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội tối đa là 180 ngày (không phân biệt thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhiều hay ít). Trường hợp đặc biệt hết thời hạn trên mà người bệnh còn phải tiếp tục điều trị thì thời gian điều trị tiếp tục được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội bằng 70% mức lương tối thiểu của công chức Nhà nước (dưới đây gọi chung là lương tối thiểu). Danh mục bệnh cần chữa dài ngày theo quy định tại Thông tư số 33-TT/LB ngày 25-6-1987 của liên Bộ Y tế - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

d) Thời gian người lao động nghỉ việc do con ốm đau:

- 15 ngày trong 1 năm, đối với con dưới 36 tháng tuổi;

- 12 ngày trong 1 năm, đối với con từ 36 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi.

3- Mức trợ cấp:

Mức trợ cấp ốm đau trả thay lương bằng 75% của mức tiền lương mà người đó đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ.

II- CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP THAI SẢN

1- Điều kiện được hưởng trợ cấp:

Lao động nữ có thai, sinh con thứ nhất, thứ hai và trường hợp đặc biệt sinh con thứ 3 theo quy định tại Quyết định số 162-HĐBT.

2- Thời gian nghỉ việc được hưởng trợ cấp:

a) Thời gian có thai:

- Được nghỉ việc đi khám thai 3 lần, mỗi lần 1 ngày.

Riêng người có thai làm việc ở miền núi, hải đảo nhưng ở xa cơ quan y tế, người mang thai có bệnh lý, hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai.

- Được nghỉ việc do sẩy thai 20 ngày, nếu thai dưới 3 tháng; 30 ngày, nếu thai từ 3 tháng trở lên.

b) Thời gian nghỉ đẻ:

- Trước và sau khi sinh con được nghỉ 120 ngày đối với người làm việc trong điều kiện bình thường, 150 ngày đối với người làm các nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 và 1. Trong đó thời gian nghỉ trước khi sinh con là 30 ngày, nếu có trường hợp nghỉ sớm hơn thì tổng số thời gian nghỉ sinh con không vượt quá quy định chung.

- Trường hợp 1 lần sinh nhiều con thì tính từ con thứ hai trở đi, mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày.

- Trường hợp sau khi sinh con, nếu con bị chết trong khoảng thời gian từ 60 ngày trở xuống (kể cả trường hợp đẻ thai chết lưu) thì người mẹ được nghỉ 75 ngày tính từ ngày đẻ; nếu con bị chết sau 60 ngày tuổi thì người mẹ được nghỉ 15 ngày tính từ khi con chết, nhưng cả hai trường hợp trên tổng số thời gian nghỉ sinh con không vượt quá quy định chung.

Hết hạn nghỉ sinh con theo quy định trên, nếu sản phụ có nhu cầu và được sự đồng ý của người sử dụng lao động thì có thể nghỉ thêm, nhưng thời gian nghỉ thêm này không quá 180 ngày và thời gian nghỉ thêm không được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.

c) Nuôi con nuôi sơ sinh:

Người lao động (không phân biệt nam hay nữ) nếu nuôi con nuôi sơ sinh hợp pháp theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình thì cha hoặc mẹ nuôi được nghỉ việc hưởng trợ cấp cho đến khi con đủ 120 ngày tuổi.

3- Mức trợ cấp:

Trong thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại điểm 2 nói trên được hưởng trợ cấp bằng 100% của mức tiền lương mà người đó đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ.

Ngoài ra, khi đẻ được trợ cấp 1 lần bằng 2 tháng lương tối thiểu.

Những trường hợp sinh đôi trở lên, hoặc sau khi sinh người mẹ bị chết, hoặc người mẹ bị bệnh được cơ quan y tế chỉ định không cho con bú bằng sữa mẹ, hoặc nuôi con nuôi sơ sinh thì được trợ cấp bằng 2 tháng lương tối thiểu để mua sữa.

III- CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

1- Chế độ trợ cấp tai nạn lao động.

a) Điều kiện được hưởng trợ cấp:

- Bị tai nạn lao động trong giờ làm việc, tại nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ do yêu cầu của người sử dụng lao động;

- Bị tai nạn khi đi công vụ được giao;

- Bị tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc;

- Bị tan nạn trong những trường hợp cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân.

Các thủ tục xét để hưởng trợ cấp tai nạn lao động theo quy định hiện hành.

b) Chế độ được hưởng:

- Trong thời gian nghỉ việc để điều trị cho đến khi ổn định thương tật được hưởng 100% mức tiền lương trước khi bị tai nạn lao động và chi phí chữa trị (theo quy định của Bộ Y tế). Các khoản chi phí này do người sử dụng lao động trả.

- Khi thương tật ổn định, người bị tai nạn lao động được tổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu đi giám định khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Hội đồng giám định y khoa ngành theo quy định của Bộ Y tế. Tuỳ theo mức độ suy giảm khả năng lao động được trợ cấp theo mức tiền lương trung bình của công chức Nhà nước. Mức lương trung bình này được tính bằng 2 lần mức lương tối thiểu, quy định như sau:

+ Bị suy giảm từ 5% đến 60% khả năng lao động được trợ cấp 1 lần theo bảng quy định dưới đây:

Mức suy giảm khả năng lao động

Mức trợ cấp 1 lần

Từ 5% đến 20%

4 tháng tiền lương tối thiểu

Từ 21% đến 30%

8 tháng tiền lương tối thiểu

Từ 31% đến 40%

12 tháng tiền lương tối thiểu

Từ 41% đến 50%

18 tháng tiền lương tối thiểu

Từ 51% đến 60%

24 tháng tiền lương tối thiểu

+ Đối với người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp hưởng trợ cấp một lần, người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí công việc thích hợp và lâu dài để ổn định cuộc sống.

+ Bị suy giảm từ 61% đến 100% khả năng lao động được trợ cấp hàng tháng theo hạng thương tật (kể từ ngày ra viện) theo bảng quy định dưới đây:

Mức suy giảm khả năng lao động

Xếp hạng thương tật

Mức trợ cấp hàng tháng

Từ 61% đến 70%

4

1 tháng tiền lương tối thiểu

Từ 71% đến 80%

3

1,2 tháng tiền lương tối thiểu

Từ 81% đến 90%

2

1,4 tháng tiền lương tối thiểu

Từ 91% đến 100%

1

1,6 tháng tiền lương tối thiểu

- Đối với người bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà không tự đảm bảo được sinh hoạt cá nhân do bị liệt cột sống, mù hai mắt, cụt hai chi, tâm thần nặng được phụ cấp phục vụ bằng 80% mức lương tối thiểu.

- Đối với người bị tai nạn lao động bị tổn thương các chức năng hoạt động của chân, tay, tai, mắt, răng, cột sống v.v... được trang cấp một lần các phương tiện trợ giúp cho sinh hoạt phù hợp với các tổn thất chức năng.

- Khi vết thương tái phát, được chữa trị và giám định lại thương tật.

- Người lao động bị chết khi xẩy ra tai nạn lao động (kể cả trong thời gian điều trị lần đầu) thì gia đình được trợ cấp một lần bằng 24 tháng tiền lương tối thiểu và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định tại phần V Thông tư này.

- Người hưởng trợ cấp tai nạn lao động 1 lần hoặc hàng tháng nếu đủ điều kiện thì vẫn được hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại phần IV Thông tư này.

2- Chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp:

a) Điều kiện được hưởng trợ cấp:

Người lao động mắc bệnh nghề nghiệp thuộc danh mục nghề nghiệp quy định tại các Thông tư số 8-LB/TT ngày 19-5-1976 và số 29-LB/TT ngày 25-12-1991 của liên Bộ Y tế - Lao động - Thương binh và Xã hội - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

b) Chế độ được hưởng:

Tiền lương và chi phí khám, chữa bệnh trong thời gian điều trị bệnh nghề nghiệp, việc giám định sức khoẻ và quy định về trợ cấp 1 lần, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp phục vụ và các chế độ khác đối với người mắc bệnh nghề nghiệp áp dụng như đối với người bị tai nạn lao động tại điểm b, mục 1, phần III của Thông tư này.

IV- CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ

1- Chế độ hưu hàng tháng:

a) Điều kiện được hưởng lương hưu hàng tháng khi có đủ 2 điều kiện sau:

a.1) Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm (240 tháng) trở lên;

a.2) Tuổi đời: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

Tuổi đời để nghỉ hưu (gọi tắt là tuổi nghỉ hưu) có thể tăng thêm hoặc giảm bớt trong các trường hợp sau:

- Tuổi nghỉ hưu được tăng thêm không quá 5 tuổi (nam không quá 65 tuổi, nữ không quá 60 tuổi), đối với trường hợp đặc biệt mà người sử dụng lao động cần giữ lại làm việc (riêng khu vực hành chính sự nghiệp phải còn chỉ tiêu biên chế) và người lao động có đủ sức khoẻ, có đơn tự nguyện tiếp tục làm việc.

- Tuổi nghỉ hưu được giảm bớt không quá 5 năm (nam không dưới 55 tuổi, nữ không dưới 50 tuổi), đối với người thuộc một trong các diện sau:

+ Có 20 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại; làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 và 1 (nếu dứt quãng thì được cộng dồn).

Các nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại là những nghề hoặc công việc thuộc loại IV trở lên quy định tại bảng phân loại lao động theo Quyết định số 278-LĐ/QĐ ngày 13-11-1976 của Bộ Lao động; các nghề hưởng theo bảng lương độc hại ban hành tại Nghị định số 235-HĐBT ngày 18-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành theo Thông tư số 19-LĐTBXH/TT, ngày 31-12-1990 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các quy định bổ sung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc thoả thuận cho các Bộ khác ban hành; nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 và 1 theo quy định tại Thông tư số 15-LĐTBXH ngày 2-6-1993;

+ Có 10 năm công tác ở chiến trường miền Nam, chiến trường C từ trước ngày 30-4-1975, chiến trường K từ trước ngày 31-8-1989. Được cộng dồn thời gian công tác ở các chiến trường.

+ Có thời gian công tác từ trước ngày 20-7-1954;

+ Công nhân, viên chức Nhà nước thuộc diện tinh giản biên chế và sắp xếp lao động theo quy định tại Quyết định số 176-HĐBT ngày 9-10-1989 hoặc Quyết định số 111-HĐBT ngày 12-4-1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

Trường hợp những đối tượng này có ít nhất 20 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực 0,7 và 1 hoặc có ít nhất 10 năm công tác ở chiến trường miền Nam, chiến trường C, K thì được giảm bớt không quá 5 tuổi (nam không dưới 50 tuổi, nữ không quá 45 tuổi).

b) Chế độ được hưởng:

b.1) Trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu:

- Người có đủ 20 năm đến 30 năm đóng bảo hiển xã hội được trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương.

- Người có trên 30 năm đến 35 năm đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương.

- Người có trên 35 đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp bằng 3 tháng tiền lương.

Đối với người làm việc trong khu vực Nhà nước thì tiền lương để tính trợ cấp 1 lần là tiền lương của tháng trước khi nghỉ hưu gồm lương theo cấp bậc, theo ngạch bậc, theo chức vụ, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên chức vụ bầu cử, hệ số bảo lưu, phụ cấp khu vực, đắt đỏ (nếu có).

Đối với người làm việc ngoài khu vực Nhà nước hoặc vừa có thời gian làm việc trong khu vực Nhà nước vừa có thời gian làm việc ngoài khu vực Nhà nước thì tiền lương để trợ cấp một lần khi nghỉ hưu tính theo lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân (hướng dẫn tại điểm b.2 dưới đây).

b.2) Lương hưu hàng tháng:

Cơ sở để tính lương hưu hàng tháng căn cứ vào số năm đóng bảo hiểm xã hội (tính theo năm tròn, nếu có tháng lẻ thì đủ 6 tháng trở lên được tính tròn 1 năm) và mức tiền lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:

- Đối với công nhân, viên chức khu vực Nhà nước: lương hưu được tính trên tiền lương dóng bảo hiểm xã hội bình quân của 10 năm trước khi nghỉ hưu (dưới đây gọi chung là tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân). Mức lương bình quân này được tính bằng cách lấy tổng số tiền của các mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trong 10 năm chia cho 120 tháng.

Trường hợp công nhân, viên chức khu vực Nhà nước nghỉ hưu mà tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu còn có cả thời gian trước ngày thi hành chế độ tiền lương mới (1-4-1993) thì được lấy mốc thời gian từ ngày 1-9-1985 trở về sau để lấy các mức lương đã được hưởng theo thang, bảng lương quy định tại Nghị định số 235-HĐBT ngày 18-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Quyết định số 58-QĐ/TW ngày 18-9-1985 của Ban Bí thư chuyển đổi sang các mức lương theo cấp bậc, theo ngạch bậc, theo chức vụ tương ứng, kể cả phụ cấp chức vụ (nếu có) của chế độ tiền lương mới để tính lương hưu. Cụ thể là:

+ Người giữ chức vụ dân cử và cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát, người giữ chức vụ dân cử quản lý Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện, công chức, viên chức khu vực hành chính sự nghiệp, người giữ chức vụ bầu cử và cán bộ, công nhân viên chức trong các cơ quan Đảng, đoàn thể, các Hội chuyển đổi lương cũ sang lương mới theo quy định tại Quyết định số 35-NQ/UBTVQH9 ngày 17-5-1993 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Quyết định số 69-QĐ/TW ngày 17-5-1993 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị định số 25-CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ, Quyết định số 574-TTg ngày 25-11-1993 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 5-CP ngày 26-1-1994 của Chính phủ, Thông tư số 10-LB/TT ngày 2-6-1993, Thông tư số 5-LB/TT ngày 4-2-1994, Thông tư số 25-LB/TT ngày 13-9-1993 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (ví dụ ở phụ lục kèm theo Thông tư).

+ Công nhân, viên chức trong các doanh nghiệp Nhà nước chuyển lương cũ sang lương mới theo quy định tại Nghị định số 26-CP ngày 23-5-1993 và Nghị định số 5-CP ngày 26-1-1994 của Chính phủ và Thông tư số 12-LB/TT ngày 2-6-1993 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (ví dụ ở phụ lục kèm theo Thông tư).

- Đối với những người vừa có thời gian làm việc trong khu vực Nhà nước vừa có thời gian làm việc ngoài khu vực Nhà nước như làm việc ở xí nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân v.v... thì việc tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân cụ thể như sau:

+ Tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân của thời gian làm việc trong khu vực Nhà nước như hướng dẫn đối với công nhân, viên chức Nhà nước. Sau đó nhân tiền lương đóng bảo hiểm bình quân với tổng số tháng làm việc trong khu vực Nhà nước để tính tổng giá trị tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trong khu vực Nhà nước.

+ Tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân của thời gian làm việc ngoài khu vực Nhà nước, sau đó nhân với tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội của thời gian làm việc ngoài khu vực Nhà nước để tính tổng giá trị tiền lương đóng bảo hiểm xã hội thời gian làm việc ngoài khu vực Nhà nước.

Sau đó cộng tổng giá trị tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của cả 2 khu vực, chia cho tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội của cả 2 khu vực trong và ngoài Nhà nước để xác định tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân chung làm cơ sở tính lương hưu (ví dụ ở phụ lục kèm theo Thông tư).

- Đối với người làm việc ngoài khu vực Nhà nước thì tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân cụ thể như sau:

+ Nếu đóng bảo hiểm xã hội theo một hệ thống thang, bảng lương thì việc tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân thực hiện như cách tính đối với người làm việc trong khu vực Nhà nước.

+ Nếu trong quá trình làm việc có đóng bảo hiểm xã hội theo nhiều hệ thống thang, bảng lương thì việc tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân thực hiện tính bình quân từng giai đoạn, sau đó tính bình quân chung của các giai đoạn như cách tính đối với người vừa có thời gian làm việc trong khu vực Nhà nước vừa có thời gian làm việc ngoài khu vực Nhà nước.

b.3) Mức lương hưu hàng tháng:

Người có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì lương hưu được hưởng bằng 55% tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội tính thêm 2%, tối đa bằng 75% tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân.

Mức lương hưu thấp nhất bảo đảm không dưới mức lương tối thiểu.

(Cách tính lương hưu cụ thể ở phụ lục kèm theo Thông tư này).

2- Chế độ hưu một lần.

a) Điều kiện hưởng trợ cấp:

- Người đủ tuổi đời theo quy định nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;

- Người chưa đủ tuổi đời theo quy định (không kể số năm đóng bảo hiểm xã hội nhiều hay ít) nhưng vì lý do sức khoẻ (không phải do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp) được Hội đồng giám định y khoa xác nhận bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

b) Cơ sở để tính trợ cấp hưu một lần là căn cứ vào số năm đã đóng bảo hiểm xã hội;

Mức trợ cấp một lần được tính trên cơ sở số năm đã đóng bảo hiểm xã hội: cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân trước khi nghỉ.

Cách tính tiền lương bình quân như quy định trong chế độ hưu hàng tháng (mục IV, điểm b.2).

3- Đối với người lao động chưa đủ tuổi đời để nghỉ hưu mà đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, nếu vì lý do nào đó mà không thể tiếp tục làm việc và đóng bảo hiểm xã hội thì đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định được giải quyết chế độ lương hưu hàng tháng, nhưng cơ quan quản lý phải lập hồ sơ gửi cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội để xem xét và theo dõi giải quyết.

V- CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT

1- Mai táng phí.

a) Đối tượng áp dụng:

- Người đương nhiệm đóng bảo hiểm xã hội theo các chế độ quy định tại mục B của Thông tư này, kể cả người nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí.

- Người hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp hàng tháng.

b) Mức chi phí mai táng bằng 7 tháng tiền lương tối thiểu. Người lo mai táng nhận khoản tiền mai táng này.

2- Trợ cấp tiền tuất hàng tháng.

a) Đối tượng áp dụng:

Người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên bị chết; người hưởng lương hưu hàng tháng; người hưởng trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp hàng tháng quy định tại mục III của Thông tư này bị chết và người chết do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp thì thân nhân của những người đó mà khi còn sống họ trực tiếp nuôi dưỡng thuộc diện sau đây được trợ cấp tiền tuất hàng tháng:

- Bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ (hoặc chồng), người nuôi dưỡng hợp pháp, vợ (hoặc chồng) đã hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) hoặc chưa hết tuổi lao động nhưng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Trong các đối tượng này, nếu đang hưởng lương; hoặc lương hưu; trợ cấp mất sức lao động; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng thì không được hưởng tiền tuất hàng tháng.

- Con từ 16 tuổi trở xuống (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú đã được pháp luật thừa nhận, con đẻ mà khi người chống chết người vợ đang mang thai) hoặc con trên 16 tuổi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

b) Mức trợ cấp tiền tuất hàng tháng:

Mức tiền tuất hàng tháng cho 1 thân nhân bằng 25% mức lương tối thiểu, nhiều nhất không quá 4 thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Tiền tuất hàng tháng được nhận kể từ ngày người lao động chết.

Trường hợp một thân nhân có nhiều người tham gia bảo hiểm xã hội bị chết thì thân nhân đó được hưởng số định suất tuất hàng tháng tương ứng với số người tham gia bảo hiểm xã hội bị chết.

Thân nhân nói ở điểm a trên, nếu không có nguồn thu nhập nào khác và không còn người thân nuôi dưỡng thì được hưởng tiền tuất nuôi dưỡng bằng 70% mức lương tối thiểu.

3- Trợ cấp tiền tuất một lần.

a) Đối tượng áp dụng:

Người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội; người đang hưởng lương hưu; trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp hàng tháng theo quy định tại phần B mục III Thông tư này bị chết, nhưng thân nhân không thuộc diện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì gia đình được nhận trợ cấp tiền tuất một lần.

b) Mức trợ cấp tiền tuất một lần:

- Đối với người lao động đương nhiệm đóng bảo hiểm xã hội mà bị chết thì gia đình được trợ cấp tiền tuất một lần tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội; cứ mỗi năm được trợ cấp bằng 1/2 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội nhưng nhiều nhất không quá 12 tháng. Trợ cấp đối với gia đình của người làm việc trong khu vực Nhà nước thì tính theo tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi người đó chết; của người làm việc ngoài khu vực Nhà nước hoặc vừa có thời gian làm việc trong khu vực Nhà nước vừa có thời gian làm việc ngoài khu vực Nhà nước tính theo tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân (hướng dẫn tại điểm b.2 mục b phần IV).

- Người hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp hàng tháng mà bị chết thì gia đình được trợ cấp tiền tuất một lần tính theo mức lương hưu hoặc trợ cấp đang hưởng và thời gian đã hưởng cụ thể là: Nếu từ trần trong năm thứ nhất thì được hưởng trợ cấp một lần là 12 tháng lương hưu hoặc trợ cấp, nếu từ trần từ năm thứ hai trở đi thì mỗi năm đã hưởng trừ đi một tháng lương hưu hoặc trợ cấp, nhưng tối thiểu phải bảo đảm bằng 3 tháng lương hưu và trợ cấp.

Ví dụ: 1. Ông A đã hưởng lương hưu 14 tháng thì từ trần, mức trợ cấp bằng 11 tháng lương hưu (12 tháng - 1 tháng trợ cấp).

Ông B đã nghỉ hưu 10 năm, mức lương hưu hàng tháng của năm thứ 10 là 303.678 đồng, đến tháng cuối năm thứ 10 thì từ trần, trợ cấp tiền tuất là 303.678 đồng x (12 tháng - 10 tháng) = 607.356 đồng. Nhưng theo quy định trên, mức trợ cấp một lần ít nhất bằng 3 tháng, nên trợ cấp tiền tuất là 303.678 x 3 = 911.034 đồng.

VI- CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI ĐANG HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TRƯỚC NGÀY THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 43-CP

1- Những người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng, công nhân cao su hưởng trợ cấp hàng tháng và người hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng trước ngày thi hành Nghị định số 43-CP thì vẫn hưởng các chế độ theo qui định trước đây của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và được điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Chính phủ.

2- Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động hạng 1, hạng 2, bệnh nghề nghiệp hạng 1, hạng 2 khi chết được áp dụng chế độ tử tuất theo quy định tại Thông tư này.

3- Đối với công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng khi chết chỉ được chi phí mai táng quy định tại Thông tư này.

C- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

I- CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP VÀ BẢO HIỂM Y TẾ

Các đối tượng dưới đây được hưởng phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ nơi cư trú (nếu có) và được đài thọ về bảo hiểm y tế:

- Người hưởng lương hưu hàng tháng;

- Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;

- Người hưởng trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp hàng tháng;

- Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

II- THỜI GIAN TÍNH HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI

Thời gian tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội là tổng số năm đóng bảo hiểm xã hội:

- Đối với công nhân, viên chức thuộc khu vực Nhà nước hoặc những người là công nhân, viên chức Nhà nước chuyển sang làm việc ở các đơn vị khác không thuộc khu vực Nhà nước quản lý nhưng chưa hưởng trợ cấp thôi việc thì thời gian công tác thực tế là công nhân, viên chức Nhà nước (không tính quy đổi) và đã đóng bảo hiểm xã hội theo các mức quy định của từng thời kỳ được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

- Người lao động khu vực ngoài quốc doanh thuộc đối tượng thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc đã có số năm đóng bảo hiểm xã hội trước ngày ban hành Thông tư này, nay vẫn thuộc đối tượng thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội được tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

III- XỬ LÝ VI PHẠM

1- Tạm thời đình chỉ quyền hưởng bảo hiểm xã hội:

- Trong thời gian bị tạm giam, tù giam.

Khi hết hạn tạm giam, tù giam thì được xem xét để hưởng hoặc không hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp kết luận là vô can thì được truy lĩnh lương hưu hoặc trợ cấp trong thời gian bị đình chỉ.

- Khi phát hiện có hành vi gian dối để hưởng bảo hiểm xã hội thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị giảm mức hưởng, hoặc xoá bỏ quyền hưởng bảo hiểm xã hội.

2- Huỷ bỏ quyền hưởng bảo hiểm xã hội:

- Người bị kết án tù vì phản bội Tổ quốc;

- Người ra nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài không hợp pháp;

- Người hưởng bảo hiểm xã hội do giả mạo hồ sơ.

3- Người sử dụng lao động, người lao động, cán bộ, nhân viên thuộc tổ chức bảo hiểm xã hội vi phạm việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội thì bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hiện hành.

IV- HIỆU LỰC THI HÀNH

Trong khi chưa có tổ chức bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định số 43-CP thì Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quản lý và thực hiện các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quản lý và thực hiện các chế độ hưu trí, tử tuất (kể cả chế độ mất sức lao động trước đây).

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1994. Riêng 3 chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 1994. Các quy định trước đây về bảo hiểm xã hội trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết.

Lê Duy Đồng

(Đã ký)

Tào Hữu Phùng

(Đã ký)

 

PHỤ LỤC
(Kèm theo Thông tư Liên Bộ số 21-LB/TT ngày 18-6-1994 của liên Bộ Lao động - Thương binh và xã hội - Tài chính)

CÁCH TÍNH TIỀN LƯƠNG ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI BÌNH QUÂN VÀ TÍNH LƯƠNG HƯU

Ví dụ 1: Một công chức có 35 năm đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ hưu 1-1-1994, có diễn biến tiền lương trong 10 năm trước khi nghỉ hưu là:

- Từ 1-9-1985 đến 31-12-1985 hưởng lương 390 đồng

- Từ 1-1-1986 đến 31-12-1989 hưởng lương 425 đồng

- Từ 1-1-1990 đến 31-3-1993 hưởng lương 463 đồng

- Từ 1-4-1993 chuyển xếp lương hệ số 3,91.

Cách tính lương hưu hàng tháng như sau.

1- Tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân:

a) Chuyển đổi mức lương từ tháng 9 năm 1985 sang tiền lương mới:

- Lương 390đ chuyển đổi thành 3,06 x 120.000 đ = 367.200 đ

- Lương 425đ chuyển đổi thành 3,35 x 120.000 đ = 402.000 đ

- Lương 463đ chuyển đổi thành 3,91 x 120.000 đ = 469.200 đ

b) Tổng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 9 năm 1985 đến tháng 12 năm 1993:

- Từ tháng 9-1985 đến tháng 12-1985:

4 tháng x 367.200đ = 1.468.800đ

- Từ tháng 1-1986 đến tháng 12-1989:

48 tháng x 402.000đ = 19.269.000đ

- Từ tháng 1-1990 đến tháng 12-1993:

48 tháng x 469.200đ = 22.521.600đ

Cộng: 100 tháng = 43.286.400đ

c) Tiền lương đóng đảo hiểm xã hội bình quân là:

43.286.400đ : 100 tháng = 432.864,00đ.

2- Lương hưu hàng tháng bằng 75% tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân:

432.864,00đ x 75% = 324.648,00đ

Ví dụ 2:

Một cán bộ là quân nhân chuyển ngành có 32 năm đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ hưu 1-4-1994. Cấp bậc khi chuyển ngành là thượng uý có 24 năm tuổi quân. Diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trong 10 năm trước khi nghỉ hưu là:

- Từ 1-9-1985 đến 31-3-1986 hưởng lương thượng uý 350đ, phụ cấp thâm niên quân đội 24%.

- Từ 1-4-1986 đến 31-3-1990 hưởng lương 390đ

- Từ 1-4-1990 đến 31-3-1993 hưởng lương 425đ

- Từ 1-4-1993 chuyển xếp lương mới, hệ số 3,35.

Cách tính lương hưu hàng tháng như sau:

1- Tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân:

a) Chuyển đổi các mức lương từ tháng 9 năm 1985 sang tiền lương mới:

- Lương thượng uý 350đ chuyển đổi thành

3,8 x 120.000đ = 456.000đ

- Lương 390đ chuyển đổi thành 3,06 x 120.000đ = 367.200đ

- Lương 425đ chuyển đổi thành 3,35 x 120.000đ = 402.000đ

b) Tổng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 9 năm 1985 đến tháng 3 năm 1994:

- Từ tháng 9-1985 đến tháng 3-1986:

Tính lương quân hàm : 456.000đ

Phụ cấp thâm niên (24%) : 109.440đ

Cộng : 565.440đ

7 tháng x 565.440đ = 3.958.080đ

- Từ tháng 4-1986 đến tháng 3-1990:

48 tháng x 367.200đ = 17.625.600đ

- Từ tháng 4-1990 đến tháng 3-1993:

36 tháng x 402.000đ = 14.472.000đ

- Từ tháng 4-1993 đến tháng 3-1994:

12 tháng x 402.000đ = 4.824.000đ

Cộng: 103 tháng = 40.879.680đ

c) Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân là:

40.879.680đ : 103 tháng = 369.890đ

2- Lương hưu hàng tháng bằng 75% tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân:

396.890đ x 75% = 297.668 đồng

Ví dụ 3: Một đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh có 40 năm đóng bảo biểm xã hội, nghỉ hưu 1-9-1995, có diễn biến tiền lương trong 10 năm trước khi nghỉ hưu là:

- Từ tháng 9-1985 đến tháng 10-1986: Hưởng lương Giám đốc Sở Giáo dục lương 513 đồng.

- Từ tháng 11-1986 đến tháng 11-1989: Giám đốc Sở Giáo dục lương 555 đồng.

- Từ tháng 12-1989 đến tháng 3-1993: Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh lương 599 đồng.

- Từ tháng 4-1993 đến tháng 8-1995 lương mới hệ số 6,2.

Cách tính lương hưu hàng tháng như sau:

1- Tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân:

a) Chuyển đổi các mức lương từ tháng 9-1985 sang tiền lương mới:

- Lương 513đ (Giám đốc Sở) chuyển 4,19

- Phụ cấp chức vụ (Giám đốc Sở): 0,7

Cộng: 4,89 x 120.000đ = 586.800đ

- Lương 555đ chuyển 4,75

- Phụ cấp chức vụ: 0,7

Cộng: 5,45 x 120.000đ = 654.000đ

- Lương 599đ (Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh) chuyển:

6,2 x 120.000đ = 744.000đ

b) Tổng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 9-1985 đến tháng 8-1995:

- Từ tháng 9-1985 đến tháng 10-1986:

14 tháng x 586.800đ = 8.215.200đ

- Từ tháng 11-1986 dến tháng 11-1989:

37 tháng x 654.000đ = 24.198.000đ

- Từ tháng 12-1989 đến tháng 8-1995:

69 tháng x 744.000đ = 51.336.000đ

Cộng: 120 tháng = 83.749.200đ

c) Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân là:

83.749.200đ : 120 tháng = 697.910 đồng

2- Lương hưu hàng tháng bằng 75% tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân:

697.910 đ x 75% = 523.433 đồng

Ví dụ 4: Một công nhân cơ khí có 25 năm đóng bảo hiểm xã hội nghỉ hưu 1-9-1998, có diễn biến tiền lương trong 10 năm trước khi nghỉ hưu là:

- Từ tháng 9-1988 đến tháng 10-1992 hưởng lương bậc 5: 315,50đ

- Từ tháng 11-1992 đến tháng 3-1993 hưởng lương bậc 6: 336,00đ

- Từ tháng 4-1993 lương bậc 6 chuyển lương mới hệ 2,67.

Cách tính lương hưu hàng tháng như sau:

1- Tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân:

a) Chuyển đổi các mức lương từ tháng 9-1988 sang tiền lương mới:

- Lương 315,50đ chuyển đổi thành 2,18 x 120.000đ = 261.600đ

- Lương 336,00đ chuyển đổi thành 2,67 x 120.000đ = 320.400đ

b) Tổng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 9-1988 đến tháng 8-1998:

- Từ tháng 9-1988 đến tháng 10-1992:

50 tháng x 261.600đ = 13.080.000đ

- Từ tháng 11-1992 đến tháng 8-1998:

70 tháng x 320.400đ = 22.428.000đ

Cộng 120 tháng = 35.508.000đ

c) Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân là:

35.508.000đ : 120 tháng = 295.900 đồng

2- Lương hưu hàng tháng bằng 65% tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân:

295.900đ x 65% = 192.335 đồng

Ví dụ 5: Một công nhân nghỉ hưu có quá trình làm việc trong biên chế Nhà nước từ tháng 1-1962 đến tháng 2-1989; từ tháng 3-1989 đến tháng 5-1994 chuyển sang làm việc ở xí nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài.

1- Tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân là công nhân trong khu vực Nhà nước.

- Từ tháng 9-1985 đến tháng 2-1989 lương bậc 5: 315,50đ.

Chuyển đổi sang mức tiền lương mới Nghị định số 26-CP là:

2,18 x 120.000đ = 261.600đ

- Tính tổng giá trị tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của thời gian làm việc trong khu Nhà nước.

261.000đ x 326 tháng = 85.281.600đ

2- Tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân khi là công nhân ở xí nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài:

- Từ tháng 3-1989 đến tháng 6-1991 là 50 đôla, chuyển theo tỷ giá khi nghỉ hưu (1 đôla = 10.800đ) thành 540.000đ:

540.000đ x 28 tháng = 15.120.000đ

- Từ tháng 7-1991 đến tháng 5-1994 là 65 đôla, chuyển theo tỷ giá khi nghỉ hưu (1 đôla = 10.800 đ) thành 702.000 đ:

702.000 x 34 tháng = 23.868.000 đ

Tổng cộng: 62 tháng = 38.988.000 đ

- Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân là:

38.988.000đ : 62 tháng = 628.838,71 đ

- Tính tổng giá trị tiền lương đóng bảo hiểm xã hội thời gian làm việc ngoài khu vực Nhà nước là:

628.838,71đ x 62 tháng = 38.988.000 đ

3- Tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân chung cả 2 giai đoạn trong và ngoài khu vực Nhà nước:

- Tổng giá trị tiền lương đóng bảo hiểm xã hội:

85.281.600đ + 38.988.000đ = 124.269.600đ

- Tổng số thời gian đóng bảo hiểm xã hội:

326 tháng + 62 tháng = 388 tháng.

- Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân chung là:

124.269.600đ : 388 tháng = 320.282,47 đồng

4- Lương hưu hàng tháng bằng 75% tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân là:

320.282,47đ x 75% = 240.211,85đ.

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS - THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No: 21-LB/TT

Hanoi, June 18, 1994

 

JOINT MINISTERIAL CIRCULAR

PROVIDING GUIDANCE FOR THE IMPLEMENTATION OF THE COMPULSORY SOCIAL INSURANCE REGIMES

In implementation of Decree No. 43-CP on the 22nd of June, 1993 of the Government setting temporary provisions for the social insurance regimes; and after consultation with the Vietnam General Confederation of Labor and the concerned offices, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and the Ministry of Finance jointly issue the following guidance for the implementation of the compulsory social insurance regimes:

A. OBJECTS OF REGULATION:

The objects, who are compelled to buy in full the five regimes of social insurance stipulated in Point 1, Article 2 of Decree No. 43-CP on the 22nd of June, 1993 of the Government, include:

I. STATE OFFICIALS AND EMPLOYEES IN ADMINISTRATIVE AND SPECIALIZED SERVICES

1. Elected personnel in State management agencies and offices of the Party and people's organizations from central to district levels;

2. State officials and employees working in State management agencies and specialized bodies of the State from central to district levels;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. State officials and employees on assignment to communes, wards, Associations, projects and international organizations based in Vietnam.

II. WORKERS AND EMPLOYEES IN ENTERPRISES, AND LABORERS IN OTHER ORGANIZATIONS

1. Workers and employees working in State enterprises, including business and service organizations of the administrative or specialized agencies and units, the armed forces and the Party, people's organizations and Associations;

2. Workers and employees working in economic units of specialized agencies;

3. Laborers who work for salary or pay in units of production, business or service in the non-State sector which employ 10 work-hands or more;

4. Vietnamese laborers in export processing zones or exclusive economic zones, joint ventures, enterprises with foreign invested capital, diplomatic missions, representative offices of international organizations or other organizations of foreigners in Vietnam.

The provisions stipulated in Part A include people who are sent for training, practice, business or medical treatment at home or abroad, etc.

B. REGIMES OF SOCIAL INSURANCE

I. SICKNESS ALLOWANCE

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Laborers who take leave of absence for sickness or accidents; women laborers who have the first or second child (including legally adopted child) or, in special cases stipulated in Decision No.162-HDBT of the 18th of October, 1988 of the Council of Ministers (now the Government), the third child under 72 months of age caught by sickness which is certified in writing by the clinic of their agencies or units, or by the medical station of their communes or wards, or by a hospital or consulting room under the management of the health service.

In the event that the mother dies; or is seriously crippled; or suffering from metal disorder; or has been sick for a longtime; or is away from home on business; or in the event of a divorce in which the child lives with the father, the father may take leave of absence and enjoy social welfare to take care of the sick child.

The sickness allowance shall not apply to leaves which are due to self-debilitation, fist-fighting, alcoholism, or drug abuse.

2. The time a laborer may take for leave of absence and receive sickness allowance in replacement of salary:

a) For employees who work in normal conditions:

- 30 days in a year, if he/she has bought social insurance for less than 15 years;

- 45 days in a year, if he/she has bought social insurance for 15 years or more.

b) An employee who works in heavy or hazardous occupations or jobs (listed as heavy and hazardous occupations and jobs by the State):

- 40 days in a year, if he/she has bought social insurance for less than 15 years;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) An employee, who suffers from a disease which requires long hospitalization, is entitled to social insurance for, at most, 180 days in a year, irrespective of the length of time covered by social insurance. In the event that the employee must continue his/her medical treatment after this maximum time allowance, during this extended period of time, he/she shall be entitled to a social insurance equal to 70% of the minimum wage level for State employees (hereafter referred to as minimum wage). The list of diseases which require long treatment, is provided for in Joint Circular No.33-TT/LB on the 25th of June, 1987 of the Ministry of Health and the Vietnam General Confederation of Labor.

d) For an employee who has to take care of his/her sick child:

- 15 days in a year for a child of less than 36 months of age;

- 12 days in a year for a child of from 36 months to 72 months of age.

3. The allowance:

The sickness allowance to be paid in replacement of the salary of an employee is equal to 75% of the salary on which he/she buys his/her social insurance prior to the leave.

II. MATERNITY ALLOWANCE

1. Conditions for the allowance:

All women laborers who are pregnant or give birth to their first, second and, in special cases under Decision No.162-HDBT, third child.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) During the pregnancy:

- The laborer is allowed three leaves on allowance for pre-natal checks, each for one day.

- The expectant laborer who works in a mountainous or island area far from a health station, who is sick or whose pregnancy is abnormal, is allowed two days for each leave on allowance for pre-natal checks.

- The laborer who suffers from a miscarriage, is allowed 20 days of leave on allowance if the pregnancy is less than 3 months old, or 30 days if the pregnancy is 3 months old or more.

b) Confinement period:

- Before and after childbirth, the laborer is allowed a total leave of 120 days if she works in normal conditions, or 150 days if she works in heavy-duty jobs or noxious occupations, or in a place where the area subsidy index is 0.7 or 1. The leave before childbirth is 30 days. If it is taken earlier than that, the total length of the leave shall not exceed the common stipulated level.

- In the event of a multiple birth, the mother shall be allowed an extra 30 days of leave on allowance for each of the children from the second.

- In case the new-born is dead within sixty days of birth (including still birth), the mother is allowed 75 days of leave on allowance from the date of the birth; if the new-born is dead after sixty days of birth, the mother is allowed 15 days of leave on allowance from the death of the child. In both of these stipulated cases, the total length of the maternity leave shall not exceed the common stipulated time.

At the end of the stipulated time, at the request of the nursing laborer and with the consent of her employer, she may take extra leave, but for not more than 180 days, and during which time she shall not enjoy social insurance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The laborer (male or female) who is nursing a legitimate new-born in accordance with the provisions of the Law on Marriage and the Family, shall be allowed a leave on allowance to take care of the infant until it is 120 days of age.

3. The allowance:

During the maternity leave as stipulated in Point 2, the mother is entitled to maternity leave equal to 100% of the salary on which she buys her social insurance prior to the leave.

Besides, at the time of confinement, the mother shall receive a one-time subsidy equal to two months of the minimum wage.

In the event of a twin or multiple birth, or a post-delivery death of the mother, or the mother is banned by the health authority from breast feeding, or of rearing an infant, there shall be a subsidy equal to two months of the minimum wage to pay for the dairy milk.

III. ALLOWANCE FOR LABOR ACCIDENT AND OCCUPATIONAL DISEASE

1. Allowance for labor accident:

a) Conditions for allowance:

- The labor accident happens to the laborer during the working hours, at the work place, including overtime work at the request of the employer;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The accident happens to the laborer on his/her way between his/her residence and the work place;

- The accident happens to the laborer when he/she is rescuing people or property of the State or the people.

The size of the allowance for labor accident is decided according to the procedures currently in force.

b) The allowance:

- During the leave for treatment until the condition of his/her injury is stable, the laborer is entitled to an allowance equal to 100% of his/her salary prior to the labor accident and the cost of treatment (in accordance with the provisions of the Ministry of Health). This cost shall be covered by the employer.

- When the condition of his/her injury is stable, the victim of the labor accident shall be sent by the social insurance organization for evaluation of his/her labor ability at the Health Evaluation Council of the level of province or city directly under the Central Government, or the Health Evaluation Council of the branch level, in accordance with the provisions of the Ministry of Health. Depending on the extent of his/her labor disability, the laborer shall receive a subsidy equal to the average wage of State employees. This wage level is double the minimum wage and is provided for as follows:

+ For labor disability from 5% to 60%, the allowance is given in one time as specified in the table below:

Labor disability

One-time allowance

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4 months of minimum wage

From 21% to 30%

8 months of minimum wage

From 31% to 40%

12 months of minimum wage

From 41% to 50%

18 months of minimum wage

From 51% to 60%

24 months of minimum wage

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ For labor disability from 61% to 100%, the monthly allowance is given (from the date of hospital checkout) on the basis of the disability level as specified in the table below:

Labor disability

Disability level

Monthly Allowance

From 61% to 70%

4

one month of minimum wage

From 71% to 80%

3

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



From 81% to 90%

2

1.4 months of minimum wage

From 91% to 100%

1

1.6 month of minimum wage

- For the victim of a labor accident who loses 81% or more of his/her labor ability and who cannot take care of his/her natural functions, due to a paralysis of the spinal column, total blindness, a loss of two limbs or a serious mental disorder, he/she shall be provided with a helper fee equal to 80% of the minimum wage.

- For the victim of a labor accident who suffers from functional damage to the feet, hands, ears, eyes or the spinal column, etc., he/she shall be given a one-time provision of aiding facility to help him/her replace the lost function.

- When the injury recurs, the laborer shall be treated and have it re-evaluated.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The recipient of one-time or monthly labor accident allowance who meets the required conditions, is still entitled to the pension stipulated in Part IV of this Circular.

2. Allowance for occupational disease:

a) Conditions for allowance:

The laborer who suffers from an occupational disease while doing a work, which is specified in the list of occupations provided for in Circular No.8-LB/TT on the 19th of May, 1976, and Circular No.29-LB/TT on the 25th of December, 1991, jointly issued by the Ministry of Health, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and the Vietnam General Confederation of Labor.

b) The allowance:

The salary, the cost for consultation and treatment during the treatment of the occupational disease, the provision of one-time or monthly allowance and the helper subsidy and other regimes shall apply to the laborer contracting occupational disease in the same way as to the victim of labor accident, provided for in Point (b), Item 1, Part III of this Circular.

IV. PENSION

1. Monthly pension:

a) Conditions for the monthly pension:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. 1) Having purchased social insurance for a 20 years (240 months) or more:

a. 2) Having reached 60 years of age for a man, and 55 years of age for a woman.

The eligible age for retirement (or retirement age may increase or decrease in the following cases:

- The retirement age may increase by not more than 5 years (not more than 65 years of age for a man, and 60 for a woman) in special cases in which the employer has the need to retain the service of the laborer (in the administrative sector, there must be the payroll quota), and the laborer is still physically fit and volunteers his/her service in writing.

- The retirement age may decrease by not more than 5 years (not less than 55 years of age for a man, and 50 for a woman) if the laborer falls into one of the following categories:

+ Having 20 years of service in a profession or on a job which is heavy and noxious; in a place which has area subsidy indexes of 0.7 and 1 (discontinued periods shall be added up).

The heavy and noxious jobs and works are those of category IV or higher, stipulated in the listed labor categories issued under Decision No.278-LD/QD on the 13th of November, 1976 of the Ministry of Labor, in the list of occupations to be paid with hazard allowances issued under Decree No.235-HDBT on the 18th of September, 1985 of the Council of Ministers (now the Government); in the list of heavy, noxious and dangerous jobs issued under Circular No.19-LDTBXH/TT on the 31st of December, 1990 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs; and in the supplementary provisions of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, or of other Ministries with the consent of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs; the areas which have area subsidy indexes of 0.7 and 1, are stipulated in Circular No.15-LDTBXH on the 2nd of June, 1993;

+ Having 10 years of service on battlefields in southern Vietnam and Laos before the 30th of April, 1975, and in Cambodia before the 31st of August, 1989. The time periods in different battlefields shall be added up.

+ Having served before the 20th of July, 1954;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In case the retired has at least 20 years working heavy or noxious jobs, or in area which has area subsidy indexes of 0.7 and 1, or has spent at least 10 years on battlefields in southern Vietnam or in Laos or Cambodia, the retirement age may be advanced by not more than 5 years (no less than 50 years of age for a man, and 45 years of age for a woman).

b) The pension:

b.1) One-time allowance on retirement:

- The laborer, who has purchased social insurance from 20 to 30 years, shall receive and allowance equal to one month of his/her salary.

- The laborer, who has purchased social insurance for from over 30 years to 35 years, shall receive an allowance equal to 2 months of his/her salary.

- The laborer, who has purchased social insurance for over 35 years, shall receive an allowance equal to 3 months of his/her salary.

For the laborer who works in the State sector, the salary on which to calculate his/her one-time allowance is the salary he/she is paid immediately before retirement, which includes the salaries paid on rank, title, responsibility, the subsidies paid on title and on seniority in elected position and the index subsidy and area subsidy (if any).

With regard to those working in the non-State sector, or working both in the State-owned sector and in the non-State sector, the lump sum paid to them upon retirement is based on the average wage for paying social insurance premiums (as stipulated at Point b.2 below).

b.2) Monthly pension:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- With regard to workers and employees in the State-owned sector: their pension shall be calculated on the basis of the average wage for paying social insurance premiums during the 10 years before retirement (hereunder referred to as the average salary for paying social insurance premiums). This average wage is the result of the division by 120 months of the total amount of wages for paying social insurance premiums during the 10 preceding years.

In case workers and employees in the State-owned sector retire and their average wage for paying social insurance premiums during the last 10 years before retirement, including the time before application of the new wage regime (1st April 1993), then their pension shall be calculated on the basis of the wages paid to them from the 1st of September 1985, according to the scale of wages stipulated by Decree No. 235-HDBT on the 18th of September 1985 of the Council of Ministers (now the Government, and Decision No. 58-QD/TW on the 18th of September, 1985 of the Party Secretariat, which are converted to the wages of grades, professions and titles, including position allowance (if any) of the new wage regime. More concretely:

+ The universally elected officials and professional and administrative officials of the judicial and procuracy branches, the universally elected managers of the State apparatus from provincial to district levels, public employees of the administrative and professional sector, the elected officials, and officials and employees in Party and mass organizations shall have their old wages changed to the new system as stipulated by Decision No.35-NQ/UBTVQHK9 issued on the 17th of May, 1993 by the National Assembly Standing Committee, Decision No.69-QD/TW issued on the 17th of May, 1993 by the Secretariat of the Party Central Committee, Decree No.25-CP on the 23rd of May, 1993 by the Government, Decision No.574-TTg on the 25th of November 1993 of the Prime Minister, Decree No.5-CP on the 26th of January, 1994 of the Government, Circular No.10-LB/TT on the 2nd of June, 1993, Circular No.5-LB/TT on the 4th of February, 1994, and Circular No.25-LB/TT on the 13th of September, 1993 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Finance, and the Government Commission on Organization and Personnel (example given in the Appendix enclosed with this Circular).

+ The workers and employees in State-owned businesses shall have their old wages changed to new ones, as stipulated by Decree No. 26-CP on the 23rd of May, 1993, and Decree No. 5-CP on the 26th of January, 1994 of the Government, and Circular No. 12-LB/TT on the 2nd of June, 1993 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Finance, and the Government Commission on Organization and Personnel (examples given in the Appendix enclosed with this Circular).

- With regard to those working both in the State-owned sector and the non-State sector, such as joint venture enterprises, foreign invested enterprises, private businesses, etc., their wage for paying social insurance premiums shall be calculated as follows:

+ Their average wage for paying social insurance premiums of the period during which they work in the State-owned sector as is applied to State employees. Then, to multiply the average wage for paying social insurance premiums by the total number of months during which they work in the State-owned sector, to have the total value of wages for payment of social insurance premiums in the State-owned sector.

+ The average wage for payment of social insurance premiums of the period during which they work in the non-State sector, multiplied by the total number of months during which they work in the non-State sector to have the total value of wages for payment of social insurance premiums in the period of their work in the non-State sector.

Then to add the total value of wages for payment of social insurance premiums of both sectors and divide it by the total number of months for payment of social insurance premiums of both State-owned and non-State sectors to have the common average wage for payment of social insurance premiums as the basis for calculating the pension (examples given in the Appendix enclosed with this Circular).

- With regard to those working in the non-State sector, their average wage for payment of social insurance premiums shall be calculated as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ If during their working period, they have paid social insurance premiums according to several scales of wages, their average wage for payment of social insurance premiums shall be calculated by determining the average wage of each period, and then the common average wage of all periods, in the same way as for those who have working periods in both the State-owned sector and the non-State sector.

b.3) The monthly pension:

Those, who have paid social insurance premiums for 20 years, shall enjoy a pension equal to 55% of the average wage for payment of social insurance premiums, each additional year of social insurance premiums shall be given another 2%, but the maximum pension shall not exceed 75% of the average wage for payment of social insurance premiums.

The lowest pension must not be lower than the minimum wage.

(The method of calculating pensions is given practical demonstration in the Appendix enclosed with this Circular).

2. The regime of paying pension in a lump sum.

a/ Eligible for the pension are:

- Those persons who have reached retirement age as stipulated, but who have paid social insurance premiums for less than 20 years;

- Those persons who have not yet reached the retirement age as stipulated (regardless of how many years they have paid social insurance premiums), but who for health reason (not due to a labor accident or an occupational disease) have been certified by the medical examination council that they have lost 61% or more of their working capacity.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The payment of pension in a lump sum shall be based on the number of years in which the persons concerned have paid social insurance premiums: one year of paying social insurance premiums entitles the person concerned to one month of the average wage for payment of social insurance premiums before retirement.

The average wage shall be calculated as stipulated in the regime of monthly pension (Section IV, Point b.2).

3. With regard to those working people who have not yet reached retirement age, but who have paid social insurance premiums for 20 years or more, if for one reason or another they cannot continue to work and to pay social insurance premiums, then when they reach retirement age as stipulated, they shall be granted a monthly pension, but the managing agency must compile a dossier and send it to the Labor, War Invalids and Social Affairs Office or to the Social Insurance Management Office to consider and settle.

V. THE REGIME OF DEATH ALLOWANCE

1. Funeral allowance.

a/ Eligible are:

- Those persons in active service who have paid social insurance premiums according to regimes stipulated at Section B of this Circular, including those who have retired or are waiting for pension.

- The pensioners and recipients of monthly allowance for labor accident or occupational disease.

b/ The funeral allowance is equal to 7 months of the minimum wage. The person in charge of organizing the funeral shall receive this funeral allowance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Eligible are:

Those persons who have paid social insurance premiums for 15 years or more; the recipients of monthly pension; the recipients of monthly allowance for labor accident or occupational disease as stipulated at Section III of this Circular who die, and those who die of a labor accident or occupational disease, In this case, their next of kin as mentioned below who directly supported them while they were alive, shall be granted a monthly death allowance. The next of kin are:

- Their own parents, their spouse’s parents, their lawful fosters, their spouse who are past working age (60 full years for men, and 55 full years for women) or who is still in working age, but has lost 81% or more of his/her working capacity. But among these persons, they who are receiving a wage, or a pension, or a monthly allowance for loss of working capacity, for labor accident, or for occupational disease, shall not receive the monthly death allowance.

- Their children under 16 years of age (including their own children, legally adopted children, illegitimate children recognized by law, and the child which is conceived before the husband dies), or children older than 16 who have lost 81% or more of their working capacity.

b/ Monthly death allowance:

The monthly death allowance for one next of kin shall be equal to 25% of the minimum wage, and the number of next of kin entitled to this monthly death allowance shall not exceed 4. The monthly death allowance shall be granted from the day the laborer dies.

In case one person has many next of kin who pay social insurance premiums and who die, he/she shall be granted a number of monthly death allowances equal to the number of his/her next of kin who pay social insurance premiums and who die.

With regard to the next of kin stipulated at Point a, if he/she has no other source of income and has no other close relative to rely on, he/she shall receive a support death allowance representing 70% of the minimum wage.

3. One-time death allowance

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



When a laborer, who has paid his social insurance premiums or who is receiving monthly pension or labor accident or occupational disease allowances as stipulated at Part B, Section III of this Circular, dies but his/her next of kin does not fall under the category of recipients of monthly death allowance, his/her family shall receive a one-time death allowance.

b/ Level of one-time death allowance:

- When a laborer in active service who is covered by the social insurance scheme dies, his/her family shall receive a one-time death allowance proportional to the number of years for which he/she has paid his/her insurance premiums, and representing half of the monthly wage on which he/she has paid his/her insurance premiums, for every year of active service, but not exceeding the total sum of 12 months of wage. The level of death allowance to the families of the persons working in the State sector, shall be based on the monthly wage on which he/she has paid his/her insurance premium in the month before his/her death. For the persons working outside the State sector, or partly in the State sector and partly outside the State sector, the level to determine the death allowance shall be based on the average monthly wage on which he/she has paid the insurance premiums (see Point b.2, Item b, Part IV).

- When a person who is receiving a monthly pension, labor accident or occupational disease allowance dies, his/her family shall receive a one-time death allowance, based on the pension or allowance he/she is receiving, and the time he/she has received this pension or allowance. If he/she dies in the first year after retirement, the one-time allowance is 12 months of pension or allowance; if he/she dies in the second and a later year, one month of pension or allowance shall be substrated from every year he/she has received the pension or allowance, but the one-time allowance shall not fall below three months of pension and allowance. For example:

1. Mr. A dies after receiving 14 months of pension. The allowance shall represent 11 months of pension (12 months minus one month of allowance).

2. Mr. B 10 years after retirement. His monthly pension in the 10th year is 303,678 VND, his death occurs in the last month of the 10th year. The death allowance shall be 303,678 VND x (12 months - 10 months) = 607,356 VND. However, according to the stipulation mentioned above, the one-time allowance should represent at least three months of pension or allowance, the death allowance shall be 303,678 VND x 3 = 911,034 VND.

VI. ALLOWANCES TO THE PERSONS COVERED BY SOCIAL INSURANCE BEFORE THE APPLICATION OF DECREE No.43-VCP

1. The persons receiving monthly pensions, incapacity or labor accident or occupational disease allowances, the workers at rubber plantations receiving monthly allowances, and the persons receiving monthly death allowances prior to the application of Decree No.43-CP, shall continue to receive the allowances as prescribed earlier by the Council of Ministers (now the Government), and shall enjoy the readjustments at the level defined by the Government.

2. When a person, who is receiving pension and incapacity allowance, labor accident Degree 1 and 2 and occupational diseases Category 1 and 2 allowances, dies, the death allowance described at this Circular shall apply.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



C. IMPLEMENTATION PROVISIONS

I. REGIME OF ALLOWANCES AND MEDICAL INSURANCE

The following persons shall receive area allowance, dearness allowance in his/her place of residence (if any), and shall have their medical insurance covered by the State:

- Recipients of monthly pensions;

- Those who are receiving monthly labor incapacity allowances;

- Those who are receiving monthly labor accident allowance or occupational disease allowance;

- Workers at rubber plantations who are receiving monthly allowances.

II. TIME FOR THE CALCULATION OF SOCIAL INSURANCE BENEFIT

The time for the calculation of social insurance benefit is the total number of years in which the laborer has paid his/her social insurance premiums.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For the laborers in the non-State sector who come under the obligatory social insurance system, who have paid their social insurance premiums prior to the promulgation of this Circular, and who remain under the obligatory insurance system, they shall enjoy social insurance for the years they have paid their social insurance premiums.

III. HANDLING OF VIOLATIONS

1. Temporary suspension of the right to social insurance:

- During the laborer's temporary detention or imprisonment.

On the expiry of his/her temporary detention or imprisonment, the laborer shall be considered for eligibility or non-eligibility for social insurance. On a return of non-guilty, he/she shall receive retroactive payment of pension or allowance for the time of suspension.

- When a case of fraud aimed at receiving social insurance is detected, the offender shall, depending on the extent of the violation, have his/her social insurance benefit reduced, or have his/her right to social insurance annulled.

2. Annulment of the right to social insurance:

- The persons sentenced to prison terms on account of betrayal to the Fatherland;

- The persons who leave for abroad or stay overseas illegally;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The employers, the laborers, the State officials or personnel of the social insurance organizations, who violate the provisions of the system of social insurance, shall be subject to administrative fines or investigated for penal liability according to the law in force.

IV. IMPLEMENTATION EFFECT

Pending a social insurance scheme as stipulated in Decree No.43-CP, the Vietnam Confederation of Labor shall manage and carry out the regimes concerning sickness, maternity, labor accident or occupational disease. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall manage and carry out the regimes concerning pension, death allowance (including the earlier regime concerning labor incapacity).

This Circular takes effect as from the 1st of January, 1994. With regard to the regimes of allowances concerning sickness, maternity, labor accidents or occupational diseases, they shall take affect as from the 1st of July, 1994. All earlier regulations on social insurance contrary to this Circular are now annulled.

In the process of implementation, if some problems arise, they should be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and the Ministry of Finance for consideration and settlement.

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Tao Huu Phung

FOR THE MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS,
VICE MINISTER




Le Huy Dong

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(published together with the Joint Ministerial Circular No. 21-LB/TT on the 18th of June, 1994 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and the Ministry of Finance)

CALCULATION OF THE AVERAGE WAGE FOR THE PAYMENT OF SOCIAL INSURANCE PREMIUMS AND CALUCLATION OF PENSION.

Example 1: A State employee who has paid his social insurance for 35 years and who retires on the 1st of January, 1994. His wages in the ten years preceding retirement are as follows.

- From the 1st of September, 1985 to the 31st of December, 1985, his monthly wage was 390 VND.

- From the 1st of January 1986 to the 31st of December, 1986, his monthly wage was 425 VND.

- From the 1st of January, 1990 to the 31st of March, 1993, his monthly wage was 463 VND.

- From the 1st of April, 1994 in the new wage system, he is classed on the wage scale with a coefficient of 3.91.

His monthly pension will be as follows:

1. Average monthly wage for the payment of social insurance premiums:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- 390 VND is converted into 3.06 x 120,000 VND = 367,200 VND.

- 425 VND is converted into 3.35 x 120,000 VND = 402,000 VND

- 463 VND is converted into 3.91 x 120,000 VND = 469,200 VND

b/ Total wages for the payment of social insurance premiums from September 1985 to December 1993:

- From September 1985 to December 1985:

4 months x 367,000 VND = 1,468,800 VND

- From January 1986 to December 1989:

48 months x 402,000 VND = 19,296,00 VND

- From January 1990 to December 1993:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Total: 100 months = 43,286,400 VND

c/ Average wage for payment of social insurance premiums:

43,286,400 VND: 100 months = 432,864 VND

2. Monthly pension represents 75% of the average monthly wage for payment of social insurance premiums:

432,864,000 VND x 75% = 324,648 VND

Example 2: An army officer who had changed from army service to a civil work and has paid his social insurance premiums for 32 years and who retired on the 1st of April, 1994. His army rank when detailed to a civil work was first lieutenant with 24 years of service in the army. His wages in the ten years before retirement were as follows:

- From the 1st of September 1985 to the 31st of March 1986, his first lieutenant wage was 350 VND, plus 24% of army seniority allowance.

- From the 1st of April 1986 to the 31st of March 1990, he received a monthly wage of 390 VND.

- From the 1st of April 1990 to the 31st of March 1993, his wage was 425 VND.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



His monthly pension is as follows:

1. Calculation of average wage for payment of social insurance premiums:

a/ Conversion of the wages from September 1985 to the new wage system:

- First lieutenant wage of 350 VND is converted into 3.8 x 120,000 VND = 456,000 VND.

- His wage of 390 VND is converted into 3.06 x 120,000 VND = 367,200 VND

- His wage of 425 VND is converted into 3.35 x 120,000 VND = 402,000 VND

b/ Total of wages for the payment of social insurance premiums from September 1985 to March 1994:

- From September 1985 to March 1986:

Army rank wage: 456,000 VND

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Total: 565,440 VND

7 months x 565,440 VND = 3,958,080 VND

- From April 1986 to March 1990:

48 months x 367,200 VND = 17,625,600 VND

- From April 1990 to March 1993:

36 months x 402,000 VND = 14,472,000 VND

- From April 1993 to March 1994:

12 months x 402,000 VND = 4,824,000 VND

Total 103 months = 40,879,680 VND

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



40,879,680 VND: 103 months = 369,890 VND

2. Monthly pension represents 75% of the wage for payment of average social insurance premiums:

369,890 VND x 75% = 297,668 VND

Example 3: A Vice President of the provincial People's Committee who has paid his social insurance premiums for 40 years, retiring on the 1st September, 1995. His wages in the ten years preceding retirement are:

- From September 1985 to October 1986: he was Director of the provincial Educational Service, his wage was 513 VND.

- From November 1986 to November 1989 he was Director of the provincial Educational Service, his wage was 555 VND.

- From December 1989 to March 1993, he was Vice President of the People's Committee of the province, his wage was 599 VND.

- From April 1993 to August 1995, his new wage was converted by the coefficient 6.2.

His monthly pension is as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Conversion of wage levels effective from September 1985 into new wage levels:

- Wage 513 VND (Director of Service) converted by coefficient 4.19

- Position allowance (Director of Service): 0.7

Total: 4.89 x 120,000 VND = 586,800 VND

- Wage 555 VND converted by coefficient 4.75

- Position allowance: 0.7

Total 5.45 x 120,000 VND = 654,000 VND

- Wage 599 VND (Vice President of provincial People's Committee) converted into:

6.2 x 120,000 VND = 744,000 VND

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- From September 1985 to October 1986:

14 months x 586,800 VND = 8,215,200 VND

- From November 1986 to November 1989:

37 months x 654,000 VND = 24,198,000 VND

- From December 1989 to August 1995:

69 months x 744,000 VND = 51,336,000 VND

Total: 120 months = 83,749,200 VND

c/ His average wage for payment of social insurance premiums is:

83,749,200 VND : 120 months = 697,910 VND

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



697,910 x 75% = 523,433 VND

Example 4: An engineering worker having paid social insurance premiums for 25 years and retiring on the 1st of September, 1998. His wages in the ten years preceding retirement were:

- From September 1988 to October 1992, he received Grade 5 wage of 315.50 VND

- From November 1992 to March 1993, he received Grade 6 wage of 336 VND

- From April 1993, his Grade 6 wage changed to new wage by coefficient 2.67.

His monthly pension shall be as follows:

1. Average monthly wage for payment of social insurance premiums:

a/ Change of the wages from September 1988 to new wage scale:

- 315.50 VND changed to 2.18 x 120,000 VND = 261,600 VND

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Total wages for payment of social insurance premiums from September 1988 to August 1998:

- From September 1988 to October 1992:

50 months x 216,600 VND = 13,080,000 VND

- From November 1992 to August 1998:

70 months x 320,400 VND = 22,428,000 VND

Total: 120 months = 35,508,000 VND

c/ Average wage for payment of social insurance premiums:

35,508,000 VND : 12 months = 295,900 VND

2. Monthly pension represents 65% of the wage for payment of social insurance premiums:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Example 5: A worker affected to the State payroll from January 1962 to February 1989. From March 1989 to May 1994, he was assigned to an enterprise having foreign investment.

1. His average wage for payment of social insurance premiums in the State sector:

- From September 1985 to February 1989, his wage was Grade 5 or 315,50 VND.

This changed to the new wage scale under Decree No.26-CP into: 2.18 x 120,000 VND = 216,600 VND

- Total value of wages for his payment of social insurance premiums during his service in the State sector:

216,600 VND x 326 months = 85,281,600 VND

2. Average wage for payment of social insurance premiums when he worked at the foreign-invested enterprise:

- From March 1989 to June 1991, he received 50 USD per month, which is equal to 540,000 VND at the time of his retirement (one USD = 10,800 VND):

540,000 VND x 28 months = 15,120,000 VND.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



702,000 VND x 34 months = 23,868,000 VND.

Total: 62 months = 38,988,000 VND.

- Average monthly wage for payment of social insurance premiums:

38,988,000 VND : 62 months = 628,838,71 VND.

- Total value of wages for payment of social insurance premiums for both periods inside and outside the State sector:

628,838.71 VND x 62 months = 38,988,000 USD

3. Calculation of average wage for payment of social insurance premiums for both periods inside and outside the State sector:

- Total value of wages for payment of social insurances premiums:

85,281,600 VND + 38,988,000 VND = 124,269,600 VND.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



326 months + 62 months = 388 months.

- Average wage for social payment of social insurance premiums is:

124,269,600 VND : 388 months = 320,282.47 VND.

4. Monthly pension represents 75% of the wage for payment of social insurance premiums:

320,282.47 VND x 75% = 240,211.85 VND.-

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 21-LB/TT ngày 18/06/1994 hướng dẫn chế độ bảo hiểm xã hội theo hình thức bắt buộc do Bộ Lao động, thương binh và xã hội - Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


73.801

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.249.105
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!