BỘ
LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ QUỐC PHÒNG-BỘ TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
1699/2001/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC
|
Hà
Nội , ngày 19 tháng 6 năm 2001
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ
TÀI CHÍNH SỐ 1699/2001/TT-LT-BQP/BLĐTBXH-BTC NGÀY 19 THÁNG 06 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 04/2001/NĐ-CP NGÀY 16/01/2001 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI
TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM NĂM 1999
VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI SĨ QUAN THÔI PHỤC VỤ TẠI NGŨ; SĨ QUAN CHUYỂN SANG
QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP HOẶC CHUYỂN SANG CÔNG CHỨC QUỐC PHÒNG
Thi hành Nghị định số
04/2001/NĐ-CP ngày 16/01/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 về chế độ chính sách
đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ: sĩ quan chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp
hoặc chuyển sang công chức quốc phòng;
Sau khi có ý kiến của Ban Tổ chức
- Cán bộ Chính phủ tại Công văn số 106/BTCCBCP-TL ngày 16/5/2001, Liên tịch Bộ
Quốc phòng - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện như sau:
A. ĐỐI TƯỢNG
ÁP DỤNG:
Sĩ quan (SQ), Quân nhân chuyên
nghiệp (QNCN) nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, sĩ quan chuyển sang quân nhân
chuyên nghiệp, công chức quốc phòng (CCQP); quân nhân chuyên nghiệp chuyển sang
công chức quốc phòng .
B. CÁC CHẾ ĐỘ
CHÍNH SÁCH:
I- ĐỐI VỚI SĨ
QUAN NGHỈ HƯU:
1. Điều kiện nghỉ hưu.
1.1. Sĩ quan, QNCN nghỉ việc hưởng
chế độ hưu trí hàng tháng khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 1, Điều 4 Nghị
định số 04/2001/NĐ-CP ngày 16/1/2001 của Chính phủ.
1.2. Sĩ quan QNCN nghỉ việc hưởng
chế độ hưu trí hàng tháng quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 04/2001/NĐ-CP
ngày 16/01/2001 khi có đủ các điều kiện sau đây:
a/ Nam đủ 25 năm, nữ đủ 20 năm
phục vụ trong quân đội trở lên, trong đó có ít nhất 5 năm được tính tuổi quân
(không phục vụ vào cấp bậc quân hàm và tuổi đời).
- Thời gian phục vụ trong quân đội
bao gồm thời gian là sĩ quan; QNCN; hạ sĩ quan, binh sĩ (HSQ,BS); công nhân
viên chức quốc phòng (CNVCQP). Thời gian phục vụ trong quân đội được tính theo
năm lịch (không quy đổi theo hệ số), nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng
trợ cấp một lần (bao gồm trợ cấp xuất ngũ, phục viên, thôi việc) thì được cộng
dồn.
Trường hợp quân nhân đã phục
viên, xuất ngũ trước ngày ban hành Quyết định số 595/TTg ngày 15/12/1993 của Thủ
tướng Chính phủ, sau đó tái ngũ thì thời gian trước đó được cộng nối để tính thời
gian phục vụ quân đội.
- Tuổi quân được tính theo quy định
tại Quyết định số 3156/2000/QĐ-BQP ngày 28/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
b/ Quân đội không còn nhu cầu bố
trí sĩ quan, QNCN, CCQP hoặc không chuyển ngành được.
Ví dụ 1: Dồng chí Nguyễn văn A,
sinh năm 1956, là CNVCQP từ tháng 4/1976, tháng 4/1995 chuyển sang QNCN, cấp bậc
Đại uý, tháng 4/2001 quân đội không còn nhu cầu bố trí sắp xếp, không chuyển
ngành được, đã có đủ 25 năm công tác trong quân đội, trong đó có 6 năm tuổi
quân, đồng chí A đủ điều kiện nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hàng tháng.
2. Cách tính mức lương hưu hàng
tháng:
2.1. Sĩ quan, QNCN nghỉ việc hưởng
chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định tại tiết 1.1, điểm 1, mục I, phần B
Thông tư này, cách tính mức lương hưu hàng tháng thực hiện như quy định tại tiết
a điểm 3, Mục IV Thông tư số 29/LB-TT ngày 2/11/1995 của Liên Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội - Quốc phòng - Nội vụ; điểm 1 và tiết a điểm 2, mục I
Thông tư số 05/2000/TT-TL-BLĐTBXH-BQP-BCA ngày 18/2/2000 của Liên tịch Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội - Bộ Quốc phòng - Bộ Công an.
Ví dụ 2: Đồng chí Hoàng Thị Y,
Thiếu tá QNCN, đủ 45 tuổi, có 25 năm đóng BHXH, trong đó có 16 năm ở nơi có phụ
cấp khu vực hệ số 0,7, nghỉ việc hưởng lương hưu từ tháng 6/2001 (nghỉ hưu theo
quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995). Tỷ lệ hưởng
lương hưu hàng tháng được tính như sau:
Tỷ lệ % để tính lương hưu hàng
tháng theo tiết a, điểm 3, mục IV Thông tư số 29/LB-TT ngày 2/11/1995:
15 năm tính bằng 45%.
Từ năm thứ 16 đến năm thứ 25
tính thêm 20%.
Tổng cộng bằng 65%.
Ví dụ 3: Đồng chí Nguyễn Văn X,
Đại uý, 43 tuổi, có 22 năm đóng BHXH, trong đó có 15 năm làm nghề đặc biệt nặng
nhọc, bị suy giảm khả năng lao động 62%, nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí theo mức
lương hưu thấp hơn từ tháng 7/2001 (nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 24
Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995). Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của đồng
chí X được tính như sau:
Tỷ lệ % để tính lương hưu hàng
tháng theo tiết b, điểm 1, mục I Thông tư số 05/2000/TT-LT-BLĐTBXH-BQP-BCA ngày
18/2/2000:
22 năm tính bằng 59%
Tỷ lệ (%) giảm do nghỉ hưu trước
tuổi 50 (đối với nam)
(50 tuổi - 43 tuổi) x 1% = 7%
Tỷ lệ (%) để tính lương hưu hàng
tháng của đồng chí X là:
59% -7% = 52%.
2.2. Sĩ quan, QNCN nghỉ việc hưởng
chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định tại tiết 1.2, điểm 1, mục I, phần B
Thông tư này, cách tính mức lương hưu hàng tháng được thực hiện như quy định tại
tiết a, điểm 3, mục IV Thông tư số 29/LB-TT ngày 2/11/1995 của Liên Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội - Quốc phòng - Nội vụ cụ thể như sau:
Đủ 15 năm đóng BHXH tính bằng
45% mức bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH sau đó cứ thêm mỗi năm (12
tháng) đóng BHXH tính thêm 2%, tối đa bằng 75% mức bình quân của tiền lương
tháng đóng bảo hiểm xã hội, (không phải tính giảm tỷ lệ % lương hưu).
Ví dụ 4: Đồng chí Nguyễn Hoàng
Q, sĩ quan, 44 tuổi, có 26 năm đóng BHXH (26 năm phục vụ quân đội trong đó có 5
năm tuổi quân); tỷ lệ lương hưu hàng tháng được tính như sau:
15 năm tính bằng 45%
Từ năm thứ 16 đến năm thứ 26
tính thêm 22% (11 năm x 2%)
Tổng cộng bằng 67%.
II- ĐỐI VỚI SĨ
QUAN, QNCN CHUYỂN NGÀNH
1. Sĩ quan, QNCN chuyển ngành
sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước,
quyền lợi được hưởng như sau:
1.1. Qui định về ưu tiên trong
thi tuyển
1.1.1. Sĩ quan, QNCN chuyển
ngành được miễn thi tuyển, gồm:
a/ Sĩ quan, QNCN nguyên là cán bộ,
công nhân viên chức Nhà nước được chuyển về cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà
nước đã công tác trước khi nhập ngũ.
b/ Sĩ quan, QNCN chuyển ngành
theo yêu cầu của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được sắp xếp làm đúng ngành nghề
chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo.
Ví dụ 5: Đồng chí Nguyễn Văn D cấp
bậc Thượng uý, tốt nghiệp đại học Tài chính kế toán, đang làm kế toán ở binh
đoàn X nay được chuyển ngành về sắp xếp làm kế toán ở Sở Nông nghiệp tỉnh Hà
Tây. Đồng chí D được sắp xếp đúng ngành nghề, không phải qua thi tuyển.
1.1.2. Ưu tiên điểm trong thi
tuyển:
Sĩ quan, QNCN khi chuyển ngành nếu
phải qua thi tuyển công chức vào làm việc trong biên chế tại cơ quan Nhà nước,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hưởng lương từ ngân sách Nhà nước
được ưu tiên cộng thêm 2,5 điểm vào kết quả thi để xét tuyển dụng.
1.2. Về xếp
lương:
1.2.1. Sĩ quan, QNCN chuyển
ngành được xếp và hưởng lương theo công việc mới, chức vụ mới kể từ ngày có quyết
định chuyển ngành. Trường hợp hệ số mức lương ngạch, bậc mới (kể cả hệ số mức
lương được nâng lương sau chuyển ngành) thấp hơn hệ số mức lương sĩ quan, QNCN
tại thời điểm chuyển ngành thì được bảo lưu hệ số chênh lệch giữa hệ số mức
lương sĩ quan, QNCN với hệ số mức lương mới. Thời gian bảo lưu tối thiểu là 18
tháng kể từ khi có quyết định chuyển ngành.
Ví dụ 6: Đồng chí Phan H cấp bậc
Đại uý (hệ số lương 4,15) tháng 4/2001 chuyển ngành ra Sở Giáo dục đào tạo tỉnh
B - xếp làm chuyên viên chính có hệ số mức lương là 3,91.
Hệ số chênh lệch bảo lưu là:
4,15 - 3,91 = 0,24.
Thời gian bảo lưu tối thiểu đến
hết tháng 9/2002.
1.2.2. Trong thời gian bảo lưu
lương, nếu sĩ quan, QNCN chuyển ngành được nâng hệ số mức lương mới bằng hoặc
cao hơn hệ số mức lương sĩ quan, QNCN tại thời điểm chuyển ngành thì sĩ quan,
QNCN đó được hưởng lương theo hệ số mức lương mới kể từ ngày được nâng lương và
thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu.
1.3. Cách tính
lương hưu.
1.3.1. Sĩ quan QNCN chuyển ngành
khi nghỉ hưu được lấy mức lương làm căn cứ tính lương hưu tại thời điểm nghỉ
hưu cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên tính theo thời gian phục vụ tại ngũ của mức
lương sĩ quan, QNCN tại thời điểm chuyển ngành được chuyển đổi theo chế độ
lương hiện hành để làm cơ sở tính lương hưu.
Ví dụ 7: đồng chí Trần Văn K,
Phó vụ trưởng thuộc Bộ Y tế, nguyên là sĩ quan cấp bậc Đại ý, có 15 năm tuổi
quân; nghỉ việc hưởng lương hưu từ tháng 5/2001, khi nghỉ có hệ số lương 5,03,
có quá trình công tác và diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trong 5 năm
cuối trước khi nghỉ hưu là:
+ Từ 1/5/1996 đến 30/4/1998: hưởng
lương hệ số 4,75 và phụ cấp chức vụ lãnh đạo 0,6.
+ Từ 1/5/1998 đến 30/4/2001: hưởng
lương hệ số 5,03 và phụ cấp chức vụ lãnh đạo 0,6.
- Cách tính mức bình quân tiền
lương đóng bảo hiểm xã hội như sau:
+ Từ 1/5/1996 đến 30/4/1998:
Lương tính theo hệ số: 210.000 đ
x 4,75 = 997.500 đ
Phụ
cấp chức vụ lãnh đạo: 210.000 đ x 0,6= 126.000 đ
Cộng : 1.123.500 đ
1.123.500 đ x 24 tháng =
26.964.000 đ
+ Từ 1/5/1998 đến 30/4/2001:
Lương tính theo hệ số: 210.000 đ
x 5,03= 1.056.300 đ
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo:
210.000 đ x 0,6= 126.000 đ
-----------
Cộng: 1.182.300 đ
1.182.300 đ x 36 tháng =
42.562.800 đ
Tổng số tiền lương làm căn cứ
đóng bảo hiểm xã hội của 60 tháng là:
26.964.000 đ + 42.562.800 đ =
69.526.800 đ
Mức bình quân của tiền lương 5
năm cuối là:
69.529.800 đ : 60 tháng =
1.158,780 đ
Phụ cấp thâm niên trước khi chuyển
ngành (tính trên hệ số lương Đại uý đã được chuyển đổi) là:
210.000 đ x 4,15 x 15% = 130.725
đ
Mức bình quân của tiền lương
tháng để làm căn cứ tính lương hưu là:
1.158.780 đ + 130.725 đ (Phụ cấp
trách nhiệm trước khi chuyển ngành) = 1.289.505 đ
1.3.2. Trường hợp sĩ quan, QNCN
chuyển ngành, khi nghỉ hưu có mức lương làm căn cứ tính lương hưu theo quy định
tại tiết 1.3.1 nói trên thấp hơn mức lương làm căn cứ tính lương hưu theo mức
lương của sĩ quan, QNCN tại thời điểm chuyển ngành, thì được lấy mức lương làm
căn cứ tính lương hưu của sĩ quan, QNCN tại thời điểm chuyển ngành để tính
lương hưu.
Ví dụ 8: Tháng 5/2001 đồng chí
Thái Văn T là Kế toán viên chính, nguyên là sĩ quan chuyển ngành nghỉ hưu, có
quá trình công tác và diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Tháng 5/1990 chuyển ngành có cấp
bậc Thiếu tá, có 20 năm tuổi quân, phụ cấp thâm niên (tính trên hệ số lương Thiếu
tá đã được chuyển đổi) là:
210.000 đ x 4,80 x 20% = 201.600
đ
- Diễn biến tiền lương đóng bảo
hiểm xã hội (tính theo hệ số lương đã được chuyển đổi):
+ Từ tháng 1/5/1985 đến
30/4/1987: Đại uý hệ số lương 4,15, thâm niên 17 năm
+ Từ 1/5/1987 đến 30/4/1990: Thiếu
tá, hệ số lương 4,80, thâm niên 20 năm
+ Từ 1/5/1996 đến 30/4/2001: hưởng
hệ số lương 4,10
- Cách tính mức bình quân tiền
lương đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a/ Bình quân 5 năm cuối trước
khi chuyển đổi ngành:
- Từ 1/5/1985 - 30/4/1987:
Lương tính theo hệ số: 210.000 đ
x 4,15 = 871.500 đ
Phụ cấp thâm niên; 871.500 đ x
17% = 148.155 đ
Cộng:
1.019.655 đ
1.019.655 đ x 24 tháng =
24.471.720 đ
- Từ 1/5/1987 - 30/4/1990:
Lương tính theo hệ số: 210.000 đ
x 4,80 = 1.008.000 đ
Phụ cấp thâm niên: 1.008.000 đ x
20% = 201.600 đ
Cộng
: 1.209.600 đ
1.209.600 đ x 36 tháng =
43.545.600 đ
Tổng số tiền lương làm căn cứ
đóng BHXH của 60 tháng cuối trước khi chuyển ngành là:
24.471.720 đ + 43.545.600 đ =
68.017.320 đ
Mức bình quân của tiền lương 5
năm cuối trước khi chuyển ngành:
68.017.320 đ : 60 tháng =
1.133.622 đ
b/ Bình quân 5 năm cuối trước
khi nghỉ hưu:
- Từ 1/5/1996 - 30/4/2001:
Lương tính theo hệ số: 210.000 đ
x 4,10 = 861.000 đ
Mức bình quân của tiền lương
tháng để tính lương hưu là:
861.000 đ + 201.600 đ (PCTN trước
khi chuyển ngành) = 1.062.600 đ
Như vậy, mức bình quân của tiền
lương 5 năm cuối trước khi chuyển ngành (1.133.622 đ) cao hơn mức bình quân của
tiền lương 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu (1.062.600 đ). Do đó, đồng chí T được
lấy mức 1.133.622 đồng để làm cơ sở tính lương hưu.
1.4. Sĩ quan, QNCN chuyển ngành
được cấp tiền tầu xe từ đơn vị về cơ quan mới từ nguồn ngân sách Nhà nước (thực
hiện theo điểm 1, mục II Thông tư số 448/TTLB ngày 28/3/1994 của Liân Bộ Quốc
phòng - Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính).
1.5. Sĩ quan, QNCN đã chuyển
ngành sang doanh nghiệp Nhà nước khi thôi việc được doanh nghiệp giới thiệu về
đơn vị cũ (nơi quyết định cho sĩ quan QNCN chuyển ngành sang doanh nghiệp nhà
nước) thanh toán chế độ theo quy định hiện hành cho thời gian phục vụ quân đội.
1.6. Nguồn kinh phí chi trả chế
độ trợ cấp một lần cho thời gian tăng thêm do quy đổi, tiền tầu xe, chi trả phần
chênh lệch do bảo lưu lương, chi trả đào tạo do ngân sách Nhà nước bảo đảm;
kinh phí chi trả phần chênh lệch do bảo lưu lương, chi trả đào tạo đối với
doanh nghiệp Nhà nước được hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông.
2- Sĩ quan, QNCN chuyển sang làm
việc tại các doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp Nhà nước), đơn vị khác không hưởng
lương từ ngân sách Nhà nước được hưởng các chế độ sau:
2.1. Được hưởng chế độ trợ cấp
phục viên một lần và tiền tàu xe từ đơn vị về cơ quan mới từ nguồn ngân sách
Nhà nước theo hướng dẫn tại điểm 2, 3, 4 mục III, phần B Thông tư này.
2.2. Nếu sĩ quan, QNCN tự nguyện
không nhận trợ cấp từ quỹ BHXH thì được bảo lưu phần bảo hiểm xã hội của thời
gian công tác trước khi chuyển sang làm việc tại các doanh nghiệp (trừ doanh
nghiệp Nhà nước), đơn vị khác không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, được cơ
quan bảo hiểm xã hội quân đội xác nhận trong sổ BHXH trước khi chuyển ra ngoài
quân đội và được thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội theo qui định hiện hành tại
Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ.
III- CHẾ ĐỘ,
CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI SĨ QUAN, QNCN PHỤC VIÊN:
Quyền lợi của sĩ quan, QNCN phục
viên quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 8 Nghị định số 04/2001/NĐ-CP ngày
16/01/2001 của Chính phủ thực hiện như sau:
1. Trợ cấp tạo việc làm.
- Sĩ quan, QNCN phục viên được
trợ cấp tạo việc làm bằng 6 tháng lương tối thiểu của cán bộ, công chức tại thời
điểm phục viên.
- Sĩ quan, QNCN phục viên có
nguyện vọng học nghề hoặc tìm việc làm thì đơn vị hoặc cơ quan quân sự quận,
huyện, (nơi cư trú) có trách nhiệm giới thiệu đến các trung tâm giới thiệu việc
làm của quân đội hoặc của các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương để được học nghề
hoặc giới thiệu việc làm.
- Các trung tâm giới thiệu việc
làm của Nhà nước, quân đội, địa phương có trách nhiệm ưu tiên tiếp nhận sĩ
quan, QNCN phục viên vào học nghề hoặc giới thiệu việc làm.
2. Trợ cấp phục viên một lần.
2.1. Trợ cấp phục viên một lần
được tính bằng cách lấy số năm công tác theo lịch (không quy đổi hệ số) nhân với
1 tháng lương và phụ cấp (nếu có) hiện hưởng.
Thời gian để tính hưởng chế độ
trợ cấp phục viên một lần là tổng thời gian công tác thực tế trong quân đội
(bao gồm thời gian là SQ, QNCN, CNVCQP, HSQ, BS) chưa giải quyết chế độ phục
viên, xuất ngũ; thời gian là cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước
công tác trong các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở
Trung ương và địa phương và thời gian làm hợp đồng có đóng BHXH mà chưa được giải
quyết chế độ thôi việc.
Nếu có tháng lẻ thì:
- Dưới 1 tháng không được tính để
hưởng trợ cấp;
- Từ 1 tháng đến dưới 6 tháng được
tính 0,5 công tác;
- Từ 6 tháng trở lên được tính 1
năm công tác.
2.2. Tiền lương để tính trợ cấp
phục viên nói trên gồm: lương cấp bậc quân hàm hoặc lương ngạch, bậc và các khoản
phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên, khu vực, đắt đỏ, hệ số chênh lệch bảo lưu
(nếu có) đang hưởng trước khi phục viên.
Ví dụ 9: Đồng chí M nhập ngũ
1/3/1986, ngày 25/6/2001 phục viên với cấp bậc Thượng uý, trợ lý.
Trợ cấp phục viên một lần được
tính như sau:
Tiền lương của đồng chí M:
Lương cấp bậc Thượng uý: 210.000
đ x 3,8 = 798.000 đ
Phụ cấp thâm niên: 798.000 đ x
15% = 119.700 đ
------------------
Cộng = 917.700 đ
Thời gian công tác thực tế của đồng
chí M là 15 năm 3 tháng được tính hưởng trợ cấp phục viên là 15,5 tháng.
Trợ cấp phục viên một lần là:
917.700 đ x 15,5 tháng =
14.224.350 đ
3. Sĩ quan, QNCN phục viên được
cấp tiền tàu xe từ đơn vị về nơi cư trú (thực hiện theo điểm 3, mục I Thông tư
số 448/TTLB ngày 28/3/1994 của Liên bộ Quốc phòng - Lao động - Thương binh và
Xã hội - Tài chính).
4. Tiền trợ cấp tạo việc làm, trợ
cấp phục viên một lần và tiền tàu xe từ đơn vị về nơi cư trú quy định tại các
điểm 1, 2, 3 mục III, phần B Thông tư này do ngân sách Nhà nước chi trả; đơn vị
quản lý sĩ quan, QNCN thanh toán trước khi phục viên.
5. Sĩ quan, QNCN phục viên ngoài
các chế độ nói trên, còn được hưởng trợ cấp từ nguồn quỹ bảo hiểm xã hội theo
quy định hiện hành tại điểm a, mục 1, Điều 1 Quyết định số 595/TTg ngày
15/12/1993 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 448/TT-LB ngày
28/3/1994 của Liên Bộ Quốc phòng- Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính.
Ví dụ 10: Đồng chí M nêu tại ví
dụ 9 nói trên, ngoài trợ cấp nói tại các điểm 1, 2, 3 mục III, đồng chí M còn
được hưởng trợ cấp do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả như sau:
Lương cấp bậc Thượng uý: 210.000
đ x 3,8 = 798.000 đ
Phụ cấp thâm niên: 798.000 đ x
15% = 119.700 đ
------------------
Cộng = 917.700 đ
Tiền trợ cấp từ quỹ bảo hiểm xã hội
bằng:
15 năm tuổi quân: 917.700 đ x
1,5 x 15 năm = 20.648.250 đ
3 tháng lẻ : 917.700 đ x 1 tháng
= 917.700 đ
-----------------------
Cộng 21.565.950 đ
6. Sĩ quan, QNCN phục viên về địa
phương không quá 1 năm kể từ ngày ký quyết định phục viên, nếu tìm được việc
làm, có yêu cầu chuyển ngành theo quy định tại Mục II Nghị định số
04/2001/NĐ-CP ngày 16/1/2001, thì Thủ trưởng đơn vị cũ theo phân cấp quản lý (Bộ
Quốc phòng) thu hồi quyết định phục viên và ra quyết định chuyển ngành. Khi ra
quyết định chuyển ngành, đơn vị cũ có trách nhiệm thu tiền trợ cấp phục viên một
lần quy định tại điểm 2, mục III, phần B Thông tư này về cho ngân sách; nếu đối
tượng có nguyện vọng tính nối thời gian tham gia BHXH trước khi phục viên thì
đơn vị cũ thu tiền trợ cấp từ nguồn quỹ bảo hiểm xã hội về cho quĩ BHXH và đề
nghị cơ quan BHXH quân đội xác nhận trong sổ BHXH.
Trường hợp sĩ quan, QNCN phục
viên không quá 1 năm sau đó chuyển sang làm việc tại các doanh nghiệp (trừ
doanh nghiệp nhà nước), đơn vị khác không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước có
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu đối tượng có nguyện vọng tính nối thời
gian tham gia BHXH trước khi phục viên thì đơn vị cũ thu tiền trợ cấp từ nguồn
quỹ bảo hiểm xã hội về cho quĩ BHXH và đề nghị cơ quan BHXH quân đội xác nhận
trong sổ BHXH cho sĩ quan, QNCN.
IV- QUI ĐỔI
THỜI GIAN ĐỂ TÍNH HƯỞNG CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP MỘT LẦN KHI SĨ QUAN, QNCN THÔI PHỤC VỤ TẠI
NGŨ
1. Điều kiện để tính quy đổi thời
gian:
1.1. Đã chiến đấu, phục vụ chiến
đấu ở chiến trường miền Nam (B), chiến trường Lào (C) trước ngày 30/4/1975, ở
Cămpuchia trước ngày 31/8/1989; chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở miền Bắc trong
chống chiến tranh phá hoại từ 5/8/1964 đến ngày 27/1/1973; ở Biên giới Tây Nam
từ tháng 5/1975 đến tháng 12/1978; ở biên giới Việt Trung từ tháng 2/1979 đến hết
tháng 12/1988.
1.2. Ở địa bàn có phụ cấp đặc biệt
mức 100% hoặc làm việc trong ngành nghề đặc thù quân sự được xếp lao động đặc
biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
1.3. Ở địa bàn có phụ cấp khu vực
từ hệ số 0,7 trở lên hoặc làm việc trong ngành nghề đặc thù quân sự được xếp
lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo qui định của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội.
2. Cách tính quy đổi thời gian:
2.1. Thời gian để tính quy đổi
theo các điều kiện ở điểm 1 nêu trên là thời gian phục vụ trong quân đội mà
chưa quy đổi để hưởng chế độ trợ cấp một lần.
2.2. Thời gian công tác ở địa
bàn trước đây chưa được quy định mà nay quy định mức phụ cấp đặc biệt (100%);
hoặc phục cấp khu vực (0,7) trở lên, thì thời gian công tác ở địa bàn đó được
tính là thời gian công tác được qui đổi.
Ví dụ 11: Một sĩ quan công tác ở
quần đảo Trường Sa từ tháng 4/1988 đến tháng 3/1990; tháng 6/2001 nghỉ hưu, từ
tháng 1/1994 quần đảo Trường Sa được hưởng chế độ phụ cấp đặc biệt mức 100%, do
vậy thời gian 2 năm công tác ở Trường Sa (1988-1990) của đồng chí sĩ quan này
được qui đổi để hưởng chế độ trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
2.3. Thời gian công tác ở địa
bàn trước đây được quy định phụ cấp đặc biệt mức 100%; hoặc phụ cấp khu vực hệ
số 0,7 trở lên (đủ điều kiện để tính quy đổi) mà sau đó quy định phụ cấp đặc biệt
dưới 100%; hoặc phụ cấp khu vực dưới hệ số 0,7 (không đủ điều kiện để tính quy
đổi), thì thời gian công tác trước đó ở địa bàn nói trên đến ngày có quy định mới
được tính là thời gian công tác được quy đổi theo mức quy định.
2.4. Thời gian trước đây làm nghề
hoặc công việc mà hiện nay quy định là nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm hoặc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thực hiện theo hướng dẫn
tại điểm 2, mục II Thông tư số 11/LĐ-TBXH-TC ngày 7/4/1997 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội để làm căn cứ tính quy đổi thời gian tăng thêm.
3. Mức quy đổi thời gian:
3.1. Thực hiện mức quy đổi như
quy định tại Điều 9 Nghị định số 04/2001/NĐ-CP ngày 16/01/2001 của Chính phủ.
3.2. Trường hợp trong cùng một
thời gian công tác, nếu có đủ 2 hoặc 3 điều kiện nêu trên thì chỉ được thực hiện
điều kiện có mức quy đổi cao nhất.
3.3. Trường hợp có thời gian
công tác được qui đổi mà đứt quãng thì được cộng dồn để tính thời gian tăng
thêm.
Ví dụ 12: Đồng chí N, tháng
5/2001 nghỉ hưu, cấp bậc Thượng tá, 29 năm tuổi quân, có thời gian chiến đấu ở
chiến trường miền Nam 3 năm (từ 5/1972- 4/1975). Sau đó có thời gian công tác ở
địa bàn có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 (xã ĐaK Na, huyện Đắc Tô, tỉnh Kon Tum) 6
năm (từ 3/1985- 2/1991).
Đồng chí N được tính quy đổi thời
gian như sau:
- 3 năm, mỗi năm tăng thêm 6
tháng:
3 x 6 tháng = 18 tháng = 1 năm 6
tháng.
- 6 năm, mỗi năm tăng thêm 2
tháng:
6 x 2 tháng = 12 tháng = 1 năm.
Tổng thời gian tăng thêm của đồng
chí N là:
1 năm 6 tháng + 1 năm = 2 năm 6
tháng.
4. Cách tính trợ cấp một lần cho
thời gian tăng thêm do quy đổi:
4.1. Mức trợ cấp: Cứ mỗi năm
tăng thêm do quy đổi được tính bằng 1 tháng tiền lương và phụ cấp (nếu có) hiện
hưởng tại thời điểm thôi phục vụ tại ngũ (không trừ BHYT và BHXH).
Nếu có tháng lẻ thì:
- Dưới 1 tháng không tính hưởng
trợ cấp:
- Từ 1 tháng đến dưới 6 tháng được
tính 0,5 năm tăng thêm.
- Từ 6 tháng trở lên được tính
hưởng 1 năm tăng thêm.
4.2. Tiền lương và phụ cấp để
tính trợ cấp một lần gồm tiền lương cấp hàm, ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức
vụ, thâm niên, khu vực, đắt đỏ và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) tại thời điểm
thôi phục vụ tại ngũ.
Ví dụ 13: Đồng chí N nêu tại ví
dụ 12 nói trên, đồng chí N được tính trợ cấp một lần như sau:
Lương cấp hàm Thượng tá: 210.000
đ x 5,90 = 1.239.000 đ
Phụ cấp thâm niên: 1.239.000 đ x
29% = 359.310 đ
-----------------
Cộng = 1.598.310 đ
Thời gian tăng thêm do quy đổi 2
năm 6 tháng được trợ cấp bằng 3 tháng lương và phụ cấp.
Trợ cấp một lần của đồng chí N
khi thôi phục vụ tại ngũ là:
1.598.310 đ x 3 = 4.794.930 đ
4.3. Tiền trợ cấp một lần cho thời
gian tăng thêm do qui đổi nói trên, được ngân sách Nhà nước đảm bảo và đơn vị
quản lý chi trả trước khi sĩ quan, QNCN thôi phục vụ tại ngũ.
V- CHẾ ĐỘ,
CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI SĨ QUAN CHUYỂN SANG QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP, CÔNG CHỨC QUỐC
PHÒNG; QNCN CHUYỂN SANG CCQP
1. Về chuyển xếp lương:
Sĩ quan thuộc diện chuyển sang
QNCN, CCQP; QNCN chuyển sang CCQP theo qui định, được xếp lương theo diện bố
trí mới.
Hệ số mức lương được xếp khi
chuyển diện bố trí, căn cứ vào ngành, nhóm ngành cán bộ được xếp; trình độ đào
tạo, thời gian giữ cấp bậc quân hàm hoặc bậc lương hiện tại.
Trường hợp hệ số mức lương được
xếp thấp hơn hệ số mức lương sĩ quan, QNCN tại thời điểm chuyển diện bố trí thì
được bảo lưu hệ số chênh lệch giữa hệ số mức lương sĩ quan, QNCN so với hệ số mức
lương mới cho đến khi được nâng lương bằng hoặc cao hơn.
2. Về chế độ trợ cấp một lần cho
thời gian tăng thêm do qui đổi.
Sĩ quan, QNCN chuyển sang CCQP
được hưởng chế độ trợ cấp một lần cho thời gian tăng thêm do qui đổi qui định ở
mục IV Thông tư này; nếu sau đó, do yêu cầu của tổ chức, CCQP lại chuyển thành
QNCN hoặc sĩ quan, thì khi thôi phục vụ tại ngũ, thời gian đã tính quy đổi nói
trên không được tính lại.
3. Sĩ quan, QNCN chuyển sang
CCQP khi nghỉ hưu được áp dụng thực hiện về cách tính lương hưu qui định tại điểm
1.3, Mục II, Thông tư này.
C- TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sĩ quan, QNCN thôi phục vụ tại
ngũ hoặc chuyển sang CNVCQP từ ngày 1/4/2000 đến ngày ban hành Thông tư này,
các đơn vị quản lý cán bộ (theo phân cấp của Bộ Quốc phòng), căn cứ vào hồ sơ
và thời điểm thôi phục vụ tại ngũ của sĩ quan, QNCN để tính các chế độ được hưởng
và truy trả cho từng đối tượng theo quy định tại Thông tư này.
2. Sĩ quan, QNCN đã chuyển ngành
hoặc đã chuyển sang CNVCQP mà nghỉ hưu sau ngày 1/4/2000 được áp dụng cách tính
lương hưu theo quy định tại tiết 1.3, điểm 1, mục II phần B Thông tư này.
3. Kinh phí đóng bảo hiểm xã hội
bổ sung hàng năm cho số hạ sĩ quan, binh sĩ từ ngày 1/1/1995 trở đi chuyển
thành người hưởng lương, tham gia BHXH bắt buộc cả 5 chế độ bằng 15% mức lương
tối thiểu/người/tháng.
Hàng năm, căn cứ vào số lượng hạ
sĩ quan, binh sĩ chuyển thành người hưởng lương và mức đóng nêu trên, Bộ Quốc
phòng lập dự toán vào ngân sách chi thường xuyên, Bộ Tài chính bảo đảm để Bộ Quốc
phòng đóng vào quỹ Bảo hiểm xã hội.
Đối với số hạ sĩ quan, binh sĩ
chuyển thành người hưởng lương từ năm 2001 về trước, Bộ Quốc phòng chủ trì phối
hợp với Bộ Tài chính và Bảo hiểm xã hội Việt Nam rà soát lại số lượng đối tượng
phải đóng BHXH để bảo đảm cho quỹ BHXH Việt Nam.
4. Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch
thôi phục vụ tại ngũ đối với SQ, QNCN, Bộ Quốc phòng lập dự toán ngân sách chi
cho các chế độ trợ cấp tạo việc làm, trợ cấp phục viên một lân, tiền tàu xe; trợ
cấp một lần cho thời gian tăng thêm do quy đổi.
5. Thủ tục hồ sơ xét hưởng chế độ
hưu trí, chế độ bảo hiểm xã hội một lần đối với sĩ quan QNCN quy định tại Thông
tư này thực hiện theo quy định hiện hành.
Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp
phục viên một lần, chế độ trợ cấp tạo việc làm, chế độ trợ cấp một lần thời
gian tăng thêm do quy đổi, chế độ chuyển sang QNCN, CCQP thực hiện theo hướng dẫn
của Bộ Quốc Phòng.
6. Thông tư này có hiệu lực thi
hành từ ngày 1/4/2000. Các quy định áp dụng đối với sĩ quan, QNCN quân đội nhân
dân Việt Nam khi thôi phục vụ tại ngũ trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc, đề nghị phản ảnh về Liên Bộ để nghiên cứu giải quyết.
Lê
Duy Đồng
(Đã
ký)
|
Nguyễn
Văn Rinh
(Đã
ký)
|
Nguyễn
Thị Kim Ngân
(Đã
ký)
|