Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 01/2025/TT-BYT hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi

Số hiệu: 01/2025/TT-BYT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Trần Văn Thuấn
Ngày ban hành: 01/01/2025 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Hồ sơ chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01/01/2025

Ngày 01/01/2025, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 01/2025/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có quy định hồ sơ chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Hồ sơ chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Theo đó, hồ sơ chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:

- Trường hợp chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo yêu cầu chuyên môn, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển người bệnh phải có Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 01/2025 bằng bản giấy hoặc bản điện tử.

Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giá trị sử dụng trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày ký.

- Người tham gia bảo hiểm y tế mắc các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 01/2025 được sử dụng Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giá trị sử dụng trong 01 năm kể từ ngày ký.

Trường hợp hết thời hạn của Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà người bệnh vẫn đang trong lần khám bệnh, chữa bệnh và cần tiếp tục điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị đó.

- Trường hợp người bệnh được chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh đó theo tình trạng bệnh của người bệnh và năng lực chuyên môn, phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở.

- Trường người bệnh được chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà phải thực hiện nhiều đợt điều trị theo yêu cầu chuyên môn, người bệnh được tiếp tục sử dụng Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho đến khi kết thúc điều trị và sau đợt điều trị đầu tiên, mỗi đợt điều trị tiếp theo phải có Phiếu hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người bệnh được chuyển đến.

Ví dụ: Người bệnh được chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để phẫu thuật mổ mắt nhưng cần thực hiện 02 đợt phẫu thuật cho từng mắt thì người bệnh được sử dụng Phiếu chuyển chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho đến khi kết thúc 02 đợt phẫu thuật.

- Trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác hoặc người bệnh tự đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và sau đó được chuyển tiếp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi.

Xem chi tiết tại Thông tư 01/2025/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

 

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2025/TT-BYT

Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2025

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ

Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 27 tháng 11 năm 2024;

Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13, Luật số 46/2014/QH13, Luật số 97/2015/QH13, Luật số 35/2018/QH14, Luật số 68/2020/QH14, Luật số 30/2023/QH15 và Luật số 51/2024/QH15 (sau đây gọi là Luật Bảo hiểm y tế), bao gồm:

a) Quy định về hình thức tổ chức của y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại điểm c khoản 1 Điều 22 của Luật Bảo hiểm y tế;

b) Quy định trường hợp lưu trú, thủ tục được khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại khoản 3 Điều 22 của Luật Bảo hiểm y tế;

c) Quy định trường hợp chẩn đoán xác định, điều trị một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao tại điểm a khoản 4 Điều 22 của Luật Bảo hiểm y tế;

d) Quy định chi tiết về đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và phân bổ số lượng thẻ bảo hiểm y tế cho cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại các khoản 1 và khoản 2 Điều 26 của Luật Bảo hiểm y tế;

đ) Quy định trường hợp đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu tại khoản 3 Điều 26 của Luật Bảo hiểm y tế;

e) Quy định về việc chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại khoản 1 Điều 27 của Luật Bảo hiểm y tế;

g) Quy định việc chuyển người bệnh về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu để điều trị, quản lý đối với các bệnh mạn tính tại khoản 2 Điều 27 của Luật Bảo hiểm y tế;

h) Quy định thủ tục hẹn khám lại theo yêu cầu chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh tại khoản 2 Điều 28 của Luật Bảo hiểm y tế;

i) Quy định về hồ sơ chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại khoản 3 Điều 28 của Luật Bảo hiểm y tế.

2. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các quy định liên quan đến tuyến, hạng tại một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với người tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan bao gồm cả các trường hợp sau đây:

a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu cho các đối tượng không thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;

b) Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế không thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;

c) Người tham gia bảo hiểm y tế không thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;

d) Trường hợp chuyển người bệnh giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế không thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

2. Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a) Việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu của đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;

b) Việc chuyển người bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

Điều 3. Quy định về hình thức tổ chức của y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại điểm c khoản 1 Điều 22 của Luật Bảo hiểm y tế

Y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu bao gồm y tế của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, các cơ sở giáo dục và các đơn vị, tổ chức khác được tổ chức dưới hình thức là trạm y tế hoặc phòng khám có ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Điều 4. Trường hợp lưu trú, thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật Bảo hiểm y tế

1. Trường hợp lưu trú được khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật Bảo hiểm y tế là trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế thay đổi nơi cư trú dưới 30 ngày đã thực hiện khai báo thông tin lưu trú theo quy định của pháp luật về cư trú bao gồm:

a) Người đi công tác đến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là tỉnh) khác;

b) Học sinh, sinh viên, học viên học tập tại tỉnh khác trong thời gian nghỉ hè, nghỉ lễ, tết tại gia đình hoặc trong thời gian thực hành, thực tập, đi học tại tỉnh khác;

c) Người lao động tại tỉnh khác trong thời gian nghỉ phép tại gia đình;

d) Người làm việc lưu động tại tỉnh khác;

đ) Người đi đến tỉnh khác để thăm thành viên gia đình theo quy định tại khoản 16 Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình.

2. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thay đổi nơi lưu trú, tạm trú được thực hiện như sau:

a) Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc các trường hợp thay đổi nơi lưu trú quy định tại khoản 1 Điều này và trường hợp thay đổi nơi tạm trú thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 28 của Luật Bảo hiểm y tếĐiều 15 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;

b) Trường hợp thay đổi nơi lưu trú quy định tại khoản 1 Điều này, người tham gia bảo hiểm y tế còn phải thực hiện thủ tục quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Trường hợp thay đổi nơi tạm trú, người tham gia bảo hiểm y tế còn phải thực hiện thủ tục quy định tại khoản 4 Điều này.

3. Trường hợp thay đổi nơi lưu trú quy định tại khoản 1 Điều này, người tham gia bảo hiểm y tế xuất trình cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giấy tờ về việc thay đổi nơi lưu trú như sau:

a) Văn bản cử đi công tác và thông tin về lưu trú đã cập nhật trên tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dụng VNeID đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Thẻ học sinh, sinh viên, học viên và thông tin về lưu trú đã cập nhật trên tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dụng VNeID đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Văn bản về việc nghỉ phép có xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý người tham gia bảo hiểm y tế và thông tin về lưu trú đã cập nhật trên tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dụng VNeID đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

d) Văn bản cử hoặc phân công nhiệm vụ làm việc lưu động của cơ quan, đơn vị quản lý người tham gia bảo hiểm y tế và thông tin về lưu trú đã cập nhật trên tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dụng VNeID đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;

đ) Giấy tờ thể hiện quan hệ thành viên gia đình theo pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông tin về lưu trú đã cập nhật trên tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dụng VNeID đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.

4. Trường hợp thay đổi nơi tạm trú, người tham gia bảo hiểm y tế xuất trình cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế một trong các giấy tờ chứng minh thông tin về thay đổi nơi tạm trú gồm phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền cho người đăng ký tạm trú về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú hoặc thông tin về đăng ký tạm trú trên tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dụng VNeID.

Điều 5. Trường hợp chẩn đoán xác định, điều trị một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao tại điểm a khoản 4 Điều 22 của Luật Bảo hiểm y tế

1. Ban hành kèm theo Thông tư này các danh mục một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao được 100% mức hưởng theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 22 của Luật Bảo hiểm y tế như sau:

a) Danh mục một số bệnh được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu quy định tại Phụ lục I;

b) Danh mục một số bệnh được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản quy định tại Phụ lục II.

2. Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không phải thực hiện quy định về chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

3. Người tham gia bảo hiểm y tế được hưởng quyền lợi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này theo quy định như sau:

a) Người bệnh được hưởng quyền lợi sau khi đã được một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chẩn đoán xác định mắc bệnh thuộc danh mục quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp tại cột tình trạng, điều kiện trong danh mục bệnh tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này có quy định người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh thì người bệnh được hưởng ngay theo quy định đó.

- Ví dụ 1: Tại Phụ lục I có bệnh u ác ở tụy mã bệnh C25, người bệnh được hưởng như sau:

Trường hợp 1: Người bệnh đã được bệnh viện A thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu hoặc cơ bản chẩn đoán xác định mắc bệnh u ác ở tụy - mã bệnh C25 thì người bệnh được hưởng quyền lợi theo quy định tại Điều này khi tự đến khám bệnh, chữa bệnh u ác ở tụy - mã bệnh C25 tại bệnh viện B thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh chuyên sâu.

Trường hợp 2: Người bệnh tự đến khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện B thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh chuyên sâu và được bệnh viện B chẩn đoán xác định mắc bệnh u ác ở tụy - mã bệnh C25 thì người bệnh được hưởng quyền lợi theo quy định tại Điều này ngay trong lần khám bệnh, chữa bệnh này tại bệnh viện B đối với việc khám bệnh, chẩn đoán xác định mắc bệnh u ác ở tụy - mã bệnh C25 và điều trị bệnh này.

- Ví dụ 2: Người bệnh được bệnh viện A thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu hoặc cơ bản chẩn đoán xác định mắc bệnh u ác ở tụy - mã bệnh C25, sau đó người bệnh tự đi khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện B thuộc cấp chuyên sâu thì được hưởng quyền lợi theo quy định tại Điều này như sau:

Trường hợp 1: Bệnh viện B thuộc cấp chuyên sâu khám bệnh, chẩn đoán xác định người bệnh mắc bệnh u ác ở tụy - mã bệnh C25 thì người bệnh được hưởng quyền lợi theo quy định tại Điều này đối với việc khám bệnh, chữa bệnh u ác ở tụy - mã bệnh C25 tại bệnh viện B. Trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh u ác ở tụy - mã bệnh C25 tại bệnh viện B có phát hiện bệnh khác hoặc bệnh kèm theo thì người bệnh cũng được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh khác hoặc bệnh kèm theo được phát hiện đó theo phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Trường hợp 2: Bệnh viện B thuộc cấp chuyên sâu khám bệnh, chẩn đoán xác định người bệnh không mắc bệnh u ác ở tụy - mã bệnh C25 thì người bệnh vẫn được quyền lợi theo quy định tại Điều này đối với lần khám bệnh, chẩn đoán đó tại bệnh viện B.

Trường hợp 3: Khi đến bệnh viện B thuộc cấp chuyên sâu khám bệnh, chữa bệnh u ác ở tụy - mã bệnh C25 mà người bệnh còn đề nghị khám bệnh, chữa bệnh thêm bệnh khác thì chỉ được hưởng quyền lợi theo quy định tại Điều này đối với việc khám bệnh, chữa bệnh u ác ở tụy - mã bệnh C25 tại bệnh viện B và không được hưởng quyền lợi theo quy định tại Điều này đối với việc khám bệnh, chữa bệnh khác đó tại bệnh viện B.

b) Trường hợp bệnh tại các phụ lục có quy định điều kiện hoặc tình trạng bệnh, người bệnh chỉ được hưởng quyền lợi khi đáp ứng điều kiện hoặc tình trạng bệnh đó.

4. Trong trường hợp tên bệnh chẩn đoán không hoàn toàn trùng khớp với tên bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp quy định tại các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này nhưng đúng mã bệnh thì thống nhất áp dụng theo mã bệnh.

5. Trường hợp người bệnh đã được điều trị ổn định hoặc theo yêu cầu chuyên môn, tình trạng bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể chuyển người bệnh về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản, cấp ban đầu để tiếp tục theo dõi, điều trị.

Điều 6. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu cho người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này bao gồm:

a) Trạm Y tế;

b) Y tế cơ quan được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các hình thức quy định tại các điểm a, c, e, g và h khoản này;

c) Phòng khám đa khoa;

d) Phòng khám đa khoa khu vực;

đ) Trung tâm y tế cấp huyện được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo hình thức tổ chức là phòng khám theo quy định tại điểm c hoặc điểm h khoản này;

e) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo hình thức phòng khám đa khoa;

g) Phòng khám bác sỹ y khoa hoặc phòng khám y sỹ đa khoa tại các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

h) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có chuyên khoa nội và ít nhất 01 trong số các chuyên khoa ngoại, nhi, sản; không thuộc các hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: phòng khám chuyên khoa, phòng khám liên chuyên khoa, phòng khám răng hàm mặt, phòng khám dinh dưỡng, nhà hộ sinh, phòng chẩn trị y học cổ truyền, phòng khám y học cổ truyền, cơ sở xét nghiệm, cơ sở chẩn đoán hình ảnh, cơ sở kỹ thuật phục hình răng, cơ sở kỹ thuật phục hồi chức năng, cơ sở lọc máu, cơ sở tâm lý lâm sàng, cơ sở dịch vụ điều dưỡng, cơ sở dịch vụ hộ sinh, cơ sở chăm sóc giảm nhẹ, cơ sở cấp cứu ngoại viện và cơ sở kính thuốc có thực hiện việc đo, kiểm tra tật khúc xạ.

2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh cơ bản được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu cho một số đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này bao gồm:

a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động với hình thức là bệnh viện đa khoa;

b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo một trong các hình thức sau: bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền hoặc bệnh viện răng hàm mặt. Trong cơ cấu tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có bộ phận chuyên môn thuộc một trong các hình thức là khoa hoặc trung tâm hoặc viện. Bộ phận chuyên môn này phải có chuyên khoa nội và ít nhất 01 trong số các chuyên khoa ngoại, nhi, sản.

3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh chuyên sâu được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu cho một số đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này, bao gồm:

a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này mà trước ngày 01 tháng 01 năm 2025 đã được cơ quan có thẩm quyền xác định là tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh hoặc tương đương tuyến huyện, tuyến tỉnh;

b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chức năng bảo vệ sức khỏe cán bộ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phong, lao và bệnh phổi, tâm thần, lão khoa, y học cổ truyền trong cơ cấu tổ chức có bộ phận chuyên môn thuộc một trong các hình thức là khoa hoặc trung tâm hoặc viện. Bộ phận chuyên môn này phải có chuyên khoa nội và ít nhất 01 trong số các chuyên khoa ngoại, nhi, sản;

c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quyết định của Bộ Y tế mà trong cơ cấu tổ chức có bộ phận chuyên môn thuộc một trong các hình thức là khoa hoặc trung tâm hoặc viện. Bộ phận chuyên môn này phải có chuyên khoa nội và ít nhất 01 trong số các chuyên khoa ngoại, nhi, sản.

Điều 7. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu

1. Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc tất cả các đối tượng được lựa chọn một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này gần nơi cư trú, làm việc, học tập và phù hợp với khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.

2. Người tham gia bảo hiểm y tế được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này gần nơi cư trú, làm việc, học tập và phù hợp với khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khoẻ theo Hướng dẫn số 52 HD/BTCTW ngày 02 tháng 12 năm 2005 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về việc điều chỉnh bổ sung đối tượng khám, chữa bệnh tại một số cơ sở y tế của Trung ương; đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khỏe cán bộ của tỉnh;

b) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh, người từ đủ 75 tuổi trở lên;

c) Trẻ em;

d) Người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên đất liền thuận lợi nhất nếu trên các xã đảo, huyện đảo không có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này;

đ) Học sinh, sinh viên, học viên của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp khối ngành sức khỏe được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc trường có ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này; người lao động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang làm việc có ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này;

e) Học sinh, sinh viên, học viên đang trong thời gian học tập, thực hành, thực tập tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế từ đủ 90 ngày trở lên được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang học tập, thực hành, thực tập có ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này; người lao động đang trong thời gian đi công tác đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế từ đủ 90 ngày trở lên được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đến công tác có ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này;

g) Người công tác trong quân đội, công an khi nghỉ hưu;

h) Người mắc bệnh cần chữa trị dài ngày theo danh mục của Bộ Y tế;

i) Công chức, viên chức, học sinh, sinh viên ngoài các trường hợp quy định tại điểm đ khoản này;

k) Các đối tượng khác.

3. Người tham gia bảo hiểm y tế được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh chuyên sâu quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này gần nơi cư trú, làm việc, học tập và phù hợp với khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Đối tượng thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý;

b) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

c) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh, người từ đủ 75 tuổi trở lên;

d) Đối tượng quy định tại điểm đ và điểm e khoản 2 Điều này;

đ) Trẻ em dưới 6 tuổi;

e) Người công tác trong quân đội, công an khi nghỉ hưu;

g) Người mắc bệnh cần được chữa trị dài ngày theo danh mục của Bộ Y tế tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại điểm b khoản 3 Điều 6 Thông tư này;

h) Đối tượng khác trong trường hợp cần thiết theo đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và yêu cầu thực tế tại địa phương: Sở Y tế lấy ý kiến cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, tổng hợp hồ sơ báo cáo Bộ Y tế xem xét, quyết định.

4. Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế thuộc nhiều đối tượng ưu tiên quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này thì được lựa chọn theo đối tượng phù hợp.

5. Người công tác trong quân đội, công an nghỉ hưu lựa chọn nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

6. Việc thay đổi nơi đăng ký ban đầu được thực hiện như sau:

a) Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu vào 15 ngày đầu mỗi quý để phù hợp với nơi cư trú, làm việc hoặc học tập;

b) Cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu của người tham gia bảo hiểm y tế trên cơ sở dữ liệu thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế điện tử.

Điều 8. Phân bổ số lượng thẻ bảo hiểm y tế cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu

1. Nguyên tắc phân bổ số lượng thẻ bảo hiểm y tế cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu bảo đảm đúng quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật Bảo hiểm y tế, cụ thể như sau:

a) Bảo đảm cân đối, phù hợp với nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu của người dân và quy định tại Điều 7 Thông tư này;

b) Phù hợp với khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế về chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh đa khoa và xử trí cấp cứu ban đầu, số lượt khám bệnh, chữa bệnh, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hằng năm, số lượt khám trên 01 bàn khám trong 01 ngày, điều kiện hoạt động về cơ sở vật chất, nhân lực, cung ứng thuốc, trang thiết bị theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, quy mô giường bệnh (nếu có) và quy định tại Điều 6 Thông tư này;

c) Phù hợp với khả năng thực tế tại địa phương bao gồm: cân đối với số lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong từng cấp chuyên môn kỹ thuật và giữa các cấp chuyên môn kỹ thuật trên địa bàn; ưu tiên phân bổ thẻ bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp ban đầu; cân đối, hợp lý về cơ cấu các nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.

2. Sở Y tế có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện phân bổ ổn định số lượng thẻ bảo hiểm y tế cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu trên địa bàn quản lý;

b) Rà soát, điều chỉnh số lượng thẻ bảo hiểm y tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp cần thiết để bảo đảm quy định tại Thông tư này hoặc khi người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký mới hoặc yêu cầu thay đổi đăng ký cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu;

c) Thông báo công khai số lượng thẻ bảo hiểm y tế đã phân bổ cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên Trang thông tin điện tử của Sở Y tế.

3. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm sau đây:

a) Trước ngày 31 tháng 10 hằng năm, cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về số lượng, cơ cấu đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thực tế đã đăng ký cho Sở Y tế và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thông tin về số lượt khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh cho Sở Y tế làm căn cứ xem xét, tổ chức việc phân bổ số lượng thẻ bảo hiểm y tế cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu trên địa bàn quản lý;

b) Tổ chức cho người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu, thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu theo quy định tại Thông tư này;

c) Định kỳ cuối tháng đầu tiên của mỗi quý, cơ quan bảo hiểm xã hội thông báo thông tin về số lượng thẻ mà các đối tượng đã đăng ký tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về Sở Y tế để tổng hợp, kịp thời rà soát, điều chỉnh số lượng thẻ bảo hiểm y tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp cần thiết;

d) Đăng tải công khai thông tin về số lượng, cơ cấu đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thực tế đã đăng ký của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc tỉnh trên Trang thông tin điện tử của cơ quan bảo hiểm xã hội.

4. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu và có văn bản thông báo đến Sở Y tế, cơ quan bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh để tổng hợp thông tin, phân bổ trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 2 Thông tư này.

Điều 9. Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Việc chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thực hiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

2. Các trường hợp chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo đúng trình tự bao gồm:

a) Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong cùng cấp khám bệnh, chữa bệnh, từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp ban đầu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản, từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu theo yêu cầu chuyên môn, tình trạng bệnh của người bệnh hoặc vượt khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài các trường hợp quy định tại điểm đ khoản này và Điều 5 Thông tư này;

b) Chuyển người bệnh từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp ban đầu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu trong trường hợp vượt khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản tại tỉnh;

c) Chuyển người bệnh đã điều trị ổn định từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản hoặc cấp ban đầu, chuyển người bệnh từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp ban đầu để tiếp tục điều trị, theo dõi;

d) Chuyển người bệnh từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu hoặc cấp cơ bản về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu để điều trị, quản lý, theo dõi đối với các bệnh mạn tính theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;

đ) Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với người mắc bệnh mạn tính hoặc điều trị dài ngày theo danh mục bệnh quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này thì phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giá trị trong 01 năm kể từ ngày ghi trên phiếu chuyển và thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 5 Thông tư này;

e) Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không theo quy định tại Điều 26, Điều 27 của Luật Bảo hiểm y tế và thuộc trường hợp quy định tại các điểm e, g, h (trừ trường hợp được hưởng 100% tại điểm e và điểm h) khoản 4 Điều 22 của Luật Bảo hiểm y tế sau đó được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo yêu cầu chuyên môn;

g) Trường hợp cấp cứu, sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.

Điều 10. Chuyển người bệnh về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cấp ban đầu nơi người bệnh đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu để điều trị, quản lý, theo dõi đối với các bệnh mạn tính

1. Sau khi đã được điều trị ổn định đối với các bệnh mạn tính theo danh mục tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể chuyển người bệnh về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp ban đầu nơi người bệnh đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu để điều trị, quản lý, theo dõi.

2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp ban đầu nơi người bệnh đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu thực hiện điều trị, quản lý, theo dõi đối với các bệnh mạn tính theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế và các quy định sau đây:

a) Thực hiện khám bệnh theo hướng dẫn trong hồ sơ chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cấp thuốc theo đơn, thiết bị y tế thuộc phạm vi chi trả của Quỹ Bảo hiểm y tế định kỳ theo hướng dẫn trong hồ sơ chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Việc khám định kỳ quy định tại điểm này được tính là 01 lần khám bệnh, chữa bệnh;

b) Trường hợp người bệnh có phát sinh các bệnh hoặc triệu chứng mà cần khám bệnh, chỉ định, thực hiện dịch vụ kỹ thuật, kê đơn thuốc, chỉ định thiết bị y tế thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp ban đầu nơi người bệnh đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu thực hiện theo năng lực chuyên môn, phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục dịch vụ kỹ thuật của cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác theo quy định của pháp luật.

3. Quỹ Bảo hiểm y tế thực hiện thanh toán chi phí khám bệnh, điều trị bệnh bao gồm tiền khám bệnh, chi phí thuốc, thiết bị y tế và dịch vụ kỹ thuật đã được kê đơn, chỉ định theo năng lực chuyên môn của cơ sở nơi quản lý, theo dõi bệnh mạn tính theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, các quy định về thanh toán thuốc, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật và các quy định khác về khám bệnh, chữa bệnh có liên quan trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quản lý người bệnh mạn tính xây dựng kế hoạch, thực hiện mua sắm theo quy định hoặc nhận thuốc, thiết bị y tế được cấp phát, chuyển từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã chuyển người bệnh về, quản lý, tổng hợp chi phí khám bệnh, chữa bệnh, thuốc, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật và quyết toán với cơ quan bảo hiểm xã hội.

5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế chuyển người bệnh về quản lý, theo dõi, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cấp ban đầu nơi người bệnh đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu có trách nhiệm sau đây:

a) Phối hợp, trao đổi thông tin với cơ sở tiếp nhận bảo đảm cung ứng thuốc, thiết bị y tế và không ảnh hưởng đến quá trình điều trị của người bệnh;

b) Chuyển thuốc, thiết bị y tế trong thời gian cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh chưa có sẵn thuốc, thiết bị y tế để cung cấp cho người bệnh.

Điều 11. Thủ tục hẹn khám lại

Người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế hẹn khám lại trong trường hợp cần tiếp tục theo dõi tình trạng bệnh hoặc kiểm tra lại kết quả của đợt khám, điều trị đó theo yêu cầu chuyên môn theo thủ tục sau đây:

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ghi nội dung, lịch hẹn khám lại trong Phiếu hẹn khám lại (bản giấy hoặc bản điện tử) theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này hoặc ghi trong đơn thuốc, giấy ra viện (bản giấy hoặc bản điện tử) cho người bệnh (gọi chung là Phiếu hẹn khám lại).

2. Phiếu hẹn khám lại bản giấy có đóng dấu treo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên góc trái, phía trên và chữ ký của bác sỹ điều trị. Phiếu hẹn khám lại bản điện tử có chữ ký số của bác sỹ điều trị. Mỗi Phiếu hẹn khám lại chỉ sử dụng 01 (một) lần.

3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ghi nội dung, lịch hẹn vào sổ lịch hẹn khám lại hoặc trên dữ liệu điện tử của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để theo dõi, đối chiếu khi cần thiết.

4. Người bệnh có trách nhiệm đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đúng thời gian ghi trên Phiếu hẹn khám lại. Trường hợp người bệnh không thể đến đúng thời gian hẹn thì cần liên hệ với bác sỹ điều trị hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để đặt lịch hẹn khác phù hợp.

5. Số lần hẹn khám lại được thực hiện theo yêu cầu chuyên môn sau mỗi lượt khám bệnh, chữa bệnh. Chỉ được hẹn khám lại một lần sau khi kết thúc một đợt điều trị.

Điều 12. Hồ sơ chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Trường hợp chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo yêu cầu chuyên môn, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển người bệnh phải có Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này bằng bản giấy hoặc bản điện tử. Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giá trị sử dụng trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày ký.

2. Người tham gia bảo hiểm y tế mắc các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này được sử dụng Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giá trị sử dụng trong 01 năm kể từ ngày ký. Trường hợp hết thời hạn của Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà người bệnh vẫn đang trong lần khám bệnh, chữa bệnh và cần tiếp tục điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị đó.

3. Trường hợp người bệnh được chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh đó theo tình trạng bệnh của người bệnh và năng lực chuyên môn, phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở.

4. Trường người bệnh được chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà phải thực hiện nhiều đợt điều trị theo yêu cầu chuyên môn, người bệnh được tiếp tục sử dụng Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho đến khi kết thúc điều trị và sau đợt điều trị đầu tiên, mỗi đợt điều trị tiếp theo phải có Phiếu hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người bệnh được chuyển đến.

Ví dụ: Người bệnh được chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để phẫu thuật mổ mắt nhưng cần thực hiện 02 đợt phẫu thuật cho từng mắt thì người bệnh được sử dụng Phiếu chuyển chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho đến khi kết thúc 02 đợt phẫu thuật.

5. Trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác hoặc người bệnh tự đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và sau đó được chuyển tiếp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi.

Điều 13. Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến tuyến, hạng trong các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế

1. Sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản, điểm của Thông tư số 09/2019/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thẩm định điều kiện ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu, chuyển thực hiện dịch vụ cận lâm sàng và một số trường hợp thanh toán trực tiếp chi phí trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:

a) Sửa đổi cụm từ “trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 thành “trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng quy định tại Điều 26 và Điều 27 của Luật Bảo hiểm y tế”;

b) Sửa đổi cụm từ “ra viện, chuyển viện” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 thành “kết thúc điều trị, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”.

2. Sửa đổi, bổ sung cụm từ “tuyến huyện” quy định tại Điều 1 Thông tư số 35/2021/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 9 Thông tư số 30/2020/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế thành “cấp khám bệnh, chữa bệnh cơ bản”.

3. Sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Thông tư số 36/2021/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh lao như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung cụm từ “chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 thành “chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế”;

b) Sửa đổi, bổ sung cụm từ “tuyến trên chuyển về” quy định tại điểm b khoản 5 Điều 14 thành “cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp cơ bản, cấp chuyên sâu chuyển về”.

4. Bổ sung vào cuối điểm d khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 20/2022/TT- BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế quy định sau đây:

“- Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động lần đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 và trong thời gian được tạm xếp cấp cơ bản theo quy định tại khoản 7 Điều 61 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP tạm thời áp dụng theo quy định đối với bệnh viện hạng II cho đến khi Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành văn bản mới về danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế có hiệu lực thay thế Thông tư số 20/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế.”.

Điều 14. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Vụ Bảo hiểm y tế thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai, kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư này trong toàn quốc; rà soát, đề xuất việc điều chỉnh danh mục bệnh phù hợp với năng lực của các cấp chuyên môn kỹ thuật và yêu cầu thực tiễn.

2. Sở Y tế có trách nhiệm sau đây:

a) Chỉ đạo, tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư này đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuộc phạm vi quản lý;

b) Công bố danh sách cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại địa phương, số lượng thẻ bảo hiểm y tế đã phân bổ cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu, danh sách các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Sở Y tế xếp cấp kèm theo số điểm trên Trang thông tin điện tử của Sở Y tế và trên hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;

c) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về bảo đảm nguồn lực và chỉ đạo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn và cơ quan bảo hiểm xã hội với Sở Y tế theo quy định của pháp luật;

d) Hướng dẫn việc chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh bảo đảm yêu cầu chuyên môn, điều kiện thực tế của địa phương và tạo thuận lợi cho người bệnh.

3. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:

a) Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các quy định tại Thông tư này;

b) Bảo đảm đầy đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, các quy định của Thông tư này và pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm y tế;

c) Công khai kết quả xếp cấp chuyên môn kỹ thuật kèm theo số điểm trên Trang thông tin điện tử của cơ sở và tại nơi đón tiếp người bệnh;

d) Tư vấn, hướng dẫn cho người tham gia bảo hiểm y tế về các bệnh được đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản, cấp chuyên sâu mà không phải thực hiện thủ tục chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong danh mục quy định tại Thông tư này khi người bệnh tự đến khám bệnh, chữa bệnh để bảo đảm quyền lợi của người bệnh;

đ) Tập huấn, hướng dẫn, quán triệt người hành nghề và nhân viên y tế về cách ghi mã bệnh, tên bệnh theo đúng quy định tại Thông tư này.

Điều 15. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

2. Người tham gia bảo hiểm y tế đã đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở ghi trên thẻ bảo hiểm y tế trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở đó cho đến khi có sự thay đổi về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu theo hướng dẫn tại Thông tư này.

3. Bãi bỏ một số văn bản, quy định sau đây kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực:

a) Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;

b) Điều 6 Thông tư số 30/2020/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;

c) Các Điều 3, 4 và khoản 2 Điều 5 Thông tư số 36/2021/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh lao.

4. Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo văn bản đã được thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung.

5. Quy định chuyển tiếp:

a) Người tham gia bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trước ngày Thông tư này có hiệu lực và kết thúc lần khám bệnh, chữa bệnh sau ngày Thông tư này có hiệu lực được thực hiện theo quy định tại Thông tư này;

b) Việc phân bổ thẻ bảo hiểm y tế cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, người tham gia bảo hiểm y tế đã đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện đến thời điểm Sở Y tế công bố số lượng thẻ bảo hiểm y tế cho từng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu. Sở Y tế thông báo dự kiến số lượng đăng ký ban đầu tại từng cơ sở không chậm hơn ngày 01 tháng 7 năm 2025; việc thay đổi nơi đăng ký ban đầu của người tham gia bảo hiểm y tế đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên được thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025. Đối với các trường hợp người bệnh đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đăng ký ban đầu thì thực hiện đến hết đợt điều trị đó.

c) Giấy hẹn khám lại, giấy chuyển tuyến được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực được sử dụng đến hết thời hạn có giá trị sử dụng của giấy theo quy định tại Thông tư này, trường hợp giấy chuyển tuyến trong năm dương lịch hết thời hạn có giá trị sử dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 mà người bệnh vẫn đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì giấy chuyển tuyến được sử dụng đến hết đợt điều trị;

d) Trường hợp mã bệnh trong các danh mục ban hành kèm theo Thông tư này được thay thế bởi văn bản khác thì áp dụng mã bệnh theo văn bản mới đó, trừ trường hợp mã bệnh bị huỷ mà không có mã bệnh tương ứng thay thế;

đ) Các mẫu giấy hẹn khám lại, giấy chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP được tiếp tục sử dụng đến khi Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoàn thành việc cập nhật và gửi dữ liệu thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo mẫu Phiếu hẹn khám lại và Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế quy định tại Thông tư này nhưng không muộn hơn ngày 31 tháng 12 năm 2025.

Trong quá trình tổ chức thực hiện có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế để xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Ủy ban Xã hội của Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ; (Công báo, Vụ KGVX, Cổng TTĐT Chính phủ);
- Bộ trưởng Bộ Y tế (để báo cáo);
- Các đc Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
- Ban Tổ chức TW Đảng;
- Ban BVCSSK cán bộ trung ương;
- Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL);
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bảo hiểm Xã hội Việt Nam;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các bệnh viện thuộc Bộ Y tế;
- Y tế các bộ, ngành;
- Các Vụ, Cục, TTra Bộ, VP Bộ;
- Cổng TTĐT Bộ Y tế;
- Lưu: VT, BH, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Thuấn

PHỤ LỤC I

DANH MỤC MỘT SỐ BỆNH ĐƯỢC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TẠI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CẤP CHUYÊN SÂU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2025/TT-BYT ngày 01 tháng 01 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

STT

Tên bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp

ICD-10

Tình trạng, điều kiện

1.

Viêm màng não do lao (G01*)

A17.0

2.

U lao màng não (G07*)

A17.1

3.

Lao khác của hệ thần kinh

A17.8

4.

Lao hệ thần kinh, không xác định (G99.8*)

A17.9

5.

Nhiễm mycobacteria ở phổi

A31.0

6.

Nhiễm histoplasma capsulatum ở phổi cấp tính

B39.0

7.

Nhiễm nấm blastomyces ở phổi cấp tính

B40.0

8.

Nhiễm nấm paracoccidioides ở phổi

B41.0

9.

Nhiễm sporotrichum ở phổi (J99.8*)

B42.0

10.

Nhiễm aspergillus ở phổi xâm lấn

B44.0

11.

Nhiễm cryptococcus ở phổi

B45.0

12.

Nhiễm mucor ở phổi

B46.0

13.

Nhiễm mucor lan toả

B46.4

14.

U ác tụy

C25

Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

15.

U ác tuyến ức

C37

Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

16.

U ác của tim, trung thất và màng phổi

C38

(trừ mã C38.4)

Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

17.

U ác của xương và sụn khớp ở vị trí khác và không xác định

C41

Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

18.

U ác của mãng não

C70

Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

19.

U ác của não

C71

Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

20.

U ác của tủy sống, dây thần kinh sọ và các phần khác của hệ thần kinh trung ương

C72

Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

21.

U ác thứ phát của não và màng não

C79.3

Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

22.

Nhóm u ác tính

Từ C00 đến C97

Có đủ 02 điều kiện sau đây:

- Người dưới 18 tuổi.

- Không áp dụng đối với trường hợp đã được chẩn đoán xác định nhưng không có chỉ định điều trị đặc hiệu.

23.

U ác của hệ lympho, hệ tạo máu và các mô liên quan

Từ C81 đến C86 và từ C90 đến C96 (trừ mã C83.5)

Không áp dụng đối với trường hợp đã được chẩn đoán xác định nhưng không có chỉ định điều trị đặc hiệu.

24.

Hội chứng loạn sản tủy xương

D46

Không áp dụng đối với trường hợp đã được chẩn đoán xác định nhưng không có chỉ định điều trị đặc hiệu.

25.

Các thể suy tủy xương khác

D61 (trừ mã D61.9)

Không áp dụng đối với trường hợp đã được chẩn đoán xác định nhưng không có chỉ định điều trị đặc hiệu.

26.

Bệnh tăng đông máu khác (Hội chứng kháng phospho lipid)

D68.6

27.

Hội chứng thực bào tế bào máu liên quan đến nhiễm trùng

D76.2

28.

Bệnh đái tháo đường phụ thuộc insuline (Có đa biến chứng)

E10.7

Có biến chứng loét bàn chân độ 2 hoặc có bệnh thận mạn giai đoạn 3 trở lên hoặc có ít nhất 02 trong số các biến chứng: tim mạch, mắt, thần kinh, mạch máu.

29.

Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insuline (Có đa biến chứng)

E11.7

Có biến chứng loét bàn chân độ 2 hoặc có bệnh thận mạn giai đoạn 3 trở lên.

30.

Rối loạn chuyển hóa acid amin thơm

E70

Người dưới 18 tuổi.

31.

Rối loạn chuyển hóa acid amin chuỗi nhánh và rối loạn chuyển hóa acid béo

E71

Người dưới 18 tuổi.

32.

Các rối loạn khác của chuyển hóa acid amin

E72

Người dưới 18 tuổi.

33.

Nhóm rối loạn dự trữ thể tiêu bào (Bệnh Pompe, bệnh MPS, Bệnh Gaucher, Bệnh Fabry)

E74, E75, E76, (Áp mã theo ICD-10 của WHO cập nhật năm 2021)

Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

34.

Rối loạn chuyển hóa đồng (bao gồm cả bệnh Wilson)

E83.0

Bệnh Wilson có biến chứng (có một trong các biến chứng của xơ gan, suy gan cấp, tối cấp, suy thận cấp, rối loạn vận động, rối loạn vận ngôn, rối loạn tâm thần, sa sút trí tuệ, động kinh bệnh cơ tim, rối loạn nhịp tim).

35.

Thoái hóa dạng bột

E85

Không áp dụng đối với trường hợp đã được chẩn đoán xác định nhưng không có chỉ định điều trị đặc hiệu.

36.

Rối loạn trầm cảm tái diễn

F33

- Kháng thuốc.

- Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

37.

Rối loạn ám ảnh nghi thức

F42

38.

Viêm não, viêm tủy và viêm não-tủy

G04 (trừ mã G04.2)

39.

Xơ cứng rải rác

G35

40.

Viêm tủy thị thần kinh [Devic]

G36.0

41.

Nhược cơ

G70.0

- Trường hợp phải lọc máu, suy hô hấp.

- Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

42.

Bệnh lý võng mạc của trẻ đẻ non

H35.1

Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

43.

Suy tim

I50

Đã có kết luận chẩn đoán giai đoạn 3, giai đoạn 4.

44.

Hoại tử thượng bì nhiễm độc (Lyell/Steven Johnson)

I51.2

45.

Hội chứng sau mổ tim

I97.0

46.

Rối loạn chức năng khác sau phẫu thuật tim

I97.1

47.

Bệnh phổi mô kẽ khác

J84

48.

Áp xe phổi và trung thất

J85

Tình trạng tiến triển nặng theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị.

49.

Mủ lồng ngực (nhiễm trùng nặng ở phổi)

J86

Tình trạng tiến triển nặng theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị.

50.

Bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng)

K50

Mức độ nặng theo thang điểm CDAI từ 450 điểm trở lên, hoặc có biến chứng như rò, thủng, áp xe trong ổ bụng, suy dinh dưỡng nặng.

51.

Pemphigus

L10

Một trong các điều kiện sau đây:

- Tổn thương da >10% diện tích cơ thể.

- Tình trạng tiến triển bệnh nặng theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị.

- Á u.

52.

Viêm mạch mạng lưới

L95.0

53.

Bệnh da tăng bạch cầu trung tính có sốt [Hội chứng Sweet]

L98.2

54.

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống có tổn thương phủ tạng

M32.1†

- Tổn thương tim hoặc phổi hoặc thận nặng, tiến triển, đe dọa tính mạng.

- Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

55.

Đái tháo đường sơ sinh

P70.2

Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

56.

Dị tật bẩm sinh khác của não

Q04

Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

57.

Các dị tật bẩm sinh khác của tủy sống

Q06

Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

58.

Nhóm các dị tật bẩm sinh của hệ thống tuần hoàn

Từ Q20 đến Q28

Người dưới 18 tuổi thuộc một trong 02 trường hợp sau đây:

- Phẫu thuật/can thiệp loại đặc biệt.

- 03 phẫu thuật/can thiệp đồng thời trở lên.

59.

Biến dạng bẩm sinh của khớp háng

Q65

Có chỉ định thay khớp.

60.

Kháng (các) thuốc chống lao

U84.3

61.

Di chứng của hoạt động chiến tranh (Di chứng do vết thương chiến tranh)

Y89.1

Áp dụng đối với thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng.

62.

Tình trạng của mảnh ghép cơ quan và tổ chức

Z94

Áp dụng đối với người bệnh có ghép tạng và điều trị sau ghép tạng.

Ghi chú:

1. Các mã bệnh có 03 ký tự trong Phụ lục này bao gồm tất cả các mã bệnh chi tiết có 04 ký tự. Ví dụ: Mã C25 bao gồm các mã C25.0, C25.1, C25.2, C25.3, C25.4, C25.7, C25.8, C25.9

2. Trường hợp có mã bệnh chi tiết đến 04 ký tự, khi xác định mã bệnh phải ghi rõ mã chi tiết 04 ký tự.

PHỤ LỤC II

DANH MỤC MỘT SỐ BỆNH ĐƯỢC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TẠI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CẤP CƠ BẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2025/TT-BYT ngày 01 tháng 01 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

STT

Tên bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp

ICD-10

Tình trạng, điều kiện

1.

Bệnh lao

Từ A15 đến A19 (trừ mã A15)

2.

Bệnh phong (bệnh Hansen)

A30

3.

Nhiễm mycobacteria ở da

A31.1

4.

Nhiễm khuẩn mycobacteria khác

A31.8

5.

Nhiễm khuẩn mycobacteria không xác định

A31.9

6.

Viêm gan virus B mạn, có đồng nhiễm viêm gan virus D

B18.0

7.

Viêm gan virus B mạn, không có đồng nhiễm viêm gan virus D

B18.1

8.

Viêm gan virus C mạn tính

B18.2

9.

HIV/AIDS

Từ B20 đến B24

10.

Nhiễm zygomycota

B46

11.

Nhóm u ác tính

Từ C00 đến C97

Đối với mã C38.4 và C83.5 người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

12.

Nhóm u tân sinh tại chỗ

Từ D00 đến D09

13.

Bệnh tăng hồng cầu mạn (hoặc Đa hồng cầu vô căn)

C94.1 (hoặc áp mã D45 theo ICD-10 của W HO cập nhật năm 2021)

14.

U tân sinh khác không chắc chắn hoặc không biết sinh chất của mô ulympho, mô tạo huyết và mô liên quan

D47

15.

Nhóm bệnh tan máu bẩm sinh

(Thalassemia)

D56

16.

Bệnh hồng cầu liềm

D57

17.

Thiếu máu tan máu mắc phải

D59

18.

Suy tủy xương một dòng hồng cầu mắc phải (giảm nguyên hồng cầu)

D60

19.

Các thể suy tủy xương khác

D61

Đối với mã D61.9 người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

20.

Thiếu yếu tố VIII di truyền (Hemophilia A)

D66

21.

Thiếu yếu tố IX di truyền (Hemophilia B)

D67

22.

Các bất thường đông máu khác

D68

23.

Tăng tiểu cầu tiền phát

D75.2

24.

Các bệnh của tổ chức lympho - liên võng và - (tổ chức bào) mô bào - liên võng xác định khác

D76

25.

Bệnh sarcoid

D86

26.

Suy giáp khác

E03 (trừ mã E03.5)

27.

Bướu không độc khác

E04

Trường hợp có chèn khí quản.

28.

Nhiễm độc giáp (cường giáp)

E05

29.

Nhóm bệnh đái tháo đường

Từ E10.2 đến E10.8 và từ E11.2 đến E11.8 và E12 (trừ mã E12.0, E12.1) và E13 (trừ mã E13.0, E13.1) và E14 (trừ mã E14.0, E14.1)

Tổn thương đa cơ quan hoặc có biến chứng loét bàn chân hoặc có bệnh thận mạn hoặc có một trong các biến chứng: tim mạch, mắt, thần kinh, mạch máu hoặc biến chứng khác.

30.

Cường cận giáp và các rối loạn khác của tuyến cận giáp

E21

31.

Cường tuyến yên

E22

32.

Suy tuyến yên

E23

33.

Thiểu năng vỏ thượng thận nguyên phát

E27.1

34.

Tăng năng tủy thượng thận

E27.5

35.

Rối loạn chuyển hóa acid amin thơm

E70

Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

36.

Rối loạn chuyển hóa acid amin chuỗi nhánh và rối loạn chuyển hóa acid béo

E71

Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

37.

Các rối loạn khác của chuyển hóa acid amin

E72

38.

Rối loạn chuyển hóa đồng (bao gồm cả bệnh Wilson)

E83.0

39.

Nhóm bệnh tâm thần

Từ F00 đến F99 (trừ mã F07.2, F51.0)

- Đối với các mã:

F20 (Tình trạng: Kháng thuốc);

F31 (Tình trạng: Kháng thuốc);

F32 (Tình trạng: Kháng thuốc);

- Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

40.

Viêm não - màng não và viêm tủy - màng tủy do vi khuẩn, không phân loại ở mục khác

G04.2

Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

41.

Bệnh Parkinson

G20

42.

Hội chứng Parkinson thứ phát

G21

43.

Động kinh

G40

44.

Nhược cơ

G70.0

45.

Bại não liệt tứ chi co cứng

G80.0

Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

46.

Liệt hai chân và liệt tứ chi

G82

Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

47.

Tắc mạch võng mạc

H34

48.

Điếc thần kinh không đặc hiệu điếc tiếp nhận không đặc hiệu

H90.5

49.

Nghe kém (do nguyên nhân) đặc hiệu khác

H91.8

50.

Nhóm bệnh hệ tuần hoàn

Từ I00 đến I99 (trừ mã I10, I20, I34, I49.9, I67.9, I83, I95, I99) và I20.0, I20.1, I20.8, I20.9 và I34.0, I34.1, I34.2, I34.8, I34.9 và I83.0, I83.1, I83.2, I83.9

- Có chỉ định phẫu thuật hoặc can thiệp hoặc giai đoạn nặng hoặc có từ 02 biến chứng.

- Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh mà có chỉ định phẫu thuật.

51.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khác

J44

52.

Tăng bạch cầu ái toan ở phổi, chưa được phân loại ở nơi khác

J82

53.

Áp xe phổi và trung thất

J85

54.

Mủ lồng ngực (nhiễm trùng nặng ở phổi)

J86

55.

Tràn dịch dưỡng trấp

J94.0

56.

Bệnh của cơ hoành

J98.6

57.

Mất khả năng giãn của tâm vị

K22.0

58.

Bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng)

K50

59.

Suy gan cấp và bán cấp

K72.0

60.

Viêm gan mãn hoạt động, không phân loại nơi khác

K73.2

61.

Viêm gan tái hoạt động, không đặc hiệu

K75.2

62.

Viêm gan tự miễn

K75.4

63.

Viêm mô bào

L03

64.

Pemphigus

L10

65.

Pemphigoid

L12

66.

Vảy nến mủ toàn thân

L40.1

67.

Vảy phấn dạng lichen và đậu mùa cấp tính

L41.0

68.

Vảy phấn đỏ nang lông

L44.0

69.

Tổn thương phổi trong các bệnh lý thấp khớp (J99.0*)

M05.1

Tổn thương phổi, tiến triển, đe dọa tính mạng người bệnh

70.

Viêm khớp trẻ em

M08

71.

Gút (thống phong)

M10

72.

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống có tổn thương phủ tạng

M32.1

Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

73.

Các dạng khác của Lupus ban đỏ hệ thống

M32.8

74.

Xơ cứng toàn thể

M34

75.

Các tổn thương hệ thống khác của mô liên kết

M35

76.

Gù và ưỡn cột sống

M40

77.

Vẹo cột sống

M41

78.

Bệnh viêm cột sống dính khớp

M45

79.

Viêm xương tủy

M86

80.

Suy thận mạn, giai đoạn 3

N18.3

81.

Suy thận mạn, giai đoạn 4

N18.4

Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

82.

Suy thận mạn, giai đoạn 5

N18.5

Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

83.

Chửa trứng

O01

84.

Biến chứng sau sẩy thai, chửa ngoài tử cung và chửa trứng

O08

85.

Tiền sản giật

O14

Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

86.

Đái tháo đường trong khi có thai

O24

Người bệnh đái tháo đường có thai.

87.

Rau cài răng lược

O43.2

Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

88.

Rau tiền đạo

O44

Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

89.

Đa hồng cầu sơ sinh

P61.1

90.

Não úng thủy bẩm sinh

Q03

91.

Các dị tật bẩm sinh của hệ thống tuần hoàn

Từ Q20 đến Q28

92.

Không có thận và các khuyết tật khác của thận

Q60

93.

Biến dạng bẩm sinh của khớp háng

Q65

94.

Các biến dạng bẩm sinh của bàn chân

Q66

95.

Các biến dạng cơ xương bẩm sinh khác

Q68

96.

Tật đa ngón

Q69

Có chỉ định phẫu thuật loại I, loại đặc biệt.

97.

Tật dính ngón

Q70

Có chỉ định phẫu thuật loại I, loại đặc biệt.

98.

Các khuyết tật thiếu hụt của chi trên

Q71

99.

Các khuyết tật thiếu hụt của chi dưới

Q72

100.

Bệnh vảy cá bẩm sinh

Q80

101.

Bong biểu bì bọng nước

Q81

102.

Hội chứng Turner

Q96

103.

Các phát hiện bất thường khác về nước tiểu

R82

104.

Lọc máu ngoài cơ thể (thận nhân tạo)

Z49.1

Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

105.

Sự có mặt của các thiết bị cấy ghép tim và mạch máu

Z95

Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

106.

Các bệnh thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo mã ICD-10 tại Phụ lục I

Ghi chú:

1. Các mã bệnh có 03 ký tự trong Phụ lục này bao gồm tất cả các mã bệnh chi tiết có 04 ký tự. Mã A30 bao gồm các mã A30.0, A30.1, A30.2, A30.3, A30.4, A30.5, A30.8, A30.9

2. Trường hợp có mã bệnh chi tiết đến 04 ký tự, khi xác định mã bệnh phải ghi rõ mã chi tiết 04 ký tự.

PHỤ LỤC III

DANH MỤC MỘT SỐ BỆNH ĐƯỢC SỬ DỤNG PHIẾU CHUYỂN CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CÓ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG MỘT NĂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2025/TT-BYT ngày 01 tháng 01 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

STT

Tên bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp

Mã ICD-10

Tình trạng, điều kiện

1.

Nhiễm nấm chromoblastomycosa (nấm màu) và áp xe do phaeomyces

B43

2.

Các thiếu máu tan máu di truyền khác

D58

3.

Suy tủy xương và các bệnh thiếu máu khác

Từ D62 đến D64

4.

Đông máu nội mạch rải rác (hội chứng tiêu fibrin)

D65

5.

Ban xuất huyết và các tình trạng xuất huyết khác

D69

Mạn tính, kéo dài

6.

Hội chứng thực bào tế bào máu liên quan đến nhiễm trùng

D76.2

7.

Rối loạn thượng thận sinh dục

E25

8.

Các rối loạn khác của tuyến thượng thận

E27

9.

Rối loạn chuyển hóa sắt

E83.1

10.

Bệnh lý võng mạc tăng sinh khác

H35.2

11.

Thoái hóa hoàng điểm và cực sau

H35.3

12.

Bệnh lý võng mạc do đái tháo đường (E10-E14 với ký tự thứ tư chung là .3)

H36.0*

Đái tháo đường tăng sinh.

13.

Bệnh lý tăng huyết áp

I10

Có chỉ định phẫu thuật hoặc can thiệp hoặc giai đoạn nặng hoặc có từ 02 biến chứng.

14.

Hen [suyễn]

J45

15.

Cơn hen ác tính

J46

16.

Viêm loét đại tràng chảy máu

K51

Bệnh lý tự miễn.

17.

Viêm da dạng herpes

L13.0

18.

Vảy nến

L40

19.

Á vảy nến

L41

20.

Lupus ban đỏ

L93

21.

Viêm mao mạch ở da, chưa phân loại ở phần khác

L95

22.

Viêm khớp dạng thấp có tổn thương các tạng liên quan

M05.3†

23.

Thoái hóa khớp háng

M16

Giai đoạn 3, giai đoạn 4

24.

Thoái hóa khớp gối

M17

Giai đoạn 3, giai đoạn 4

25.

Thoái hóa khớp cổ - bàn ngón tay cái

M18

Giai đoạn 3, giai đoạn 4

26.

Viêm da cơ

M33

27.

Xơ cứng toàn thể

M34

28.

Bệnh trượt đốt sống

M43.1

29.

Thoái hóa cột sống

M47

Giai đoạn 3, giai đoạn 4

30.

Loãng xương do kém hấp thu sau phẫu thuật có kèm gãy xương bệnh lý

M80.3

31.

Loãng xương do dùng thuốc có kèm gãy xương bệnh lý

M80.4

32.

Loãng xương tự phát có kèm gãy xương bệnh lý

M80.5

33.

Hội chứng viêm cầu thận mạn

N03

34.

Suy thận mãn tính

N18

35.

Dị tật bẩm sinh khác về da

Q82

36.

Hội chứng Prader Willi

Q87.11 (Áp mã theo ICD- 10 của WHO cập nhật năm 2021)

37.

Các bệnh thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này từ STT số 01 đến STT số 105.

Theo mã ICD-10 tại Phụ lục II

Không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

- Người bệnh đã được điều trị ổn định hoặc không có chỉ định điều trị đặc hiệu.

- Bệnh thuộc tình trạng cấp cứu, cấp tính.

Ghi chú:

1. Các mã bệnh có 03 ký tự trong Phụ lục này bao gồm tất cả các mã bệnh chi tiết có 04 ký tự. Ví dụ: Mã B43 bao gồm các mã B43.0, B43.1, B43.2, B43.8, B43.9

2. Trường hợp có mã bệnh chi tiết đến 04 ký tự, khi xác định mã bệnh phải ghi rõ mã chi tiết 04 ký tự.

PHỤ LỤC IV

DANH MỤC MỘT SỐ BỆNH ĐƯỢC CHUYỂN CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ CẤP BAN ĐẦU ĐỂ QUẢN LÝ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2025/TT-BYT ngày 01 tháng 01 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

STT

Tên bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp

Mã ICD-10

Tình trạng, điều kiện

1.

Lao (các loại)

Từ A15 đến A19

Giai đoạn ổn định.

2.

HIV/AIDS

Từ B20 đến B24, Z21

Giai đoạn ổn định hoặc chăm sóc giảm nhẹ giai đoạn cuối.

3.

Nhóm u ác tính

Từ C00 đến C97

Giai đoạn cuối, chăm sóc giảm nhẹ.

4.

Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insuline (Chưa có biến chứng)

E11.9

Giai đoạn ổn định

5.

Bệnh đái tháo đường liên quan đến suy dinh dưỡng (Chưa có biến chứng)

E12.9

Giai đoạn ổn định

6.

Nhóm bệnh tâm thần

Từ F00 đến F99

Giai đoạn đã chẩn đoán xác định, điều trị ổn định.

7.

Các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính khác (COPD)

J44

Giai đoạn ổn định.

8.

Hen [suyễn]

J45

Giai đoạn ổn định.

9.

Tăng huyết áp

I10

Giai đoạn ổn định.

10.

Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn

I25

Giai đoạn ổn định.

11.

Suy tim

I50

Giai đoạn ổn định.

Ghi chú:

1. Các mã bệnh có 03 ký tự trong Phụ lục này bao gồm tất cả các mã bệnh chi tiết có 04 ký tự.

2. Trường hợp có mã bệnh chi tiết đến 04 ký tự, khi xác định mã bệnh phải ghi rõ mã chi tiết 04 ký tự.

PHỤ LỤC V

MẪU PHIẾU HẸN KHÁM LẠI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2025/TT-BYT ngày 01 tháng 01 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

(Đóng dấu treo của cơ sở KCB)

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
(BYT/SYT/….)
Tên cơ sở KCB
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:………….

 

PHIẾU HẸN KHÁM LẠI

Họ tên người bệnh:……………………………………………..Giới:……

Sinh ngày: …./……/……… Địa chỉ:

Số thẻ BHYT:

Hạn sử dụng: Từ .…./…../………. Đến …../…../……….

Ngày khám bệnh:…../……./………

Ngày vào viện:……/……/………. Ngày ra viện: ……/……/……….

Chẩn đoán:…………………………………………………………………...

Bệnh kèm theo:………………………………………………………………

Hẹn khám lại vào ngày ....tháng…. năm…, hoặc đến bất kỳ thời gian nào trước ngày được hẹn khám lại nếu có dấu hiệu (triệu chứng) bất thường.

Phiếu hẹn khám lại chỉ có giá trị sử dụng 01 (một) lần. Trường hợp không đúng hẹn cần liên hệ với cơ sở khám bệnh chữa bệnh để được giải quyết.

………, ngày.…tháng …. năm……
Bác sĩ, Y sĩ khám bệnh
(ký tên)

Ghi chú: Trường hợp phiếu hẹn khám lại được hiển thị trên ứng dụng VNeID và có ký số đầy đủ theo quy định thì có giá trị tương đương bản giấy./.

PHỤ LỤC VI

MẪU PHIẾU CHUYỂN CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2025/TT-BYT ngày 01 tháng 01 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

CƠ QUAN CHỦ QUẢN (BYT/SYT..)
TÊN CƠ SỞ KCB

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số hồ sơ: .......

Vào sổ chuyển cơ sở KCB số: ...

Số: ...../20.../PCCSKBCB

 

PHIẾU CHUYỂN CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ

Kính gửi: ...............................................................................

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: ........................................ trân trọng giới thiệu:

- Họ và tên người bệnh:..............................……………………………………..

- Nam/Nữ: ...........……Năm sinh: ...............

- Địa chỉ: ................................................................................................................

................................................................................................................................

- Dân tộc: ..................................................... Quốc tịch: .......................................

- Nghề nghiệp: ................................................... Nơi làm việc .............................

- Số thẻ bảo hiểm y tế: ...........................................................................................

- Thời hạn sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế đến ngày….. tháng……. năm……….

Hết thời hạn: □ Không xác định được thời hạn: □

- Đã được khám bệnh, điều trị:

+ Tại: .............................................. (Cấp..............) từ ngày ...... tháng ..... năm ... đến ngày .......... tháng ......... năm ....

+ Tại: .............................................. (Cấp..............) từ ngày ...... tháng ..... năm ... đến ngày .......... tháng ......... năm ....

TÓM TẮT BỆNH ÁN

- Tóm tắt dấu hiệu lâm sàng: .............................................................................................

……………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………….

- Tóm tắt kết quả xét nghiệm, cận lâm sàng chính có giá trị chẩn đoán, theo dõi điều trị

.............................................................................................................................................

- Chẩn đoán: (bệnh chính)...................................................................................................

.............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

- Phương pháp, thủ thuật đã thực hiện (nếu có)

................................................................................................................................. ………

.……………..........................................................................................................................

Thời gian bắt đầu thực hiện: …..giờ……phút…….ngày …..tháng …..năm…..

Thời gian kết thúc thực hiện: …..giờ……phút…….ngày …..tháng …..năm…..

- Kỹ thuật, thuốc điều trị chính đã sử dụng*:

.................................................................................................................................

................................................................................................................................

- Tình trạng người bệnh lúc chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:……………….

................................................................................................................................

- Lí do chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Khoanh tròn vào mục 1 hoặc 2 lý do chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp chọn mục 1, đánh dấu (X) vào ô tương ứng.

(1) Đủ điều kiện chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

a) Phù hợp với quy định chuyển cấp chuyên môn kỹ thuật (**):

b) Không phù hợp với khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

(2) Theo yêu cầu của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh.

- Hướng điều trị: ..................................................................................................

..............................................................................................................................

- Chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hồi: … giờ ... phút, ngày … tháng …năm

- Trường hợp chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giá trị trong 01 năm: (có/không)***

- Phương tiện vận chuyển: ...................................................................................

- Họ tên, chức danh, trình độ chuyên môn của người hộ tống (nếu có): .............

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

Ngày ... tháng ... năm ...
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ KCB/BS ĐIỀU TRỊ
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(*) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể ghi tóm tắt thông tin cơ bản, các nội dung chi tiết có thể gửi kèm theo dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh.

(**) Người bệnh đi khám bệnh, chữa bệnh đúng cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm được chuyển lên cấp trên hoặc chuyển về cấp dưới hoặc chuyển giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng cấp theo quy định của pháp luật.

(***) Ghi rõ có hoặc không.

Trường hợp phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được hiển thị trên ứng dụng VNeID và có ký số đầy đủ theo quy định thì có giá trị tương đương bản giấy./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 01/2025/TT-BYT ngày 01/01/2025 hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.188

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.123.149
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!