Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 67/2023/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Cao Anh Tuấn
Ngày ban hành: 02/11/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Hướng dẫn một số quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Nghị định 46/2023/NĐ-CP

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 67/2023/TT-BTC ngày 02/11/2023 hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm, Nghị định 46/2023/NĐ-CP .

Hướng dẫn một số quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Nghị định 46/2023/NĐ-CP

Đơn cử, Thông tư 67/2023/TT-BTC quy định việc cung cấp và cập nhật thông tin như sau:

(1) Thông tin quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định 46/2023/NĐ-CP được quy định chi tiết tại Mẫu số 1-CSDL Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 67/2023/TT-BTC .

(2) Thông tin quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 46/2023/NĐ-CP được quy định chi tiết như sau:

- Đối với bảo hiểm nhân thọ: Mẫu số 2-CSDL Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 67/2023/TT-BTC ;

- Đối với bảo hiểm sức khỏe: Mẫu số 3-CSDL Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 67/2023/TT-BTC ;

- Đối với bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, bảo hiểm nông nghiệp): Mẫu số 4-CSDL Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 67/2023/TT-BTC .

Đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng: Mẫu số 1, Mẫu số 2, Mẫu số 3 Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP .

Đối với bảo hiểm nông nghiệp: Mẫu số 10 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

- Đối với bảo hiểm vi mô (do tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô): Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 21/2023/NĐ-CP .

Thông tư 67/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày ký ban hành, trừ các nội dung sau đây:

- Các điểm a, b, c, d, đ, i khoản 1, các điểm b, d khoản 2, các điểm a, b khoản 3 Điều 20, các điểm a, b khoản 1 Điều 29, các điều 33, 34, 45, 46, 47, 48, 51, khoản 1 Điều 52, Điều 55, Mục 3 và Mục 4 Chương IV của Thông tư 67/2023/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023.

- Khoản 2, khoản 3 điều 29 Thông tư 67/2023/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, tài liệu minh họa bán hàng của sản phẩm liên kết chung phải có các thông tin tối thiểu theo Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 52/2016/TT-BTC ; tài liệu minh họa bán hàng của sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị phải có thông tin tối thiểu theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 135/2012/TT-BTC ; tài liệu minh họa bán hàng của sản phẩm bảo hiểm hưu trí phải có các thông tin tối thiểu theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 115/2013/TT-BTC .

 

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 67/2023/TT-BTC

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2023

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM, NGHỊ ĐỊNH SỐ 46/2023/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2023 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM

Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 16 tháng 6 năm 2022;

Căn cứ Nghị định số 46/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm;

Căn cứ Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Nghị định số 46/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định chi tiết khoản 3 Điều 14, khoản 2 Điều 17, khoản 4 Điều 76, khoản 4 Điều 82, khoản 6 Điều 87, khoản 5 Điều 89, khoản 4 Điều 101, khoản 4 Điều 105, khoản 3 Điều 106, khoản 2 Điều 117, khoản 2 Điều 120, điểm c khoản 1 và các điểm đ, k khoản 2 Điều 128, khoản 4 Điều 129, điểm a khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 137, khoản 5 Điều 138, khoản 4 Điều 145 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

2. Thông tư hướng dẫn khoản 6 Điều 7, điểm c khoản 2 Điều 32, Điều 44, khoản 7 Điều 49 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP ngày 01 ngày 7 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm (sau đây gọi là Nghị định số 46/2023/NĐ-CP), bao gồm biểu mẫu các thông tin của cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm; mẫu tài liệu giải trình phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm; hướng dẫn, minh họa các phương pháp, công thức, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ; thời điểm ghi nhận doanh thu đối với từng loại hình bảo hiểm.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe (sau đây gọi là doanh nghiệp bảo hiểm), doanh nghiệp tái bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.

2. Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài (sau đây gọi là chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam).

3. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam).

4. Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng.

5. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

6. Tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Điều 3. Cung cấp và cập nhật thông tin

1. Thông tin quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP được quy định chi tiết tại Mẫu số 1-CSDL Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Thông tin quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP được quy định chi tiết như sau:

a) Đối với bảo hiểm nhân thọ: Mẫu số 2-CSDL Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Đối với bảo hiểm sức khỏe: Mẫu số 3-CSDL Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Đối với bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, bảo hiểm nông nghiệp): Mẫu số 4-CSDL Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng: Mẫu số 1, Mẫu số 2, Mẫu số 3 Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 67/2023/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Đối với bảo hiểm nông nghiệp: Mẫu số 10 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

d) Đối với bảo hiểm vi mô (do tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô): Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 21/2023/NĐ-CP ngày 05/5/2023 của Chính phủ quy định về bảo hiểm vi mô.

Chương II

CUNG CẤP DỊCH VỤ, SẢN PHẨM BẢO HIỂM TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG

Điều 4. Cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm được thực hiện toàn bộ hay một phần của quy trình cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác nhằm cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng.

2. Việc thực hiện toàn bộ quy trình cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều này là việc thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng các hoạt động giới thiệu, tư vấn cung cấp dịch vụ hoặc tư vấn, giới thiệu, chào bán sản phẩm bảo hiểm, xác thực các thông tin được yêu cầu, thẩm định, xác nhận đề nghị giao kết hợp đồng bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm, thanh toán, phát hành hợp đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.

3. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được phép thực hiện toàn bộ quy trình cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng đối với một hoặc một số sản phẩm bảo hiểm như sau:

a) Bảo hiểm vi mô, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tử kỳ có thời hạn trên 01 năm và các sản phẩm bảo hiểm khác có thời hạn từ 01 năm trở xuống mà theo quy trình của doanh nghiệp, chi nhánh, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô không yêu cầu thẩm định, đánh giá rủi ro trực tiếp trước khi giao kết hợp đồng cung cấp theo hình thức quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này;

b) Bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tử kỳ có thời hạn từ 01 năm trở xuống, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm cho các chuyến đi, du lịch cung cấp theo hình thức quy định tại Điều 5 Thông tư này.

4. Việc thực hiện một phần quy trình cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng là việc doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm chỉ áp dụng một hoặc một số hoạt động tại khoản 2 Điều này trên môi trường mạng theo các hình thức quy định tại Điều 5 Thông tư này.

Trường hợp thực hiện một phần quy trình cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng đối với các sản phẩm không quy định tại khoản 3 Điều này, hoạt động tư vấn phải được thực hiện trực tiếp hoặc bằng hình thức cuộc gọi kết nối có ghi âm giữa doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoặc tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô hoặc doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoặc đại lý bảo hiểm với bên mua bảo hiểm.

Điều 5. Hình thức cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng

Hình thức cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng bao gồm:

1. Cổng/Trang thông tin điện tử với tên miền đã đăng ký theo quy định pháp luật hiện hành, website thương mại điện tử bán hàng hoặc các ứng dụng cài đặt trên thiết bị điện tử có nối mạng cho phép bên sử dụng dịch vụ hoặc bên mua bảo hiểm truy cập vào Cổng/Trang thông tin điện tử, website thương mại điện tử bán hàng hoặc các ứng dụng cài đặt trên Cổng/Trang thông tin điện tử, website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng thương mại điện tử do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô thiết lập để phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng.

2. Cổng/Trang thông tin điện tử với tên miền đã đăng ký theo quy định pháp luật hiện hành, website thương mại điện tử bán hàng, website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc các ứng dụng cài đặt trên thiết bị điện tử có nối mạng cho phép bên sử dụng dịch vụ hoặc bên mua bảo hiểm truy cập vào Cổng/Trang thông tin điện tử, website thương mại điện tử bán hàng, website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử do doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm thiết lập để phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:

a) Sàn giao dịch thương mại điện tử;

b) c loại website khác do Bộ Công Thương quy định.

Điều 6. Thông báo về việc cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thông báo cho Bộ Tài chính về việc cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ thời điểm thực hiện cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng các thông tin về doanh nghiệp, dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm, hình thức tổ chức cung cấp và các thông tin khác liên quan đến việc cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thông báo cho Bộ Tài chính thông tin nêu tại Phụ lục II đối với các dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm đang được cung cấp trên môi trường mạng trước ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 7. Quy định về dịch vụ, kỹ thuật, bảo mật và lưu trữ dữ liệu

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng phải thực hiện các yêu cầu về dịch vụ, kỹ thuật, bảo mật và lưu trữ dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng và các quy định sau:

1. Xây dựng, ban hành quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng, bao gồm những thông tin chính như sau: mô tả quy trình giao dịch; kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn thông tin; quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan; cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp; chính sách bảo vệ thông tin cá nhân; giải pháp xử lý sự cố, hệ thống dự phòng; lưu trữ và biện pháp xử lý vi phạm đối với trường hợp không tuân thủ quy chế hoạt động.

2. Bảo đảm cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng công khai, công bằng, minh bạch, an toàn và hiệu quả cho bên sử dụng dịch vụ hoặc bên mua bảo hiểm khi sử dụng cùng một loại dịch vụ, sản phẩm.

3. Đăng tải các ứng dụng hoặc các hình thức được sử dụng để cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng trên trang Thông tin điện tử của mình với tên miền đã đăng ký theo quy định pháp luật hiện hành để cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng.

4. Trang thông tin điện tử của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và các hệ thống cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng cần xác thực theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

5. Việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này phải thể hiện trong hợp đồng bảo hiểm giao kết giữa bên mua bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, trong đó quy định cụ thể về hình thức giao dịch trực tuyến, những rủi ro có thể xảy ra khi mua/bán sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng, trách nhiệm bồi thường của mỗi bên khi xảy ra rủi ro và thông tin khác liên quan đến hoạt động cung cấp sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng. Quy định này áp dụng đối với các hợp đồng giao kết từ ngày 01/01/2024.

6. Lưu trữ dữ liệu về cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật hiện hành.

7. Xác định cấp độ và triển khai các phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin tương ứng theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng, an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.

Điều 8. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

1. Thông báo cho Bộ Tài chính các thông tin nêu tại Điều 6 Thông tư này.

2. Thực hiện lập và gửi báo cáo theo Mẫu số 4 - MGBH: Báo cáo hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm trên môi trường mạng năm; Mẫu số 20-NT: Báo cáo số lượng hợp đồng khai thác, hủy bỏ trên môi trường mạng quý, năm; Mẫu số 3-PNT: Báo cáo doanh thu, bồi thường theo kênh phân phối quý, năm quy định tại Thông tư này.

3. Xây dựng và công khai các thông tin sau trên trang Thông tin điện tử của mình:

a) Danh mục các dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm và hình thức cung cấp trên môi trường mạng;

b) Bản mô tả quy trình cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm qua trang thông tin điện tử/website thương mại điện tử bán hàng (toàn bộ/một phần); quy trình cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm qua sàn giao dịch thương mại điện tử (một phần); quy trình cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm qua ứng dụng cài đặt trên thiết bị điện tử có nối mạng (toàn bộ/một phần); chính sách bảo vệ thông tin cá nhân và giải quyết tranh chấp.

4. Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật và nhân sự triển khai.

5. Bảo đảm thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và quy định pháp luật có liên quan.

6. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chịu trách nhiệm quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng của đại lý bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô đã ký hợp đồng đại lý bảo hiểm.

7. Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, dữ liệu và các tài liệu liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

8. Trường hợp thuê dịch vụ hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của doanh nghiệp khác để cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng, phải ký hợp đồng và bảo đảm phối hợp với doanh nghiệp cho thuê hạ tầng kỹ thuật thực hiện đầy đủ các trách nhiệm quy định tại Thông tư này và quy định pháp luật về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Chương III

HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ, HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM SỨC KHỎE

Điều 9. Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe

1. Bên mua bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe phải đáp ứng quy định sau:

a) Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, hoặc cá nhân tại Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm;

b) Đáp ứng các điều kiện để mua bảo hiểm theo quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm.

2. Người được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe là người có tính mạng, sức khỏe, tuổi thọ được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.

3. Bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm với người được bảo hiểm theo quy định tại Điều 34 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

4. Người thụ hưởng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe là người được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm cá nhân hoặc người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhóm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm nhóm. Việc chỉ định thay đổi người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe phải phù hợp với quy định tại Điều 41 và Điều 42 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Điều 10. Số tiền bảo hiểm

1. Số tiền bảo hiểm hoặc phương thức xác định số tiền bảo hiểm được bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

2. Đối với các hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư, số tiền bảo hiểm phải đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 102 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP.

Điều 11. Quyền lợi bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm

1. Quyền lợi bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm và các điều khoản loại trừ phải được thể hiện rõ trong quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cung cấp bảo hiểm có điều kiện (cung cấp bảo hiểm trong trường hợp điều kiện tham gia bảo hiểm của người được bảo hiểm dưới chuẩn theo quy định của doanh nghiệp bảo hiểm) thì nội dung này cần được thể hiện rõ tại hợp đồng bảo hiểm.

2. Quyền lợi bảo hiểm có đảm bảo và các quyền lợi không đảm bảo (nếu có) phải được thể hiện rõ trong các hợp đồng bảo hiểm.

3. Quyền lợi bảo hiểm rủi ro, cách xác định quyền lợi đầu tư, mức lãi suất cam kết tối thiểu (đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết chung, sản phẩm bảo hiểm hưu trí) phải được thể hiện rõ trong các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí.

Điều 12. Quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm

Quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm là một bộ phận của hợp đồng bảo hiểm. Quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm phải đáp ứng các quy định tại khoản 2 Điều 87 Luật Kinh doanh bảo hiểm và các quy định sau:

1. Trường hợp quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm có quy định về quyền lợi thương tật toàn bộ vĩnh viễn thì phải đảm bảo:

a) Quyền lợi thương tật toàn bộ vĩnh viễn được xem xét chi trả khi xảy ra một trong các trường hợp sau:

- Người được bảo hiểm bị mất, liệt hoàn toàn và không thể phục hồi được chức năng của: hai tay; hoặc hai chân; hoặc một tay và một chân; hoặc hai mắt; hoặc một tay và một mắt; hoặc một chân và một mắt. Trong trường hợp này, mất hoàn toàn, liệt hoàn toàn và không thể phục hồi được chức năng của tay được tính từ cổ tay trở lên; mất hoàn toàn, liệt hoàn toàn và không thể phục hồi được chức năng của chân được tính từ mắt cá chân trở lên; mất hoàn toàn và không thể phục hồi được chức năng của mắt được hiểu là mất hoàn toàn hoặc mù hoàn toàn;

- Người được bảo hiểm bị tổn thương cơ thể từ 81% trở lên theo xác nhận của cơ quan y tế hoặc Hội đồng giám định Y khoa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tổ chức giám định y tế hợp pháp được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chấp thuận.

b) Việc chứng nhận người được bảo hiểm bị mất hoàn toàn bộ phận cơ thể (tay, chân hoặc mắt) có thể được thực hiện ngay sau khi sự kiện bảo hiểm xảy ra hoặc sau khi kết thúc việc điều trị.

Việc chứng nhận bị liệt hoàn toàn và không thể phục hồi chức năng của các bộ phận cơ thể hoặc mù hoàn toàn hoặc bị tổn thương cơ thể từ 81% trở lên được thực hiện không sớm hơn 180 ngày kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm hoặc từ ngày bệnh lý được chẩn đoán.

c) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có thể bổ sung quy định về các trường hợp khác nhằm gia tăng quyền lợi thương tật toàn bộ vĩnh viễn cho người được bảo hiểm so với các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản này.

2. Trường hợp quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm có quy định thời gian chờ (là khoảng thời gian mà các sự kiện bảo hiểm xảy ra sẽ không được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chi trả đối với một số quyền lợi bảo hiểm sức khỏe) thì phải đáp ứng các quy định:

a) Thời gian chờ được tính từ ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm hoặc ngày khôi phục hiệu lực hợp đồng gần nhất;

b) Không áp dụng thời gian chờ đối với trường hợp tai nạn;

c) Đối với các trường hợp bệnh, thời gian chờ tối đa không vượt quá 90 ngày. Đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận bảo hiểm cho các bệnh có sẵn, thời gian chờ tối đa là 1 năm;

d) Đối với quyền lợi thai sản, thời gian chờ tối đa là 270 ngày;

đ) Trường hợp triển khai sản phẩm có thời gian chờ ngoài thời gian chờ theo quy định tại điểm c và d khoản này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài giải trình rõ tại tài liệu giải trình phương pháp, cơ sở tính phí sản phẩm bảo hiểm.

3. Trường hợp quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm có điều khoản quy định về bệnh có sẵn thì phải đáp ứng các quy định:

a) Bệnh có sẵn là tình trạng bệnh tật hoặc thương tật của người được bảo hiểm đã được bác sỹ chẩn đoán hoặc điều trị trước ngày hiệu lực hoặc ngày khôi phục hiệu lực (gần nhất) của hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bổ sung thêm các dấu hiệu, triệu chứng đặc thù, thì chỉ được xem xét đến các dấu hiệu, triệu chứng khởi phát trong vòng 36 tháng trước ngày hiệu lực hoặc ngày khôi phục hiệu lực (gần nhất) của hợp đồng bảo hiểm mà nếu biết được các dấu hiệu, triệu chứng này doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không chấp nhận bảo hiểm, không chấp nhận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm hoặc chấp nhận bảo hiểm có điều kiện, chấp nhận khôi phục hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm có điều kiện;

b) Việc xác định bệnh có sẵn phải căn cứ vào hồ sơ y tế được lưu trữ tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế được thành lập hợp pháp, các tài liệu y khoa được Bộ Y tế và các cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc các thông tin do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm tự kê khai trên hồ sơ yêu cầu bảo hiểm hoặc phiếu bổ sung thông tin.

4. Trường hợp quy tắc, điều kiện, điều khoản của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có quy định việc tạm ứng từ giá trị hoàn lại, việc tạm ứng từ giá trị hoàn lại phải đáp ứng các quy định sau:

a) Mức lãi suất tính cho phần tạm ứng từ giá trị hoàn lại không được vượt quá lãi suất tích lũy do doanh nghiệp bảo hiểm công bố cho khách hàng cộng với 2%. Trường hợp không công bố lãi suất tích lũy, mức lãi suất tạm ứng không được vượt quá lãi suất đầu tư của quỹ chủ hợp đồng không tham gia chia lãi trong năm tài chính liền kề trước đó cộng với 2%.

b) Trường hợp quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm có quy định cho phép bên mua bảo hiểm dừng đóng phí bảo hiểm và sử dụng giá trị hoàn lại để duy trì hiệu lực hợp đồng thì phải đảm bảo phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 37 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

c) Việc tạm ứng từ giá trị hoàn lại không áp dụng với sản phẩm liên kết đầu tư, hưu trí.

5. Quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư và hợp đồng bảo hiểm hưu trí phải thể hiện rõ các nội dung sau:

a) Chính sách đầu tư; mục tiêu đầu tư; cơ cấu đầu tư tài sản của quỹ liên kết chung (đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết chung), quỹ hưu trí tự nguyện (đối với sản phẩm bảo hiểm hưu trí); hạn mức đầu tư vào từng danh mục tài sản đầu tư của từng quỹ liên kết đơn vị (đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị);

b) Các giao dịch mua, giao dịch bán đơn vị quỹ liên kết đơn vị và định kỳ định giá đơn vị của quỹ liên kết đơn vị (đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị);

c) Các quy định liên quan đến việc chuyển đổi giữa các quỹ liên kết đơn vị (đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị);

d) Các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm được áp dụng các biện pháp để bảo vệ và gia tăng quyền lợi của bên mua bảo hiểm bao gồm: đóng quỹ liên kết đơn vị để chuyển đổi các tài sản sang một quỹ liên kết đơn vị khác có cùng các mục tiêu đầu tư; thay đổi tên của quỹ liên kết đơn vị; chia tách hoặc sáp nhập các đơn vị quỹ liên kết đơn vị hiện có; ngừng định giá đơn vị quỹ liên kết đơn vị và các giao dịch liên quan đến hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp Sở giao dịch chứng khoán mà quỹ liên kết đơn vị đang đầu tư vào bị tạm thời đình chỉ giao dịch; các biện pháp khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho khách hàng trước khi áp dụng các biện pháp này.

6. Trường hợp quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm có quy định về khôi phục hiệu lực hợp đồng thì phải đáp ứng các quy định sau:

a) Quy tắc, điều kiện, điều khoản phải quy định rõ điều kiện khôi phục hiệu lực hợp đồng, thời hạn, hồ sơ, thời điểm khôi phục hiệu lực hợp đồng;

b) Việc khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải đảm bảo tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 37 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

7. Đối với quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 6 Điều 32 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm rà soát, chỉnh sửa để đáp ứng các quy định tại Điều này kể từ ngày 01/7/2025.

Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe

1. Các quy định về quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm phải phù hợp với quy định tại Điều 21 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

2. Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư, ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này, bên mua bảo hiểm còn có các quyền và nghĩa vụ sau:

a) Bên mua bảo hiểm được quyền linh hoạt đóng phí trong suốt thời hạn hợp đồng bảo hiểm ngoài thời gian đóng phí bắt buộc (nếu có); rút một phần hoặc toàn bộ giá trị tài khoản của hợp đồng; chuyển đổi đơn vị quỹ của quỹ liên kết đơn vị; thay đổi tỷ lệ đầu tư vào các quỹ liên kết đơn vị; thay đổi số tiền bảo hiểm; thay đổi phí bảo hiểm;

b) Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ xác nhận vào các tài liệu do doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp theo quy định tại các Điều 29 và Điều 30 Thông tư này.

3. Đối với các hợp đồng bảo hiểm hưu trí, ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này, bên mua bảo hiểm còn có các quyền sau:

a) Quyền lựa chọn và thay đổi số tiền bảo hiểm trong thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực;

b) Tạm thời đóng tài khoản bảo hiểm hưu trí trong trường hợp không có khả năng đóng phí bảo hiểm theo quy định tại Điều 121 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP.

Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài

1. Các quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải phù hợp với quy định tại Điều 20 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

2. Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí, ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ còn có các quyền và nghĩa vụ sau:

a) Quyền thu các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;

b) Nghĩa vụ thông báo cho bên mua bảo hiểm về tình trạng hợp đồng bảo hiểm khi giá trị tài khoản không đủ để thanh toán cho khoản phí rủi ro, phí quản lý hợp đồng cho tháng kế tiếp dẫn đến nguy cơ hợp đồng mất hiệu lực; tư vấn và thông tin cho bên mua bảo hiểm mới về những rủi ro của hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị trong trường hợp chuyển giao hợp đồng bảo hiểm;

c) Nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm về tình trạng hợp đồng bảo hiểm và kết quả hoạt động của quỹ liên kết đầu tư (đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư), quỹ hưu trí tự nguyện (đối với sản phẩm bảo hiểm hưu trí) trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc năm hợp đồng.

Điều 15. Thời hạn bảo hiểm

1. Thời hạn bảo hiểm được tính từ thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bắt đầu nhận bảo hiểm đến khi kết thúc bảo hiểm. Thời hạn bảo hiểm phải được quy định trong hợp đồng bảo hiểm.

2. Đối với hợp đồng bảo hiểm hưu trí phải thể hiện rõ thời hạn đóng phí tích lũy và thời gian nhận quyền lợi bảo hiểm hưu trí.

Điều 16. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm là một trong các trường hợp sau:

a) Nếu bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm còn sống vào thời điểm bản yêu cầu bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chấp thuận, ngày hiệu lực hợp đồng là ngày bên mua bảo hiểm nộp đầy đủ hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và đã đóng đủ phí bảo hiểm (tạm tính) của hợp đồng bảo hiểm;

b) Nếu bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm còn sống vào thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phát hành giấy chứng nhận bảo hiểm, ngày hiệu lực hợp đồng là ngày doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phát hành giấy chứng nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm;

c) Là thời điểm hợp đồng bảo hiểm được giao kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm.

Điều 17. Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm

1. Hợp đồng bảo hiểm phải thể hiện rõ mức phí bảo hiểm, thời hạn đóng phí, định kỳ đóng phí, phương thức đóng phí, ngày đến hạn đóng phí, thời gian gia hạn đóng phí và việc dừng đóng phí (nếu có), thời gian đóng phí bảo hiểm bắt buộc (nếu có).

2. Ngoài việc đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư và hợp đồng bảo hiểm hưu trí còn phải nêu rõ cách thức phân bổ phí bảo hiểm và các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm. Các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm phải phù hợp với quy định tại Điều 99 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP. Trong trường hợp điều chỉnh các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho khách hàng trong thời hạn 03 tháng trước khi áp dụng mức phí mới.

Điều 18. Trả tiền bảo hiểm

1. Thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm và thời hạn trả tiền bảo hiểm phải phù hợp với Điều 30 và Điều 31 Luật Kinh doanh bảo hiểm. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài từ chối chi trả quyền lợi bảo hiểm thì phải nêu rõ lý do từ chối bằng văn bản cho người yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm.

2. Hợp đồng bảo hiểm phải nêu rõ các tài liệu mà bên mua bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cần cung cấp khi yêu cầu giải quyết lợi bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm không được yêu cầu các bằng chứng về sự kiện bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm không thể tiếp cận hoặc thu thập theo quy định của pháp luật có liên quan.

3. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cần thu thập thêm các tài liệu để phục vụ thẩm định giải quyết quyền lợi bảo hiểm ngoài các tài liệu đã được quy định tại khoản 2 Điều này thì chi phí thu thập tài liệu do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chi trả.

Điều 19. Phương thức giải quyết tranh chấp

Các quy định về giải quyết tranh chấp phải phù hợp với quy định tại Điều 32 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Chương IV

DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM, DOANH NGHIỆP TÁI BẢO HIỂM, CHI NHÁNH NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM, TỔ CHỨC TƯƠNG HỖ CUNG CẤP BẢO HIỂM VI MÔ

Mục 1. CHUYÊN GIA TÍNH TOÁN

Điều 20. Nhiệm vụ của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam

1. Để bảo đảm an toàn tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải sử dụng chuyên gia tính toán đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 29 và Điều 30 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP để thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Tính toán phí bảo hiểm và tham gia xây dựng quy tắc, điều kiện, điều khoản của các sản phẩm bảo hiểm, tái bảo hiểm; xác nhận phí bảo hiểm, các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm (đối với sản phẩm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí) được xây dựng dựa trên số liệu thống kê, đảm bảo tính khả thi về kinh tế, kỹ thuật của sản phẩm, đáp ứng quy định của pháp luật và bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam; hàng năm đánh giá chênh lệch giữa các giả định tính phí so với thực tế triển khai của từng sản phẩm;

b) Tính toán việc trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định của pháp luật;

c) Định kỳ hàng tháng (đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe), định kỳ hàng quý, năm (đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam), đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam và xác nhận vào báo cáo khả năng thanh toán gửi Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật;

d) Báo cáo kịp thời bằng văn bản cho Tổng Giám đốc (Giám đốc), Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) về mọi vấn đề bất thường có khả năng ảnh hưởng bất lợi tới tình hình tài chính của doanh nghiệp, chi nhánh và đề xuất biện pháp khắc phục. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện, chuyên gia tính toán phải báo cáo bằng văn bản đến Bộ Tài chính;

đ) Đánh giá chương trình tái bảo hiểm trước khi trình Tổng Giám đốc (Giám đốc), Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) phê duyệt;

e) Xác nhận có việc chuyển giao rủi ro bảo hiểm trọng yếu trong các hợp đồng tái bảo hiểm;

g) Kịp thời báo cáo Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, Giám đốc của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp phát hiện các rủi ro có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn tài chính;

h) Phối hợp với bộ phận quản trị rủi ro xác định các mô hình đánh giá, đo lường rủi ro và lập báo cáo kiểm tra sức chịu đựng, báo cáo về tình hình quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;

i) Các nhiệm vụ khác để bảo đảm an toàn tài chính cho doanh nghiệp, chi nhánh.

2. Ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này, chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

a) Định kỳ tối thiểu hàng năm đánh giá lại mức lãi suất minh họa sử dụng trong bảng minh họa bán hàng, tài liệu giới thiệu sản phẩm bảo hiểm và điều chỉnh nếu cần thiết;

b) Tham gia thực hiện việc tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm, tính toán phân chia thặng dư hàng năm của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm trên cơ sở công bằng, hợp lý và tuân thủ pháp luật. Cuối năm tài chính, chuyên gia tính toán lập báo cáo bằng văn bản về kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm, trong đó có báo cáo riêng về tách nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn phí bảo hiểm, báo cáo phân chia thặng dư, đề xuất số lãi chia cho từng chủ hợp đồng để cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp quyết định;

c) Định kỳ hàng năm, đánh giá việc tuân thủ quy định của pháp luật về triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí của doanh nghiệp bảo hiểm;

d) Định kỳ hàng quý và hàng năm, báo cáo bằng văn bản cho Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên), Tổng Giám đốc (Giám đốc) về thực trạng tình hình tài chính, dự báo tình hình tài chính tương lai của doanh nghiệp, chi nhánh; tình hình hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, chi nhánh trong đó nêu các rủi ro phát sinh và đề xuất về tài sản đầu tư, thời hạn đầu tư của từng loại tài sản đảm bảo tương xứng giữa thời hạn của tài sản đầu tư với các trách nhiệm đã cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.

3. Ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này, chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải thực hiện nhiệm vụ sau đây:

a) Tham gia thực hiện tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm phù hợp với quy định pháp luật;

b) Đánh giá tình hình chi bồi thường, chi trả quyền lợi bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;

c) Định kỳ hàng quý và hàng năm, báo cáo bằng văn bản cho Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên), Tổng Giám đốc (Giám đốc) về thực trạng tình hình tài chính, dự báo tình hình tài chính tương lai của doanh nghiệp, chi nhánh; tình hình hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, chi nhánh trong đó nêu các rủi ro phát sinh và đề xuất về tài sản đầu tư, thời hạn đầu tư của từng loại tài sản đảm bảo tương xứng giữa thời hạn của tài sản đầu tư với các trách nhiệm đã cam kết theo hợp đồng bảo hiểm; tình hình và dự báo tình hình tương lai về tổn thất, dự phòng, hiệu quả nghiệp vụ bảo hiểm.

4. Định kỳ hàng năm, trong thời hạn chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, chuyên gia tính toán báo cáo Bộ Tài chính về các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của mình theo Mẫu báo cáo số 13-NT Phụ lục VIII (đối doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ), Mẫu báo cáo số 10-SK Phụ lục IX (đối với doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe); Mẫu báo cáo số 14-PNT Phụ lục VI (đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam) ban hành kèm theo Thông tư này.

Mục 2. HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ

Điều 21. Phương pháp tính phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe (bao gồm cả sản phẩm bảo hiểm vi mô) của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được chủ động trong việc sử dụng các phương pháp để tính toán phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm và các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí phải được xây dựng dựa trên số liệu thống kê, phù hợp với quy định của pháp luật và bảo đảm an toàn tài chính, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và phải tương ứng với điều kiện và trách nhiệm bảo hiểm, đảm bảo được các quyền lợi đã cam kết với bên mua bảo hiểm;

b) Phí bảo hiểm và các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm phải bảo đảm tính hợp lý, công bằng với bên mua bảo hiểm;

c) Phí bảo hiểm phải được xác định dựa trên cơ sở tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe và các đặc điểm khác của người được bảo hiểm, phù hợp với đặc trưng của từng sản phẩm. Trường hợp áp dụng một mức phí chung cho nhóm khách hàng tham gia bảo hiểm hoặc cho hợp đồng bảo hiểm nhóm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải thể hiện rõ nguyên tắc, phương pháp xác định mức phí chung đó;

d) Trường hợp tăng, giảm phí bảo hiểm căn cứ trên quy mô nhóm, số tiền bảo hiểm hoặc thay đổi cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến tăng, giảm các rủi ro bảo hiểm: phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm phải nêu rõ nguyên tắc, căn cứ tăng, giảm phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm sau khi giảm phải đảm bảo không thấp hơn phí bảo hiểm thuần của sản phẩm bảo hiểm. Trường hợp giảm phí bảo hiểm do bán hàng trực tiếp, doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả hoa hồng bảo hiểm cho đại lý bảo hiểm hoặc doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thì mức phí bảo hiểm được giảm tối đa không vượt quá tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm theo quy định tại Điều 51 và khoản 3 Điều 55 Thông tư này;

đ) Đối với các hợp đồng bảo hiểm sức khỏe nhóm có thời hạn 01 năm, được tái tục hàng năm, trường hợp điều chỉnh phí bảo hiểm dựa trên cơ sở tỷ lệ bồi thường thực tế của năm trước, mức điều chỉnh không được vượt quá 50% so với phí bảo hiểm năm trước đó.

2. Trong vòng 6 tháng kể từ ngày ký thông tư này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm thiết lập quy trình nội bộ về phát triển và tính phí sản phẩm bảo hiểm, trong đó thể hiện rõ các tiêu chí triển khai của từng dòng sản phẩm, quy trình đánh giá rủi ro và các phương pháp giảm thiểu rủi ro đối với từng dòng sản phẩm, quy trình dừng bán và tính phí lại sản phẩm. Quy trình nội bộ về phát triển và định phí sản phẩm phải được Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) thông qua. Việc tuân thủ quy trình nội bộ về phát triển và định phí sản phẩm bảo hiểm phải được kiểm toán nội bộ xem xét định kỳ hàng năm.

3. Tài liệu giải trình phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này (đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe) và Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này (đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài).

Điều 22. Cơ sở tính phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe (bao gồm cả sản phẩm bảo hiểm vi mô) của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài

Cơ sở tính phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe (bao gồm cả sản phẩm bảo hiểm vi mô) bao gồm:

1. Các tỷ lệ rủi ro bảo hiểm:

a) Đối với tỷ lệ rủi ro tử vong, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có thể sử dụng một trong số các nguồn sau:

- Bảng tỷ lệ tử vong CSO 1980 quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này; các tỷ lệ điều chỉnh dựa trên bảng tỷ lệ tử vong CSO 1980 này;

- Bảng tỷ lệ tử vong được xây dựng dựa trên số liệu thực tế triển khai của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trong thời gian tối thiểu 10 năm;

- Các bảng tỷ lệ tử vong do công ty mẹ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoặc doanh nghiệp tái bảo hiểm, tổ chức nhận tái bảo hiểm cung cấp;

Trong trường hợp tỷ lệ tử vong do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài sử dụng cao hơn 75% tỷ lệ tử vong theo bảng tỷ lệ tử vong CSO 1980, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải giải trình được tính hợp lý, điểm đặc trưng của nhóm khách hàng dự kiến áp dụng tỷ lệ cao hơn đó.

b) Đối với các tỷ lệ rủi ro khác ngoài tỷ lệ rủi ro tử vong (như tỷ lệ nằm viện, tỷ lệ thương tật, tỷ lệ tai nạn, tỷ lệ chi phí y tế, tỷ lệ bệnh hiểm nghèo…), doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có thể sử dụng một trong số các nguồn sau:

- Tỷ lệ rủi ro do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố;

- Tỷ lệ rủi ro được xây dựng dựa trên số liệu thực tế triển khai của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trong thời gian tối thiểu 05 năm liên tiếp;

- Tỷ lệ rủi ro do công ty mẹ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cung cấp, do các doanh nghiệp tái bảo hiểm, tổ chức nhận tái bảo hiểm cung cấp, trong trường hợp này doanh nghiệp tái bảo hiểm, tổ chức nhận tái bảo hiểm phải đáp ứng điều kiện về xếp hạng được quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP tại năm tài chính gần nhất so với thời điểm cung cấp tỷ lệ rủi ro hợp đồng tái bảo hiểm và phải có kinh nghiệm khai thác tái bảo hiểm đối với loại rủi ro này tại thị trường Việt Nam hoặc Châu Á.

Trường hợp có điều chỉnh tỷ lệ rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải có giải trình lý do. Việc sử dụng tỷ lệ rủi ro do các doanh nghiệp tái bảo hiểm, tổ chức nhận tái bảo hiểm cung cấp phải phù hợp với các quyền lợi bảo hiểm tại quy tắc, điều kiện, điều khoản của sản phẩm bảo hiểm.

2. Các giả định về chi phí triển khai sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài:

a) Các giả định về chi phí triển khai sản phẩm bảo hiểm (chi phí cố định và chi phí biến đổi) được xác định dựa trên số liệu thống kê và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;

b) Đối với các sản phẩm bảo hiểm có thời hạn từ 01 năm trở xuống (bao gồm hợp đồng sản phẩm có thời hạn 01 năm và tái tục hàng năm): doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải đảm bảo các giả định về chi phí và lợi nhuận tính vào phí bảo hiểm không được vượt quá 60% tổng phí bảo hiểm;

c) Đối với các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe có thời hạn trên 01 năm, doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo giá trị hiện tại của các giả định về chi phí và lợi nhuận đưa vào tính phí không vượt quá 55% tổng phí bảo hiểm.

3. Các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí:

a) Phí ban đầu của các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư không vượt quá quy định sau:

Phí ban đầu của các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư đóng phí định kỳ:

Năm đóng phí

Năm 1

Năm 2

Năm 3 đến năm 5

Năm 6 đến năm 10

Từ năm 11 trở đi

Tỷ lệ phí ban đầu/phí bảo hiểm cơ bản năm

50%

30%

20%

2%

0%

Phí ban đầu của các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư đóng phí một lần: 10% phí bảo hiểm đóng một lần.

Phí ban đầu đối với phần phí bảo hiểm đóng thêm: 1,5% phí bảo hiểm đóng thêm của từng năm hợp đồng và trong 10 năm đầu của hợp đồng bảo hiểm.

b) Phí ban đầu của sản phẩm bảo hiểm hưu trí không vượt quá 5% tổng phí bảo hiểm thu được trong năm tài chính. Phí ban đầu đối với phần phí bảo hiểm đóng thêm không vượt quá 1,5% phí bảo hiểm đóng thêm của từng năm hợp đồng và trong 10 năm đầu của hợp đồng bảo hiểm;

c) Phí bảo hiểm rủi ro cho quyền lợi tử vong và thương tật toàn bộ vĩnh viễn của sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí không vượt quá 80% tỷ lệ tử vong theo bảng tỷ lệ tử vong CSO 1980 quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này nhân với số tiền bảo hiểm chịu rủi ro. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng tỷ lệ tử vong cao hơn 80% bảng tỷ lệ tử vong CSO 1980 thì phải giải trình được tính hợp lý, điểm đặc trưng của nhóm khách hàng dự kiến áp dụng tỷ lệ cao hơn đó;

d) Phí quản lý quỹ của quỹ liên kết chung và quỹ hưu trí tự nguyện không vượt quá 2%/năm. Đối với quỹ liên kết đơn vị, phí quản lý quỹ tối đa được căn cứ vào chính sách đầu tư của từng quỹ liên kết đơn vị và không vượt quá 2,5%/năm đối với các quỹ có tỷ trọng đầu tư không thấp hơn 70% vào cổ phiếu, 1,5%/năm đối với các quỹ có tỷ trọng đầu tư không thấp hơn 70% vào trái phiếu và 1%/năm đối với các quỹ có tỷ trọng đầu tư không thấp hơn 70% vào tiền gửi và các tài sản có thu nhập cố định khác. Đối với các quỹ liên kết đơn vị có tỷ trọng đầu tư khác, mức phí quản lý quỹ tối đa được tính bằng bình quân gia quyền của các tài sản đầu tư trong quỹ với mức tối đa của các quỹ nêu trên.

4. Trường hợp sửa đổi, bổ sung cơ sở tính phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe đã đăng ký với Bộ Tài chính theo quy định tại Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải chứng minh được tính phù hợp của việc sửa đổi, bổ sung căn cứ trên số liệu thống kê của doanh nghiệp, chi nhánh trong thời gian triển khai sản phẩm và có xác nhận của chuyên gia tính toán.

5. Trường hợp sửa đổi, bổ sung cơ sở tính phí của các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe đã được Bộ Tài chính phê chuẩn trước khi Thông tư này có hiệu lực, những nội dung sửa đổi, bổ sung tại cơ sở tính phí theo đề nghị của doanh nghiệp phải phù hợp với các quy định tại Thông tư này.

Điều 23. Phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm vi mô của các tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô

1. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được chủ động trong việc sử dụng các phương pháp để tính toán phí bảo hiểm cho các thành viên trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu sau đây:

a) Phí bảo hiểm phải được xây dựng dựa trên số liệu thống kê, phù hợp với quy định của pháp luật và bảo đảm an toàn tài chính của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và phải tương ứng với điều kiện, quyền lợi cung cấp cho thành viên tham gia bảo hiểm;

b) Phí bảo hiểm phải bảo đảm tính hợp lý, công bằng với các thành viên tham gia bảo hiểm;

c) Đối với các quyền lợi bảo hiểm nhân thọ và sức khỏe, phí bảo hiểm phải được xác định dựa trên cơ sở tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe và các đặc điểm khác của thành viên tham gia bảo hiểm phù hợp với đặc trưng của từng sản phẩm. Trường hợp áp dụng một mức phí chung cho các thành viên, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải thể hiện rõ nguyên tắc, phương pháp xác định mức phí chung đó;

d) Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải đăng ký với Bộ Tài chính các nguyên tắc tăng, giảm phí cho các thành viên trên cơ sở kết quả hoạt động bảo hiểm vi mô và phù hợp với điều lệ của tổ chức.

2. Phí bảo hiểm thuần của sản phẩm bảo hiểm vi mô được xác định trên cơ sở các tỷ lệ rủi ro bảo hiểm từ một trong số các nguồn sau:

a) Bảng tỷ lệ tử vong CSO 1980 ban hành kèm theo Phụ lục V Thông tư này hoặc các tỷ lệ tử vong khác phù hợp với đặc tính của sản phẩm;

b) Số liệu thực tế triển khai của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô trong thời gian 05 năm liên tiếp hoặc tương ứng với thời gian hoạt động nếu tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô hoạt động chưa đủ 05 năm;

c) Thông tin, số liệu do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố;

d) Các nguồn tham chiếu khác bao gồm: tỷ lệ rủi ro của các thị trường bảo hiểm tương tự thị trường bảo hiểm Việt Nam; tỷ lệ do doanh nghiệp tái bảo hiểm, tổ chức nhận tái bảo hiểm cung cấp; tỷ lệ điều chỉnh từ tỷ lệ của doanh nghiệp tái bảo hiểm, tổ chức nhận tái bảo hiểm cung cấp nhằm phù hợp với thị trường bảo hiểm Việt Nam. Trong trường hợp này, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có trách nhiệm chứng minh tính phù hợp, hợp lý của việc sử dụng các nguồn tham chiếu đó.

3. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô căn cứ số liệu thống kê về chi phí triển khai bảo hiểm vi mô và kế hoạch triển khai sản phẩm để xác định tỷ lệ chi phí triển khai sản phẩm bảo hiểm trong phí bảo hiểm gộp. Trường hợp chưa có số liệu thống kê, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được chủ động áp dụng tỷ lệ chi phí triển khai sản phẩm bảo hiểm tối đa không quá 60% phí bảo hiểm gộp.

4. Trường hợp sửa đổi, bổ sung cơ sở tính phí sản phẩm bảo hiểm vi mô đã đăng ký với Bộ Tài chính, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải chứng minh được tính phù hợp của việc sửa đổi, bổ sung căn cứ trên số liệu thống kê trong thời gian triển khai sản phẩm và có xác nhận của chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô.

Điều 24. Phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm đối với các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài

1. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chủ động áp dụng phương pháp tính phí bảo hiểm đối với các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tài sản, bảo đảm đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau:

a) Phí bảo hiểm được xây dựng bảo đảm tuân thủ quy định tại điểm d khoản 2 Điều 87, khoản 3 Điều 144 Luật Kinh doanh bảo hiểmkhoản 3 Điều 3 Nghị định số 21/2023/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ quy định về bảo hiểm vi mô và phù hợp với khả năng chi trả, nhu cầu bảo vệ cơ bản của bên mua bảo hiểm;

b) Phí bảo hiểm bao gồm phí bảo hiểm thuần, các chi phí triển khai sản phẩm và lợi nhuận dự kiến. Phí bảo hiểm thuần, các chi phí triển khai sản phẩm bảo hiểm và lợi nhuận dự kiến được xây dựng theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;

c) Thực hiện đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm tương ứng với các quyền lợi nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ cơ bản trước các rủi ro về tài sản của người tham gia bảo hiểm và phải đăng ký cụ thể các trường hợp và căn cứ tăng, giảm phí bảo hiểm. Việc tăng phí bảo hiểm phải căn cứ trên các yếu tố làm tăng rủi ro được bảo hiểm. Việc giảm phí bảo hiểm phải bảo đảm trong mọi trường hợp phí bảo hiểm sau khi giảm phí không thấp hơn phí bảo hiểm thuần và căn cứ trên một hoặc một số các yếu tố làm giảm, phân tán, chia sẻ rủi ro hoặc giảm chi phí triển khai sản phẩm bảo hiểm, trường hợp giảm phí bảo hiểm do bán hàng trực tiếp, mức phí bảo hiểm được giảm không vượt quá tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm theo quy định tại Điều 51 Thông tư này.

2. Phí bảo hiểm thuần là mức phí bảo hiểm nhằm bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết với bên mua bảo hiểm, tương ứng với điều kiện và trách nhiệm bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài xây dựng phí bảo hiểm thuần cho thời hạn bảo hiểm 01 năm của các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tài sản, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Phí bảo hiểm thuần được xác định trên số liệu thống kê thực tế triển khai của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bảo đảm tính quy mô và liên tục theo chuỗi thời gian tối thiểu trong 3 năm liên tiếp.

b) Trường hợp số liệu thống kê không bảo đảm tính quy mô và liên tục theo quy định tại điểm a khoản này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có thể sử dụng các nguồn sau:

- Phí bảo hiểm thuần do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố;

- Số liệu thống kê công khai, chính thức do các tổ chức có thẩm quyền trong nước công bố để xác định phí bảo hiểm thuần;

- Phí bảo hiểm thuần do công ty mẹ hoặc doanh nghiệp tái bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm cung cấp; trong trường hợp này doanh nghiệp, tổ chức tái bảo hiểm phải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s hoặc Fitch, “B++” theo A.M.Best, “Baal” theo Moody’s hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác tại năm tài chính gần nhất so với thời điểm nộp hồ sơ đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm và phải có kinh nghiệm khai thác tái bảo hiểm đối với loại rủi ro này tại thị trường Việt Nam hoặc Châu Á. Trường hợp có điều chỉnh phí bảo hiểm thuần của nhà tái bảo hiểm nước ngoài (tăng hoặc giảm), doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải có giải trình lý do. Việc sử dụng phí bảo hiểm thuần do các doanh nghiệp, tổ chức tái bảo hiểm cung cấp phải bảo đảm phù hợp với các quyền lợi bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài dự kiến cung cấp tại quy tắc, điều khoản của sản phẩm bảo hiểm.

3. Phí bảo hiểm thuần ngắn hạn (thời hạn bảo hiểm dưới 01 năm) hoặc dài hạn (thời hạn bảo hiểm trên 01 năm và không quá 05 năm) được xác định trên cơ sở phí bảo hiểm thuần cho thời hạn bảo hiểm 01 năm và phải có giải trình về các giả định phân bổ rủi ro tương ứng với thời hạn bảo hiểm.

4. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam phải có giải trình rõ về cơ sở, phương pháp xây dựng các giả định về chi phí và lợi nhuận tính vào phí bảo hiểm.

5. Tài liệu giải trình phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 25. Phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm đối với bảo hiểm xe cơ giới

1. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chủ động áp dụng phương pháp tính phí bảo hiểm xe cơ giới phù hợp, bảo đảm đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau:

a) Phí bảo hiểm được xây dựng bảo đảm tuân thủ quy định tại điểm d khoản 2 Điều 87 Luật Kinh doanh bảo hiểm;

b) Phí bảo hiểm bao gồm phí bảo hiểm thuần, các chi phí triển khai sản phẩm và lợi nhuận dự kiến. Phí bảo hiểm thuần, các chi phí triển khai sản phẩm bảo hiểm và lợi nhuận dự kiến được xây dựng theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều này;

c) Áp dụng các yếu tố liên quan đến rủi ro sau đây làm cơ sở tính phí bảo hiểm, bao gồm: Loại xe cơ giới theo quy định pháp luật về giao thông đường bộ; Mục đích kinh doanh (xe kinh doanh, xe không kinh doanh); Mục đích sử dụng xe cơ giới (xe chở người, xe chở hàng, xe chuyên dùng); Năm sản xuất của xe cơ giới. Trường hợp áp dụng bổ sung các yếu tố liên quan đến rủi ro khác ngoài các yếu tố nêu trên, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải bảo đảm có số liệu theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

d) Thực hiện đăng ký cụ thể các trường hợp và căn cứ tăng, giảm phí bảo hiểm.

Việc tăng phí bảo hiểm phải căn cứ trên các yếu tố làm tăng rủi ro được bảo hiểm.

Việc giảm phí bảo hiểm phải bảo đảm trong mọi trường hợp phí bảo hiểm sau khi giảm phí không thấp hơn phí bảo hiểm thuần và căn cứ trên một hoặc một số các yếu tố làm giảm, phân tán, chia sẻ rủi ro hoặc giảm chi phí triển khai sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới, bao gồm quy mô số phương tiện được bảo hiểm, lựa chọn mức khấu trừ, mức miễn thường, lịch sử bồi thường, hình thức phân phối sản phẩm và các yếu tố khác (nếu có), trường hợp giảm phí bảo hiểm do bán hàng trực tiếp, mức phí bảo hiểm được giảm không vượt quá tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm theo quy định tại Điều 51 Thông tư này;

đ) Phí bảo hiểm của các điều khoản bảo hiểm bổ sung bảo đảm tương ứng với điều kiện, trách nhiệm bảo hiểm; trường hợp điều khoản bổ sung mở rộng phạm vi bảo hiểm thì phải tăng phí bảo hiểm, trường hợp điều khoản thu hẹp phạm vi bảo hiểm thì phải giảm phí bảo hiểm nhưng trong mọi trường hợp không được giảm hơn phí thuần.

2. Phí bảo hiểm thuần là mức phí bảo hiểm nhằm bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết với bên mua bảo hiểm, tương ứng với điều kiện và trách nhiệm bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài xây dựng phí bảo hiểm thuần cho thời hạn bảo hiểm 01 năm của sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Phí bảo hiểm thuần được xác định trên số liệu thống kê thực tế triển khai của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bảo đảm tính quy mô và liên tục theo chuỗi thời gian tối thiểu trong 5 năm liên tiếp.

Trường hợp số liệu thống kê không bảo đảm tính quy mô và liên tục, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có thể sử dụng các nguồn sau:

- Phí bảo hiểm thuần do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố;

- Số liệu thống kê công khai, chính thức do các tổ chức có thẩm quyền trong nước công bố để xác định phí bảo hiểm thuần;

- Phí bảo hiểm thuần do công ty mẹ hoặc doanh nghiệp tái bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm cung cấp; trong trường hợp này doanh nghiệp, tổ chức tái bảo hiểm phải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s hoặc Fitch, “B++” theo A.M.Best, “Baal” theo Moody’s hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác tại năm tài chính gần nhất so với thời điểm nộp hồ sơ đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm và phải có kinh nghiệm khai thác tái bảo hiểm đối với loại rủi ro này tại thị trường Việt Nam hoặc Châu Á. Trường hợp có điều chỉnh phí bảo hiểm thuần của nhà tái bảo hiểm nước ngoài (tăng hoặc giảm), doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải có giải trình lý do. Việc sử dụng phí bảo hiểm thuần do các doanh nghiệp, tổ chức tái bảo hiểm cung cấp phải bảo đảm phù hợp với các quyền lợi bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài dự kiến cung cấp tại quy tắc, điều khoản của sản phẩm bảo hiểm.

b) Phí bảo hiểm thuần được xác định cụ thể cho từng rủi ro hoặc cho một số rủi ro sau đây: đâm, va (bao gồm cả va chạm vào vật thể khác); lật, đổ, chìm, rơi; bị các vật thể khác rơi vào; cháy, nổ; thiên tai; mất cắp; và các rủi ro khác (nếu có).

3. Phí bảo hiểm thuần ngắn hạn (dưới 01 năm) hoặc dài hạn (trên 01 năm) được xác định trên cơ sở phí bảo hiểm thuần cho thời hạn bảo hiểm 01 năm và phải có giải trình về các giả định phân bổ rủi ro tương ứng với thời hạn bảo hiểm.

4. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải bảo đảm các giả định về chi phí và lợi nhuận tính vào phí bảo hiểm không vượt quá 50% phí bảo hiểm.

5. Tài liệu giải trình phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 26. Thanh toán phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài

1. Bên mua bảo hiểm thanh toán phí bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

2. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có thỏa thuận với bên mua bảo hiểm về thời hạn thanh toán phí bảo hiểm (bao gồm cả thời gian gia hạn) thì phải đáp ứng quy định như sau:

a) Trường hợp đóng phí bảo hiểm một lần: Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không vượt quá 30 ngày kể từ ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm. Trường hợp thời hạn bảo hiểm dưới 30 ngày, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không vượt quá thời hạn bảo hiểm.

b) Trường hợp đóng phí bảo hiểm theo kỳ: Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm của kỳ đóng phí bảo hiểm đầu tiên không vượt quá 30 ngày kể từ ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Các kỳ thanh toán phí bảo hiểm tiếp theo được thực hiện theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm tại hợp đồng bảo hiểm đã giao kết ban đầu. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm không được thỏa thuận thay đổi thời hạn thanh toán phí bảo hiểm trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Trong mọi trường hợp, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không vượt quá thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.

c) Trường hợp bảo hiểm hàng hóa vận chuyển cho khách hàng có nhiều chuyến hàng tham gia bảo hiểm trong năm hoặc bảo hiểm cho khách hàng có nhiều chuyến du lịch tham gia bảo hiểm trong năm, nếu doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm có ký hợp đồng bảo hiểm nguyên tắc (hay hợp đồng bảo hiểm bao) về cách thức tham gia bảo hiểm và phương thức thanh toán thì thời hạn thanh toán phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn bảo hiểm bắt đầu trong tháng này không được chậm hơn ngày 25 của tháng kế tiếp.

3. Khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có thỏa thuận cho bên mua bảo hiểm thời gian gia hạn thanh toán phí bảo hiểm, việc gia hạn thanh toán phí bảo hiểm phải được quy định trong hợp đồng bảo hiểm và chỉ được áp dụng khi bên mua bảo hiểm có tài sản bảo đảm hoặc bảo lãnh thanh toán phí bảo hiểm.

Điều 27. Cung cấp sản phẩm bảo hiểm

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chỉ được cung cấp các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nội dung, phạm vi hoạt động quy định trong giấy phép.

2. Việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm qua hình thức đấu thầu phải tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và pháp luật về đấu thầu.

3. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm cung cấp cho bên mua bảo hiểm các tài liệu sau:

a) Quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;

b) Tài liệu tóm tắt quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;

c) Tài liệu minh họa bán hàng của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ;

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

đ) Bản yêu cầu bảo hiểm, bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm.

4. Các tài liệu quy định tại khoản 3 Điều này là một phần của hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm đảm bảo tính thống nhất của các thông tin nêu tại các tài liệu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 3 Điều này.

5. Đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm trả tiền định kỳ, bảo hiểm hưu trí:

a) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có trách nhiệm cung cấp các tài liệu quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 3 Điều này bằng bản giấy cho bên mua bảo hiểm. Thời gian cân nhắc tham gia bảo hiểm được tính từ ngày bên mua bảo hiểm xác nhận đã nhận được bản giấy các tài liệu nêu trên.

b) Việc cung cấp các tài liệu quy định tại điểm a và điểm đ khoản 3 Điều này được thực hiện theo các hình thức đã thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp bản giấy cho bên mua bảo hiểm trong trường hợp bên mua bảo hiểm có yêu cầu.

6. Đối với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe khác ngoài các sản phẩm bảo hiểm quy định tại khoản 5 Điều này, việc cung cấp các tài liệu quy định tại khoản 3 Điều này được thực hiện theo các hình thức đã thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp bản giấy cho bên mua bảo hiểm trong trường hợp bên mua bảo hiểm có yêu cầu.

7. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải đáp ứng các nội dung quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 5 Điều này kể từ ngày 01/7/2024.

Điều 28. Tài liệu tóm tắt quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, sản phẩm bảo hiểm sức khỏe

Tài liệu tóm tắt quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm phải bao gồm các nội dung tối thiểu dưới đây:

1. Các quyền lợi của sản phẩm bảo hiểm, điều kiện để nhận các quyền lợi (nếu có);

2. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;

3. Thời hạn hợp đồng, thời hạn đóng phí bảo hiểm;

4. Nêu rõ nghĩa vụ kê khai thông tin trung thực và hậu quả pháp lý trong trường hợp bên mua bảo hiểm không kê khai thông tin trung thực;

5. Thời gian cân nhắc tham gia bảo hiểm (đối với hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 01 năm);

6. Thông tin về các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm (đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí);

7. Quyền lợi đầu tư và các rủi ro đầu tư mà bên mua bảo hiểm có thể gặp phải khi tham gia sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư;

8. Các quyền lợi nhận được trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước hạn, phí chấm dứt hợp đồng trước hạn (nếu có);

9. Địa chỉ và hướng dẫn truy cập để xem, tải xuống hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp cung cấp bảo hiểm trên môi trường mạng (nếu có);

10. Các điểm cần lưu ý khác tại quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm (nếu có).

Điều 29. Tài liệu minh họa bán hàng của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

1. Tài liệu minh họa bán hàng của các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ do doanh nghiệp bảo hiểm xây dựng phải đảm bảo:

a) Có sự chấp thuận của chuyên gia tính toán về các giả định dùng để tính toán quyền lợi minh họa trước khi cung cấp cho bên mua bảo hiểm. Các giả định này phải được chuyên gia tính toán xem xét lại theo định kỳ tối thiểu hàng năm để phản ánh đúng với diễn biến tình hình lãi suất, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp và diễn biến kinh tế vĩ mô;

b) Đối với những sản phẩm có giá trị hoàn lại, tài liệu minh họa bán hàng phải nêu rõ điều kiện để được nhận giá trị hoàn lại theo quy tắc, điều khoản sản phẩm bảo hiểm và những quyền lợi, kèm theo số tiền cụ thể mà bên mua bảo hiểm được hưởng khi nhận giá trị hoàn lại, nêu rõ những quyền lợi này là có đảm bảo hay không có đảm bảo;

c) Phông chữ sử dụng ở tài liệu minh họa bán hàng là Times New Roman, cỡ chữ tối thiểu là 12 hoặc phông chữ khác với cỡ chữ tương đương;

d) Có mục thông tin lưu ý bên mua bảo hiểm về việc tuân thủ các quy định tại hợp đồng bảo hiểm để bảo đảm quyền và lợi ích khi tham gia bảo hiểm, đặc biệt là nghĩa vụ về đóng phí và kê khai thông tin. Đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn lớn hơn 01 năm, tài liệu minh họa bán hàng cần thông tin rõ ràng cho bên mua bảo hiểm biết việc giao kết hợp đồng bảo hiểm là một cam kết dài hạn, việc bên mua bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm có thể dẫn đến việc không nhận lại được giá trị tương đương với khoản phí bảo hiểm đã đóng;

đ) Trình bày rõ ràng, dễ hiểu và tránh làm cho bên mua bảo hiểm kỳ vọng không thực tế vào số tiền được nhận.

2. Tài liệu minh họa bán hàng của sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư thực hiện theo mẫu số 22-NT (đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết chung), mẫu số 23-NT (đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị) Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này. Tài liệu minh họa bán hàng của sản phẩm bảo hiểm hưu trí thực hiện theo mẫu số 24-NT Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sản phẩm bảo hiểm thông qua tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm, tài liệu minh họa bán hàng phải có thêm những thông tin tối thiểu sau đây:

a) Tên, địa chỉ của tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm;

b) Hoạt động đại lý được ủy quyền theo hợp đồng đại lý bảo hiểm;

c) Đối với tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm thực hiện toàn bộ các hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm: tài liệu minh họa bán hàng phải thể hiện tên, số chứng chỉ đại lý bảo hiểm của nhân viên trong tổ chức trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm;

d) Đối với các tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm thực hiện một hoặc một số các hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có ký thêm hợp đồng đại lý cá nhân nhằm thực hiện hoạt động đại lý cho cùng một hợp đồng bảo hiểm: Tài liệu minh họa bán hàng phải thể hiện tên, số chứng chỉ đại lý bảo hiểm của nhân viên trong tổ chức trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm và chứng chỉ đại lý bảo hiểm của các đại lý cá nhân của doanh nghiệp bảo hiểm.

4. Tài liệu minh họa bán hàng phải có xác nhận của bên mua bảo hiểm về việc đã được tư vấn đầy đủ và hiểu rõ các nội dung tại tài liệu minh họa bán hàng.

Điều 30. Bản yêu cầu bảo hiểm, bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, sản phẩm bảo hiểm sức khỏe

1. Bản yêu cầu bảo hiểm phải có phần thông tin xác nhận của bên mua bảo hiểm về việc đã được giải thích rõ ràng, đầy đủ về quyền lợi sản phẩm bảo hiểm, nhận thức được các đặc thù của sản phẩm đã lựa chọn. Đối với trường hợp tham gia bảo hiểm qua đại lý là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phần thông tin xác nhận phải có thêm nội dung bên mua bảo hiểm tham gia bảo hiểm trên cơ sở tự nguyện, không bị ép buộc.

2. Các bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm bao gồm:

a) Bảng câu hỏi kê khai sức khỏe của người được bảo hiểm (đối với sản phẩm bảo hiểm yêu cầu kê khai sức khỏe) do bên mua bảo hiểm kê khai và xác nhận;

b) Bảng câu hỏi đánh giá khả năng tài chính của bên mua bảo hiểm (đối với sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp, sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư và nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí); Bảng câu hỏi đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro trong đầu tư (đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị). Các tài liệu này do đại lý bảo hiểm đánh giá, kê khai dựa trên thông tin do bên mua bảo hiểm cung cấp và phải có xác nhận của bên mua bảo hiểm.

3. Bảng câu hỏi kê khai sức khỏe của người được bảo hiểm phải bảo đảm:

a) Các câu hỏi về sức khỏe và các thuật ngữ y khoa phải rõ ràng để bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm có thể hiểu rõ và kê khai đầy đủ, chính xác. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đưa ra các câu hỏi không rõ ràng, không xác định thời điểm, thời gian yêu cầu cung cấp thông tin thì việc bên mua bảo hiểm không trả lời chính xác các câu hỏi trên sẽ không bị coi là vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin;

b) Việc kê khai lịch sử khám chữa bệnh, thông tin về dấu hiệu, triệu chứng liên quan đến bệnh tật không vượt quá 03 năm. Trường hợp có những câu hỏi yêu cầu kê khai thông tin vượt quá 03 năm, doanh nghiệp bảo hiểm phải quy định rõ các bệnh lý cần phải kê khai và hướng dẫn rõ bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm các thông tin cần kê khai.

4. Bảng câu hỏi đánh giá khả năng tài chính của bên mua bảo hiểm phải bảo đảm:

a) Bao gồm tối thiểu các nội dung: tổng thu nhập (đối với bên mua bảo hiểm là cá nhân), khoản phí bảo hiểm dự kiến đóng và thời gian đóng phí dự kiến;

b) Các câu hỏi đánh giá phải có các tiêu chí, định mức cụ thể để có thể đánh giá được mức độ phù hợp của sản phẩm bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm dự kiến tham gia với khả năng tài chính của bên mua bảo hiểm. Đại lý bảo hiểm chỉ được tư vấn các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với khả năng tài chính của bên mua bảo hiểm trong phạm vi các định mức đã xác định của doanh nghiệp bảo hiểm.

5. Bảng câu hỏi đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro trong đầu tư phải bảo đảm:

a) Bao gồm tối thiểu các nội dung: đánh giá về khẩu vị rủi ro, kinh nghiệm đầu tư của bên mua bảo hiểm;

b) Câu hỏi đánh giá phải rõ ràng, cụ thể để có thể xác định được mức độ chấp nhận rủi ro của bên mua bảo hiểm, tối thiểu chi tiết theo năm (05) nhóm: Nhóm thận trọng về đầu tư; Nhóm tương đối thận trọng về đầu tư; Nhóm cân bằng về đầu tư; Nhóm tương đối mạo hiểm về đầu tư và Nhóm mạo hiểm về đầu tư.

6. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý, phù hợp giữa các thông tin trong bản yêu cầu bảo hiểm và các bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm trước khi phát hành hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp có nội dung không phù hợp, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm kiểm tra, xác minh lại nội dung tư vấn của đại lý bảo hiểm.

7. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải đáp ứng các nội dung quy định tại Điều này kể từ ngày 01/7/2024.

Điều 31. Tài liệu giới thiệu sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, sản phẩm bảo hiểm sức khỏe

1. Tài liệu giới thiệu sản phẩm đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Giới thiệu được đặc tính cơ bản của sản phẩm bảo hiểm;

b) Phản ánh trung thực các thông tin cơ bản tại quy tắc, điều kiện, điều khoản của sản phẩm bảo hiểm, nêu rõ các quyền lợi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, không được cung cấp các thông tin không rõ ràng, tạo cho bên mua bảo hiểm hiểu lầm về những quyền lợi của sản phẩm;

c) Trường hợp cung cấp qua tổ chức hoạt động đại lý hoặc doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tài liệu giới thiệu sản phẩm phải thể hiện rõ đây là sản phẩm bảo hiểm, được cung cấp bởi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, không phải là sản phẩm của tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; việc tham gia sản phẩm bảo hiểm không phải là yêu cầu bắt buộc để thực hiện hay hưởng một dịch vụ nào khác của tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

d) Phông chữ sử dụng ở tài liệu giới thiệu sản phẩm là Times New Roman, cỡ chữ tối thiểu là 12 hoặc phông chữ khác với cỡ chữ tương đương.

2. Tài liệu giới thiệu sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư phải đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này và có các thông tin sau:

a) Chính sách đầu tư, mục tiêu đầu tư, cơ cấu đầu tư tài sản, mức lãi suất đầu tư tối thiểu cam kết của quỹ liên kết chung (đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết chung); các loại quỹ liên kết đơn vị hiện có, chính sách đầu tư, các loại tài sản đầu tư, tỷ lệ phân bổ tài sản đầu tư của từng quỹ (đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị);

b) Tỷ lệ, mức tối đa của các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm;

c) Thông tin rõ ràng về việc: bên mua bảo hiểm được hưởng toàn bộ kết quả đầu tư và sẽ chịu toàn bộ rủi ro đầu tư từ các quỹ liên kết đơn vị đã lựa chọn (đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị), hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư là một cam kết dài hạn và bên mua bảo hiểm không nên hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm vì các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm có thể rất cao trong thời gian đầu của hợp đồng;

d) Kết quả hoạt động của các quỹ liên kết đơn vị hiện có trong 05 năm tài chính gần nhất, hoặc toàn bộ thời gian mà quỹ đã được thành lập và hoạt động nếu ngắn hơn 05 năm (đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị). Doanh nghiệp bảo hiểm phải nêu rõ thông tin trên là kết quả hoạt động trong quá khứ dùng để tham khảo và không phải là cơ sở để đảm bảo chắc chắn về kết quả hoạt động của các quỹ liên kết đơn vị trong tương lai. Các kết quả đầu tư trong quá khứ được sử dụng làm tham chiếu phải phù hợp với sản phẩm liên kết đơn vị và các quỹ liên kết đơn vị đang được giới thiệu.

3. Tài liệu giới thiệu sản phẩm bảo hiểm hưu trí phải đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này và có các thông tin sau:

a) Chính sách đầu tư, mục tiêu và cơ cấu đầu tư tài sản của quỹ hưu trí tự nguyện, lãi suất đầu tư tối thiểu cam kết với bên mua bảo hiểm đối với phần phí bảo hiểm được phân bổ vào tài khoản bảo hiểm hưu trí;

b) Tỷ lệ, mức tối đa các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm;

c) Thông tin rõ ràng cho bên mua bảo hiểm biết việc giao kết hợp đồng bảo hiểm hưu trí là một cam kết dài hạn và không được rút trước tài khoản bảo hiểm hưu trí trừ trường hợp quy định tại Điều 119 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP;

d) Đối với các sản phẩm bảo hiểm không thuộc nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí theo quy định tại Mục 3 Chương VII Nghị định số 46/2023/NĐ-CP, trong tài liệu giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp bảo hiểm không được sử dụng tên thương mại là bảo hiểm hưu trí hoặc các tên gọi khác gây hiểu nhầm cho bên mua bảo hiểm là các sản phẩm này cung cấp thu nhập bổ sung cho người được bảo hiểm khi hết tuổi lao động.

Điều 32. Thông tin, quảng cáo về sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

1. Việc thông tin, quảng cáo về sản phẩm bảo hiểm nhân thọ phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm về các thông tin quảng cáo sản phẩm bảo hiểm.

2. Tài liệu quảng cáo phải đáp ứng các quy định sau:

a) Được trình bày bằng ngôn ngữ tiếng Việt, dễ hiểu, không đa nghĩa, không gây hiểu nhầm; thông tin trung thực, khách quan, chính xác và cập nhật tới thời điểm gần nhất. Các khái niệm, thuật ngữ chuyên môn phải được chú thích đầy đủ;

b) Doanh nghiệp bảo hiểm không được sử dụng danh nghĩa, thông tin, biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín của các cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước để quảng cáo, giới thiệu, chào mời mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.

3. Tài liệu quảng cáo về sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị phải bảo đảm:

a) Đáp ứng các quy định tại các khoản 2 Điều này;

b) Có nội dung rõ ràng, không gây hiểu nhầm quỹ liên kết đơn vị là các công cụ tài chính có thu nhập cố định hoặc đảm bảo về lợi nhuận;

c) Không bao hàm các nhận định khiến khách hàng hiểu nhầm là giá trị khoản đầu tư luôn luôn gia tăng hoặc được đảm bảo về kết quả đầu tư; không được cam kết hoặc bảo đảm kết quả đầu tư của quỹ liên kết đơn vị luôn tích cực trong tương lai;

d) Khi sử dụng các ý kiến đánh giá, nhận xét của bên thứ ba hoặc kết quả bình chọn, xếp hạng kết quả hoạt động để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị, doanh nghiệp bảo hiểm, các tổ chức, cá nhân có liên quan phải sử dụng thông tin đáng tin cậy, khách quan, dựa trên sự so sánh, dữ liệu và sự kiện có thật; được công bố công khai hoặc thực hiện công khai bởi tổ chức cung cấp dịch vụ thông tin tài chính và thống kê đã được công nhận; nêu rõ nguồn tham chiếu bao gồm tên tài liệu, tên tổ chức xuất bản và thời gian xuất bản;

đ) Không được hàm ý cơ quan quản lý nhà nước bảo đảm về nội dung thông tin, quảng cáo, chiến lược đầu tư, mục tiêu đầu tư của quỹ liên kết đơn vị hoặc bảo đảm về tài sản của quỹ liên kết đơn vị, giá trị đơn vị quỹ, khả năng sinh lời và mức rủi ro của quỹ liên kết đơn vị;

e) Không được chứa đựng các thông tin dẫn đến việc khách hàng hiểu không đúng về khả năng sinh lời của quỹ liên kết đơn vị và quyền lợi của sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị;

g) Tài liệu thông tin, quảng cáo về sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị phải in đậm nét, rõ ràng, cỡ chữ không nhỏ hơn các nội dung khác tại ấn phẩm thông tin, quảng cáo với các khuyến cáo dưới đây:

- Khách hàng cần đọc kỹ tài liệu giới thiệu sản phẩm, tài liệu minh họa bán hàng, tài liệu tóm tắt về các điều khoản bảo hiểm và các điểm cần lưu ý trong quy tắc, điều khoản sản phẩm bảo hiểm trước khi mua sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị và lưu ý các khoản phí của sản phẩm;

- Sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị là sản phẩm khác biệt với các sản phẩm bảo hiểm truyền thống, khách hàng phải chịu toàn bộ rủi ro đầu tư tương ứng với phần phí bảo hiểm đã đóng theo loại hình rủi ro của quỹ liên kết đơn vị khách hàng đã lựa chọn;

- Giá trị tài khoản của hợp đồng bảo hiểm của khách hàng có thể thay đổi tuỳ vào tình hình thị trường và khách hàng có thể chịu thiệt hại về số phí bảo hiểm đã nộp trong trường hợp đầu tư thua lỗ;

- Các thông tin về kết quả hoạt động của quỹ liên kết đơn vị trước đây (nếu có) chỉ mang tính tham khảo và không có nghĩa là các quỹ này sẽ sinh lời cho khách hàng trong tương lai;

- Lãi suất minh họa tại các quỹ liên kết đơn vị chỉ mang tính tham khảo, sẽ có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào kết quả đầu tư thực tế của quỹ liên kết đơn vị và không có ý nghĩa là mức lãi suất này được đảm bảo cho khách hàng trong tương lai.

4. Định kỳ hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thông tin cho bên mua bảo hiểm về tình trạng hợp đồng bảo hiểm hỗn hợp có tham gia chia lãi, bảo hiểm liên kết đầu tư và bảo hiểm hưu trí. Việc cung cấp thông tin về hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư và bảo hiểm hưu trí được thực hiện theo mẫu số 25-NT (đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết chung), mẫu số 26-NT (đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị), mẫu số 27-NT (đối với hợp đồng bảo hiểm hưu trí) Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này. Doanh nghiệp bảo hiểm phải gửi cho bên mua bảo hiểm báo cáo hoạt động của quỹ liên kết chung, quỹ liên kết đơn vị, quỹ hưu trí tự nguyện tương ứng theo mẫu số 14-NT, mẫu số 15-NT, mẫu số 16-NT Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 33. Tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có thể tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm một phần nhưng không được tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm toàn bộ trách nhiệm đã nhận bảo hiểm, nhận tái bảo hiểm trong một hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng tái bảo hiểm cho một hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm trong và ngoài nước, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam khác.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải tính toán mức giữ lại cho từng loại hình bảo hiểm và theo từng loại rủi ro; mức giữ lại trên mỗi rủi ro hoặc trên mỗi tổn thất riêng lẻ. Mức giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải đảm bảo quy định tại khoản 4 và 5 Điều này.

3. Khi tính toán mức giữ lại, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải xem xét đến các yếu tố sau:

a) Các quy định pháp luật về khả năng thanh toán;

b) Năng lực khai thác;

c) Khả năng tài chính;

d) Khả năng sẵn sàng chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;

đ) Việc thu xếp bảo vệ cho các rủi ro lớn và các rủi ro thảm họa;

e) Việc cân đối các kết quả hoạt động kinh doanh;

g) Các yếu tố cấu thành của danh mục hợp đồng bảo hiểm;

h) Diễn biến thị trường tái bảo hiểm trong nước và quốc tế.

4. Mức giữ lại tối đa trên mỗi rủi ro hoặc trên mỗi tổn thất riêng lẻ không quá 10% vốn chủ sở hữu.

5. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam tái bảo hiểm theo chỉ định của người được bảo hiểm, tỷ lệ tái bảo hiểm chỉ định tối đa là 90% mức trách nhiệm bảo hiểm. Tái bảo hiểm theo chỉ định của người được bảo hiểm là một trong các trường hợp sau:

a) Người được bảo hiểm chỉ định một hoặc một số doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm cụ thể và yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam tái bảo hiểm cho một hoặc một số doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm đã được chỉ định đó;

b) Người được bảo hiểm chỉ định một hoặc một số doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cụ thể và yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam thu xếp tái bảo hiểm qua một hoặc một số doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã được chỉ định đó.

Trường hợp tái bảo hiểm theo chỉ định của người được bảo hiểm, doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm theo chỉ định của người được bảo hiểm phải đáp ứng quy định tại Điều 33 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP.

6. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có thể nhận tái bảo hiểm trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam khác đã nhận bảo hiểm. Khi nhận tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải đánh giá rủi ro để bảo đảm phù hợp với khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam và không được nhận tái bảo hiểm đối với chính những rủi ro đã nhượng tái bảo hiểm.

7. Đối với các loại hình tái bảo hiểm hạn chế (finite reinsurance), trong vòng 07 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có văn bản do người đại diện theo pháp luật ký thông báo cho Bộ Tài chính. Thông báo bao gồm các nội dung chính của hợp đồng tái bảo hiểm, mục đích ký kết hợp đồng, cam kết tuân thủ các quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và chế độ kế toán áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 34. Quản lý chương trình tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm

1. Phê duyệt chương trình tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm:

a) Để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm, Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, Giám đốc chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm phê duyệt chương trình tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm phù hợp với năng lực tài chính, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, chi nhánh và các quy định pháp luật hiện hành; xem xét, đánh giá, điều chỉnh chương trình tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm theo định kỳ hàng năm hoặc khi tình hình thị trường có sự thay đổi;

b) Chương trình tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

- Xác định khả năng chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;

- Xác định mức giữ lại phù hợp với rủi ro bảo hiểm được chấp nhận, những giới hạn về mức giữ lại trên một đơn vị rủi ro và mức bảo vệ tối đa từ doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm;

- Xác định các loại hình và phương thức tái bảo hiểm phù hợp nhất với việc quản lý các rủi ro được chấp nhận;

- Phương thức, tiêu chuẩn, quy trình lựa chọn doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm, bao gồm cách thức đánh giá mức độ rủi ro và an toàn tài chính của doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm;

- Danh sách các doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm dự kiến sẽ nhận tái bảo hiểm, lưu ý đến sự đa dạng hóa và xếp hạng các nhà nhận tái bảo hiểm;

- Phương thức sử dụng khoản tiền đặt cọc của doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm (nếu có);

- Quản lý rủi ro tích tụ đối với những lĩnh vực, vùng địa lý và các loại sản phẩm đặc thù;

- Cách thức kiểm soát chương trình tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm bao gồm hệ thống báo cáo và kiểm soát nội bộ.

2. Tổ chức thực hiện chương trình tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm:

Trên cơ sở chương trình tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm đã được phê duyệt, Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, Giám đốc chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm ban hành quy trình, hướng dẫn nội bộ về hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm, bao gồm:

a) Xác định giới hạn trách nhiệm tự động được bảo hiểm theo hợp đồng tái bảo hiểm cố định đối với mỗi loại hình bảo hiểm;

b) Xây dựng tiêu chuẩn đối với các hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời;

c) Đối chiếu các quy tắc, điều kiện, điều khoản của hợp đồng bảo hiểm gốc với điều khoản của hợp đồng tái bảo hiểm để đảm bảo mỗi rủi ro đều được tái bảo hiểm.

3. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm cập nhật thường xuyên danh sách các doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm, kèm theo các thông tin về mức độ rủi ro, khả năng, mức độ sẵn sàng chi trả bồi thường tương ứng với trách nhiệm đã nhận tái bảo hiểm; yêu cầu đặt cọc tương ứng với mức độ rủi ro và hệ số tín nhiệm của từng doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm (nếu có).

Mục 3. DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ

Điều 35. Phương pháp, công thức, cơ sở trích lập dự phòng phí chưa được hưởng đối với bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm nhân thọ có thời hạn từ 01 năm trở xuống, bảo hiểm phi nhân thọ

1. Phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm: các hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm có thời hạn từ 01 năm trở xuống được tính như sau:

a) Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không: bằng 25% tổng phí bảo hiểm thuộc năm tài chính của nghiệp vụ bảo hiểm này, không phân biệt hợp đồng còn hiệu lực hoặc không còn hiệu lực.

b) Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm khác: bằng 50% tổng phí bảo hiểm thuộc năm tài chính của nghiệp vụ bảo hiểm này, không phân biệt hợp đồng còn hiệu lực hoặc không còn hiệu lực.

2. Phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm:

a) Phương pháp 1/8: Phương pháp này giả định phí bảo hiểm thuộc các hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm phát hành trong một quý của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tái bảo hiểm phân bổ đều giữa các tháng trong quý, hay nói cách khác, toàn bộ hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm của một quý cụ thể được giả định là có hiệu lực vào giữa quý đó. Dự phòng phí chưa được hưởng được tính theo công thức sau:

Dự phòng phí chưa được hưởng

=

Phí bảo hiểm

x

Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng

Ví dụ: Cách tính dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31/12/2023 như sau:

Đối với các hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm có thời hạn 01 năm và còn hiệu lực vào ngày 31/12/2023:

Thời điểm hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực

Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng

Năm

Quý

2024

I

1/8

II

3/8

III

5/8

IV

7/8

Đối với hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm có thời hạn trên 01 năm: Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng theo công thức trên sẽ có mẫu số bằng thời hạn của hợp đồng bảo hiểm (tính bằng số năm) nhân với 08. Dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31/12/2023 của hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 02 năm và còn hiệu lực vào ngày 31/12/2023 được tính như sau:

Thời điểm hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực

Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng

Năm

Quý

2024

I

1/16

II

3/16

III

5/16

IV

7/16

2025

I

9/16

II

11/16

III

13/16

IV

15/16

b) Phương pháp 1/24: Phương pháp này giả định phí bảo hiểm thuộc các hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm phát hành trong một tháng của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tái bảo hiểm phân bổ đều trong tháng, hay nói cách khác, toàn bộ hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm của một tháng cụ thể được giả định là có hiệu lực vào giữa tháng đó. Dự phòng phí chưa được hưởng được tính theo công thức sau:

Dự phòng phí chưa được hưởng

=

Phí bảo hiểm

x

Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng

Ví dụ: Cách tính dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31/12/2023 như sau:

Đối với hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm có thời hạn 01 năm và còn hiệu lực vào ngày 31/12/2023:

Thời điểm hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực

Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng

Năm

Tháng

2024

01

02

03

04

05

06

07

08

09

10

11

12

1/24

3/24

5/24

7/24

9/24

11/24

13/24

15/24

17/24

19/24

21/24

23/24

Đối với hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm có thời hạn trên 01 năm: Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng theo công thức trên sẽ có mẫu số bằng thời hạn của hợp đồng bảo hiểm (tính bằng số năm) nhân với 24. Dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31/12/2023 của hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm có thời hạn 02 năm và còn hiệu lực vào ngày 31/12/2023 được tính như sau:

Thời điểm hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực

Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng

Năm

Tháng

2024

01

02

03

04

05

06

07

08

09

10

11

12

1/48

3/48

5/48

7/48

9/48

11/48

13/48

15/48

17/48

19/48

21/48

23/48

2025

01

02

03

04

05

06

07

08

09

10

11

12

25/48

27/48

29/48

31/48

33/48

35/48

37/48

39/48

41/48

43/48

45/48

47/48

c) Phương pháp trích lập dự phòng phí theo từng ngày: Phương pháp này có thể được áp dụng để tính dự phòng phí chưa được hưởng đối với hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm thuộc mọi thời hạn theo công thức tổng quát sau:

Dự phòng phí chưa được hưởng

=

Phí bảo hiểm x Số ngày bảo hiểm còn lại của hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm

Tổng số ngày bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm

Điều 36. Phương pháp, công thức, cơ sở trích lập dự phòng bồi thường

1. Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo thống kê hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường: Theo phương pháp này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải trích lập 02 loại dự phòng:

a) Dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết:

Đối với bảo hiểm phi nhân thọ: được trích lập cho từng nghiệp vụ bảo hiểm theo phương pháp ước tính số tiền bồi thường cho từng vụ tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm đã thông báo hoặc đã yêu cầu đòi bồi thường nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.

Đối với bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe: được trích theo phương pháp từng hồ sơ với mức trích lập được tính trên cơ sở thống kê số tiền bảo hiểm có thể phải trả cho từng hồ sơ đã thông báo hoặc đã yêu cầu bồi thường nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.

b) Dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa thông báo hoặc chưa yêu cầu đòi bồi thường (IBNR) được trích lập theo công thức sau đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm:

Dự phòng BT cho tổn thất đã phát sinh chưa thông báo hoặc chưa yêu cầu đòi BT cho năm TC hiện tại

=

Tổng số tiền BT cho tổn thất đã phát sinh chưa thông báo hoặc chưa yêu cầu đòi BT của 3 năm TC trước liên tiếp

x

Số tiền BT phát sinh của năm TC hiện tại

x

Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm của năm TC hiện tại

x

Thời gian chậm yêu cầu đòi BT bình quân của năm TC hiện tại

Tổng số tiền BT phát sinh của 3 năm TC trước liên tiếp

Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm của năm TC trước

Thời gian chậm yêu cầu đòi BT bình quân của năm TC trước

Trong đó:

Số tiền bồi thường (BT) phát sinh của một năm tài chính (TC) bao gồm số tiền bồi thường thực trả trong năm cộng với tăng/giảm dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.

Thời gian chậm yêu cầu đòi bồi thường bình quân là thời gian bình quân từ khi tổn thất xảy ra tới khi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tái bảo hiểm nhận được thông báo tổn thất hoặc hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường (tính bằng số ngày).

Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tái bảo hiểm không có đầy đủ số liệu thống kê để thực hiện trích lập bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa thông báo hoặc chưa yêu cầu đòi bồi thường theo công thức quy định, doanh nghiệp, chi nhánh phải trích lập theo tỷ lệ từ 3% đến 5% phí bảo hiểm đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm.

Quy định tại điểm này không áp dụng đối với bảo hiểm nhân thọ trên 01 năm.

2. Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hệ số phát sinh bồi thường:

Phương pháp này được áp dụng để trích lập dự phòng bồi thường cho từng nghiệp vụ bảo hiểm dựa trên nguyên lý sử dụng số liệu bồi thường trong quá khứ để tính toán các hệ số phát sinh bồi thường nhằm dự đoán số tiền doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải bồi thường trong tương lai. Để tính toán dự phòng bồi thường theo phương pháp này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tái bảo hiểm cần phân tích các dữ liệu quá khứ để đảm bảo rằng việc thanh toán bồi thường qua các năm tuân theo các quy luật ổn định và không có sự bất thường.

Ví dụ: Tính dự phòng bồi thường theo phương pháp hệ số phát sinh bồi thường cho một nghiệp vụ bảo hiểm nhất định tại thời điểm 31/12/2023:

- Bước 1: Thống kê toàn bộ các khoản thanh toán bồi thường thực trả tới thời điểm 31/12/2023 phân theo năm xảy ra tổn thất và năm bồi thường theo bảng sau (số liệu chỉ mang tính minh họa):

Đơn vị: triệu đồng

Năm xảy ra tổn thất

Năm bồi thường

1

2

3

4

5

6

7

8

2016

5.445

3.157

2.450

1.412

600

352

431

185

2017

5.847

3.486

1.366

848

1.045

1.054

369

2018

5.981

4.854

1.948

2.554

1.680

489

2019

7.835

4.453

3.888

3.335

2.088

2020

9.763

6.517

3.563

3.984

2021

10.745

6.184

4.549

2022

14.137

8.116

2023

15.162

Theo bảng thống kê bồi thường nêu trên (dòng năm 2016):

Số tiền bồi thường thực trả trong năm 2016 (năm bồi thường thứ 1) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2016 là 5.445 triệu đồng.

Số tiền bồi thường thực trả trong năm 2017 (năm bồi thường thứ 2) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2016 là 3.157 triệu đồng.

Số tiền bồi thường thực trả trong năm 2018 (năm bồi thường thứ 3) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2016 là 2.450 triệu đồng.

………………….

Việc thống kê số tiền bồi thường trong các năm tiếp theo cho các tổn thất xảy ra trong năm 2016 được tiến hành tương tự như trên cho tới khi không còn khoản tiền bồi thường nào phát sinh thêm nữa. Ở ví dụ này, sau năm 2023 (năm bồi thường thứ 8) không còn khoản tiền bồi thường nào phải thanh toán cho các tổn thất xảy ra trong năm 2016.

Việc thống kê số tiền bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong các năm từ 2017 đến 2023 được thực hiện tương tự như năm 2016. Số năm quá khứ cần thống kê số liệu bồi thường sẽ tùy thuộc vào độ dài thời gian từ khi tổn thất xảy ra tới khi tổn thất được bồi thường hết. Thông thường, các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm có số năm quá khứ cần thống kê số liệu bồi thường nhiều hơn là các nghiệp vụ bảo hiểm khác.

- Bước 2: Chuyển bảng thống kê số liệu bồi thường theo từng năm đã lập ở trên thành bảng thống kê số liệu bồi thường lũy kế, trong đó số liệu bồi thường lũy kế của mỗi năm là tổng các khoản bồi thường thực trả của năm đó và các năm trước đó.

Đơn vị: triệu đồng

Năm xảy ra tổn thất

Năm bồi thường

1

2

3

4

5

6

7

8

2016

5.445

8.602

11.052

12.464

13.064

13.416

13.847

14.032

2017

5.847

9.333

10.699

11.547

12.592

13.646

14.015

2018

5.981

10.835

12.783

15.337

17.017

17.506

2019

7.835

12.288

16.176

19.511

21.599

2020

9.763

16.280

19.843

23.827

2021

10.745

16.929

21.478

2022

14.137

22.253

2023

15.162

Theo bảng thống kê số liệu bồi thường lũy kế nêu trên (dòng năm 2016):

Số tiền bồi thường lũy kế năm 2016 (năm bồi thường thứ 1) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2016 là 5.445 triệu đồng.

Số tiền bồi thường lũy kế năm 2017 (năm bồi thường thứ 2) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2016 là 3.157 triệu đồng + 5.445 triệu đồng = 8.602 triệu đồng.

Số tiền bồi thường lũy kế năm 2018 (năm bồi thường thứ 3) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2016 là 2.450 triệu đồng + 8.602 triệu đồng = 11.052 triệu đồng.

………………….

- Bước 3: Tính hệ số phát sinh bồi thường qua các năm bằng cách chia số liệu bồi thường lũy kế của năm sau cho năm trước đó

Năm xảy ra tổn thất

Hệ số phát sinh bồi thường

2/1

3/2

4/3

5/4

6/5

7/6

8/7

2016

1,580

1,285

1,128

1,048

1,027

1,032

1,013

2017

1,596

1,146

1,079

1,090

1,084

1,027

2018

1,812

1,180

1,200

1,110

1,029

2019

1,568

1,316

1,206

1,107

2020

1,668

1,219

1,201

2021

1,576

1,269

2022

1,574

Hệ số phát sinh BT bình quân

1,625

1,236

1,163

1,089

1,047

1,030

1,013

Sau đó tính hệ số phát sinh bồi thường bình quân từ năm thứ 1 qua năm thứ 2, từ năm thứ 2 qua năm thứ 3, từ năm thứ 3 qua năm thứ 4,... bằng cách tính giá trị trung bình của hệ số phát sinh bồi thường của từng cột trong bảng trên.

- Bước 4: Sử dụng hệ số phát sinh bồi thường bình quân tính được ở bước 3 để ước tính số tiền bồi thường lũy kế của từng năm cho các tổn thất xảy ra trong các năm từ 2016 đến 2023 (phần in đậm trong bảng dưới đây):

Đơn vị: triệu đồng

Năm xảy ra tổn thất

Năm bồi thường

1

2

3

4

5

6

7

8

2016

5.445

8.602

11.052

12.464

13.064

13.416

13.847

14.032

2017

5.847

9.333

10.699

11.547

12.592

13.646

14.015

14.197

2018

5.981

10.835

12.783

15.337

17.017

17.506

18.031

18.266

2019

7.835

12.288

16.176

19.511

21.599

22.614

23.293

23.595

2020

9.763

16.280

19.843

23.827

25.948

27.167

27.982

28.346

2021

10.745

16.929

21.478

24.979

27.202

28.481

29.335

29.716

2022

14.137

22.253

27.505

31.988

34.835

36.472

37.566

38.055

2023

15.162

24.638

30.453

35.417

38.569

40.382

41.593

42.134

Theo bảng trên (dòng năm 2023):

Số tiền bồi thường lũy kế năm 2024 (năm bồi thường thứ 2) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2023 là 15.162 triệu đồng x 1,625 = 24.638 triệu đồng (1,625 là hệ số phát sinh bồi thường bình quân từ năm thứ 1 qua năm thứ 2).

Số tiền bồi thường lũy kế năm 2025 (năm bồi thường thứ 3) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2023 là 24.638 triệu đồng x 1,236 = 30.453 triệu đồng (1,236 là hệ số phát sinh bồi thường bình quân từ năm thứ 2 qua năm thứ 3).

Số tiền bồi thường lũy kế năm 2026 (năm bồi thường thứ 4) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2023 là 30.453 triệu đồng x 1,163 = 35.417 triệu đồng (1,163 là hệ số phát sinh bồi thường bình quân từ năm thứ 3 qua năm thứ 4).

………………….

Số tiền bồi thường lũy kế của từng năm cho các tổn thất xảy ra trong năm 2022, 2021,..., 2016 tính tương tự như năm 2023.

- Bước 5: Ước tính dự phòng bồi thường:

Dự phòng bồi thường tại thời điểm 31/12/2023 được ước tính bằng cách lấy tổng số tiền ước tính phải bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong các năm từ năm 2016 đến năm 2023 trừ đi tổng số tiền đã bồi thường cho các tổn thất đó tính tới ngày 31/12/2023, trong đó:

Tổng số tiền ước tính phải bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong các năm từ năm 2016 đến năm 2023 chính là số tiền bồi thường lũy kế ở năm bồi thường thứ 8 của bảng trên.

Tổng số tiền đã bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong các năm 2016, 2017,..., 2023 tính tới thời điểm 31/12/2023 chính là số tiền bồi thường lũy kế nằm dọc theo đường chéo của bảng trên.

Đơn vị: triệu đồng

Năm xảy ra tổn thất

Năm bồi thường

Tính toán dự phòng BT tại 31/12/2023

1

2

3

4

5

6

7

8

Tổng số tiền ước tính phải BT

Tổng số tiền đã BT tới ngày 31/12/23

Dự phòng bồi thường ước tính

2016

14.032

14.032

14.032

0

2017

14.015

14.197

14.197

14.015

182

2018

17.506

18.266

18.266

17.506

760

2019

21.599

23.595

23.595

21.599

1.996

2020

23.827

28.346

28.346

23.827

4.519

2021

21.478

29.716

29.716

21.478

8.238

2022

22.253

38.055

38.055

22.253

15.802

2023

15.162

42.134

42.134

15.162

26.972

TỔNG CỘNG

208.341

149.872

58.469

Như vậy, với số liệu thống kê bồi thường như trên, dự phòng bồi thường ước tính của nghiệp vụ bảo hiểm tại thời điểm 31/12/2023 là 58.469 triệu đồng.

Điều 37. Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất đối với bảo hiểm phi nhân thọ

1. Trích lập dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất:

a) Hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải trích lập dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất, kể cả trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh có sử dụng (hoặc không sử dụng) dự phòng này để bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất trong năm tài chính;

b) Mức trích lập tối đa hàng năm được áp dụng theo tỷ lệ từ 1% đến 3% phí bảo hiểm giữ lại theo từng nghiệp vụ bảo hiểm;

c) Việc trích lập được thực hiện đến khi khoản dự phòng này bằng 100% phí giữ lại trong năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.

2. Sử dụng dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất:

a) Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất được sử dụng cho nghiệp vụ bảo hiểm có dao động lớn về tổn thất.

Nghiệp vụ bảo hiểm được coi là có dao động lớn về tổn thất khi tổng phí bảo hiểm giữ lại trong năm tài chính của nghiệp vụ bảo hiểm sau khi đã trích lập dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp, chi nhánh đối với nghiệp vụ bảo hiểm đó.

b) Số tiền tối đa được sử dụng từ dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất được tính cho từng nghiệp vụ bảo hiểm theo công thức sau:

Số tiền được sử dụng từ DPDĐL trong năm TC hiện tại

=

Số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại trong năm TC hiện tại

-

Tổng phí bảo hiểm giữ lại của năm TC hiện tại

-

Dự phòng phí chưa được hưởng tương ứng với trách nhiệm giữ lại phải trích lập trong năm TC hiện tại

-

Dự phòng bồi thường tương ứng với trách nhiệm giữ lại phải lập vào năm TC hiện tại

Điều 38. Phương pháp, công thức, cơ sở trích lập dự phòng toán học đối với bảo hiểm sức khỏe có thời hạn trên 01 năm và một số nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ

1. Đối với hợp đồng bảo hiểm sức khỏe trên 01 năm, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe được chủ động lựa chọn phương pháp trích lập như: phương pháp phí bảo hiểm gộp, phương pháp phí bảo hiểm thuần, phương pháp theo hệ số thời hạn hợp đồng trên cơ sở phí bảo hiểm gộp hoặc các phương pháp khác theo thông lệ quốc tế.

Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe phải đảm bảo kết quả trích lập dự phòng không thấp hơn kết quả trích lập theo phương pháp hệ số thời hạn 1/8 quy định tại điểm a khoản 2 Điều 35 Thông tư này trên cơ sở phí bảo hiểm gộp.

2. Đối với bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm trả tiền định kỳ, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ được chủ động lựa chọn phương pháp trích lập dự phòng toán học đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 01 năm để đảm bảo được các trách nhiệm bảo hiểm trong tương lai như: phương pháp phí bảo hiểm gộp, phương pháp phí bảo hiểm thuần, phương pháp phí bảo hiểm thuần có điều chỉnh Zillmer hoặc các phương pháp khác theo thông lệ quốc tế.

Trong mọi trường hợp, phương pháp trích lập dự phòng toán học phải đảm bảo kết quả không thấp hơn dự phòng được tính theo phương pháp và cơ sở dưới đây:

a) Phương pháp trích lập:

Đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn từ 05 năm trở xuống: Phương pháp phí bảo hiểm thuần.

Đối với hợp đồng bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm trả tiền định kỳ có thời hạn trên 05 năm: Phương pháp phí bảo hiểm thuần được điều chỉnh bởi hệ số Zillmer 3% số tiền bảo hiểm. Phí thuần được điều chỉnh dùng để tính dự phòng không được cao hơn 100% phí bảo hiểm thực tế thu được.

Đối với hợp đồng bảo bảo hiểm tử kỳ có thời hạn trên 05 năm: Phương pháp phí bảo hiểm thuần điều chỉnh FPT 12 tháng.

b) Cơ sở trích lập:

- 100% Bảng tỷ lệ tử vong CSO 1980 và các cơ sở kỹ thuật khác phù hợp với các quyền lợi bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm cam kết với khách hàng tại sản phẩm bảo hiểm. Trong mọi trường hợp, tỷ lệ tử vong và các tỷ lệ rủi ro áp dụng trong trích lập dự phòng không được thấp hơn tỷ lệ tử vong và tỷ lệ rủi ro mà doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để tính phí sản phẩm bảo hiểm.

- Lãi suất kỹ thuật tối đa không vượt quá 80% lãi suất bình quân của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn từ 10 năm trở lên được phát hành trong 24 tháng gần nhất trước thời điểm trích lập dự phòng. Lãi suất kỹ thuật được sử dụng để trích lập dự phòng không được vượt quá tỷ suất đầu tư bình quân của 04 (bốn) quý liền kề trước đó của doanh nghiệp bảo hiểm và lãi suất tính phí của từng sản phẩm bảo hiểm.

Dự phòng toán học được coi là bằng không (0) trong trường hợp kết quả tính dự phòng toán học là số âm.

Ví dụ: Trong 24 tháng gần nhất trước thời điểm trích lập dự phòng, trái phiếu Chính phủ (TPCP) trúng thầu kỳ hạn từ 10 năm trở lên bao gồm các kỳ hạn 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm, lãi suất kỹ thuật (LSKT) tối đa được tính như sau:

LSKT tối đa

=

min

(80%

x

ån=10,15,20,30LS(TB)n

;

Tỷ suất đầu tư bình quân của 04 quý liền kề trước

;

Lãi suất tính phí của từng sản phẩm

)

4

Trong đó:

n: kỳ hạn của trái phiếu Chính phủ (n = 10, 15, 20, 30);

LS(TB)n: lãi suất bình quân của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn n năm được phát hành trong 24 tháng gần nhất trước thời điểm trích lập dự phòng và được xác định như sau:

LS(TB)n =

LS(i): lãi suất trái phiếu Chính phủ trúng thầu tại lần đấu thầu thứ (i);

k: số lần trúng thầu của trái phiếu Chính phủ tương ứng với kỳ hạn n năm;

3. Dự phòng rủi ro bảo hiểm đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết chung, bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí: là số lớn hơn giữa mức dự phòng tính theo phương pháp phí chưa được hưởng hoặc dự phòng tính theo phương pháp dòng tiền để đáp ứng được tất cả chi phí chi trả quyền lợi rủi ro bảo hiểm trong tương lai trong suốt thời hạn của hợp đồng.

Trong đó, dự phòng tính theo phương pháp phí chưa được hưởng bằng 100% phí rủi ro thu được trong kỳ của hợp đồng bảo hiểm liên kết chung hoặc bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí.

Điều 39. Phương pháp, công thức, cơ sở trích lập dự phòng chia lãi đối với sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có tham gia chia lãi

1. Dự phòng cho phần lãi đã công bố:

Đối với các hợp đồng chia lãi dưới hình thức tiền mặt:

Dự phòng chia lãi

=

Tổng giá trị các khoản tiền lãi công bố chia cho chủ hợp đồng trong năm tài chính

+

Tổng giá trị tích lũy của các khoản tiền lãi đã công bố chia cho chủ hợp đồng trong các năm tài chính trước nhưng chưa chi trả

Đối với các hợp đồng chia lãi dưới hình thức bảo tức tích lũy:

Dự phòng chia lãi

=

Giá trị hiện tại của tổng các khoản bảo tức tích lũy đã công bố chia cho chủ hợp đồng tính đến năm tài chính hiện hành

Cơ sở trích lập dự phòng chia lãi áp dụng tương tự như cơ sở trích lập dự phòng toán học. Chuyên gia tính toán có trách nhiệm bảo đảm việc trích lập dự phòng chia lãi đáp ứng trách nhiệm cam kết tại hợp đồng bảo hiểm và quy định pháp luật.

2. Dự phòng cho phần lãi chưa công bố:

Dự phòng cho phần lãi chưa công bố là giá trị của phần lãi sẽ chia thêm cho chủ hợp đồng trong tương lai nhằm đảm bảo quy định tại khoản 1 Điều 48 Thông tư này, được tính bằng tài sản của quỹ chủ hợp đồng có tham gia chia lãi trừ đi công nợ của quỹ, nguồn vốn hỗ trợ từ chủ sở hữu và lãi đã phân bổ trong năm hiện tại. Việc trích lập dự phòng này phải đảm bảo nguyên tắc:

Mức trích lập hàng năm của dự phòng này không được vượt quá 10% tổng thặng dư của quỹ chủ hợp đồng có tham gia chia lãi phát sinh trong năm đó;

Tổng giá trị của dự phòng cho phần lãi chưa công bố tại mọi thời điểm không được vượt quá 0,5% nhân với thời hạn còn lại trung bình của các hợp đồng có tham gia chia lãi nhân với tổng mức trách nhiệm của quỹ chủ hợp đồng có tham gia chia lãi tại thời điểm đó.

Điều 40. Phương pháp, công thức, cơ sở trích lập dự phòng bảo đảm cân đối đối với bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm nhân thọ

1. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: Mức trích lập hàng năm là 1% lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bảo hiểm, được trích lập hàng năm cho đến khi khoản dự phòng này bằng 5% phí bảo hiểm thu được trong năm tài chính của doanh nghiệp.

2. Đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: Mức trích lập hàng năm là 1% lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp, được trích lập cho đến khi khoản dự phòng này bằng 5% phí nhận tái bảo hiểm nhân thọ thu được trong năm tài chính của doanh nghiệp.

3. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm sức khỏe: Mức trích lập hàng năm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 Thông tư này. Dự phòng này được sử dụng để trả tiền bồi thường khi có biến động lớn về tỷ lệ rủi ro dẫn đến tổng phí bảo hiểm giữ lại trong năm tài chính sau khi đã trích lập dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tái bảo hiểm. Số tiền tối đa được sử dụng được tính theo công thức sau:

Số tiền được sử dụng trong năm TC hiện tại

=

Số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại trong năm TC hiện tại

-

Tổng phí bảo hiểm giữ lại của năm TC hiện tại

-

Dự phòng phí chưa được hưởng tương ứng với trách nhiệm giữ lại phải trích lập trong năm TC hiện tại

-

Dự phòng bồi thường tương ứng với trách nhiệm giữ lại phải lập vào năm TC hiện tại

Mục 4. THỜI ĐIỂM GHI NHẬN DOANH THU

Điều 41. Thời điểm ghi nhận doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam hạch toán khoản thu phí bảo hiểm gốc vào doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm cụ thể như sau:

a) Khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm;

b) Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm;

c) Khi hợp đồng bảo hiểm đã giao kết và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có thỏa thuận với bên mua bảo hiểm về thời hạn thanh toán phí bảo hiểm theo quy định tại điểm a và c khoản 2 Điều 26 Thông tư này, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hạch toán doanh thu khoản phí bảo hiểm bên mua bảo hiểm phải đóng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm khi bắt đầu thời hạn bảo hiểm;

d) Khi hợp đồng bảo hiểm đã giao kết và có thỏa thuận cho bên mua bảo hiểm về việc đóng phí bảo hiểm theo kỳ tại hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hạch toán doanh thu số phí bảo hiểm tương ứng với kỳ hoặc các kỳ phí bảo hiểm đã phát sinh, không hạch toán doanh thu số phí bảo hiểm chưa đến kỳ bên mua bảo hiểm phải đóng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.

2. Thời điểm ghi nhận doanh thu trong trường hợp đồng bảo hiểm: doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hạch toán vào doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm khoản thu phí bảo hiểm gốc được phân bổ theo tỷ lệ đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Thời điểm ghi nhận doanh thu trong trường hợp nhận tái bảo hiểm: doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tái bảo hiểm hạch toán vào doanh thu phí nhận tái bảo hiểm và các khoản thu khác phát sinh từ hoạt động nhận tái bảo hiểm theo bản thanh toán về tái bảo hiểm được xác nhận.

4. Thời điểm ghi nhận doanh thu trong trường hợp nhượng tái bảo hiểm: doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tái bảo hiểm hạch toán phí nhượng tái bảo hiểm, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm và các khoản thu khác phát sinh từ hoạt động nhượng tái bảo hiểm cùng kỳ với kỳ kế toán quý ghi nhận doanh thu phí bảo hiểm gốc hoặc phí nhận tái bảo hiểm tương ứng.

5. Đối với các khoản thu còn lại: doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tái bảo hiểm hạch toán vào thu nhập ngay khi hoạt động kinh tế phát sinh, có bằng chứng chấp thuận thanh toán của các bên, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

6. Đối với các khoản phải chi để giảm thu: doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tái bảo hiểm hạch toán vào giảm thu nhập ngay khi hoạt động kinh tế phát sinh, có bằng chứng chấp thuận của các bên, không phân biệt đã chi tiền hay chưa chi tiền.

7. Doanh thu cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm: doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam hạch toán vào doanh thu khi hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Mục 5. TÁCH NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ NGUỒN PHÍ BẢO HIỂM, NGUYÊN TẮC PHÂN CHIA THẶNG DƯ

Điều 42. Tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam

1. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải tách riêng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm theo quy định tại Điều 101 Luật Kinh doanh bảo hiểm và đảm bảo các yêu cầu sau đây:

a) Các giao dịch phát sinh về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí liên quan trực tiếp đến nguồn nào thì sẽ được ghi nhận riêng cho nguồn đó;

b) Theo dõi riêng doanh thu, chi phí từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo từng loại nghiệp vụ bảo hiểm;

c) Theo dõi riêng doanh thu, chi phí từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong và ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam;

d) Ghi nhận, theo dõi riêng tài sản đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu và tài sản đầu tư từ nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ;

đ) Doanh thu, chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động nào của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, chi nhánh nước ngoài được ghi nhận trực tiếp cho hoạt động đó. Các khoản doanh thu, chi phí chung phải được phân bổ theo nguyên tắc hợp lý, nhất quán;

e) Chuyên gia tính toán có trách nhiệm bảo đảm các giao dịch liên quan đến nhiều nguồn, nghiệp vụ phải được tập hợp và phân bổ cho từng nguồn, nghiệp vụ dựa trên cơ sở công bằng và hợp lý, nhất quán. Cuối năm, chuyên gia tính toán xác định và điều chỉnh lại tỷ lệ phân bổ các giao dịch liên quan đến nhiều nguồn, nghiệp vụ bảo đảm đáp ứng quy định tại Thông tư này, phù hợp với nguyên tắc đã đăng ký với Bộ Tài chính và thực tế triển khai hoạt động của doanh nghiệp.

2. Người đại diện theo pháp luật, chuyên gia tính toán và kế toán trưởng của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam chịu trách nhiệm về việc xây dựng nguyên tắc phân bổ doanh thu, chi phí theo quy định tại Thông tư này và thực hiện thủ tục đăng ký với Bộ Tài chính, thực hiện tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm, tính chính xác các số liệu của nguồn phí bảo hiểm và nguồn vốn chủ sở hữu. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm hoặc cấp có thẩm quyền của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam chịu trách nhiệm phê duyệt nguyên tắc phân bổ doanh thu, chi phí và có trách nhiệm giám sát việc triển khai thực hiện các nguyên tắc phân bổ này sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận.

3. Định kỳ hàng quý, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm báo cáo việc tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.

4. Hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam thực hiện báo cáo việc tách và duy trì nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và có xác nhận của kiểm toán độc lập.

5. Trường hợp doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài không có thỏa thuận về việc thu phí và bồi thường bảo hiểm trực tiếp với bên mua bảo hiểm thì doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài không phải thực hiện tách nguồn phí bảo hiểm và nguồn vốn chủ sở hữu theo quy định tại Thông tư này.

Điều 43. Phân bổ các giao dịch phát sinh về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí liên quan đến nhiều nguồn của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam

1. Việc xác định tài sản thuộc nguồn phí bảo hiểm và nguồn vốn chủ sở  hữu được thực hiện như sau:

a) Tài sản thuộc nguồn phí bảo hiểm bao gồm các tài sản hình thành từ nguồn dự phòng nghiệp vụ và các tài sản tương ứng với các khoản phải trả được phân bổ cho nguồn phí bảo hiểm (không bao gồm các khoản phải trả nội bộ giữa các quỹ);

b) Tài sản thuộc nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm tài sản cố định, công trình xây dựng cơ bản dở dang, bất động sản đầu tư và tài sản khác được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản phải trả được phân bổ cho quỹ chủ sở hữu.

2. Việc xác định nguồn phí bảo hiểm và nguồn vốn quỹ chủ sở hữu được thực hiện như sau:

a) Nguồn vốn thuộc nguồn phí bảo hiểm bao gồm:

Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;

Các khoản nợ liên quan trực tiếp đến nguồn phí bảo hiểm hoặc được phân bổ cho nguồn phí bảo hiểm trên cơ sở tiêu thức phân bổ tương ứng.

b) Nguồn vốn thuộc quỹ chủ sở hữu bao gồm:

Nguồn vốn chủ sở hữu;

Các khoản nợ liên quan đến nguồn vốn chủ sở hữu hoặc được phân bổ cho nguồn vốn chủ sở hữu trên cơ sở tiêu thức phân bổ tương ứng.

3. Doanh thu của nguồn phí bảo hiểm bao gồm:

a) Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm;

b) Doanh thu từ hoạt động đầu tư tài sản của nguồn phí bảo hiểm;

c) Thu nhập khác liên quan trực tiếp đến nguồn phí bảo hiểm hoặc được phân bổ cho nguồn phí bảo hiểm trên cơ sở tiêu thức phân bổ tương ứng.

4. Doanh thu của nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm:

a) Doanh thu từ hoạt động đầu tư tài sản của nguồn vốn chủ sở hữu;

b) Thu phí về dịch vụ đại lý; Doanh thu cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;

c) Thu nhập khác liên quan trực tiếp đến nguồn vốn chủ sở hữu hoặc được phân bổ cho nguồn vốn chủ sở hữu trên cơ sở tiêu thức phân bổ tương ứng.

5. Chi phí của nguồn phí bảo hiểm:

a) Chi bồi thường bảo hiểm sau khi trừ thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm, chi trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, chi hoa hồng đại lý bảo hiểm, chi hoa hồng môi giới bảo hiểm, chi quản lý đại lý bảo hiểm; chi thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và các quyền lợi khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;

b) Chi giám định tổn thất, chi phí quản lý hợp đồng của công ty bảo hiểm đứng đầu trong trường hợp đồng bảo hiểm, chi đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất, chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm, chi xử lý hàng bồi thường 100%;

c) Chi phí cho hoạt động đầu tư tài sản của nguồn phí bảo hiểm;

d) Chi phí khác liên quan trực tiếp đến nguồn phí bảo hiểm hoặc chi phí phân bổ cho nguồn phí bảo hiểm;

đ) Chi sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm liên quan trực tiếp đến nguồn phí bảo hiểm;

e) Chi phí chung bao gồm chi quản lý doanh nghiệp và chi khác được phân bổ cho nguồn phí bảo hiểm theo nguyên tắc phân bổ đã đăng ký với Bộ Tài chính;

g) Chi, trích khác theo quy định của pháp luật.

6. Chi phí của nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm:

a) Chi phí chung bao gồm chi quản lý doanh nghiệp và chi khác được phân bổ cho nguồn vốn chủ sở hữu theo nguyên tắc phân bổ đã đăng ký với Bộ Tài chính;

b) Chi phí về dịch vụ đại lý;

c) Chi phí cho hoạt động đầu tư tài sản của nguồn vốn chủ sở hữu;

d) Chi sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm liên quan trực tiếp đến nguồn vốn chủ sở hữu;

đ) Chi phí cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;

e) Chi phí khác liên quan trực tiếp đến nguồn vốn chủ sở hữu hoặc được phân bổ cho nguồn vốn chủ sở hữu trên cơ sở tiêu thức phân bổ tương ứng.

7. Tiêu thức phân bổ một số chi phí hoạt động chung:

a) Tiêu thức phân bổ một số chi phí hoạt động chung giữa nguồn phí bảo hiểm và nguồn vốn chủ sở hữu:

Chi quản lý doanh nghiệp: được phân bổ cho nguồn phí bảo hiểm và nguồn vốn chủ sở hữu theo thống kê về thời gian phục vụ cho từng nguồn;

Chi phí hoạt động tài chính: được phân bổ theo tỷ trọng của tài sản đầu tư của từng nguồn.

b) Tiêu thức phân bổ một số chi phí hoạt động chung giữa các nghiệp vụ bảo hiểm trong nguồn phí bảo hiểm:

Chi quản lý doanh nghiệp: được phân bổ theo tỷ trọng tổng doanh thu phí của từng nghiệp vụ bảo hiểm;

Chi phí hoạt động tài chính: được phân bổ theo tỷ trọng của tài sản đầu tư của từng nghiệp vụ bảo hiểm;

Chi phí bán hàng được phân bổ theo tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm của từng nghiệp vụ bảo hiểm;

Chi trực tiếp hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Chi phí thẩm định phát hành hợp đồng được phân bổ theo doanh thu phí bảo hiểm; Chi phí giám định tổn thất được phân bổ theo số tiền bồi thường bảo hiểm gốc.

c) Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam sử dụng các tiêu thức phân bổ chi phí chung khác với tiêu thức quy định tại điểm a và b của khoản này thì phải đảm bảo công bằng giữa các nguồn và phù hợp với thực tế hoạt động của doanh nghiệp, chi nhánh.

Điều 44. Điều chuyển tài sản và bù đắp thâm hụt của quỹ chủ hợp đồng của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam

1. Trường hợp nguồn phí bảo hiểm bị thâm hụt (giá trị tài sản thấp hơn mức trách nhiệm), doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải có trách nhiệm bổ sung bằng tiền mặt hoặc tiền gửi tại các tổ chức tín dụng từ nguồn vốn chủ sở hữu cho nguồn phí bảo hiểm đó phần thâm hụt. Khi nguồn phí bảo hiểm đó có thặng dư (là phần chênh lệch dương giữa tài sản và trách nhiệm của quỹ), doanh nghiệp, chi nhánh được hoàn lại một phần hoặc toàn bộ số tiền đã bổ sung trước đây nhưng không được tính các khoản lãi đối với nguồn phí bảo hiểm, với điều kiện việc hoàn lại không làm thâm hụt nguồn phí bảo hiểm.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải ghi nhận bằng văn bản mọi giao dịch liên quan đến khoản bù đắp thâm hụt từ nguồn vốn chủ sở hữu cho nguồn phí bảo hiểm và hoàn trả từ nguồn phí bảo hiểm về nguồn vốn chủ sở hữu. Các giao dịch này phải được thể hiện trên báo cáo tách nguồn phí bảo hiểm và nguồn vốn chủ sở hữu định kỳ có xác nhận của chuyên gia tính toán và kế toán trưởng của doanh nghiệp, chi nhánh.

Điều 45. Tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải tách, ghi nhận, quản lý và theo dõi riêng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm (sau đây gọi là quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng) theo quy định tại Điều 101 Luật Kinh doanh bảo hiểm. Tùy theo thực tế triển khai hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và quy định pháp luật liên quan, quỹ chủ hợp đồng có thể được tiếp tục tách chi tiết hơn.

2. Việc tách và hạch toán tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh của từng quỹ phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

a) Các giao dịch phát sinh về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí liên quan trực tiếp đến quỹ nào thì sẽ được ghi nhận riêng cho quỹ đó;

b) Tài sản hình thành từ quỹ chủ hợp đồng nào được dùng để đáp ứng các trách nhiệm và chi phí liên quan tới các giao dịch kinh doanh của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm đó. Doanh nghiệp bảo hiểm không được sử dụng tài sản của quỹ chủ hợp đồng để chi trả các khoản tiền phạt do hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng của doanh nghiệp bảo hiểm, quảng cáo không liên quan đến sản phẩm bảo hiểm, chi từ thiện;

c) Theo dõi, ghi nhận riêng doanh thu, chi phí từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong và ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam; 

d) Chuyên gia tính toán có trách nhiệm bảo đảm các giao dịch liên quan đến nhiều quỹ phải được tập hợp và phân bổ cho từng quỹ dựa trên cơ sở công bằng và hợp lý. Cuối năm, chuyên gia tính toán xác định và điều chỉnh lại tỷ lệ phân bổ các giao dịch liên quan đến nhiều quỹ này bảo đảm phù hợp với quy định tại Điều 46 Thông tư này và thực tế triển khai hoạt động của doanh nghiệp.

3. Người đại diện theo pháp luật, chuyên gia tính toán và kế toán trưởng của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chịu trách nhiệm về việc thực hiện tách quỹ, tính chính xác các số liệu của các quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu.

4. Hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện Báo cáo tách  nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm theo mẫu số 08-NT Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này và có xác nhận của kiểm toán độc lập.

Điều 46. Phân bổ các giao dịch phát sinh về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí liên quan đến nhiều quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

1. Việc xác định tài sản thuộc quỹ chủ hợp đồng và quỹ chủ sở hữu được thực hiện như sau:

a) Tài sản thuộc quỹ chủ hợp đồng bao gồm các tài sản hình thành từ nguồn dự phòng nghiệp vụ và các tài sản tương ứng với các khoản phải trả được phân bổ cho quỹ chủ hợp đồng (không bao gồm các khoản phải trả nội bộ giữa các quỹ); đối với quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm liên kết chung, quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị, quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm hưu trí, tài sản thuộc các quỹ chủ hợp đồng này tối thiểu phải bao gồm các tài sản hình thành từ giá trị tài khoản của khách hàng và các tài sản tương ứng với các khoản phải trả được phân bổ cho quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm (không bao gồm các khoản phải trả nội bộ giữa các quỹ trừ các khoản phải trả nội bộ về phần đóng góp ban đầu của chủ sở hữu khi thành lập quỹ);

b) Tài sản thuộc quỹ chủ sở hữu bao gồm các tài sản được hình thành từ quỹ chủ sở hữu, các khoản chi phí trả trước, và tài sản cố định, công trình xây dựng cơ bản dở dang, các khoản thặng dư thuộc về chủ sở hữu tại các quỹ chủ hợp đồng theo quy định của pháp luật.

2. Việc xác định nguồn vốn quỹ chủ hợp đồng và nguồn vốn quỹ chủ sở hữu được thực hiện như sau:

a) Nguồn vốn thuộc quỹ chủ hợp đồng bao gồm:

- Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, trừ dự phòng đảm bảo cân đối;

- Các khoản nợ liên quan trực tiếp đến quỹ chủ hợp đồng hoặc được phân bổ cho quỹ chủ hợp đồng trên cơ sở tiêu thức phân bổ tương ứng.

b) Nguồn vốn thuộc quỹ chủ sở hữu bao gồm:

- Nguồn vốn chủ sở hữu;

- Các khoản nợ liên quan đến quỹ chủ sở hữu hoặc được phân bổ cho quỹ chủ sở hữu trên cơ sở tiêu thức phân bổ tương ứng;

- Dự phòng bảo đảm cân đối.

3. Doanh thu của quỹ chủ hợp đồng bao gồm:

a) Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm;

b) Doanh thu từ hoạt động đầu tư tài sản của quỹ chủ hợp đồng;

c) Thu nhập khác liên quan trực tiếp đến quỹ chủ hợp đồng hoặc được phân bổ cho quỹ chủ hợp đồng trên cơ sở tiêu thức phân bổ tương ứng.

4. Doanh thu của quỹ chủ sở hữu bao gồm:

a) Doanh thu từ hoạt động đầu tư tài sản của quỹ chủ sở hữu;

b) Doanh thu cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;

c) Thu nhập khác liên quan trực tiếp đến quỹ chủ sở hữu hoặc được phân bổ cho quỹ chủ sở hữu trên cơ sở tiêu thức phân bổ tương ứng.

5. Chi phí của quỹ chủ hợp đồng:

a) Chi trả tiền bảo hiểm, chi trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm (trừ dự phòng đảm bảo cân đối), chi hoa hồng đại lý bảo hiểm, hoa hồng môi giới bảo hiểm liên quan trực tiếp đến từng quỹ chủ hợp đồng;

b) Chi giám định tổn thất, chi quản lý đại lý bảo hiểm; chi thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và quyền lợi khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm, chi đề phòng, hạn chế tổn thất, chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm;

c) Chi phí cho hoạt động đầu tư tài sản của quỹ chủ hợp đồng;

d) Chi sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm liên quan trực tiếp đến từng quỹ chủ hợp đồng;

đ) Chi phí khác liên quan trực tiếp đến quỹ chủ hợp đồng;

e) Chi phí chung được phân bổ cho quỹ chủ hợp đồng theo nguyên tắc tách quỹ đã đăng ký với Bộ Tài chính;

g) Chi, trích khác theo quy định của pháp luật.

6. Chi phí của quỹ chủ sở hữu bao gồm:

a) Chi phí hoạt động chung được phân bổ cho quỹ chủ sở hữu trên cơ sở tiêu thức phân bổ tương ứng, bao gồm chi phí tiền lương và khoản chi trả theo lương, chi quảng cáo, chi thuế, chi khấu hao tài sản cố định, chi thuê văn phòng, chi văn phòng phẩm và các khoản chi khác;

b) Chi trích dự phòng đảm bảo cân đối;

c) Chi phí cho hoạt động đầu tư tài sản của quỹ chủ sở hữu;

d) Chi sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm liên quan trực tiếp đến quỹ chủ sở hữu;

đ) Chi phí khác liên quan trực tiếp đến quỹ chủ sở hữu hoặc các chi phí chung khác được phân bổ cho quỹ chủ sở hữu theo nguyên tắc tách quỹ đã đăng ký với Bộ Tài chính.

7. Tiêu thức phân bổ một số chi phí hoạt động chung:

a) Tiêu thức phân bổ một số chi phí hoạt động chung giữa quỹ chủ hợp đồng và quỹ chủ sở hữu:

- Chi quản lý doanh nghiệp: được phân bổ cho quỹ chủ hợp đồng và quỹ chủ sở hữu theo thống kê về thời gian phục vụ cho từng quỹ; hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm đánh giá lại tỷ lệ phân bổ theo thời gian phục vụ cho từng quỹ trong năm tài chính hiện tại và quyết định tỷ lệ phân bổ chi phí áp dụng cho năm tài chính kế tiếp trên cơ sở đảm bảo công bằng giữa các quỹ và phù hợp với thực tế hoạt động của doanh nghiệp;

- Chi phí hoạt động tài chính: được phân bổ theo tỷ trọng của tài sản đầu tư của từng quỹ.

b) Tiêu thức phân bổ một số chi phí hoạt động chung giữa các quỹ chủ hợp đồng:

- Chi quản lý doanh nghiệp: được phân bổ giữa các quỹ chủ hợp đồng theo tỷ trọng tổng doanh thu phí của từng quỹ chủ hợp đồng;

- Chi phí hoạt động tài chính: được phân bổ theo tỷ trọng của tài sản đầu tư của từng quỹ chủ hợp đồng;

- Chi phí bán hàng được phân bổ theo tỷ trọng doanh thu phí khai thác mới của từng quỹ chủ hợp đồng;

- Chi trực tiếp hoạt động kinh doanh bảo hiểm:

Chi phí thẩm định phát hành hợp đồng được phân bổ theo doanh thu khai thác mới;

Chi phí thẩm định trả tiền bảo hiểm được phân bổ theo số tiền chi trả bảo hiểm gốc.

c) Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ sử dụng các tiêu thức phân bổ chi phí chung khác với tiêu thức quy định tại điểm a và điểm b của khoản này thì phải đảm bảo công bằng giữa các quỹ và phù hợp với thực tế hoạt động của doanh nghiệp.

Điều 47. Điều chuyển tài sản và bù đắp thâm hụt của quỹ chủ hợp đồng của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

1. Trường hợp quỹ chủ hợp đồng bị thâm hụt (giá trị tài sản thấp hơn tổng dự phòng nghiệp vụ và các khoản phải trả được phân bổ cho quỹ chủ hợp đồng đó), doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải có trách nhiệm bổ sung bằng tiền mặt hoặc tiền gửi tại các tổ chức tín dụng từ quỹ chủ sở hữu cho quỹ chủ hợp đồng đó tối thiểu bằng phần thâm hụt trong thời gian chậm nhất 03 tháng kể từ thời điểm xác định thâm hụt. Khi quỹ chủ hợp đồng đó có thặng dư, doanh nghiệp được hoàn lại một phần hoặc toàn bộ số tiền đã bổ sung trước đây nhưng không được tính các khoản lãi đối với quỹ chủ hợp đồng, với điều kiện việc hoàn lại không làm thâm hụt quỹ chủ hợp đồng đó.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không được điều chuyển tài sản, nguồn vốn từ quỹ chủ hợp đồng sang quỹ chủ sở hữu, trừ các trường hợp hoàn trả số tiền góp đầu tư hình thành quỹ liên kết đầu tư, quỹ hưu trí tự nguyện và số lãi tương ứng (nếu có) theo quy định của Chính phủ hoặc hoàn trả số tiền đã được quỹ chủ sở hữu chuyển cho quỹ chủ hợp đồng để bù đắp thâm hụt theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc điều chuyển thặng dư.

3. Trường hợp duy trì nhiều quỹ chủ hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không được điều chuyển tài sản hoặc nguồn vốn giữa các quỹ chủ hợp đồng trừ trường hợp phân bổ các khoản phí đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không được sử dụng tài sản của quỹ chủ hợp đồng này để bổ sung cho quỹ chủ hợp đồng khác bị thâm hụt.

4. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải ghi nhận bằng văn bản mọi giao dịch liên quan đến khoản bù đắp thâm hụt từ quỹ chủ sở hữu cho quỹ chủ hợp đồng và hoàn trả từ quỹ chủ hợp đồng về quỹ chủ sở hữu. Các giao dịch này phải được thể hiện trên báo cáo tách quỹ định kỳ có xác nhận của chuyên gia tính toán và kế toán trưởng của doanh nghiệp.

Điều 48. Nguyên tắc phân chia thặng dư đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có chia lãi

1. Vào thời điểm kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có thể sử dụng một phần hoặc toàn bộ thặng dư của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm có chia lãi để phân chia cho các chủ hợp đồng và chủ sở hữu. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có trách nhiệm bảo đảm tất cả các chủ hợp đồng nhận được không thấp hơn 70% số thặng dư của tổng số lãi thu được hoặc chênh lệch thặng dư giữa số thực tế và giả định sử dụng trong phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm bao gồm: giả định về t lệ rủi ro liên quan tới quyền lợi bảo hiểm, giả định về lãi suất đầu tư và giả định về chi phí, tùy theo số nào lớn hơn. Việc xác định mức chênh lệch thặng dư giữa số thực tế và giả định sử dụng trong phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm tại khoản này không áp dụng đối với các năm tài chính trước năm 2023.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải được Bộ Tài chính phê chuẩn việc áp dụng hoặc thay đổi phương pháp phân chia thặng dư của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm có chia lãi trước khi áp dụng, trừ trường hợp thay đổi giả định về tỷ lệ rủi ro quy định tại khoản 1 Điều này. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được chủ động lựa chọn phương pháp xác định và phân chia thặng dư nhưng phải đảm bảo kết quả phân chia thặng dư cho các chủ hợp đồng không thấp hơn quy định tại khoản 1 Điều này. Báo cáo phân chia thặng dư thực hiện theo quy định tại Mẫu số 8-NT Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.

Mục 6. CÔNG KHAI THÔNG TIN

Điều 49. Đăng tải thông tin

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm đăng tải, bảo quản, lưu giữ thông tin công khai định kỳ, thông tin công khai thường xuyên và thông tin công khai bất thường như sau:

1. Ngôn ngữ thông tin công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam là Tiếng Việt và các ngoại ngữ khác (nếu có).

2. Thông tin công khai định kỳ, thông tin công khai thường xuyên và thông tin công khai bất thường được đăng tải trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.

3. Các thông tin công khai trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải hiển thị thời gian đăng tải thông tin, đồng thời phải đảm bảo người sử dụng có thể tìm kiếm và tiếp cận được các dữ liệu trên trang thông tin điện tử đó.

4. Các thông tin công khai định kỳ, các thông tin công khai bất thường phải được lưu giữ dưới dạng văn bản (nếu có) và dữ liệu điện tử và truy cập được trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam tối thiểu là 05 năm kể từ ngày thông tin được công khai.

5. Các thông tin công khai thường xuyên phải được cập nhật và truy cập được trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.

6. Trường hợp nghĩa vụ công bố thông tin phát sinh vào ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định pháp luật, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định pháp luật vào ngày làm việc liền sau ngày nghỉ, ngày lễ.

Điều 50. Nội dung thông tin công khai bất thường

1. Giá trị các khoản tiền lãi công bố chia bổ sung hoặc các khoản bảo tức tích lũy bổ sung trong năm tài chính nhằm đảm bảo nguyên tắc phân chia thặng dư theo quy định của pháp luật.

2. Việc điều chỉnh lãi suất đầu tư công bố của quỹ liên kết chung, quỹ hưu trí tự nguyện hoặc việc điều chỉnh giá đơn vị quỹ của các quỹ liên kết đơn vị bị định giá sai.

3. Hoạt động tái bảo hiểm hạn chế.

4. Những diễn biến bất thường có ảnh hưởng tới khả năng thanh toán, uy tín của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 106 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Chương V

ĐẠI LÝ BẢO HIỂM VÀ MÔI GIỚI BẢO HIỂM

Mục 1. ĐẠI LÝ BẢO HIỂM

Điều 51. Hoa hồng đại lý bảo hiểm

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trả hoa hồng đại lý bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều này cho đại lý bảo hiểm sau khi đại lý bảo hiểm mang lại dịch vụ cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều này, điều kiện và đặc điểm cụ thể của mình để xây dựng quy chế chi hoa hồng đại lý bảo hiểm áp dụng thống nhất và công khai trong doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

3. Tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa được trả trên phí bảo hiểm thực tế thu được của từng hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trả cho đại lý bảo hiểm được thực hiện theo quy định sau (trừ các trường hợp quy định tại điểm 3.4 khoản này):

3.1. Tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc bảo hiểm phi nhân thọ:

STT

Nghiệp vụ bảo hiểm

Tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa (%)

1

Bảo hiểm tài sản

5

2

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển

10

3

Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với tàu biển

5

4

Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu (trừ tàu biển)

15

5

Bảo hiểm trách nhiệm

5

6

Bảo hiểm hàng không

0,5

7

Bảo hiểm xe cơ giới (trừ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới)

10

8

Bảo hiểm cháy, nổ

10

9

Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính

10

10

Bảo hiểm thiệt hại khác

10

11

Bảo hiểm nông nghiệp

20

12

Bảo hiểm bảo lãnh

10

Tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa đối với bảo hiểm bắt buộc:

STT

Bảo hiểm bắt buộc

Tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa (%)

1

Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô

5

2

Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe máy

20

3

Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

5

4

Bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng

5

5

Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng

5

6

Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba trong hoạt động đầu tư xây dựng

5

7

Bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường

5

- Hoa hồng đại lý bảo hiểm đối với các hợp đồng bảo hiểm trọn gói được tính bằng tổng số hoa hồng đại lý bảo hiểm của từng nghiệp vụ bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trọn gói.

3.2. Tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc bảo hiểm nhân thọ:

a) Đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân:

Tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa được áp dụng đối với các nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định sau:

- Đối với các hợp đồng bảo hiểm phát hành trước ngày 01/7/2024, tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa theo bảng sau:

Nghiệp vụ bảo hiểm

Tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa (%)

Phương thức nộp phí định kỳ

Phương thức nộp phí 1 lần

Năm hợp đồng thứ nhất

Năm hợp đồng thứ hai

Các năm hợp đồng tiếp theo

1. Bảo hiểm tử kỳ

40

20

15

15

2. Bảo hiểm sinh kỳ 

- Thời hạn bảo hiểm từ 10 năm trở xuống

- Thời hạn bảo hiểm trên 10 năm

15

20

10

10

5

5

5

5

3. Bảo hiểm hỗn hợp:

- Thời hạn bảo hiểm từ 10 năm trở xuống

- Thời hạn bảo hiểm trên 10 năm

25

40

7

10

5

10

5

7

4. Bảo hiểm trọn đời

30

20

15

10

5. Bảo hiểm trả tiền định kỳ 

25

10

7

7

6. Bảo hiểm liên kết chung

Từ 10 năm trở xuống

Trên 10 năm

25

40

7

10

5

10

5

7

7. Bảo hiểm liên kết đơn vị

40

10

10

7

- Đối với các hợp đồng bảo hiểm phát hành kể từ ngày 01/7/2024, tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa thực hiện như sau:

+ Đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn từ 01 năm trở xuống và 01 năm tái tục hàng năm: 20%

+ Đối với các hợp đồng bảo hiểm trên 01 năm:

Nghiệp vụ bảo hiểm

Tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa (%)

Phương thức nộp phí định kỳ

Phương thức nộp phí 1 lần

Năm hợp đồng thứ nhất

Năm hợp đồng thứ hai

Các năm hợp đồng tiếp theo

1. Bảo hiểm tử kỳ, Bảo hiểm trọn đời

40

20

15

15

2. Bảo hiểm sinh kỳ, Bảo hiểm trả tiền định kỳ, Bảo hiểm hỗn hợp:

- Thời hạn bảo hiểm từ 10 năm trở xuống

- Thời hạn bảo hiểm trên 10 năm

25

30

7

20

5

10

5

7

3. Bảo hiểm liên kết chung, Bảo hiểm liên kết đơn vị

30

20

10

7

b) Hoa hồng đại lý bảo hiểm đối với hợp đồng bảo hiểm hưu trí: 3% tổng phí bảo hiểm;

c) Đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nhóm: Tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa bằng 50% các tỷ lệ tương ứng áp dụng cho các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân cùng loại.

3.3. Tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc bảo hiểm sức khỏe: 20%.

3.4. Đối với các sản phẩm bảo hiểm có văn bản hướng dẫn riêng thì thực hiện theo văn bản hướng dẫn riêng đó.

4. Trường hợp tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô cho các thành viên thông qua đại lý bảo hiểm vi mô, tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa là 10% phí bảo hiểm thực tế thu được của từng hợp đồng bảo hiểm.

Điều 52. Thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và các quyền lợi khác theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm

1. Các khoản thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và các quyền lợi khác theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thực hiện như sau:

a) Đối với bảo hiểm sức khỏe: Tổng các khoản chi thưởng, hỗ trợ và quyền lợi khác của các đại lý bảo hiểm không vượt quá 100% hoa hồng đại lý bảo hiểm của tất cả các hợp đồng bảo hiểm thuộc bảo hiểm sức khỏe đã khai thác trong năm tài chính;

b) Đối với bảo hiểm phi nhân thọ: Tổng các khoản chi thưởng, hỗ trợ và quyền lợi khác của các đại lý bảo hiểm không vượt quá 50% hoa hồng đại lý bảo hiểm của tất cả các hợp đồng bảo hiểm thuộc bảo hiểm phi nhân thọ đã khai thác trong năm tài chính.

2. Các khoản thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và các quyền lợi khác theo thỏa thuận tại các hợp đồng đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe được thực hiện như sau:

a) Đối với các đại lý thực hiện khai thác mới: Tổng các khoản thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và các quyền lợi khác của đại lý trong mỗi năm tài chính không vượt quá tổng giá trị của 20% phí bảo hiểm thực tế thu được của các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn từ 01 năm trở xuống và 01 năm tái tục hàng năm và 30% phí bảo hiểm khai thác năm đầu thực tế thu được đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 01 năm.  

b) Đối với các đại lý thực hiện chăm sóc các hợp đồng bảo hiểm tái tục có thời hạn trên 01 năm: Tổng các khoản thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và các quyền lợi khác trong mỗi năm tài chính không vượt quá 7% phí bảo hiểm tái tục thực tế thu được trong năm.

3. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đang chi trả các khoản thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và các quyền lợi khác cho đại lý bảo hiểm cao hơn tỷ lệ quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm rà soát, xây dựng lộ trình, phương án giảm tỷ lệ chi trả các khoản nêu trên theo từng năm tài chính và hoàn thành việc thực hiện phương án chậm nhất đến hết ngày 31/12/2025.

4. Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có trách nhiệm phê duyệt phương án theo quy định tại khoản 3 Điều này trước ngày 31/12/2023 và thực hiện kiểm tra, giám sát lộ trình, phương án này.

Điều 53. Cung cấp sản phẩm bảo hiểm qua đại lý bảo hiểm

1. Trong quá trình tư vấn sản phẩm bảo hiểm, đại lý bảo hiểm hoặc nhân viên trong tổ chức hoạt động đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải cung cấp đầy đủ, chính xác cho bên mua bảo hiểm các thông tin về sản phẩm bảo hiểm, sử dụng các tài liệu do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cung cấp. Đại lý bảo hiểm hoặc nhân viên trong tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm không được tự xây dựng tài liệu giới thiệu sản phẩm, tài liệu minh họa bán hàng hoặc tự ý thay đổi nội dung của các tài liệu giới thiệu sản phẩm, tài liệu minh họa bán hàng do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cung cấp.

2. Khi cung cấp sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, đại lý bảo hiểm cá nhân hoặc nhân viên trong tổ chức hoạt động đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải thực hiện theo quy định sau:

a) Thu thập thông tin và hoàn thiện các tài liệu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 30 Thông tư này;

b) Thông tin cho bên mua bảo hiểm biết về công cụ tính toán giúp bên mua bảo hiểm có thể tự xây dựng được kế hoạch bảo hiểm và quy tắc, điều khoản của sản phẩm bảo hiểm khách hàng dự kiến tham gia trên trang thông tin điện tử (website) của doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại khoản 4 Điều 97 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP; phân tích thông tin khách hàng bao gồm nhu cầu và khả năng tài chính của bên mua bảo hiểm; khảo sát mức độ chấp nhận rủi ro của bên mua bảo hiểm từ đó tư vấn bên mua bảo hiểm tham gia quỹ liên kết đơn vị phù hợp (đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị);

c) Giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi của sản phẩm và các rủi ro đặc thù của sản phẩm, yêu cầu bên mua bảo hiểm xác nhận vào các tài liệu theo quy định tại Điều 30 Thông tư này;

d) Không được so sánh hoặc đảm bảo chắc chắn kết quả đầu tư của một quỹ liên kết đơn vị này là tốt hơn so với quỹ liên kết đơn vị khác hoặc của doanh nghiệp bảo hiểm khác;

đ) Thực hiện ghi âm một số nội dung liên quan tới việc tư vấn sản phẩm bảo hiểm tại thời điểm bên mua bảo hiểm ký Bản yêu cầu bảo hiểm. Nội dung ghi âm phải đảm bảo tối thiểu các thông tin sau:

- Tên, số chứng chỉ đại lý bảo hiểm;

- Tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại bên mua bảo hiểm;

- Nội dung tư vấn của đại lý hoặc nhân viên trong tổ chức thực hiện hoạt động đại lý về quyền lợi bảo hiểm, quyền lợi đầu tư và các rủi ro đầu tư mà bên mua bảo hiểm có thể gặp phải khi tham gia sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, thông tin về các khoản phí mà doanh nghiệp bảo hiểm tính cho bên mua bảo hiểm và điều kiện để nhận các quyền lợi theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;

- Thông báo về các khoản phí bảo hiểm và thời hạn đóng phí bên mua bảo hiểm lựa chọn để xác nhận phù hợp với năng lực tài chính của bên mua bảo hiểm;

- Thông báo cho bên mua bảo hiểm về thời gian cân nhắc tham gia bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm trong đó nêu rõ nghĩa vụ kê khai trung thực, những nội dung chính về quyền lợi thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm và điều kiện nhận quyền lợi đó;

- Xác nhận của bên mua bảo hiểm việc tham gia bảo hiểm trên cơ sở tự nguyện và phù hợp với nhu cầu tài chính, nhu cầu bảo hiểm của bên mua bảo hiểm.

Trường hợp có các thông tin liên quan khác và các thông tin này liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân thì việc ghi âm phải được bên mua bảo hiểm đồng ý về việc ghi âm nội dung thông tin đó.

Doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo tuân thủ quy định này chậm nhất sau 01 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

3. Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải thực hiện theo quy định sau:

a) Giải thích cho bên mua bảo hiểm các sản phẩm bảo hiểm được phân phối thông qua tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm là sản phẩm bảo hiểm. Việc tham gia sản phẩm bảo hiểm không phải là điều kiện bắt buộc để sử dụng các sản phẩm, dịch vụ khác của tổ chức hoạt động đại lý;

b) Có trách nhiệm đối chiếu dữ liệu về hợp đồng bảo hiểm khai thác mới, doanh thu phí bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực do tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm thực hiện với doanh nghiệp bảo hiểm định kỳ hàng tháng; 

c) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm không được tư vấn, giới thiệu, chào bán, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư cho các khách hàng trong thời hạn 60 ngày trước và 60 ngày sau ngày giải ngân toàn bộ khoản vay.

4. Đối với việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm qua tổ chức hoạt động đại lý, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải thực hiện theo quy định sau:

a) Thực hiện việc giám sát và kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động giới thiệu, tư vấn sản phẩm bảo hiểm của các nhân viên của tổ chức hoạt động đại lý; kịp thời phối hợp với tổ chức hoạt động đại lý để kiểm tra, rà soát, xử lý các khiếu nại của bên mua bảo hiểm liên quan đến việc tư vấn của nhân viên của tổ chức hoạt động đại lý và xử lý vi phạm (nếu có);

b) Không được ký thêm hợp đồng đại lý cá nhân với nhân viên của tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm để khai thác cùng một hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đã ký hợp đồng đại lý cá nhân với nhân viên của tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm nhằm thực hiện hoạt động đại lý trên cùng một hợp đồng bảo hiểm trước ngày Thông tư này có hiệu lực phải thực hiện rà soát và đảm bảo tuân thủ quy định này trước ngày 01/7/2024.

5. Đối với việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện theo quy định sau:

a) Kiểm tra độc lập nội dung tư vấn sản phẩm bảo hiểm của đại lý. Đối với trường hợp cung cấp qua tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm, việc kiểm tra được thực hiện trước khi quyết định phát hành hợp đồng. Nội dung kiểm tra phải nhằm đánh giá việc bên mua bảo hiểm tham gia sản phẩm bảo hiểm là trên cơ sở tự nguyện và các sản phẩm bảo hiểm được tư vấn phù hợp với nhu cầu tài chính của bên mua bảo hiểm;

b) Không được phát hành hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp nội dung ghi âm theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này không có xác nhận của bên mua bảo hiểm về việc tham gia bảo hiểm trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với năng lực tài chính, nhu cầu bảo hiểm của bên mua bảo hiểm;

c) Lưu trữ và bảo mật các tài liệu, dữ liệu ghi âm theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này trong thời gian ít nhất 05 năm kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng các thông tin này nhằm mục đích đánh giá chất lượng hoạt động đại lý bảo hiểm, giải quyết các phản ánh, khiếu nại liên quan tới hoạt động đại lý bảo hiểm và hoạt động phòng chống gian lận trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền theo yêu cầu.

6. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài ký nhiều hợp đồng đại lý nhằm khai thác cùng một hợp đồng bảo hiểm thì cần quy định rõ nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm được ủy quyền tại từng hợp đồng đại lý để làm cơ sở thanh toán hoa hồng, thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và các quyền lợi khác theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý. Trong mọi trường hợp, tổng mức hoa hồng thanh toán không vượt quá mức hoa hồng tối đa theo quy định tại Điều 51 Thông tư này.

Mục 2. HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI BẢO HIỂM

Điều 54. Cung cấp sản phẩm bảo hiểm thông qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

1. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thỏa thuận bằng văn bản với khách hàng khi thực hiện cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm. Thỏa thuận phải nêu rõ nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm, thời hạn thỏa thuận, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

2. Trường hợp doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài ủy quyền thu phí bảo hiểm, trả tiền bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm, việc ủy quyền phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

a) Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ thời hạn và phạm vi hoạt động được ủy quyền, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên;

b) Đối với trường hợp doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài ủy quyền thu phí bảo hiểm:

- Trách nhiệm đóng phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm hoàn thành khi bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

- Khi bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán số phí bảo hiểm nói trên cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài theo thời hạn đã thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được phí bảo hiểm.

c) Đối với trường hợp doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài ủy quyền trả tiền bảo hiểm hoặc trả tiền bồi thường:

- Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài vẫn phải chịu trách nhiệm trước người được bảo hiểm, hoặc người thụ hưởng về số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có nghĩa vụ trả cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;

- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng trong thời gian không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được số tiền bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và không quá thời hạn trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo quy định của pháp luật.

d) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chỉ được thực hiện các hoạt động ủy quyền quy định tại các điểm b, c khoản này nếu các hoạt động được ủy quyền liên quan đến hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thu xếp. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được nhận thù lao từ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài để thực hiện các hoạt động ủy quyền quy định tại các điểm b, c khoản này.

3. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được phép hợp tác với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác được phép hoạt động tại Việt Nam để thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm gốc. Việc hợp tác này phải được thỏa thuận bằng văn bản, trong đó quy định rõ nghĩa vụ, quyền lợi và tỷ lệ phân chia hoa hồng môi giới bảo hiểm của mỗi bên.

Điều 55. Hoa hồng môi giới bảo hiểm

1. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc từ phí bảo hiểm.

2. Tỷ lệ hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc và việc thanh toán hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc được xác định trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Khi bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm thanh toán hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc từ phí bảo hiểm thu được theo thời hạn đã thỏa thuận nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được phí bảo hiểm.

3. Trong mọi trường hợp, hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc không được vượt quá 15% phí bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thực tế thu được của mỗi nghiệp vụ bảo hiểm thuộc từng hợp đồng bảo hiểm thu xếp qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

4. Hoa hồng môi giới tái bảo hiểm được thực hiện theo thỏa thuận của các bên phù hợp với thông lệ quốc tế.

Điều 56. Công khai thông tin

1. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm đăng tải thông tin theo quy định tại Điều 49 của Thông tư này đối với các nội dung phải công khai thông tin theo quy định tại khoản 8 Điều 138 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

2. Trước khi tư vấn cho khách hàng, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai với khách hàng thông tin bằng văn bản về các công việc mà doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam ủy quyền, mối quan hệ với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam và các thông tin khác có thể gây xung đột lợi ích.

Chương VI

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM, DOANH NGHIỆP TÁI BẢO HIỂM, CHI NHÁNH NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM, TỔ CHỨC TƯƠNG HỖ CUNG CẤP BẢO HIỂM VI MÔ, DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Điều 57. Trách nhiệm lập và gửi báo cáo

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm lập và gửi các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ theo quy định tại Điều 58 và Điều 59 Thông tư này.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ và các báo cáo bổ sung theo quy định pháp luật.

Điều 58. Nội dung báo cáo

1. Báo cáo tài chính:

a) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện quyết toán tài chính và chấp hành đầy đủ các quy định về báo cáo tài chính, lập và gửi cho các cơ quan theo quy định của pháp luật hiện hành;

b) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải lập và gửi báo cáo tài chính quý, báo cáo tài chính bán niên và báo cáo tài chính năm cho Bộ Tài chính kèm theo bản mềm;

c) Đối với các báo cáo tài chính năm: thực hiện theo quy định của pháp luật về kế toán và phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập được chấp thuận kiểm toán các đơn vị có lợi ích công chúng tại Việt Nam. Ý kiến của tổ chức kiểm toán độc lập phải bao gồm các vấn đề tài chính trọng yếu tối thiểu sau đây:

- Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tái bảo hiểm: Hoạt động nhận và nhượng tái bảo hiểm, trích lập dự phòng nghiệp vụ, khả năng thanh toán, hoa hồng, doanh thu, chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận, các khoản đầu tư từ vốn chủ sở hữu, đầu tư từ dự phòng nghiệp vụ, tài sản cố định và khấu hao, các khoản phải thu, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, chi phí xây dựng cơ bản dở dang.

- Đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận, các khoản đầu tư, tài sản cố định và khấu hao, các khoản phải thu, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu.

2. Báo cáo tách nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn phí bảo hiểm:

a) Hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tái bảo hiểm thực hiện báo cáo tách nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn phí bảo hiểm theo quy định về chế độ kế toán và có xác nhận của kiểm toán độc lập về việc báo cáo tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm được lập và trình bày phù hợp với các quy định của pháp luật;

b) Xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập đối với Báo cáo tách nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe phải bao gồm các vấn đề trọng yếu tối thiểu sau đây: Việc phân chia thặng dư giữa quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng; hoạt động bù đắp thâm hụt giữa quỹ chủ sở hữu và các quỹ chủ hợp đồng; số tiền chuyển từ quỹ chủ hợp đồng về quỹ chủ sở hữu trong kỳ;

c) Xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập đối với Báo cáo tách nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải bao gồm những vấn đề trọng yếu tối thiểu sau đây:

- Tài sản đầu tư và kết quả hoạt động đầu tư của Báo cáo hoạt động đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu năm và Báo cáo hoạt động đầu tư từ nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ năm; Việc phân bổ doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh của từng nghiệp vụ của Báo cáo theo dõi riêng doanh thu, chi phí từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo từng loại nghiệp vụ bảo hiểm năm.

- Việc tách, ghi nhận và theo dõi riêng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

3. Báo cáo hoạt động của quỹ liên kết chung, quỹ liên kết đơn vị, quỹ hưu trí tự nguyện:

a) Hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện báo cáo hoạt động của quỹ liên kết chung, quỹ liên kết đơn vị, quỹ hưu trí tự nguyện và có xác nhận của kiểm toán độc lập về việc báo cáo hoạt động của quỹ liên kết chung, liên kết đơn vị, quỹ hưu trí tự nguyện được lập và trình bày phù hợp với các quy định của pháp luật;

b) Xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập phải bao gồm các vấn đề trọng yếu tối thiểu sau đây: khoản tiền góp vốn đầu tư ban đầu hình thành quỹ và các khoản lãi phát sinh; chênh lệch phát sinh giữa tài sản tại các quỹ liên kết chung, quỹ liên kết đơn vị, quỹ hưu trí tự nguyện với báo cáo tách nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn phí bảo hiểm (nếu có);

c) Báo cáo hoạt động của quỹ liên kết chung, quỹ liên kết đơn vị, báo cáo kết quả hoạt động của quỹ hưu trí tự nguyện phải gồm tối thiểu các thông tin theo Mẫu số 14-NT, Mẫu số 15-NT, Mẫu số 16-NT Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Báo cáo nghiệp vụ: doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện lập và gửi cho Bộ Tài chính các báo cáo nghiệp vụ theo tháng, quý và năm và kèm theo bản điện tử cụ thể như sau:

a) Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, mẫu báo cáo theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này:

- Báo cáo kết quả hoạt động tháng: Mẫu số 1-PNT

- Báo cáo doanh thu phí bảo hiểm quý, năm: Mẫu số 2-PNT

- Báo cáo các doanh thu, bồi thường theo kênh phân phối quý, năm: Mẫu số 3-PNT

- Báo cáo bồi thường bảo hiểm quý, năm: Mẫu số 4-PNT

- Báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ quý, năm:

+ Báo cáo chi tiết trích lập dự phòng nghiệp vụ: Mẫu số 5A-PNT

+ Báo cáo tổng hợp dự phòng nghiệp vụ: Mẫu số 5B-PNT

- Báo cáo hoạt động đầu tư quý, năm:

+ Báo cáo hoạt động đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu: Mẫu số 6A-PNT

+ Báo cáo hoạt động đầu tư từ nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ: Mẫu số 6B-PNT

- Báo cáo khả năng thanh toán quý, năm: Mẫu số 7-PNT

- Báo cáo ASEAN hàng năm: Mẫu số 8-PNT

- Báo cáo tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới hàng năm: Mẫu số 9-PNT

- Báo cáo theo dõi riêng doanh thu, chi phí từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo từng loại nghiệp vụ bảo hiểm quý, năm: Mẫu số 10A-PNT

- Báo cáo theo dõi riêng doanh thu, chi phí từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm bắt buộc quý, năm: Mẫu số 10B-PNT

- Báo cáo kết quả kinh doanh bảo hiểm vật chất xe cơ giới quý, năm: Mẫu số 11-PNT

- Báo cáo tách nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn phí bảo hiểm: Mẫu số 12-PNT

b) Đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, mẫu báo cáo theo quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này:

- Báo cáo doanh thu tái bảo hiểm quý, năm: Mẫu số 1-TBH.

- Báo cáo bồi thường, trả tiền tái bảo hiểm của doanh nghiệp tái bảo hiểm quý, năm: Mẫu số 2-TBH.

- Báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ quý, năm: theo các mẫu như doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (đối với nghiệp vụ tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe), theo các mẫu như doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (đối với nghiệp vụ tái bảo hiểm nhân thọ).

- Báo cáo hoạt động đầu tư quý, năm:

+ Báo cáo hoạt động đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu: Mẫu số 6A-PNT.

+ Báo cáo hoạt động đầu tư từ nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ: theo các mẫu như doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (đối với nghiệp vụ tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe), theo các mẫu như doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (đối với nghiệp vụ tái bảo hiểm nhân thọ).

- Báo cáo khả năng thanh toán quý, năm: Mẫu số 3-TBH.

- Báo cáo tách nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn phí bảo hiểm: Mẫu số 12-PNT

c) Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, mẫu báo cáo theo quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này:

- Báo cáo kết quả hoạt động tháng: Mẫu số 1-NT

- Báo cáo số lượng hợp đồng và số tiền bảo hiểm quý, năm: Mẫu số 2-NT

- Báo cáo tình hình hủy bỏ, chấm dứt, đáo hạn hợp đồng bảo hiểm và chi trả quyền lợi bảo hiểm quý, năm: Mẫu số 3-NT

- Báo cáo kết quả triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị tháng: Mẫu số 17-NT

- Báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ quý, năm:

+ Báo cáo trích lập dự phòng toán học: Mẫu số 4A-NT

+ Báo cáo trích lập dự phòng phí chưa được hưởng: Mẫu số 4B-NT

+ Báo cáo trích lập dự phòng bồi thường: Mẫu số 4C-NT

+ Báo cáo trích lập dự phòng chia lãi: Mẫu số 4D-NT

+ Báo cáo trích lập dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết: Mẫu số 4E-NT

+ Báo cáo trích lập dự phòng bảo đảm cân đối: Mẫu số 4G-NT

+ Báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đơn vị quý, năm: Mẫu số 18-NT

- Báo cáo hoạt động đầu tư quý, năm: Mẫu số 5-NT

- Báo cáo khả năng thanh toán tháng, quý, năm: Mẫu số 6-NT

- Báo cáo ASEAN hàng năm: Mẫu số 7-NT

- Báo cáo tách nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn phí bảo hiểm: Mẫu số 8-NT

- Báo cáo quy mô kênh phân phối quý, năm: Mẫu số 9-NT

- Báo cáo doanh thu theo kênh phân phối quý, năm: Mẫu số 10-NT

- Báo cáo chi nhánh, văn phòng đại diện, trung tâm dịch vụ khách hàng quý, năm: Mẫu số 11-NT

- Báo cáo thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và các quyền lợi khác hàng năm: Mẫu số 19-NT

- Báo cáo tỷ lệ hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo kênh phân phối quý, năm: Mẫu số 21-NT

d) Đối với doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, mẫu báo cáo theo quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này:

- Báo cáo kết quả hoạt động tháng: Mẫu số 1-SK

- Báo cáo số lượng hợp đồng và số tiền bảo hiểm quý, năm: Mẫu số 2-SK

- Báo cáo tình hình hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm sức khỏe quý, năm: Mẫu số 3-SK

- Báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ quý, năm:

+ Báo cáo trích lập dự phòng toán học bảo hiểm sức khỏe: Mẫu số 4A-SK

+ Báo cáo trích lập dự phòng phí chưa được hưởng bảo hiểm sức khỏe: Mẫu số 4B-SK

+ Báo cáo trích lập dự phòng bồi thường: Mẫu số 4C-SK

+ Báo cáo trích lập dự phòng bảo đảm cân đối: Mẫu số 4D-SK

- Báo cáo hoạt động đầu tư quý, năm: Mẫu số 5-SK

- Báo cáo khả năng thanh toán tháng, quý, năm: Mẫu số 6-SK

- Báo cáo ASEAN hàng năm: Mẫu số 7-SK

- Báo cáo theo dõi riêng doanh thu, chi phí từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo từng loại nghiệp vụ bảo hiểm: Mẫu số 8-SK

- Báo cáo doanh thu theo kênh phân phối quý, năm: Mẫu số 11-SK

đ) Đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, mẫu báo cáo theo quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này:

- Báo cáo hoạt động môi giới bảo hiểm tháng, quý, năm: Mẫu số 1-MGBH

- Báo cáo hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm quý, năm: Mẫu số 2-MGBH

- Báo cáo tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới quý, năm: Mẫu số 3-MGBH

- Báo cáo hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm trên môi trường mạng năm: Mẫu số 4-MGBH

5. Báo cáo về hoạt động đại lý bảo hiểm: doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô thực hiện lập và gửi định kỳ quý, năm cho Bộ Tài chính và kèm theo bản điện tử theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này:

a) Báo cáo danh sách các đại lý vi phạm quy định pháp luật đã bị doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chấm dứt hợp đồng đại lý theo Mẫu số 1-ĐLBH. Báo cáo này phải đồng thời gửi cho Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam để thông báo cho các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô khác được biết;

b) Báo cáo tình hình triển khai hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ theo Mẫu số 02-ĐLBH;

c) Báo cáo về hoạt động đào tạo đại lý bảo hiểm theo Mẫu số 03-ĐLBH;

d) Báo cáo danh sách đại lý bảo hiểm theo Mẫu số 04-ĐLBH

6. Báo cáo về sản phẩm bảo hiểm: Trong thời hạn 15 ngày đầu mỗi tháng, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài báo cáo Bộ Tài chính danh mục các sản phẩm mới được triển khai, dừng triển khai trong tháng trước liền kề (nếu có).

a) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài: Mẫu số 13-PNT Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: Mẫu số 12-NT Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: Mẫu số 9-SK Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Báo cáo diễn biến bất thường: Trong vòng 07 ngày kể từ ngày xảy ra những diễn biến bất thường hoặc không đáp ứng yêu cầu về tài chính, yêu cầu khác theo quy định, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính diễn biến, tác động định tính, định lượng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, tình hình tài chính, uy tín của doanh nghiệp, chi nhánh, các giải pháp khắc phục và đề xuất với Bộ Tài chính (nếu có).

8. Ngoài các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này, Bộ Tài chính có thể yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm báo cáo bổ sung về tình hình hoạt động, tình hình tài chính của doanh nghiệp, chi nhánh để phục vụ cho công tác thống kê và phân tích thị trường.

Điều 59. Thời hạn chốt số liệu, thời gian gửi báo cáo, phương thức gửi báo cáo

1. Báo cáo tháng:

a) Thời gian chốt số liệu tính từ ngày 01 đến ngày dương lịch cuối cùng của tháng báo cáo;

b) Thời gian gửi báo cáo chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc tháng;

c) Phương thức gửi báo cáo: Gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc gửi qua phần mềm ứng dụng do Bộ Tài chính xây dựng.

2. Báo cáo quý:

a) Thời gian chốt số liệu tính từ ngày 01 của tháng đầu quý đến ngày 30 hoặc ngày 31 của tháng cuối quý báo cáo.

b) Thời gian gửi báo cáo chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý.

c) Phương thức gửi báo cáo: Gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc gửi qua phần mềm ứng dụng do Bộ Tài chính xây dựng.

3. Báo cáo bán niên:

a) Thời gian chốt số liệu tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 6 của năm báo cáo.

b) Thời gian gửi báo cáo chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc 6 tháng đầu năm tài chính.

c) Phương thức gửi báo cáo: Gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc gửi qua phần mềm ứng dụng do Bộ Tài chính xây dựng.

4. Báo cáo năm:

a) Thời gian chốt số liệu tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.

b) Thời gian gửi báo cáo chậm nhất là ngày 31 tháng 3 của năm tài chính kế tiếp.

c) Phương thức gửi báo cáo: Gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc gửi qua phần mềm ứng dụng do Bộ Tài chính xây dựng. Từ 01/7/2024, phần mềm ứng dụng được sử dụng là Hệ thống thông tin quản lý và giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bộ Tài chính.

Điều 60. Báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam

1. Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam phải báo cáo Bộ Tài chính các hoạt động theo định kỳ 06 tháng và hàng năm theo mẫu quy định tại Phụ lục XII Thông tư này, cụ thể như sau:

a) Thời gian chốt số liệu, thông tin báo cáo 06 tháng đầu năm tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 6 của năm báo cáo. Thời gian chốt số liệu, thông tin báo cáo năm tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo;

b) Thời gian gửi báo cáo chậm nhất là ngày 30 tháng 7 đối với báo cáo 06 tháng đầu năm, ngày 31 tháng 3 của năm tài chính kế tiếp đối với báo cáo năm;

c) Phương thức gửi báo cáo: Gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc gửi qua hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Tài chính.

2. Ngoài các báo cáo định kỳ nói trên, trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính có thể yêu cầu văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam báo cáo, cung cấp tài liệu, giải trình những vấn đề liên quan đến hoạt động của mình.

Điều 61. Thông báo thay đổi và công bố thông tin của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam

1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp hoặc sửa đổi, bổ sung giấy phép đặt văn phòng đại diện, văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam phải công bố trên 01 tờ báo in trong 03 số báo liên tiếp hoặc trên báo điện tử của Việt Nam về những nội dung sau đây:

a) Tên gọi, quốc tịch, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài;

b) Tên, địa điểm đặt văn phòng đại diện;

c) Nội dung, thời hạn hoạt động của văn phòng đại diện.

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có thay đổi, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài (đối với trường hợp thay đổi Trưởng văn phòng đại diện) hoặc văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam (đối với trường hợp thay đổi địa điểm đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam và người làm việc tại văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam) phải thông báo cho Bộ Tài chính. Hồ sơ thông báo bao gồm:

a) Văn bản thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII Thông tư này;

b) Sơ yếu lý lịch, bản sao thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác theo quy định của pháp luật đối với trường hợp thay đổi Trưởng văn phòng đại diện và người làm việc tại văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam;

c) Bản sao hợp đồng thuê địa điểm đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam hoặc bằng chứng chứng minh quyền sử dụng địa điểm đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam có xác nhận của văn phòng đại diện đối với trường hợp thay đổi địa điểm đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam.

Chương VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 62. Hiệu lực của Thông tư

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và 3 Điều này.

2. Các điểm a, b, c, d, đ, i khoản 1, các điểm b, d khoản 2, các điểm a, b khoản 3 Điều 20, các điểm a, b khoản 1 Điều 29, các điều 33, 34, 45, 46, 47, 48, 51, khoản 1 Điều 52, Điều 55,  Mục 3 và Mục 4 Chương IV của Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.

3. Khoản 2, khoản 3 điều 29 Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, tài liệu minh họa bán hàng của sản phẩm liên kết chung phải có các thông tin tối thiểu theo Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 52/2016/TT-BTC; tài liệu minh họa bán hàng của sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị phải có thông tin tối thiểu theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 135/2012/TT-BTC; tài liệu minh họa bán hàng của sản phẩm bảo hiểm hưu trí phải có các thông tin tối thiểu theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 115/2013/TT-BTC.

4. Thông tư này thay thế các thông tư sau đây:

a) Thông tư số 50/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểmLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, trừ Điều 20 và Chương VI. Điều 20 và Chương VI Thông tư số 50/2017/TT-BTC có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2027;

b) Thông tư số 01/2019/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểmLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, trừ khoản 2 Điều 1 Thông tư số 01/2019/TT-BTC có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2027;

c) Điều 1 Thông tư số 89/2020/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2020 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểmLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Thông tư số 105/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của tổ chức kinh doanh chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, Thông tư số 195/2014/TT-BTC ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn đánh giá, xếp loại doanh nghiệp bảo hiểm, Thông tư số 115/2014/TT-BTC ngày 20 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, bãi bỏ Thông tư số 116/2014/TT-BTC ngày 20 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số vấn đề tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện bảo hiểm theo quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản và Thông tư số 43/2016/TT-BTC ngày 03 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi Điều 5 Thông tư số 116/2014/TT-BTC ngày 20 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số vấn đề về tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện bảo hiểm theo quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản;

d) Điều 1 Thông tư số 14/2022/TT-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2022 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểmLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Thông tư số 04/2021/TT-BTC ngày 15 tháng 01 năm 2021 của Bộ Tài chính quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 03/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;

đ) Thông tư số 135/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị trừ Phụ lục II. Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 135/2012/TT-BTC có hiệu lực thi hành đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024;

e) Thông tư số 115/2013/TT-BTC ngày 20 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện trừ Phụ lục IV. Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 115/2013/TT-BTC có hiệu lực thi hành đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024;

g) Thông tư số 130/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 8 năm 2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 115/2013/TT-BTC ngày 20/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện;

h) Thông tư số 52/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết chung trừ Phụ lục I. Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 52/2016/TT-BTC có hiệu lực thi hành đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024.

5. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

6. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đng;
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng dân tộc;
- Ủy ban kinh tế;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan TW của các hội và đoàn thể;
- HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Cổng thông tin
điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính;
- HHBH, DNBH, DNTBH
, DNMGBH; CNNN; VPĐD;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu
: VT, Cục QLBH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Cao Anh Tuấn

MINISTRY OF FINANCE
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 67/2023/TT-BTC

 Hanoi, November 2, 2023

 

CIRCULAR

ON GUIDELINES FOR THE LAW ON INSURANCE BUSINESS AND DECREE NO. 46/2023/ND-CP DATED JULY 1, 2023 OF THE GOVERNMENT ON ELABORATION OF THE LAW ON INSURANCE BUSINESS

Pursuant to Law on Insurance Business dated June 16, 2022;

Pursuant to Government’s Decree No. 46/2023/ND-CP dated July 1, 2023 on elaboration of the Law on Insurance Business;

Pursuant to Government's Decree No. 14/2023/ND-CP dated April 20, 2023 on functions, tasks, powers, and organizational structure of the Ministry of Finance;

At the request of Director of Department of Insurance Management and Supervision,

The Minister of Finance promulgates a Circular on guidelines for the Law on Insurance Business and Decree No. 46/2023/ND-CP dated July 1, 2023 of the Government on elaboration of the Law on Insurance Business.

Chapter I

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Scope

1. This Circular elaborates Clause 3 Article 14, Clause 2 Article 17, Clause 4 Article 76, Clause 4 Article 82, Clause 6 Article 87, Clause 5 Article 89, Clause 4 Article 101, Clause 4 Article 105, Clause 3 Article 106, Clause 2 Article 117, Clause 2 Article 120, Point c Clause 1 and Points dd and k Clause 2 Article 128, Clause 4 Article 129, Point a Clause 1 and Point c Clause 2 Article 137, Clause 5 Article 138 , Clause 4, Article 145 of the Law on Insurance Business.

2. This Circular provides guidelines for Clause 6, Article 7, Point c, Clause 2, Article 32, Article 44, Clause 7, Article 49 of Decree No. 46/2023/ND-CP dated July 1, 2023 of the Government on elaboration of the Law on Insurance Business (hereinafter referred to as Decree No. 46/2023/ND-CP), including forms of database on insurance business; explanatory documents on methods and factors for calculating premiums; guidance and illustration of methods, formulas, and bases for establishing technical reserves; time of revenue recognition for each type of insurance.

Article 2. Regulated entities

1. Non-life insurers, life insurers, health insurers (hereinafter referred to as insurers), reinsurers, insurance agents, insurance brokers, corporate and individuals providers of insurance auxiliary services, mutual microinsurers.

2. Branches of foreign non-life insurers, branches of foreign reinsurers (hereinafter referred to as foreign branches in Vietnam).

3. Representative offices of foreign insurers, foreign reinsurers, foreign insurance brokers, foreign financial and insurance corporations in Vietnam (hereinafter referred to as representative offices in Vietnam).

4. Policyholders, insured persons, beneficiaries.

5. State regulatory authorities for insurance business affairs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 3. Providing and updating information

1. Information prescribed in Point c, Clause 1, Article 7 of Decree No. 46/2023/ND-CP is specified in detail in Form No. 1-CSDL, Appendix I issued with this Circular.

2. Information prescribed in Clause 2, Article 7 of Decree No. 46/2023/ND-CP is specified in detail as follows:

a) As for life insurance: Form No. 2-CSDL Appendix I issued with this Circular;

b) As for health insurance: Form No. 3-CSDL Appendix I issued with this Circular;

c) As for non-life insurance (except compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners, compulsory fire and explosion insurance, compulsory insurance in construction and investment activities, agricultural insurance): Form No. 4-CSDL Appendix I issued with this Circular.

As for compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners, compulsory fire and explosion insurance, compulsory insurance in construction and investment activities: Form No. 1, Form No. 2, Form No. 3 Appendix X Issued together with Decree No. 67/2023/ND-CP dated September 6, 2023 of the Government on compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners, compulsory fire and explosion insurance, compulsory insurance in construction and investment activities.

As for agricultural insurance: Form No. 10 is specified in the Appendix issued with Decree No. 58/2018/ND-CP dated April 18, 2018 of the Government on agricultural insurance and amended or replaced documents (if any).

d) As for microinsurance (by mutual microinsurers): Form No. 07 Appendix issued with Decree No. 21/2023/ND-CP dated May 5, 2023 of the Government on microinsurance products.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



ONLINE INSURANCE PROVISION

Article 4. Online insurance provision

1. Insurers, branches of foreign non-life insurers, mutual microinsurers, insurance brokers, and insurance agents may provide full or partial insurance process through electronic means that connect with the Internet, mobile telecommunications networks, or other open networks through online channels.

2. The full online insurance process, as outlined in Clause 1 of this Article, encompasses implementation of all steps in online insurance process, including introduction, consultation, or provision of services; or consultation, introduction, offering of insurance products, verification of requested information, appraisal, confirmation of requests for entering into an insurance policy, arrangement of insurance policy conclusion, payment, and issuance of an insurance policy or insurance certificate.

3. Insurers, branches of foreign non-life insurers, and mutual microinsurers are authorized to carry out the entire process of providing insurance services and products online for one or several insurance products as follows:

a) Microinsurance, health insurance, term life insurance with a term exceeding one year, and other insurance products with a term of one year or less, for which the insurer, reinsurer, branch, or mutual microinsurer does not require appraisal or risk assessment prior to entering into an insurance policy, as specified in Clause 1, Article 5 of this Circular;

b) Health insurance, term life insurance with a term of one year or less, motor vehicle insurance, trip and tourism insurance that are provided in any form specified in Article 5 of this Circular.

4. The partial execution of the insurance service and product provision process online entails the online execution of certain activities prescribed in Clause 2 of this Article by an insurer, branch of foreign non-life insurer, mutual microinsurer, insurance broker, or insurance agent,  according to the forms outlined in Article 5 of this Circular.

In case of partial execution of the insurance service and product provision process online for products not listed in Clause 3 of this Article, consulting service must be performed directly or in the form of a recorded call between an insurer, branch of foreign non-life insurer, mutual microinsurer, insurance broker, or insurance agent with the policyholder.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Forms of provision of insurance services and products online include:

1. A portal/website with registered domain name as per applicable legal regulations, e-commerce selling website, or networked applications that enable service users or policyholder to access the portal/website, e-commerce selling website or applications installed on the portal/website, e-commerce selling website or  e-commerce applications created by insurers, branches of foreign non-life insurers, and mutual microinsurers for online insurance provision purpose.

2. Portals/websites with registered domain names as per applicable legal regulations, e-commerce selling websites, e-commerce service websites, or networked applications that enable service users or policyholders access the portals/websites, e-commerce selling websites, or e-commerce service websites that are created by insurance brokers or insurance agents for providing online insurance. E-commerce service websites include the following types:

a) E-commerce trading floor;

b) Other types of websites prescribed by the Ministry of Industry and Trade.

Article 6. Notification of online insurance provision

1. Insurers, branches of foreign non-life insurers, mutual microinsurers, and insurance brokers must notify the Ministry of Finance of the commencement of online insurance services within 7 working days of their implementation. This notification must encompass details pertaining to their business, offered services, insurance products, provision methods, and other relevant information related to online insurance provision, adhering to the form outlined in Appendix II of this Circular.

2. If insurers, branches of foreign non-life insurers, mutual microinsurers, insurance brokers have provided online insurance services and products before the effective date of this Circular, they must notify the Ministry of Finance of their current online insurance provision within 90 days after the effective date of this Circular, using the form specified in Appendix II.

Article 7. Regulations on services, techniques, security, and data storage

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Develop and promulgate regulations governing online insurance provision, including the following key information: description of transaction process; risk control and information security; rights and obligations of related parties; complaint and dispute resolution mechanism; personal information protection policy; troubleshooting solutions, backup systems; storage and measures for non-compliance with operating regulations.

2. Ensuring the online insurance provision in an open, fair, transparent, safe, and effective manner for service users or policyholders when using the same type of service, product.

3. Make readily available on their websites with registered domain names all applications and forms used for online insurance provision, adhering to current legal regulations governing online insurance services.

4. Websites of insurers, branches of foreign non-life insurers and systems of online insurance provision need to be authenticated in accordance with the law on electronic transactions.

5. The online provision of insurance products, as outlined in Clause 2, Article 4 of this Circular, must be explicitly detailed in the insurance policy signed between the policyholder and the insurer, branch of a foreign non-life insurer, or mutual microinsurer. This policy must specify the form of online transactions, potential risks associated with online insurance purchases, compensation responsibilities of each party in the event of risks, and any other relevant information pertaining to the online provision of insurance products. This regulation applies to insurance policies concluded from January 1, 2024.

6. Data on online insurance provision shall be stored according to current law regulations.

7. Determine the level of information system security and corresponding safeguarding plans in accordance with the law on network information security, information system security by level and electronic transactions in financial activities.

Article 8. Responsibilities of insurers, branches of foreign non-life insurers, mutual microinsurers, and insurance brokers

1. Notify the Ministry of Finance of the information stated in Article 6 of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Develop and make public the following information on their website:

a) List of online insurance services and products, and forms of provision;

b) A description of the insurance provision process via the website/e-commerce selling website (full/partial process); the insurance provision process via e-commerce trading floor (partial process); the insurance provision process through networked applications (full/partial process); personal information protection and dispute resolution policy.

4. Ensure availability of technical infrastructure and personnel for online insurance provision.

5. Ensure compliance with legal regulations on insurance business, legal regulations on electronic transactions and relevant legal regulations.

6. Insurers, branches of foreign non-life insurers, and mutual microinsurers shall manage the online insurance services and products offered by insurance agents into which they have entered an insurance agent contract.

7. Promptly provide complete information, data, and documents related to their online insurance provision when requested by competent authorities.

8. In case of contracting with a third-party provider that provides IT infrastructure services to provide online insurance services and products, they must sign a contract and maintain the cooperation with this third party  in complying with this Circular and regulations on electronic transactions in financial activities and other relevant legal regulations.

Chapter III

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 9. The policyholder, insured person, beneficiary of a life insurance policy, health insurance policy

1. The policyholder of a life insurance policy or health insurance policy must meet the following requirements:

a) Be an organization legally established and operating in Vietnam, or an individual in Vietnam aged 18 years or older with active legal capacity at the time of entering into the insurance policy;

b) Meet the eligibility criteria for buying insurance according to given insurance terms, conditions, and clauses.

2. The insured person of a life insurance policy or health insurance policy is the person whose life, health, and lifespan are covered under the insurance policy.

3. The policyholder must have insurable interests for the insured person as prescribed in Article 34 of the Law on Insurance Business.

4. The beneficiary of a life insurance policy or health insurance policy is the person designated by the policyholder to receive the insurance proceeds as agreed in the personal insurance policy, or the insured in the group insurance policy who is designated to receive insurance proceeds as agreed in the group insurance policy. The designation to change the beneficiary in a life insurance policy or health insurance policy must comply with Article 41 and Article 42 of the Law on Insurance Business.

Article 10. Sum insured

1. The sum insured or method of determining the sum insured is agreed upon by the policyholder and the insurer in the insurance policy.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 11. Insurance benefits and insurance coverage

1. Insurance benefits, insurance coverage, and exclusion clauses must be clearly stated in the insurance rules, conditions, and terms. Insurance benefits, insurance coverage, and exclusion clauses must be clearly stated in the insurance rules, conditions, and terms. If an insurer, or branch of a foreign non-life insurer provides conditional insurance (providing a substandard insurance in which the insured does not meet all of the standards required by the insurer), these conditions need to be clearly stated in the insurance policy.

2. Guaranteed insurance benefits and non-guaranteed benefits (if any) must be clearly stated in insurance policies.

3. The insurance benefits for risks, the method for determining investment benefits, and the minimum guaranteed interest rate (for universal life insurance, retirement insurance products) must be clearly stated in insurance policies under the types of unit-linked insurance and retirement insurance.

Article 12. Insurance rules, conditions, and terms

Insurance rules, conditions, and terms are an integral part of an insurance policy. Insurance rules, conditions, and terms must comply with Article 87, Clause 2 of the Insurance Business Law, and the following provisions:

1. In the case of insurance rules, conditions, and terms that provide for a total and permanent disability benefit, the following must be ensured:

a) A total and permanent disability benefit shall be considered payable in the event of any of the following:

- The insured person loses, is completely paralyzed, and cannot recover the function of: both hands; or both legs; or one hand and one leg; or both eyes; or one hand and one eye; or one leg and one eye.  In this case, complete loss, complete paralysis, and irrecoverable function of the hand is counted from the wrist upwards; complete loss, complete paralysis, and irreversible loss of leg function from the ankle up; complete and irreversible loss of eye function is understood as complete loss or complete blindness;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Certification that the insured person has completely lost body parts (hands, legs, or eyes) may be made immediately after the insurance event occurs or after the end of treatment.

Certification of complete paralysis and the inability to recover the function of the body parts or total blindness or physical injury of 81% or more shall be made no earlier than 180 days from the date of the insurance event or from the date the pathology is diagnosed.

c) Insurers and branches of foreign non-life insurers may add provisions for other cases to increase the total and permanent disability benefit for the insured person beyond the cases specified in points a and b of this clause.

2. In the case of insurance rules, conditions, and terms that provide for a waiting period (a period of time during which insurance events that occur will not be paid by the insurer or foreign non-life insurance branch for certain health insurance benefits), the following must be ensured:

a) The waiting period shall be calculated from the start date of the insurance term or the date of the most recent contract reinstatement.

b) No waiting period shall be applied in the case of accidents.

c) As for the case of diseases, the maximum waiting period is 90 days.  As for the case where the insurer agrees to insure for pre-existing diseases, the maximum waiting period is 1 year;

d) As for maternity benefits, the maximum waiting period is 270 days;

dd) In the case of products with a waiting period outside the waiting period specified in points c and d of this clause, the insurer or branch of a foreign non-life insurer shall provide a clear explanation in the documentation explaining methods and factors for calculating premiums.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) A pre-existing disease is a medical condition or injury of the insured person that has been diagnosed or treated before the effective date or the date of the most recent reinstatement (nearest) of the insurance policy. In case an insurer or branch of a foreign non-life insurer adds additional symptoms or signs, only symptoms or signs that occurred within 36 months before the effective date or the date of the most recent reinstatement (nearest) of the insurance policy shall be considered. If the insurer or branch of a foreign non-life insurer knew of these symptoms or signs, it would not accept the insurance, would not accept the reinstatement of the insurance policy, or would accept the insurance with conditions, would accept the reinstatement of the insurance contract with conditions;

b) The determination of a pre-existing disease shall be based on medical records stored at hospitals or legally established medical facilities, medical documents issued by the Ministry of Health and competent authorities, or information provided by the policyholder, the insured person on the insurance claim or the supplementary information form.

4. In the case of insurance rules, conditions, and terms of a life insurance policy that provide for withdrawals from the cash surrender value, withdrawals from the cash surrender value must comply with the following provisions:

a) The interest rate for the withdrawal portion of the cash surrender value shall not exceed the cumulative interest rate announced by the insurer to customers plus 2%.  In the case of no cumulative interest rate being announced, the withdrawal interest rate shall not exceed the investment rate of the policyholder fund that does not participate in the profit sharing in the previous financial year plus 2%.

b) If the insurance rules, conditions, and terms allow the policyholder to stop paying premiums and use the surrender value to maintain the validity of the policy, then they must comply with Article 37.4 of the Law on Insurance Business.

c) Withdrawals from surrender value do not apply to investment-linked and retirement products.

5. The insurance rules, conditions, and terms of investment-linked insurance policies and retirement insurance policies must clearly state the following:

a) Investment policy; investment objectives; asset allocation of the universal life fund (for universal life products), the voluntary retirement fund (for retirement insurance products); investment limits for each investment portfolio of each unit-linked fund (for unit-linked insurance products);

b) Purchase and sale transactions of unit-linked fund units and periodic valuation of unit-linked fund units (for unit-linked insurance products);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Cases where the insurer may apply measures to protect and increase the benefits of the policyholder, including:  closing a unit-linked fund to transfer assets to another unit-linked fund with the same investment objectives; changing the name of the unit-linked fund; splitting or merging existing unit-linked fund units; suspending the valuation of unit-linked fund units and transactions related to the insurance policy in the event that the stock exchange where the unit-linked fund is investing is temporarily suspended from trading; other measures at the request of competent authorities and legal regulations.

Insurers are responsible for notifying customers before applying these measures.

6. If the insurance rules, conditions, and terms provide for reinstatement of the policy, they must comply with the following provisions:

a) The rules, conditions, and terms must clearly state the conditions for reinstatement of the contract, the period, the documents, and the time of reinstatement of the policy;

b) The reinstatement of a life insurance policy must comply with Article 37.3 of the Law on Insurance Business.

7. As for the insurance rules, conditions, and terms of insurance products specified in point a of clause 6 of Article 32 of Decree No. 46/2023/ND-CP, insurers are responsible for reviewing and revising to comply with this Article from July 1, 2025.

Article 13. Rights and obligations of the life insurance policyholder and health insurance policyholder

1. The regulations on the rights and obligations of the policyholder must be consistent with Article 21 of the Law on Insurance Business.

2. As for investment-linked insurance policies, in addition to the rights and obligations set forth in Clause 1 of this Article, the policyholder also has the following rights and obligations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The policyholder is obliged to sign the documents provided by the insurer in accordance with Articles 29 and 30 of this Circular.

3. As for retirement insurance policies, in addition to the rights and obligations specified in Clause 1 of this Article, the policyholder also has the following rights:

a) The right to choose and change the sum insured during the validity of the insurance policy;

b) Temporarily close the retirement insurance account in case of inability to pay insurance premiums as prescribed in Article 121 of Decree No. 46/2023/ND-CP.

Article 14. Rights and obligations of insurers and branches of foreign non-life insurers

1. The provisions on the rights and obligations of insurers and branches of foreign non-life insurers must be consistent with Article 20 of the Law on Insurance Business.

2. As for investment-linked insurance policies and retirement insurance policies, in addition to the rights and obligations set forth in Clause 1 of this Article, the life insurer also has the following rights and obligations:

a) The right to collect fees charged to the policyholder as agreed in the insurance policy;

b) The obligation to notify the policyholder about the status of the insurance policy when the account value is insufficient to pay for the risk fee, policy management fee for the next month, leading to the risk of the contract becoming invalid; the obligation to advise and provide information to new policyholders about the risks of unit-linked insurance policy in the event of policy transfer;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 15. Insurance period

1. The insurance period is calculated from the time the insurer or branch of a foreign non-life insurer begins to accept insurance to the date the insurance ends.  The insurance period must be specified in the insurance policy.

2. As for retirement insurance policies, it must clearly state the accumulation premium period and the time for receiving retirement insurance benefits.

Article 16. Effective date of the insurance policy

1. The insurer, branch of a foreign non-life insurer and the policyholder agree on the effective date of the insurance policy in accordance with Clause 2 of this Article.

2. The effective date of the insurance policy is one of the following cases:

a) If the policyholder and the insured are still alive at the time the insurance claim is approved by the life insurer, the effective date of the contract is the date the policyholder submits the complete insurance claim has paid the full insurance premium (provisional) of the insurance policy;

b) If the policyholder and the insured are still alive at the time the life insurer issues the insurance certificate, the effective date of the policy is the date the life insurer issues the insurance certificate, and the policyholder has paid the full insurance premium;

c) It is the time when the insurance policy is concluded between the non-life insurer or the branch of foreign non-life insurer and the policyholder.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The insurance policy must clearly state the insurance premium amount, the premium payment period, the premium payment frequency, the premium payment method, the due date for payment, the extension period for payment, and the suspension of payment (if any), the mandatory premium payment period (if any).

2. In addition to meeting the provisions of Clause 1 of this Article, the investment-linked insurance policy and retirement insurance policy must also clearly state the method of allocating insurance premiums and the fees charged to the policyholder. The fees charged to policyholder must be in accordance with the provisions of Article 99 of Decree No. 46/2023/ND-CP.  In the event of adjusting the fees charged to policyholder, the insurer is responsible for notifying customers within 3 months before applying the new rate.

Article 18. Insurance payouts

1. The deadline for submitting the insurance claim and the deadline for claim payout must be in accordance with Articles 30 and 31 of the Law on Insurance Business.  If the insurer or branch of foreign non-life insurer refuses to pay the insurance benefits, it must state the reason for the refusal in writing to the claimant for insurance benefits.

2. The insurance policy must clearly state the documents that the policyholder or branch of foreign non-life insurer needs to provide when claiming the insurance benefits. Insurers are not allowed to request evidence of the insurance event that the policyholder cannot access or collect in accordance with the relevant laws.

3. In case an insurer or branch of a foreign non-life insurer needs to collect additional documents to serve the claim adjudication in addition to the documents specified in Clause 2 of Article, the cost of collecting documents shall be borne by the insurer or branch of foreign non-life insurer.

Article 19. Dispute resolution methods

The regulations on dispute resolution are set out in Article 32 of the Law on Insurance Business.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Section 1. APPOINTED ACTUARIES

Article 20. Duties of actuaries of insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam

1. To ensure financial stability, insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam must use qualified actuaries who meet the conditions and standards set out in Article 29 and Article 30 of Decree No. 46/2023/ND-CP to perform the following tasks:

a) Calculate insurance premiums and participate in the development of rules, conditions, and terms of insurance and reinsurance products; confirm insurance premiums and other fees charged to policyholders (for linked investment and retirement products) are based on statistical data ensure the economic and technical feasibility of the product, comply with legal regulations and ensure the claim paying ability of insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam; annually assess the difference between the presumptive costs and actual costs of each product;

b) Calculate technical reserves in accordance with legal regulations;

c) On a monthly basis (for life insurers, health insurers), quarterly and annually (for non-life insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam), assess the claim paying ability of insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam and confirm in the claim paying ability report submitted to the Ministry of Finance in accordance with legal regulations;

d) Report promptly in writing to the General Director (Director), the Board of Directors (Board of Members) about any abnormal issues that could adversely affect the financial situation of the company and branch and propose remedial measures. In serious cases that could affect the claim paying ability of insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam, within 5 working days from the date of detection, the actuary must report in writing to the Ministry of Finance;

dd) Evaluate the reinsurance program before submitting it to the General Director (Director) and Board of Directors (Board of Members) for approval;

e) Confirming the transfer of material insurance risks in reinsurance policies;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



h) Collaborate with the risk management department to identify risk assessment and measurement models and prepare stress test reports and reports on the risk management situation of insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam;

i) Other tasks to ensure financial stability for companies and branches.

2. In addition to the tasks specified in Clause 1 of this Article, actuaries of life insurers must perform the following tasks:

a) Re-evaluate the illustrative interest rates used in sales illustrations, product brochures at least annually and make adjustments if necessary;

b) Participate in the separation of owner’s fund and policyholders’ fund (premium source), and calculate the annual distribution of surplus of the policyholder fund on the basis of fairness, rationality, and compliance with the law.  At the end of the financial year, the actuary shall prepare a written report on the financial performance, including a separate report on the separation of owner’s fund and policyholders’ fund, a surplus distribution report, and a proposal for the amount of interest to be paid to each policyholder for the competent authority of the company to decide;

c) Annually, evaluate the compliance with legal regulations on the implementation of investment-linked insurance products and retirement insurance of insurers;

d) Quarterly and annually, report in writing to the Board of Directors (Board of Members) and the General Director (Director) on the current financial situation and Members), the General Director (Director) on the actual financial situation, forecast of future financial situation of the company, branch; the investment activities of the company, branch, in which the risks arising are stated and proposals on investment assets, investment term of each type of asset to ensure that the investment term of the investment asset is commensurate with the term of the investment asset and responsibility that has been committed under the insurance contract.#

3. In addition to the tasks specified in Clause 1 of this Article, actuaries of non-life insurers, health insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam must perform following tasks:

a) Participate in separating owner’s fund and policyholders’ fund in accordance with legal regulations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Quarterly and annually, report in writing to the Board of Directors (Board of Members), the General Director (Director) on the actual financial situation, forecast of future financial situation of the company, branch; the investment activities of the company, branch, in which the risks arising are stated and proposals on investment assets, investment term of each type of asset to ensure that the investment term of the investment asset is commensurate with the term of the investment asset and the responsibility that has been committed under the insurance contract; the situation and forecast of the future situation of losses, reserves, and insurance business efficiency.#

4. Annually, no later than 90 days after the end of the financial year, actuaries report to the Ministry of Finance on issues related to their duties according to Report Form No. 13 -NT Appendix VIII (for life insurers), Report Form No. 10-SK Appendix IX (for health insurers); Report form No. 14-PNT Appendix VI (for non-life insurers, reinsurers, foreign branches in Vietnam) issued together with this Circular.

Section 2. PROFESSIONAL PRACTICES

Article 21. Methods for calculating premiums for life insurance and health insurance products (including micro insurance products) of insurers and branches of foreign non-life insurers

1. Insurers and branches of foreign non-life insurers are allowed to use any methods to calculate insurance premiums for insurance products, subject to meeting the following requirements:

a) Insurance premiums for insurance products and fees charged to policyholders for insurance products of  investment-linked insurance and retirement insurance must be calculated based on statistical data, in accordance with the provisions of law and ensuring the financial safety and solvency of insurers and branches of foreign non-life insurers and must correspond to the insurance conditions and responsibilities, honoring the policyholder’s benefits;

b) Insurance premiums and fees must be fair and reasonable to policyholders;

c) Insurance premiums must be determined based on age, gender, health status and other characteristics of the insured, consistent with the characteristics of each product. In case a standard fee is applied to a group of insurance customers or to a group insurance policy, the insurer or branch of a foreign non-life insurer must clearly state the principles and methods used to determine that standard fee;

d) In the event of an increase or decrease in insurance premiums based on the group size, sum insured, or changes to the factors for calculating premiums leading to changes to the underlying risk; the principles and basis for the increase or decrease in premiums must be stated in the methods and factors for calculating premiums. The premiums after the decrease must be no lower than the net insurance premiums of the product.  In the case of a premium reduction due to direct sales, where the insurer does not have to pay insurance commissions to insurance agents or insurance brokers, the maximum premium reduction shall not exceed the insurance commission ratio of the product as prescribed in Articles 51 and clause 3 Article 55 of this Circular;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Within 6 months from the date of signing this circular, insurers and branches of foreign non-life insurers shall be responsible for establishing internal processes for developing and pricing of insurance products, which shall clearly show the criteria for each product line, the risk assessment process and risk mitigation methods for each product line, the product discontinuation and re-pricing process. The internal procedures for product development and pricing must be approved by the Board of Directors (Board of Members) or the General Director (Director).  Compliance with the internal procedures for product development and pricing must be reviewed annually by internal audit.

3. Documentation explaining methods and factors for calculating premiums is set out in Appendix III attached to this Circular (for life insurer, health insurers) and Appendix IV attached to this Circular (for non-life insurers and branches of foreign non-life insurers).

Article 22. Factors for calculating premiums for life insurance and health insurance products (including micro insurance products) of insurers and branches of foreign non-life insurers

Factors for calculating premiums for life insurance and health insurance products (including micro insurance products):

1. Insurance risk rates:

a) As for mortality risk rate, insurers and branches of foreign non-life insurers can use one of the following sources:

- The CSO 1980 mortality table specified in Appendix V of this Circular; adjusted rates based on this CSO 1980 mortality table;

- A mortality table built on the basis of actual data from the insurer or branch of foreign non-life insurer for a minimum period of 10 years;

- Mortality tables provided by the parent company of the insurer, branch of foreign non-life insurer, reinsurance company/reinsurance organization;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) As for other risk rates other than the mortality rate (such as hospitalization rate, disability rate, accident rate, medical expense rate, critical illness rate...), insurers and branches of foreign non-life insurers can use one of the following sources:

- Risk rates published by competent authorities;

- Risk rates built on the basis of actual data from the insurers and branches of foreign non-life insurers for a minimum period of 5 consecutive years;

- Risk rates provided by the parent company of the insurer, branch of a foreign non-life insurer, reinsurance company/reinsurance organization. In this case, the reinsurance company/reinsurance organization must meet the rating requirements specified in Article 33 of Decree 46/2023/ND-CP in the most recent financial year before the date of providing the reinsurance risk rate and must have experience in reinsurance for this type of risk in the Vietnamese or Asian market.

case of adjusting the risk rate, the insurer or branch of a foreign non-life insurer must provide an explanation for the reason.  The use of risk rates provided by the reinsurance company/reinsurance organization must be consistent with the insurance benefits in the rules, conditions, and terms of the insurance product.

2. Assumptions about product implementation costs and profits of insurers and branches of foreign non-life insurers:

a) The assumptions about product implementation costs (fixed costs and variable costs) are determined based on statistical data and business plans of insurers and branches of foreign non-life insurers;

b) As for insurance products with a term of 1 year or less (including product contracts with a term of 1 year and annual renewal):  insurers, branches of non-life insurers Foreign countries must ensure that assumptions about costs and profits included in insurance premiums do not exceed 60% of the total insurance premium;

c) As for health insurance products with a term of more than 1 year, insurers must ensure that the present value of the assumptions about costs and profits used in the calculation does not exceed 55% of the total insurance premium.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Initial fees of investment-linked insurance products do not exceed the fees in the following regulations:

Initial fees of investment-linked insurance products paid in installments:

Payment year

Year 1

Year 2

Year 3 to year 5

Year 6 to year 10

From year 11 onwards

Initial fee/annual basic premium

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



30%

20%

2%

0%

Initial fees of investment-linked insurance products paid in a lump sum: 10% of the lump-sum fee.

Initial fee for additional fee: 1.5% of the additional fee of each contract year and within the first 10 years of the insurance policy.

b) The initial fee of the retirement insurance product does not exceed 5% of the total insurance premium collected in the fiscal year.  The initial fee for the additional fee paid does not exceed 1.5% of the additional fee of each contract year and within the first 10 years of the insurance policy;

c) The risk insurance premium for death and total permanent disability benefits of investment-linked insurance or retirement insurance products do not exceed 80% of the mortality rate according to the CSO 1980 mortality rate table specified in Appendix V issued with this Circular multiplied by the sum insured. In case an insurer applies a mortality rate higher than 80% of the CSO 1980 mortality rate table, it must explain the reasonableness and characteristics of the customer group; for which the higher rate is applied;

d) Fund management fees for universal life funds and voluntary retirement funds do not exceed 2%/year.  As for unit-linked funds, the maximum fund management fee is based on the investment policy of each unit-linked fund and does not exceed 2.5%/year for a fund with investment proportion not less than 70% in stocks, 1.5%/year for a fund with investment proportion not less than 70% in bonds and 1%/year for a fund with investment proportion not less than 70% in deposits and other fixed income assets. As for unit-linked funds with other investment proportions, the maximum fund management fee is calculated as the weighted average of the investment assets in the fund with the maximum level of the funds mentioned above.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. In case of amendments to the factors for calculating premiums of life insurance and health insurance products approved by the Ministry of Finance before this Circular comes into force, the amendments related to the factors for calculating premiums at the request of the company must be in accordance with this Circular.

Article 23. Methods and factors for calculating micro insurance premiums of mutual microinsurers

1. Mutual microinsurers are allowed to use any methods to calculate premiums for members, subject to meeting the following requirements:

a) The premium must be based on statistical data, in accordance with the laws and regulations, and ensure the financial stability of the mutual microinsurer and must be commensurate with the terms and benefits provided for microinsurance participants;

b) The premium must ensure reasonableness and fairness to microinsurance participants;

c) As for life and health insurance benefits, insurance premiums must be determined based on age, gender, health status and other characteristics of the microinsurance participants, consistent with the characteristics of each product. In case of applying a standard premium for all microinsurance participants, the mutual microinsurer must clearly state the principles and methods for determining that standard premium;

d) Mutual microinsurers must register with the Ministry of Finance the principles of increasing and reducing premiums for participants based on the performance of microinsurance activities and in accordance with the organization's charter.

2. The net premium of a microinsurance product is determined on the basis of insurance risk rates from one of the following sources:

a) The CSO 1980 mortality table issued together with Appendix V of this Circular or other mortality rates that are appropriate to the characteristics of the product;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Information and data published by competent authorities;

d) Other reference sources including:  risk rates of insurance markets similar to the Vietnamese insurance market; rates provided by reinsurance companies/reinsurance organizations; adjusted rates from the rates provided by reinsurance companies/reinsurance organizations in line with the Vietnamese insurance market.  In this case, the mutual microinsurer is responsible for proving the suitability and rationality of using these reference sources.

3. The mutual microinsurer shall determine the insurance cost ratio in the gross premium based on statistical data on the costs of implementing microinsurance and the product implementation plan.  In case there is no statistical data, the mutual microinsurer is allowed to apply a maximum cost ratio not more than 60% of the gross premium.

4. In case of amendments to the factors for calculating premiums for microinsurance products that have been registered with the Ministry of Finance, the mutual microinsurer must demonstrate the suitability of the amendments based on statistical data during the product implementation period and have the confirmation of a microinsurance actuary.

Article 24. Methods and factors for calculating premiums for microinsurance products that prevent property risks of insurers and branches of foreign non-life insurers

1. Insurers and branches of foreign non-life insurers may apply any method for calculating premiums for microinsurance products that prevent risks to their property, subject to meeting the following requirements:

a) The premium is built to comply with point d clause 2 Article 87, clause 3 Article 144 of the Law on Insurance Business and Clause 3, Article 3 of Decree No. 21/2023/ND-CP dated May 5 2023 of the Government on microinsurance and in accordance with the claim paying ability and basic protection needs of the policyholder;

b) The premium includes net premium, product implementation costs, and expected profit.  Net premium, product implementation costs, and expected profit shall be built in accordance with clauses 2 and 3 of this Article;

c) Register the methods and factors for calculating premiums corresponding to the benefits to meet the basic protection needs of the policyholder against property risks.  Premium increases must be based on factors that increase the insured risks.  Premium reductions must ensure that the premium after the reduction is not less than the net premium in any case and is based on one or more factors that reduce, disperse, share risk, or reduce product implementation costs. In case of premium reduction due to direct sales, the amount of premium reduction shall not exceed the insurance agent commission rate as prescribed in Article 51 of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The net premium is determined based on the actual statistical data of the non-life insurer or branch of foreign non-life insurer, ensuring scale and continuity over a minimum time series of 3 consecutive years.

b) In case the statistical data does not meet the scale and continuity requirements as prescribed in point a of this clause, the non-life insurer or branch of foreign non-life insurer may use the following sources to determine the net premium:

- Net premium published by competent authorities;

- Public and official statistical data published by competent domestic organizations to determine net insurance premiums;

- Net premium provided by the parent company or foreign reinsurance company/reinsurance organization. In this case, the reinsurer must be rated at least "BBB" according to Standard & Poor's or Fitch, "B++" according to A.M.Best, "Baal" according to Moody's or equivalent ratings from other organizations with the function and experience of rating at the latest financial year compared to the time of submitting the application for registration of methods and factors for calculating premiums and must have experience in reinsurance for this type of risk in the Vietnamese or Asian market. In case of adjusting the net premium of the reinsurance company/reinsurance organization (increase or decrease), the insurer or branch of a foreign non-life insurer must provide an explanation for the reason.  The use of net premium provided by the reinsurance company/reinsurance organization must be consistent with the insurance benefits that the insurer or branch of foreign non-life insurer plans to provide in the rules and terms of the insurance product.

3. Short-term net premium (insurance period of less than 1 year) or long-term net premium (insurance period of more than 1 year and not more than 5 years) shall be determined on the basis of the net premium for a one-year insurance period and must have an explanation of the assumptions for allocating risk corresponding to the insurance period.

4. Non-life insurers and branches of foreign non-life insurers in Vietnam must clearly explain the basis and method of building assumptions about costs and profits included in the premium.

5. Documentation explaining the methods and factors for calculating premiums is set out in Appendix IV issued with this Circular.

Article 25. Methods and factors for calculating insurance premiums for motor vehicle insurance

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The premium shall comply with Point d, Clause 2, Article 87 of the Law on Insurance Business;

b) The premium includes net premium, product implementation costs, and expected profit.  Net premium, product implementation costs, and expected profit shall be built in accordance with clauses 2, 3, 4 of this Article;

c) The following risk-related elements shall be used as the factors for calculating insurance premiums:  Vehicle type as defined by the law on road traffic; business purpose (business vehicle, non-business vehicle); vehicle use purpose (passenger vehicle, cargo vehicle, special-purpose vehicle); vehicle production year.  In case of applying additional risk-related elements in addition to the elements mentioned above, non-life insurers and branches of foreign non-life insurers shall ensure that they have data in accordance with Point a, Clause 2, Article 25 of this Circular;

d) The specific cases and grounds for increasing or decreasing the premium shall be registered.

Premium increases must be based on factors that increase the insured risks.

Premium reductions must ensure that the premium after the reduction is not less than the net premium in any case and is based on one or more factors that reduce, disperse, share risk, or reduce product implementation costs of motor vehicle products, including the number of vehicles insured, the choice of deductible, deductible amount, the claims history, the distribution method for the product, and other factors (if any).In case of premium reduction due to direct sales, the amount of premium reduction shall not exceed the insurance agent commission rate as prescribed in Article 51 of this Circular;

dd) The premium of additional insurance clauses shall be commensurate with the insurance conditions and liabilities; in case the additional clause expands the coverage of insurance, the premium shall be increased; in case the additional clause narrows the coverage of insurance, the premium shall be reduced but in no case shall it be reduced to less than the net premium.

2. Net premium is the premium amount that is intended to ensure the fulfillment of obligations that have been committed to the policyholder, corresponding to the insurance terms and conditions. Non-life insurers and branches of foreign non-life insurers may build net premiums for a one-year insurance period of motor vehicle products, subject to meeting the following requirements:

a) The net premium is determined based on the actual statistical data of the non-life insurer or branch of foreign non-life insurer, ensuring scale and continuity over a minimum time series of 5 consecutive years.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Net premium published by competent authorities;

- Public and official statistical data published by competent domestic organizations to determine net insurance premiums;

- Net premium provided by the parent company or foreign reinsurance company/reinsurance organization. In this case, the reinsurer must be rated at least "BBB" according to Standard & Poor's or Fitch, "B++" according to A.M.Best, "Baal" according to Moody's or equivalent ratings from other organizations with the function and experience of rating at the latest financial year compared to the time of submitting the application for registration of premium-charging methods and bases and must have experience in reinsurance for this type of risk in the Vietnamese or Asian market. Imp case of adjusting the net premium of the reinsurance company/reinsurance organization (increase or decrease), the insurer or branch of a foreign non-life insurer must provide an explanation for the reason.  The use of net premium provided by the reinsurance company/reinsurance organization must be consistent with the insurance benefits that the non-life insurer or branch of foreign non-life insurer plans to provide in the rules and terms of the insurance product.

b) Net premium is determined specifically for each risk or for a number of the following risks: collision, collision (including collision with other objects); overturn, fall, sink, fall; being hit by other objects; fire, explosion; natural disasters; theft; and other risks (if any).

3. Short-term net premium (insurance period of less than 1 year) or long-term net premium (insurance period of more than 1 year) shall be determined on the basis of the net premium for a one-year insurance period and must have an explanation of the assumptions for allocating risk corresponding to the insurance period.

4. Non-life insurers, branches of foreign non-life insurers must ensure that assumptions about costs and profits included in insurance premiums do not exceed 50% of the total insurance premium.

5. Documentation explaining the methods and factors for calculating premiums is set out in Appendix IV issued with this Circular.

Article 26. Payment of insurance premiums by non-life insurers and branches of foreign non-life insurers

1. The policyholder shall pay the insurance premium when entering into an insurance policy with a non-life insurer or branch of a foreign non-life insurer.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) In case of payment of insurance premiums in lump sum: The premium payment period must not exceed 30 days from the start date of the insurance period. In case the insurance period is less than 30 days, the premium payment period does not exceed the insurance period.

b) In case of payment of insurance premiums in installments: The premium payment period of the first installment shall not exceed 30 days from the start date of the insurance period under the insurance policy. The subsequent installments shall be paid in accordance with the agreement between the insurer, the branch of the foreign non-life insurer and the policyholder of the initially signed insurance policy. insurer/branch of foreign non-life insurer and policyholder are not allowed to agree to change the premium payment period during the entire policy implementation process.  In all cases, the premium payment period does not exceed the insurance period under the insurance policy.

c) In case of cargo insurance for customers with multiple insured shipments in the year or insurance for customers with many the insured trips in the year, if the non-life insurer/branch of foreign non-life insurer and the policyholder have signed a principle insurance policy (or open policy) on the way to participate in insurance and payment methods, then the premium payment periods for insurance policies with an insurance term starting in this month must not be later than the 25th of the following month.

3. When the insurance policy has been concluded and the non-life insurer or branch of the foreign non-life insurer has an agreement to give the policyholder a grace period to pay the insurance premium, the premium payment extension must be specified in the insurance policy and is only applicable when the policyholder has collateral or guarantees to pay the insurance premium.

Article 27. Provision of insurance products

1. Insurers and branches of foreign non-life insurers may only provide insurance products in accordance with the content and scope of operations specified in their license.

2. The provision of insurance products through bidding must comply with the law on insurance business and the law on bidding.

3. When entering into an insurance policy, the insurer or branch of foreign non-life insurer is responsible for providing the policyholder with the following documents:

a) Insurance rules, conditions, and terms;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Sales illustration materials for life insurance products;

d) Insurance certificate or insurance policy application or other forms as prescribed by law;

dd) Insurance application form, questionnaire related to the insured risks, insured subject matters.

4. The documents specified in Clause 3 of this Article are part of the insurance policy. Insurers and foreign branches are responsible for ensuring the consistency of the information stated in the documents specified in Points a, b, c and d, Clause 3 of this Article.

5. As for insurance products in investment-linked insurance, endowment insurance, pure endowment insurance, annuities, retirement insurance:

a) Life insurers are responsible for providing the documents specified in Points b, c and d, Clause 3 of this Article in paper copy to the policyholder. The consideration period for participating in insurance is calculated from the date on which the policyholder confirms that they have received the hard copy of the above documents.

b) The provision of the documents specified in Points a and d of Clause 3 of this Article shall be carried out in the forms agreed upon in the insurance policy. The insurer is responsible for providing paper copies to the policyholder in case the policyholder requests them.

6. As for life insurance and health insurance products other than the insurance products specified in Clause 5 of this Article, the provision of documents specified in Clause 3 of this Article is carried out in the forms agreed upon in the insurance policy. The insurer is responsible for providing paper copies to the policyholder in case the policyholder requests them.

7. Insurers and branches of foreign non-life insurers must meet the requirements specified in Point b, Clause 3, and Clause 5 of this Article from July 1, 2024.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Summary of insurance rules, conditions, and terms shall at least contain the following:

1. The benefits of the insurance product, the conditions for receiving the benefits (if any);

2. Insurance liability exclusion clauses;

3. Contract term, premium payment period;

4. Clearly state the obligation to declare truthful information and legal consequences in case the policyholder does not declare truthful information;

5. Consideration period for participating in insurance (for policies with a term of more than 1 year);

6. Fees charged to policyholders for investment-linked insurance and retirement insurance products;

7. Investment benefits and investment risks that policyholders may encounter when participating in investment-linked insurance products;

8. Benefits received in the event of early termination of the insurance policy, early termination fees (if any);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



10. Other notes on insurance rules, conditions, and terms (if any).

Article 29. Sales illustration materials for life insurance products

1. Sales illustration materials for life insurance products developed by insurers must ensure:

a) The assumptions used to calculate the illustrated benefits have the approval of a qualified actuary before being provided to the policyholder.  These assumptions must be reviewed by the actuary at least annually to reflect the current interest rates, investment activities of the company, and macroeconomic trends;

b) As for products with cash surrender values, the sales illustration materials must clearly state the conditions for receiving the cash surrender value according to the policy terms and conditions, and the benefits, including the specific amount that the policyholder will receive when receiving the cash surrender value, and whether these benefits are guaranteed or not;

c) The font used in sales illustration materials is Times New Roman, with a minimum font size of 12 or another font with an equivalent size;

d) There is an information section to remind the policyholder about compliance with the provisions of the insurance policy to ensure their rights and interests when participating in insurance, especially the obligation to pay premiums and declare information.   As for insurance policies with a term greater than 1 year, the sales illustration materials need to clearly inform the policyholder that entering into a policy is a long-term commitment, and that canceling the policy may result in the policyholder not receiving a value equivalent to the premiums paid.

dd) The presentation is clear, easy to understand, and avoids creating unrealistic expectations in the policyholder about the amount of money they may receive.

2. Sales illustration materials for investment-linked insurance products are set out in Form 22-NT (for unit-linked life insurance products), Form 23-NT (for unit-linked variable life insurance products) in Appendix VIII to this Circular.  Sales illustration materials for retirement insurance products are set out in Form 24-NT in Appendix VIII to this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The name and address of the insurance agent;

b) Authorized agent activities under the insurance agent contract;

c) If an insurance agent carries out all insurance agency activities as prescribed in Clause 5, Article 4 of the Law on Insurance Business:  sales illustration materials must show the names and insurance agent license numbers of the employees in that organization;

d) If an insurance agent carries out one or several insurance agency activities as prescribed in Clause 5, Article 4 of the Law on Insurance Business and the insurer signs an additional individual agent contract to perform agency activities for the same insurance policy: Sales illustration materials must show the names and insurance agent certificate numbers of the employees in that organization and insurance agency certificates of individual agents of insurers.

4. Sales illustration materials must have the policyholder's confirmation that they have been fully consulted and clearly understand the contents of the sales illustrations materials.

Article 30. Insurance application form, questionnaires related to the insured risks, insured subject matters of life insurance and health insurance products

1. The insurance application form must include a confirmation section from the policyholder that they have been clearly and fully explained about the benefits of the insurance product and are aware of the characteristics of the product they have chosen. For cases of participating in insurance through an agent who is a credit institution, a foreign bank branch, the confirmation section must also include the content that the policyholder participates in insurance on a voluntary basis, not under duress.

2. Questionnaires related to the insured risks and insurance subject matters include:

a) Health declaration questionnaire of the insured (for insurance products requiring health declaration) declared and confirmed by the policyholder;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The insured's health declaration questionnaire must ensure:

a) Questions about health and medical terms must be clear so that the policyholder or the insured can clearly understand and declare fully and accurately. In case an insurer or branch of a foreign non-life insurer raises unclear questions or does not specify the time or duration of the request for information, the policyholder's failure to answer these questions correctly will not be considered a violation of the obligation to provide information;

b) The declaration of medical history, information about signs and symptoms related to illness does not exceed 3 years.  cases where there are questions requiring the declaration of information exceeding 3 years, the insurance company must clearly specify the diseases that need to be declared and clearly instruct the policyholder or the insured person about the information that needs to be declared.

4. The questionnaire to assess the policyholder's financial capacity must ensure:

a) Include at least the following:  total income (for individual policyholders), expected premium payment and expected premium payment period;

b) These questions must have specific criteria and standards to be able to assess the level of suitability of the insurance product that the policyholder plans to participate in with the policyholder's financial capacity. Insurance agents are only allowed to advise insurance products that are suitable for the policyholder's financial capacity within the scope of the standards set by the insurer.

5. The questionnaire to assess the level of risk acceptance in investment must ensure:

a) Include at least the following:  assessment of the policyholder's risk appetite, investment experience;

b) These questions must be clear and specific to be able to determine the level of risk acceptance of the policyholder, at least detailed according to five (5) groups:  Conservative investors; moderate investors; balanced investors; low-risk investors; high-risk investors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Insurers and branches of foreign non-life insurers must meet the requirements specified in  this Article from July 1, 2024.

Article 31. Brochures for life insurance and health insurance products

1. Brochures of an insurance product must meet the following requirements:

a) Introduce basic features of the insurance product;

b) Honestly reflect basic information in the rules, conditions, and terms of insurance products, clearly state insurance benefits and exclusions of insurance liability, and not provide unclear information that may mislead the policyholder about the benefits of the product;

c) If provided through an insurance agent or insurance broker, the brochure must clearly state that this is an insurance product provided by an insurer, a branch of a foreign non-life insurer, and not a product of the insurance agent or insurance broker; participation in the insurance product is not a mandatory requirement to perform or enjoy any other service of the insurance agent or insurance broker.

d) The font used in brochure is Times New Roman, with a minimum font size of 12 or another font with an equivalent size.

2. Brochure for investment-linked insurance must meet the requirements of Clause 1 of this Article and include the following:

a) Investment policies, investment objectives, asset investment structure, committed minimum investment interest rate of the universal life fund (for universal life insurance products); types of existing unit-linked funds, investment policies, types of investment assets, investment asset allocation ratio of each fund (for unit-linked insurance products);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Clear information that the policyholder will enjoy the entire return on the investment and will bear the full investment risk from the unit-linked funds they have chosen (for unit-linked fund products), the investment-linked insurance policy is a long-term commitment and the policyholder should not cancel the policy because the fees charged to the policyholder may be very high in the early stages of the policy;

d) Performance results of the existing unit-linked funds in the most recent 5 fiscal years, or the entire period that the fund has been established and operating if it is less than 5 years (for unit-linked fund products).  The insurer must clearly state that this information is historical performance for reference purposes and is not a guarantee of the future performance of unit-linked funds.  Past investment results used as a reference must be consistent with the unit-linked product and the unit-linked funds being introduced.

3. Brochure for retirement insurance must meet the requirements of Clause 1 of this Article and include the following:

a) Investment policies, objectives and asset investment structure of the voluntary retirement fund, minimum investment interest rate committed to the policyholder for the premium allocated to the retirement insurance account;

b) Rates and maximum amounts of fees charged to the policyholder;

c) Clear information for the policyholder to know that entering into a retirement insurance policy is a long-term commitment and the retirement insurance account cannot be withdrawn early except in the cases specified in Article 119 of Decree No. 46/2023/ND-CP;

d) As for insurance products that do not belong to the retirement insurance as prescribed in Section 3, Chapter VII of Decree No. 46/2023/ND-CP, in the brochure, the insurer may not use the trade name as retirement insurance or other names that may mislead the policyholder that these products provide additional income for the insured when they reach the end of their working age.

Article 32. Information and advertising on life insurance products

1. Information and advertising about life insurance products must comply with law. Insurers shall be liable for their advertising information about insurance products.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) They must be presented in Vietnamese, in a clear and easy-to-understand manner that is unambiguous and does not mislead. The information must be accurate, objective, up-to-date, and relevant to the current situation.  Special concepts and terms must be fully explained;

b) Insurers are not allowed to use the names, information, symbols, images, status, reputation, correspondence of government agencies, government officials, or other government agencies to advertise, promote, or solicit the purchase of life insurance products.

3. Advertising materials for unit-linked insurance products must ensure:

a) They must meet the requirements of Clause 2 of this Article.

b) The content must be clear and unambiguous, and must not mislead consumers into thinking that unit-linked funds are fixed-income or guaranteed-return investments;

c) The advertising materials must not contain any statements that could mislead consumers into thinking that the value of their investment will always increase or is guaranteed to be profitable; insurers may not make any guarantees or assurances about the future performance of unit-linked funds;

d) When using third-party reviews and comments or voting results or performance rankings to advertise or introduce unit-linked insurance products, insurers and relevant organizations and individuals must use information that is reliable, objective, based on comparisons, real data, and events. The information must be publicly announced or made publicly available by a recognized financial and statistical information provider; clearly state the reference source including the document name, name of the publishing organization and time of publication;

dd) The advertising materials must not imply that the government guarantees the content of the advertising, marketing, investment strategy, or investment objectives of the unit-linked fund, or guarantees the assets of the unit-linked fund, the unit fund value, the profitability, or the risk of the unit-linked fund;

e) The advertising materials must not contain any information that could lead consumers to misunderstand the profitability of the unit-linked fund or the benefits of the unit-linked insurance product;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Customers should carefully read the brochure, sales materials, summary of insurance terms, and important notes in the product policy before purchasing a unit-linked insurance product, paying attention to the fees associated with the product;

- Unit-linked insurance products are different from traditional insurance products, customers must bear all investment risks corresponding to the premium paid according to the type of risk of the unit-linked fund they have chosen;

- The value of the customer's insurance policy account may fluctuate depending on market conditions, and the customer may suffer losses on the premiums paid in the event of investment losses;

- Information about the performance of unit-linked funds in the past (if any) is for reference purposes only and does not mean that these funds will be profitable for customers in the future;

- Illustrative interest rates at unit-linked funds are for reference only and may increase or decrease depending on the actual investment performance of the unit-linked fund. It does not mean that this interest rate is guaranteed for customers in the future.

4. Annually, insurers are required to inform policyholders about the status of their endowment insurance policies with profit sharing, investment-linked insurance policies, and retirement insurance policies. The information on investment-linked insurance and retirement insurance policies must be provided in accordance with Forms 25-NT (for universal insurance policies), form No. 26-NT (for unit-linked insurance policies), form No. 27-NT (for retirement insurance policies) of Appendix VIII issued with this Circular.  Insurers must send policyholders a report on performance of the universal insurance fund, unit-linked fund, and voluntary retirement fund in accordance with Forms 14-NT, 15-NT, and 16-NT in Appendix VIII to this Circular.

Article 33. Reinsurance and retrocession

1. Insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam may reinsure or retrocede part of their insurance liability, but they may not reinsure or retrocede all of their insurance liability in a single insurance policy or reinsurance policy to one or multiple insurers, reinsurers, foreign insurance organizations that accept reinsurance, or foreign branches in Vietnam.

2. Insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam must calculate the retention limit for each type of insurance and for each type of risk; the retention limit per risk or per individual loss.  The retention limit of insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam must meet the requirements of Clauses 4 and 5 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Legal regulations on solvency;

b) Exploitation capacity;

c) Financial ability;

d) The risk acceptance levels of insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam;

dd) Arrangements for protection against major risks and catastrophic risks;

e) The balance of financial performance;

g) The components of the insurance policy portfolio;

h) Developments in the domestic and international reinsurance market.

4. The maximum retention limit per risk or per individual loss shall not exceed 10% of equity.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The insured designates one or more specific foreign insurers or organizations to accept reinsurance and requires the insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam to reinsure to one or more of those designated foreign insurers or organizations;

b) The insured designates one or more specific insurance brokers and requires the insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam to arrange reinsurance through one or more of those designated insurance brokers.

In the case of reinsurance on the instruction of the insured, the foreign insurers, or organizations to accept reinsurance on the instruction of the insured must meet the requirements of Article 33 of Decree No. 46/2023/ND-CP.

6. Insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam may accept reinsurance of the liability that other insurers, reinsurers, or foreign branches in Vietnam have insured. When accepting reinsurance, insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam must assess the risk to ensure that it is appropriate for the solvency of the insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam and that it does not accept reinsurance for the same risks that have been retroceded.

7. As for finite reinsurance, within 7 days from the date of signing the reinsurance policy, the insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam must submit a written notification signed by the legal representative to the Ministry of Finance.  The notification includes the main contents of the reinsurance policy, the purpose of signing the contract, and the commitment to comply with the laws and regulations on insurance business and the accounting system applicable to insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam.

Article 34. Management of reinsurance and retrocession program

1. Approval of reinsurance and retrocession program:

a) To ensure safety and efficiency in reinsurance business activities, the Board of Directors (Board of Members) or General Director (Director) of the insurer, reinsurer, the Director of the foreign branch in Vietnam is responsible for approving the reinsurance and retrocession program in accordance with the financial capacity, business scale of the company, branch and current legal regulations; review, evaluate, and adjust the reinsurance and reinsurance program on an annual basis or when market conditions change;

b) The reinsurance and retrocession program shall at least contain:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Determining an appropriate retention limit for accepted insurance risks, including retention limit per unit of risk and maximum coverage from the foreign reinsurance company/organization;

- Identifying the types and methods of reinsurance most suitable for managing accepted risks;

- Methods, standards, and procedures for selecting a foreign reinsurance company/organization, including how to assess the level of risk and financial safety of that foreign reinsurance company/organization;

- A list of expected foreign reinsurance companies/organizations, taking into account diversification and the ranking of these reinsurers;

- Method of using the deposit of the foreign reinsurance company/organization (if any);

- Managing accumulation risk for certain sectors, geographic regions, and specialized products;

- Methods of controlling the reinsurance and retrocession program, including reporting and internal control systems.

2. Implementation of reinsurance and retrocession program:

Based on the approved reinsurance and retrocession program, the General Director (Director) of the insurer, reinsurer, and Director of foreign branch in Vietnam is responsible for promulgating internal processes and instructions on reinsurance business activities, including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Developing standards for facultative reinsurance contracts;

c) Compare the rules, conditions, and terms of the original insurance policy with the terms of the reinsurance policy to ensure that each risk is reinsured.

3. Insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam are responsible for regularly updating the list of foreign reinsurance companies/organizations, along with information on the level of risk, ability, and willingness to pay compensation corresponding to the liability that has been accepted for reinsurance; deposit requirements corresponding to the level of risk and credit rating of each foreign reinsurance company/organization (if any).

Section 3. TECHNICAL RESERVES

Article 35. Methods, formulas, bases for establishing unearned premium reserves for health insurance and life insurance with a term of 1 year or less, non-life insurance

1. Establishment method based on a fixed percentage of the total insurance premium of : insurance and reinsurance policies with a term of 1 year or less:

a) As for cargo insurance business transported by road, sea, inland waterway, railway, and air: 25% of the total insurance premium for the financial year of this insurance type, regardless of whether the policy is still in force or not.

b) As for other insurance types: 50% of the total insurance premium for the financial year of this insurance type, regardless of whether the policy is still in force or not.

2. Establishment method based on the coefficient of the insurance policy term:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Unearned premium reserve

=

Premium

×

Unearned premium ratio

For example: The method of calculating the unearned premium reserve on December 31, 2023 is as follows:

As for insurance and reinsurance policies with a term of 1 year and still in force on December 31, 2023:

Expiration date of the insurance policy

Unearned premium ratio

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Quarter

2024

I

1/8

 

II

3/8

 

III

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

IV

7/8

As for insurance and reinsurance policies with a term more than 1 year: The unearned premium ratio according to the above formula will have a denominator equal to the term of the insurance policy (in years) multiplied by 8. Unearned premium reserve on December 31, 2023 of an insurance policy with a term of 2 years and still valid on December 31, 2023 is calculated as follows:

Expiration date of the insurance policy

Unearned premium ratio

Year

Quarter

2024

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1/16

 

II

3/16

 

III

5/16

 

IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2025

I

9/16

 

II

11/16

 

III

13/16

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



IV

15/16

b) The Twenty-fourths Method 1(1/24): This method relies on the basis that premiums of insurance policies, reinsurance policies issued within a month of the insurer/foreign branch in Vietnam/reinsurer are evenly allocated within that month, or in other words, all insurance and reinsurance policies of a specific quarter are assumed to take effect in the middle of that month.  Unearned premium reserve is calculated as follows:

Unearned premium reserve

=

Premium

×

Unearned premium ratio

For example: The method of calculating the unearned premium reserve on December 31, 2023 is as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Expiration date of the insurance policy

Unearned premium ratio

Year

Month

2024

01

1/24

 

02

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

03

5/24

 

04

7/24

 

05

9/24

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



06

11/24

 

07

13/24

 

08

15/24

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



17/24

 

10

19/24

 

11

21/24

 

12

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



As for insurance and reinsurance policies with a term of more than 1 year: The unearned premium ratio according to the above formula will have a denominator equal to the term of the insurance policy (in years) multiplied by 24. Unearned premium reserve on December 31, 2023 of an insurance policy with a term of 2 years and still valid on December 31, 2023 is calculated as follows:

Expiration date of the insurance policy

Unearned premium ratio

Year

Month

2024

01

1/48

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3/48

 

03

5/48

 

04

7/48

 

05

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

06

11/48

 

07

13/48

 

08

15/48

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



09

17/48

 

10

19/48

 

11

21/48

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



23/48

2025

01

25/48

 

02

27/48

 

03

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

04

31/48

 

05

33/48

 

06

35/48

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



07

37/48

 

08

39/48

 

09

41/48

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



43/48

 

11

45/48

 

12

47/48

c) Daily pro-rata method:  This method may be employed for calculating the unearned premium reserve for insurance/reinsurance policies of different terms according to the following formula:

Unearned premium reserve

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Premium x Number of remaining days of the insurance/reinsurance policy

Total number of days covered under insurance/reinsurance policy

Article 36. Methods, formulas, and bases for establishing claim reserves

1. Method of establishing claim reserves according to statistics on claim records: Under this method, insurers, foreign branches in Vietnam, and reinsurers must establish 2 types of reserves:

a) Claim reserve for incurred but not settled (IBNS) losses (by the end of the fiscal year):

As for non-life insurance:  claim reserve is established for each insurance type based on the estimated claim amount for each loss that has been reported but has not been settled by the end of the fiscal year.

As for life insurance and health insurance: claim reserve is established for each claim application with the reserve amount on the basis of statistics on the sum insured that may have to be paid for each reported claim application but has not been settled by the end of the fiscal year.

b) Claim reserve for incurred but not reported (IBNR) losses is establish according to the following formula for each insurance type:

Claim reserve for incurred but not reported (IBNR) loss in current fiscal year

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Total claim amount for IBNR losses incurred in 3 consecutive previous fiscal years

x

Claim amount incurred in current fiscal year

x

Net revenue of insurance business in current fiscal year

x

Average delay in claim reporting in current fiscal year

Total claim amount incurred in 3 consecutive fiscal years

Net revenue of insurance business in previous fiscal year

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Where:

The claim amount incurred in a fiscal year includes the actual claim amount paid in the year plus the increase/decrease in the claim reserve for losses that have incurred under the insurance liability but have not been settled by the end of the fiscal year.

Average delay in claim reporting is the average time from the time a loss incurs until the insurer, foreign branch in Vietnam, or reinsurer receives the loss notice or claim application (calculated in number of days).

In case an insurer, foreign branch in Vietnam, or a reinsurer does not have sufficient statistical data to establish reserves for incurred but not reported losses according to the prescribed formula, the company, branch must establish reserves a rate of 3% to 5% of the insurance premium for each insurance types.

The provision at this point does not apply to life insurance for more than 1 year.

2. Method of establishing claim reserves according to the claims incidence rate:

This method is applied to establish claim reserves for each insurance type based on the principle of using past claim data to calculate claims incidence rate to predict the claim amount the insurer, foreign branch in Vietnam, or reinsurer must pay in the future. To calculate claim reserves using this method, insurers, foreign branches in Vietnam, and reinsurers need to analyze past data to ensure that claim payments over the years follow stable rules and there are no abnormalities.

For example: Calculating claim reserves using the claims incidence rate method for a certain insurance type on December 31, 2023:

- Step 1: Compile all actual claims payments paid until December 31, 2023, classified by year of loss and year of payment according to the following table (data is for illustrative purposes only):

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Year of loss

Year of claims payment

1

2

3

4

5

6

7

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2016

5.445

3.157

2.450

1.412

600

352

431

185

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5.847

3.486

1.366

848

1.045

1.054

369

 

2018

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4.854

1.948

2.554

1.680

489

 

 

2019

7.835

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3.888

3.335

2.088

 

 

 

2020

9.763

6.517

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3.984

 

 

 

 

2021

10.745

6.184

4.549

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

2022

14.137

8.116

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

2023

15.162

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

According to the above claims statistics table (year 2016 line):

The amount of actual claims paid in 2016 (first payment year) for losses incurring in 2016 is VND 5.445 million.

The amount of actual claims paid in 2017 (second payment year) for losses incurring in 2016 is VND 3.157 million.

The amount of actual claims paid in 2018 (third payment year) for losses incurring in 2016 is VND 2.450 million.

…………………..

The compilation of the amount of claims in subsequent years for losses incurred in 2016 is carried out in a similar manner until no further compensation is incurred. In this example, after 2023 (the eighth payment year), there are no more claims to be paid for losses incurring in 2016.

The compilation of the amount of claims for losses incurring in the years from 2017 to 2023 is carried out in a similar manner to 2016. The number of past years required to compile claims data will depend on the length of time from when the loss is incurred to when the loss is fully compensated.  In general, liability insurance types require more years of past claims data to be compiled than other insurance operations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Unit: million dong

Year of loss

Year of claims payment

1

2

3

4

5

6

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8

2016

5.445

8.602

11.052

12.464

13.064

13.416

13.847

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2017

5.847

9.333

10.699

11.547

12.592

13.646

14.015

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5.981

10.835

12.783

15.337

17.017

17.506

 

 

2019

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



12.288

16.176

19.511

21.599

 

 

 

2020

9.763

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



19 843

23.827

 

 

 

 

2021

10.745

16.929

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

2022

14.137

22.253

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

2023

15.162

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

According to the above table of cumulative claims data (year 2016 line):

The cumulative claims amount for 2016 (first payment year) for losses incurring in 2016 is VND 5.445 million.

The cumulative claims amount for 2017 (second payment year) for losses incurring in 2016 is VND 3.157 million + VND 5.445 million = VND 8.602 million.

The cumulative claims amount for 2018 (third payment year) for losses incurring in 2016 is VND 2.450 million + VND 8.602 million = VND 11.052 million.

……………………

Step 3: Calculate the claims incidence rate over the years by dividing the cumulative claims data for the subsequent year by the previous year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Claims incidence rate

2/1

3/2

4/3

5/4

6/5

7/6

8/7

2016

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1,285

1,128

1,048

1,027

1,032

1,013

2017

1,596

1,146

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1,090

1,084

1,027

 

2018

1,812

1,180

1,200

1,110

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

2019

1,568

1,316

1,206

1,107

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2020

1,668

1,219

1,201

 

 

 

 

2021

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1,269

 

 

 

 

 

2022

1,574

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

Average claims incidence rate

1,625

1,236

1,163

1,089

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1,030

1,013

Then, calculate the average claims incidence rate from year 1 to year 2, from year 2 to year 3, from year 3 to year 4, etc., by calculating the mean value of the claims incidence rates of each column in the table above.

- Step 4: Use the average claims incidence rate calculated in step 3 to estimate the cumulative claims amount for each year for losses incurring in the years from 2016 to 2023 (bolded section in the table below):

Unit: million dong

Year of loss

Year of claims payment

1

2

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4

5

6

7

8

2016

5.445

8.602

11.052

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



13.064

13.416

13.847

14.032

2017

5.847

9.333

10.699

11.547

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



13.646

14.015

14.197

2018

5.981

10.835

12.783

15.337

17.017

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



18.031

18.266

2019

7.835

12.288

16.176

19.511

21.599

22.614

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



23.595

2020

9.763

16.280

19.843

23.827

25.948

27.167

27.982

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2021

10.745

16.929

21.478

24.979

27.202

28.481

29.335

29.716

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



14.137

22.253

27.505

31.988

34.835

36.472

37.566

38.055

2023

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



24.638

30.453

35.417

38.569

40.382

41.593

42.134

According to the table above (year 2023 line):

The cumulative claims amount for 2024 (second payment year) for losses incurring in 2023 is VND 15.162 million x 1.625 = VND 24.638 million (1.625 is the average claims incidence rate from year 1 to year 2).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The cumulative claims amount for 2026 (fourth payment year) for losses incurring in 2023 is VND 30.453 million x 1.163 = VND 35.417 million (1.163 is the average claims incidence rate from year 3 to year 4).

……………………..

The cumulative claims amount for each year for losses incurring in the years 2022, 2021, ..., 2016 are calculated similarly to 2023.

- Step 5: Estimate the claim reserve:

The claim reserve at the end of 2023 is estimated by subtracting the total amount of claims already paid for those losses on December 31, 2023 from the total amount of claims estimated to be paid for losses incurring in the years from 2016 to 2023, where:

The total amount of claims estimated to be paid for losses incurred in the years from 2016 to 2023 is the cumulative claims amount in the eighth payment year of the table above.

The total amount of claims already paid for losses incurring in the years 2016, 2017, ..., 2023 as of December 31, 2023 is the cumulative claims amount lying along the diagonal of the table above:

Unit: million dong

Year of loss

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Estimated claim reserves on December 31, 2023

1

2

3

4

5

6

7

8

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Total claim amount already paid until December 31, 2023

Estimated claim reserves

2016

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



14.032

14.032

14.032

0

2017

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

14.015

14.197

14.197

14.015

182

2018

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

17.506

 

18.266

18.266

17.506

760

2019

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

21.599

 

 

23.595

23.595

21.599

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2020

 

 

 

23.827

 

 

 

28.346

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



23.827

4.519

2021

 

 

21.478

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



29.716

29.716

21.478

8.238

2022

 

22.253

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

38.055

38.055

22.253

15.802

2023

15.162

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

42.134

42.134

15.162

26.972

TOTAL

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



149.872

58.469

Thus, with the above claim statistics, the estimated claim reserves of insurance on December 31, 2023 is VND 58,469 million.

Article 37. Claim reserves for major losses for non-life insurance

1. Establishing claim reserves for major losses

a) Every year, non-life insurers, foreign branches in Vietnam, and reinsurers that provide non-life insurance must establish a reserve for major losses, even if the company or branch uses (or does not use) this reserve to compensate for major losses in the fiscal year;

b) The maximum annual establishment is 1% to 3% of the retained premiums by each insurance type;

c) The claim reserve shall be established until the amount of this reserve is equal to 100% of the retained premiums in the fiscal year of the non-life insurer, foreign branch in Vietnam, and reinsurer that provides non-life insurance.

2. Using claim reserves for major losses:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



An insurance type is considered to have major losses when the total retained premiums in the fiscal year of the insurance type after establishing unearned claim reserves and claim reserves for unsettled claims are not enough to pay compensation for the retained liability of the company or branch for that insurance type.

b) The maximum amount that can be used from the reserves for major losses is calculated for each insurance type according to the following formula:

Amount used from reserve for major losses in the current fiscal year

=

Claim amount to be retained in the current fiscal year

-

Total insurance premium retained in the current fiscal year

-

Unearned premium reserve corresponding to the liability retained must be establish in the current fiscal year

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Claim reserve corresponding to the retained liability in the current fiscal year

Article 38. Methods, formulas, bases for establishing mathematical reserves for health insurance  with a term more than 1 year, and certain types of non-life insurance

1. For health insurance policies with a term of more than 1 year, non-life insurers and health insurers can choose the following methods to establish mathematical reserves:  The gross premium valuation, the net premium valuation, premium reserve method based on the contract term factor, or other methods in accordance with international practice.

In all cases, life insurers and health insurers must ensure that the reserve amount is not lower than that established by 1/8th method as specified in Point a, Clause 2 Article 35 of this Circular on the basis of gross premiums.

2. As for term life insurance, pure endowment insurance, endowment insurance, whole life insurance, and annuities, life insurers and reinsurers that provide life insurance business can choose the method to establish mathematical reserves for policies with a term of more than 1 year to ensure future insurance liabilities, such as: the gross premium valuation, the net premium valuation, Zillmer adjustment, or other methods in accordance with international practice.

In all cases, the mathematical reserve is now lower than the reserve calculated using any method and basis below:

a) Establishment methods:

For policies with a term of 5 years or less: Net premium method.

For policies of pure endowment insurance, whole life insurance, endowment insurance, annuities with a term of more than 5 years: 3% Zillmer adjustment. The adjusted net premium used to calculate the reserve must not be higher than 100% of the actual collected premiums.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Bases for establishment:

- 100% of the CSO 1980 mortality table and other technical bases suitable for the insurance benefits that the insurer commits to customers with the insurance product.  In all cases, the mortality rate and other risk rates applied in the establishment of reserves must not be lower than the mortality rate and risk rates that the insurer uses to calculate premiums for the insurance product.

- The maximum technical interest rate does not exceed 80% of the average interest rate of government bonds with a term of 10 years or more issued in the 24 months immediately preceding the date of establishment of reserves. The technical interest rate used to establish reserves must not exceed the average investment rate of the insurer in the previous 4 (four) quarters and the premium interest rate of each insurance product.

The mathematical reserve is considered to be zero (0) in case the result of calculating the mathematical reserve is negative.

For example: In the 24 months immediately preceding the date of reserve establishment, Government bonds with a maturity of 10 years or more include 10-year, 15-year, 20-year, and 30-year terms, the maximum technical interest rate is calculated as follows:

; Average investment rate of the insurer in the previous 4 (four) quarters

; Premium interest rate of each product)

Where:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



LS(TB)n: average interest rate of Government bonds with a term of n years issued in the 24 months immediately preceding the date of reserve establishment, as determined as follows:

LS(i): winning Government bond interest rate at the (i)th auction;

k: number of winning bids for Government bonds corresponding to a term of n years;

3. Insurance loss reserve for universal life insurance, unit-linked insurance, and retirement insurance products: is the greater of the reserve calculated using the unearned premium method or the reserve calculated using the cash flow method to meet all future insurance benefit payment costs throughout the contract term.

In particular, the reserve calculated according to the unearned premium method is equal to 100% of the risk fee collected during the period of the universal life insurance policy, unit-linked insurance policy or retirement insurance policy.

Article 39. Methods, formulas, and bases for establishing dividend reserve for participating life insurance products

1. Reserve for published dividends:

For policies with dividends paid in cash:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



=

Total value of cash dividends announced to be paid to policyholders in the current fiscal year

+

Accumulated value of cash dividends announced to be paid to policyholders in previous fiscal years but not yet paid

For policies with dividends paid in the form of accumulated dividends:

Dividend reserve

=

Present value of total accumulated dividends announced to be paid to policyholders until the current fiscal year

The basis for establishing dividend reserve is similar to the basis for establishing mathematical reserve. The actuary is responsible for ensuring that the establishment of the dividend reserve meets the obligations committed in the insurance policy and legal regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The reserve for undeclared dividends is the value of the dividends that will be paid to policyholders in the future in order to ensure the regulations under Article 48 of this Circular. It is calculated as the assets of the policyholder fund with dividends minus the fund's liabilities, the capital support from the owner, and the dividends that have been allocated in the current year. The establishment of this reserve must ensure the following principles:

The annual establishment amount of this reserve shall not exceed 10% of the total surplus of the policyholder fund generated in that year;

The total value of the reserve for undeclared dividends at any time shall not exceed 0.5% multiplied by the average remaining term of the policies with dividends multiplied by the total liability of the policyholder fund at that time.

Article 40. Methods, formulas, and bases for establishing equalization reserve for health insurance and life insurance

1. As for life insurance and health insurance: The annual establishment rate is 1% of the pre-tax profit of the insurer, which is established annually until the amount of this reserve is equal to 5% of the insurance premiums collected in the fiscal year of the company.

2. As for reinsurers and branches of reinsurers providing life insurance: The annual establishment rate is 1% of the pre-tax profit of the company, which is established until the amount of this reserve is equal to 5% of the life reinsurance premiums received in the fiscal year of the company.

3. As for non-life insurers, branches of foreign non-life insurers, and reinsurers providing health insurance:  The annual establishment rate is as prescribed at point b, clause 1, Article 37 of this Circular.  This reserve is used to pay claims when there is a large fluctuation in the risk rate leading to the total retained insurance premiums in the fiscal year after establishing the unearned premium reserve and the reserve for claims that have not been settled not being enough to pay the claims under the responsibility of the non-life insurer, foreign branch in Vietnam, reinsurer. The maximum amount that can be used is calculated according to the following formula:

Amount used in the current fiscal year

=

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



-

Total insurance premium retained in the current fiscal year

-

Unearned premium reserve corresponding to the liability retained must be set aside in the current fiscal year

-

Claim reserve corresponding to the retained liability in the current fiscal year

SECTION 4. TIME TO RECOGNIZE REVENUE

Article 41. Time to recognize revenues from non-life insurance, life insurance, and health insurance

1. Insurers and foreign branches of non-life insurers in Vietnam shall record gross premiums as revenues from insurance business as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) There is evidence that the insurance policy has been concluded and the policyholder has fully paid the premium;

c) When the insurance policy has been concluded and the insurer or foreign branch of non-life insurer has an agreement with the policyholder on the premium payment period as prescribed in points a and c, clause 2, Article 26 of this Circular, the insurer or foreign branch of non-life insurer shall record revenues from the premium that the policyholder must pay according to the agreement in the insurance policy at the beginning of the insurance period;

d) When the insurance policy has been concluded and there is an agreement for the policyholder to pay the premium in installments under the insurance policy, the insurer or foreign branch of non-life insurer shall record revenues from the premium corresponding to the period or periods of premium that have incurred, and shall not record revenues from the premium that has not yet come due for the policyholder to pay according to the agreement under the insurance policy.

2. Time to recognize revenues in the case of co-insurance: non-life insurers and branches of foreign non-life insurers shall record revenues from the original premium collected according to the coinsurance ratio as prescribed in Clause 1 of this Article.

3. Time to recognize revenues in the case of reinsurance: insurers, foreign branches in Vietnam, reinsurers shall record revenues from reinsurance premiums and other income arising from reinsurance activities according to the reinsurance payment statement that has been confirmed.

4. Time to recognize revenues in the case of retrocession: insurers, foreign branches in Vietnam, reinsurers shall record retrocession fees, retrocession commissions and other revenues arising from retrocession activities in the same period as the quarterly accounting period in which the original premium or corresponding reinsurance premium is recorded as a revenue.

5. As for the remaining revenues:  insurers, foreign branches in Vietnam, reinsurers shall record into revenues immediately when a transaction is completed, with evidence of payment approval from the parties, regardless of whether the money has been received or not.

6. As for expenses recorded as decreases in revenue:  insurers, foreign branches in Vietnam, reinsurers shall record a decease in revenue immediately when a transaction is completed, with evidence of approval from the parties, regardless of whether the money has been received or not.

7. Revenue from providing insurance auxiliary services: insurers, reinsurers, foreign branches in Vietnam shall record into revenue when the services are completed or when a part of the services are completed, regardless of whether the money has been received or not.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 42. Separation of owner’s fund and policyholders’ fund of non-life insurers, health insurers, reinsurers, foreign branches in Vietnam

1. Non-life insurers, health insurers, reinsurers, foreign branches in Vietnam must separate owner’s fund and policyholders’ fund according to Article 101 of the Law on Insurance Business and meet the following requirements:

a) All transactions relating to assets, capital, revenues, and expenses that are directly related to a particular source shall be recorded separately for that source;

b) Revenues and expenses from insurance business shall be tracked separately by type of insurance;

c) Revenues and expenses from insurance business within and outside the territory of Vietnam shall be tracked separately;

d) Investment assets from owner’s fund and investment assets from idle capital from technical reserves shall be recorded and tracked separately;

dd) Revenues and expenses that are directly related to a particular activity of a non-life insurer, health insurer, or foreign branch shall be recorded directly for that activity. Common revenue and expenses shall be allocated on a reasonable and consistent basis.

c) Actuaries are responsible for ensuring that transactions involving multiple sources and insurance types must be gathered and allocated to each source and insurance type on a fair, reasonable, and consistent basis. At the end of the year, the actuary shall determine and adjust the allocation ratio of transactions related to many sources and insurance types to ensure that they meet the requirements in this Circular, in accordance with the principles registered with the Ministry of Finance and actual implementation of business.

2. The legal representative, actuary, and chief accountant of a non-life insurer, health insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam shall be responsible for developing the principles for allocating revenues and expenses in accordance with this Circular and completing the registration procedures with the Ministry of Finance, separating the owner’s fund and policyholders’ fund, and accurately calculating the figures for the owner’s fund and policyholders’ fund. The Board of Directors, Board of Members of a non-life insurer, health insurer, reinsurer, or competent authority of a foreign branch in Vietnam shall be responsible for approving the principles for allocating revenues and expenses and supervising the implementation of these allocation principles after they are approved by the Ministry of Finance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. On an annual basis, a non-life insurer, health insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam shall be responsible for reporting the separation of the owner’s fund and policyholders’ fund using the form specified by the Ministry of Finance and with the confirmation of an independent auditor.

5. In case the reinsurer or foreign reinsurer branch does not have an agreement to collect premiums and pay insurance benefits directly to the policyholder, the reinsurer or the foreign branch of a reinsurer shall not be required to separate the owner’s fund and policyholders’ fund in accordance with this Circular.

Article 43. Allocation of transactions relating to assets, capital, revenues, and expenses related to multiple sources of non-life insurers, health insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam

1. Determination of assets belonging to owner’s fund and policyholders’ fund is done as follows:

a) Assets belonging to the policyholders’ fund include assets formed from technical reserves and assets corresponding to accounts payable allocated to policyholders’ fund (excluding internal accounts payable between funds);

b) Assets belonging to owner’s fund include fixed assets, construction works in progress, investment real estate and other assets formed from owner’s fund and accounts payable allocated to owner’s fund.

2. Determination of owner’s fund and policyholders’ fund is done as follows:

a) Capital sources belonging to policyholders’ fund include:

Technical reserves;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Capital sources belonging to owner’s fund include:

Owner’s fund;

Debts which are directly related to the owner’s fund or allocated to the owner’s fund on the basis of corresponding allocation criteria.

3. Revenues from policyholders’ fund include:

a) Revenue from insurance business;

b) Revenue from investment of policyholders’ fund;

c) Other income which are directly related to the policyholders’ fund or allocated to the policyholders’ fund on the basis of corresponding allocation criteria.

4. Revenues from owner’s fund include:

a) Revenue from investment of owner’s fund;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Other income which are directly related to the owner’s fund or allocated to the owner’s fund on the basis of corresponding allocation criteria.

5. Costs of the policyholders’ fund:

a) Insurance claims costs after deducting reinsurance claim proceeds, technical reserves, insurance agent commission costs, insurance agent management costs; insurance agent rewards, support, and other benefits from insurance agent activities under the insurance agent contract;

b) Loss assessment costs, contract management costs by the leading insurer in the case of co-insurance, costs of preventing, limiting risk, loss, risk assessment costs of the insured subject matter, costs of settling 100% compensation for goods;

c) Costs for investment of policyholders’ fund;

d) Other costs directly related to policyholders’ fund or costs allocated to policyholders’ fund;

dd) Costs of using insurance auxiliary services directly related to policyholders’ fund;

e) General costs including management costs of the company and other costs allocated to policyholders’ fund on the basis of the allocation principle registered with the Ministry of Finance;

g) Other costs and deductions as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) General costs including management costs of the company and other costs allocated to the owner’s fund on the basis of the allocation principle registered with the Ministry of Finance;

b) Costs for agent services;

c) Costs for investment of owner’s fund;

d) Costs of using insurance auxiliary services directly related to owner’s fund;

dd) Costs of providing insurance auxiliary services;

e) Other costs which are directly related to the owner’s fund or allocated to the owner’s fund on the basis of corresponding allocation criteria.

7. Criteria for allocating some general operating costs:

a) Criteria for allocating some general operating costs between policyholders’ fund and owner’s fund:

Management costs: are allocated to policyholders’ fund and owner’s fund on the basis of statistics on the time served for each source;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Criteria for allocating some general operating costs between insurance types in the policyholders’ fund:

Management costs: are allocated on the basis of the proportion of total premium income of each insurance type;

Financial operating costs: are allocated on the basis of the proportion of invested assets of each insurance type;

Sales costs are allocated on the basis of the proportion of total premium income of each insurance type;

Direct operating costs of insurance business: Costs of appraising and issuing contracts are allocated according to premium income; Loss assessment costs are allocated according to the original amount of insurance claims.

c) In case non-life insurers, health insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam use allocation criteria for general costs other than the criteria specified at points a and b of this clause, they must ensure fairness between the sources and be consistent with the actual operations of the company or branch.

Article 44. Transfer of assets and compensation for deficit of the policyholders’ fund of non-life insurers, health insurers, reinsurers, foreign branches in Vietnam

1. If the policyholders’ fund is in deficit (i.e., the value of assets is lower than the amount of liabilities), the non-life insurer, health insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam must make up the deficit using cash or deposits from the owner’s fund. If the policyholders’ fund has a surplus (i.e., the value of assets is higher than the amount of liabilities), the company or branch is entitled to a partial or full refund of the previously contributed amount, but without interest on the policyholders’ fund, provided that the refund does not make the policyholders' fund in deficit.

2. Non-life insurers, health insurers, reinsurers, foreign branches in Vietnam must record in writing all transactions related to the deficit compensation from the owner’s fund and the reimbursement from the policyholders’ fund to the owner’s fund. These transactions must be reflected on the policyholders’ fund and owner’s fund separation report with the confirmation of the actuary and the chief accountant of the company or branch.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Life insurers must separate, record, manage, and track the policyholders' fund and owner’s fund in accordance with Article 101 of the Law on Insurance Business. The policyholders' fund may be further separated, depending on the actual implementation of the life insurer’s activities and relevant legal regulations.

2. Separation and accounting of assets, capital, revenues, expenses, and financial performance of each fund must meet the following requirements:

a) All transactions relating to assets, capital, revenue, and expenses that are directly related to a particular fund shall be recorded separately for that fund;

b) Assets formed from a policyholders' fund shall be used to meet the liabilities and costs associated with that policyholders' fund's business transactions.  Insurers are not allowed to use the assets of the policyholder fund to pay fines imposed on their violations or make advertisements unrelated to insurance products, or give charitable donations;

c) Revenues and expenses from insurance business within and outside the territory of Vietnam shall be tracked separately;

d) Actuaries are responsible for ensuring that transactions involving multiple funds must be gathered and allocated to each fund on a fair and reasonable basis. At the end of the year, the actuary shall determine and adjust the allocation ratio of transactions related to multiple funds to ensure that they meet the requirements in Article 46 of this Circular and actual implementation of business.

3. The legal representative, actuary, and chief accountant of the life insurer are responsible for the implementation of the fund separation and the accurate calculation of the data of the policyholders’ fund and owner’s fund.

4. Every year, life insurers shall submit a policyholders' fund and owner’s fund separation report in accordance with Form 08-NT in Appendix VIII of this Circular and with the confirmation of an independent auditor.

Article 46. Allocation of transactions relating to assets, capital, revenues, and expenses related to multiple funds of life insurers

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Assets of policyholders' fund shall include: assets formed from insurance technical reserves and assets corresponding to liabilities allocated to the policyholders' fund (excluding internal liabilities between funds); for policyholders' fund of universal life insurance, unit-linked universal life insurance, and retirement insurance, the assets of these policyholders' funds shall at least include assets formed from customer account values and assets corresponding to liabilities allocated to policyholders' fund excluding internal liabilities between funds except for internal liabilities for the initial contribution of the owner when establishing the fund);

b) Assets of owner’s fund shall include: assets formed from owner’s fund, prepaid expenses, fixed assets, unfinished construction works, and surpluses belonging to the owner at policyholders’ funds as prescribed by law.

2. Determination of capital of the policyholder fund or owner fund is done as follows:

a) Capital of policyholders' fund shall include:

- Insurance technical reserves, excluding equalization reserve;

- Liabilities directly related to policyholders' fund or allocated to policyholders' fund on a corresponding basis.

b) Capital sources belonging to owner’s fund include:

- Owner’s equity;

- Debts which are directly related to the owner’s fund or allocated to the owner’s fund on the basis of corresponding allocation criteria;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Revenues of policyholders' fund shall include:

a) Revenue from insurance business;

b) Revenue from investment of the policyholders’ fund;

c) Other income directly related to policyholders' fund or allocated to policyholders' fund on a corresponding basis.

4. Revenues of the owner’s fund include:

a) Revenue from investment of the owner’s equity;

b) Revenue from providing insurance auxiliary services;

c) Other income which are directly related to the owner’s fund or allocated to the owner’s fund on the basis of corresponding allocation criteria.

5. Expenses of the policyholders’ fund:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Loss assessment costs, insurance agent management costs; insurance agent bonuses, support, and other benefits from insurance agent activities under the agreement in the insurance agent contract, prevention and limitation of losses, risk assessment costs of the insured subject matter;

c) Costs for the policyholders’ fund's investment ;

d) Costs of using insurance auxiliary services directly related to each policyholders’ fund;

dd) Other costs directly related to the policyholders’ fund;

e) General costs allocated to the policyholders’ fund under the fund separation principle registered with the Ministry of Finance;

g) Other costs and deductions as prescribed by law.

6. Expenses of the owner’s fund include:

a) General operating costs allocated to the owner's fund on the basis of corresponding allocation criteria, including salary and salary-related expenses, advertising costs, tax costs, fixed asset depreciation costs, office rental costs, office supplies costs, and other costs;

b) Costs for equalization reserve;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Costs of using insurance auxiliary services directly related to owner’s fund;

dd) Other costs directly related to the owner’s fund or other general costs allocated to the owner’s fund under the fund separation principle registered with the Ministry of Finance.

7. Criteria for allocating some general operating costs:

a) Criteria for allocating some general operating costs between the policyholders’ fund and the owner’s fund:

- Management costs: are allocated to the policyholders’ fund and the owner’s fund based on statistics on the time served for each fund; each year, the life insurer is responsible for re-evaluating the allocation ratio based on the time served for each fund in the current financial year and deciding the cost allocation ratio applicable for the following financial year on the basis of ensuring fairness between funds and being consistent with the actual operating conditions of the company;

- Financial operating costs: are allocated on the basis of the proportion of invested assets of each fund.

b) Criteria for allocating some general operating costs between the policyholders’ funds:

- Management costs: are allocated between the policyholders’ funds based on the proportion of total premium revenue of each policyholders’ fund;

- Financial operating costs: are allocated on the basis of the proportion of invested assets of each policyholders’ fund;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Direct operating costs of insurance business:

Costs of appraising and issuing contracts are allocated based on new premium revenue;

Costs of assessing and paying insurance benefits are allocated based on the amount of original insurance payment.

c) In case life insurers use allocation criteria for general costs other than the criteria specified at points a and b of this clause, they must ensure fairness between the funds and be consistent with the actual operations of the company.

Article 47. Transfer of assets and compensation for deficits of the policyholders' fund of life insurers

1. In case the policyholders' fund is in deficit (the value of assets is less than the total technical reserves and liabilities allocated to that policyholders' fund), the life insurer must be responsible for making up it with cash or deposits at financial institutions from the owner’s fund to that policyholders' fund at least by the deficit amount within a period of at least 3 months from the time of determining the deficit. When that policyholders' fund has a surplus, the company may be reimbursed in part or in full for the amount previously made up but may not earn interest on the policyholders' fund, provided that the reimbursement does not make the policyholders' fund deficit.

2. Life insurers shall not transfer assets or capital from the policyholders' fund to the owner’s fund, except in the following cases: Reimbursement of investment contributions to form the linked fund, voluntary retirement fund and corresponding interest (if any) in accordance with the Government's regulations; reimbursement of the amount that has been transferred from the owner’s fund to the policyholders' fund to compensate for the deficit in accordance with Clause 1 of this Article or transfer of surplus.

3. In case of maintaining multiple policyholders' funds, life insurers shall not transfer assets or capital between policyholders' funds, except for the allocation of fees for investment-linked insurance products and retirement insurance products. Life insurers shall not use the assets of one policyholders' fund to make up another policyholders' fund in deficit.

4. Life insurers must record in writing all transactions related to the compensation for deficits from the owner’s fund to the policyholders' fund and reimbursement from the policyholders' fund to the owner’s fund. These transactions must be reflected in the periodic report on policyholders’ fund and owner’s fund separation with the confirmation of the actuary and the chief accountant of the company.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. At the end of each fiscal year, life insurers may use all or part of the surplus of the policyholders' fund of life insurance policies with profit sharing to distribute to policyholders and owners. In all cases, life insurers shall be responsible for ensuring that all policyholders receive not less than 70% of the surplus of the total interest earned or the surplus difference between the actual and the assumed used in the premium calculation method and factors, including: assumptions about the risk rate related to insurance benefits, assumptions about investment rates, and assumptions about costs, whichever is greater. The determination of the surplus difference between the actual and the assumed used in the insurance premium calculation method and factors at this point does not apply to fiscal years prior to 2023.

2. Life insurers must be approved by the Ministry of Finance for the application or change of the method of distributing the surplus of the policyholders' fund with profit sharing before applying, except for the case of changing the risk rate assumption specified in Clause 1 of this Article. Life insurers are free to choose the method for determining and distributing surplus, but must ensure that the results of distributing surplus to policyholders are not less than the amounts as prescribed in Clause 1 of this Article. Surplus distribution report shall be made in accordance with the regulations of Form 8-NT Appendix VIII attached to this Circular.

SECTION 6. INFORMATION DISCLOSURE

Article 49. Publication of information

Insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam are responsible for publishing, preserving, and maintaining the following regular, ongoing, and extraordinary public information:

1. The language of the information published on the websites of insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam is Vietnamese and other foreign languages (if any).

2. Regular, ongoing, and extraordinary public information is published on the websites of insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam.

3. The public information on the websites of insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam must display the time the information was published, and must ensure that users can search for and access the data on these websites.

4. Regular public information and extraordinary public information must be retained in the form of written documents (if any) and electronic data and accessible on the website of insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam for at least 5 years from the date the information is published.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. In case the obligation to disclose information arises on a day off or public holiday according to the law, the insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam shall fully fulfill the obligation to disclose information according to legal regulations on the first working day following the day off or holiday.

Article 50. Content of extraordinary public information

1. The value of additional declared interest or additional accumulated dividends in the fiscal year to ensure compliance with the surplus distribution principles under the law.

2. The adjustment of the declared investment rate of the universal linked fund, the voluntary retirement fund, or the adjustment of the unit fund price of the unit-linked funds that are mispriced.

3. Finite reinsurance activities.

4. Unusual developments that affect the solvency and reputation of the company in insurance business activities as prescribed in Point a, Clause 2, Article 106 of the Law on Insurance Business.

Chapter V

INSURANCE AGENTS AND INSURANCE BROKERS

SECTION 1. INSURANCE AGENTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. An insurer or branch of foreign non-life insurer shall pay insurance agent commissions to the insurance agent in accordance with Clause 3 of this Article after the insurance agent provides services to the insurer or foreign non-life insurance branch.

2. Insurers and branches of foreign non-life insurers, based on Clause 3 of this Article and their specific conditions and characteristics, develop regulations for paying insurance agent commissions for uniform and public application.

3. The maximum insurance agent commission rate payable on the actual insurance premium collected from each insurance policy that the insurer or foreign non-life insurance branch pays to the insurance agent is implemented as follows (except for cases stipulated in Clause 3.4 of this Clause):

3.1. Maximum insurance agent commission rates for non-life insurance policies:

No.

Insurance type

Maximum insurance agent commission rate (%)

1

Property insurance

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2

Cargo insurance

10

3

Hull and liability insurance of shipowners for seagoing vessels

5

4

Hull and liability insurance of shipowners (except seagoing vessels

15

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Liability insurance

5

6

Aviation insurance

0,5

7

Motor vehicle insurance (excluding motor vehicle liability insurance)

10

8

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



10

9

Credit and financial risk insurance

10

10

Other damage insurance

10

11

Agricultural insurance

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



12

Guarantee insurance

10

Maximum insurance agent commission rate for compulsory insurance:

No.

Compulsory insurance

Maximum insurance agent commission rate (%)

1

Compulsory liability insurance of motor vehicle owners

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2

Compulsory liability insurance of motorcycle and moped owners

20

3

Compulsory fire insurance

5

4

Compulsory construction insurance during construction

5

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Compulsory professional liability insurance of construction consultancy

5

6

Compulsory third-party liability insurance of construction activities

5

7

Compulsory insurance for construction workers working on construction sites

5

- The insurance agent commissions for full coverage insurance policies are calculated by the total insurance agent commissions of each insurance type in the full coverage insurance policies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) As for individual life insurance policies:

The maximum insurance agent commission rates are applied to the following insurance types:

- For insurance policies issued before July 1, 2024, the maximum insurance agent commission rates are as follows:

Insurance type

Maximum insurance agent commission rate (%)

Payment in installments

Payment in lump sum

Policy first year

Policy second year

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Term life insurance

40

20

15

15

2. Pure endowment insurance

- Term of insurance from 10 years or less

 

15

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

10

10

 

5

5

 

5

5

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

3. Endowment insurance:

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

25

40

 

7

10

 

5

10

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5

7

- Term of insurance over 10 years

 

 

 

 

4. Whole life insurance

30

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



15

10

5. Annuities

25

10

7

7

6. Universal life insurance

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

10 years or less

25

7

5

5

Over 10 years

40

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



10

7

7. Unit-linked insurance

40

10

10

7

- For insurance policies issued before July 1, 2024, the maximum insurance agent commission rates are as follows:

+ For insurance policies with a term of 1 year or less and 1 year of annual renewal:  20%

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Insurance type

Maximum insurance agent commission rate (%)

Payment in installments

Payment in lump sum

Policy first year

Policy second year

Policy following years

1. Term life insurance, whole life insurance

40

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



15

15

2. Pure endowment insurance, annuities, endowment insurance:

 

 

 

 

- Term of insurance from 10 years or less

25

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5

5

- Term of insurance over 10 years

30

20

10

7

3. Universal life insurance, unit-link insurance

30

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



10

7

b) Insurance agent commission for retirement insurance policies: 3% of total insurance premium;

c) As for group life insurance policies: The maximum insurance agent commission rate is equal to 50% of the corresponding rates applicable to individual life insurance policies of the same type.

3.3. Maximum insurance agent commission rates for health insurance policies: 20%.

3.4. As for insurance products that have separate written instructions, follow that separate written instructions.

4. In case a mutual microinsurer provides microinsurance to its members through a microinsurance agent, the maximum insurance agent commission rate is 10% of the actual premium collected for each insurance policy.

Article 52. Bonuses and support for insurance agents and other benefits as agreed in the insurance agent contract

1. Bonuses and support for insurance agents and other benefits as agreed in the agency contracts of non-life insurers and branches of foreign non-life insurers are provided as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) As for non-life insurance:  Total bonuses, support, and other benefits of insurance agents do not exceed 50% of the insurance agent commission of all non-life insurance policies marketed in the fiscal year.

2. Bonuses and support for insurance agents and other benefits as agreed in the agent contracts of life insurers and health insurers are provided as follows:

a) For agents who market new insurance policies: Total bonuses, support, and other benefits of insurance agents  in each fiscal year do not exceed 20% of the actual insurance premium collected from insurance policies with a term of 1 year or less and renewable annually, and 30% of the actual first-year insurance premium collected from insurance policies with a term of more than 1 year.

b) For agents who service renewed insurance policies with a term of more than 1 year: Total bonuses, support, and other benefits of insurance agents  in each fiscal year do not exceed 7% of the actual renewed insurance premium collected in the fiscal year.

3. Life insurers that currently pay agent commissions, support, and other benefits to agents at a rate higher than the rate prescribed in Clause 2 of this Article shall be responsible for reviewing, building a roadmap, and implementing a plan to reduce the rate of payment of the above-mentioned amounts in each fiscal year and completing the implementation of the plan by no later than December 31, 2025.

4. The Board of Directors (Board of Members) of the life insurer shall be responsible for approving the plan prescribed in Clause 3 of this Article before December 31, 2023, and for monitoring and supervising the roadmap and plan.

Article 53. Provision of insurance products through insurance agents

1. During the process of advising on insurance products, insurance agents or employees of a corporate insurance agent must provide the policyholder with all accurate information about the insurance product, using the materials provided by the insurer or foreign non-life insurance branch. Insurance agents or employees of a corporate insurance agent may not build their own product brochures or sales illustrations, or arbitrarily change the content of the product brochures or sales illustrations provided by the insurer or foreign non-life insurance branch.

2. When providing investment-linked insurance products, individual insurance agents or employees of a corporate insurance agent must comply with the following regulations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Inform the policyholder of the calculation tool that allows the policyholder to build their own insurance plan and the terms and conditions of the insurance product they plan to participate on the website of the insurer specified in clause 4 of Article 97 of Decree No. 46/2023/ND-CP; analyze customer information, including the needs and financial capabilities of the policyholder; survey the policyholder's risk appetite to advise the policyholder to participate in the appropriate unit fund (for unit-linked insurance products);

c) Clearly explain to the policyholder about the benefits and the specific risks of the product, and require the policyholder to confirm in the documents specified in Article 30 of this Circular;

d) May not compare or guarantee that the investment performance of one unit fund is better than that of another unit fund or of another insurer;

dd) Record some of the contents related to the product consultation process at the time the policyholder signs the insurance application form. The recording content must ensure at least the following information:

- Name and certificate number of the insurance agent;

- Name, age, address, and phone number of the policyholder;

- The content of the consultation of the agent or employee of the corporate insurance agent on insurance benefits, investment benefits, and investment risks that the policyholder may encounter when participating in the unit-linked insurance product, information on the fees charged by the insurer to the policyholder and the conditions for receiving the benefits agreed upon in the insurance policy;

- Notification of the insurance premiums and fees and payment terms selected by the policyholder to confirm their financial capacity compliance;

- Notification to the policyholder of the time to consider participating in insurance, the rights and obligations of the policyholder, including the obligation to honestly declare, the main contents of the benefits agreed upon in the insurance policy and the conditions for receiving those benefits;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In case there are other related information and this information relates to private life and personal privacy, the recording must be approved by the policyholder to record the content of that information.

Insurers must ensure compliance with this regulation no later than 1 year after the effective date of this Circular.

3. The corporate insurance agent must comply with the following regulations:

a) Explain to policyholders that insurance products distributed through the corporate insurance agent are insurance products. Participation in insurance is not a prerequisite for using other products or services offered by the corporate insurance agent;

b) The corporate insurance agent must reconcile the data on new insurance contracts, insurance premium revenue, and effective insurance contracts they executed with the insurer on a monthly basis;

c) Credit institutions and foreign bank branches that are acting as insurance agents are prohibited from advising, introducing, offering, or arranging for the conclusion of investment-linked insurance policies for customers within 60 days before and 60 days after the full disbursement of the loan.

4. As for the provision of insurance products through a corporate insurance agent, an insurer or branch of foreign non-life insurer must comply with the following regulations:

a) Conduct periodic monitoring and inspection to ensure the quality of the product introduction and consulting activities of the employees of that corporate insurance agent; and promptly coordinate with the corporate insurance agent to inspect, review, and handle customer complaints related to the consulting activities of the employees of the corporate insurance agent and take actions against violations (if any);

b) May not sign additional individual agent contracts with employees of the corporate insurance agent to market the same insurance policy. If the insurer or branch of foreign non-life insurer has signed an individual insurance agent with an employee of the corporate insurance agent to deal with the same insurance policy before the effective date of this Circular must review and ensure compliance with this regulation before July 1, 2024.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Conduct independent inspection of the content of product consulting by agents.  If provided through a corporate insurance agent, the inspection shall be carried out before the decision to issue the contract. The content of the inspection shall be aimed at assessing whether the policyholder participates in insurance on a voluntary basis and whether the products advised are suitable for the financial needs of the policyholder;

b) May not issue an insurance policy in case the recording content as prescribed in Point dd, Clause 2 of this Article does not contain the policyholder's confirmation of participating in insurance on a voluntary and appropriate basis, and in line with the financial capacity, and insurance needs of the policyholder;

c) Store and keep confidential all documents and recording data under Clause d, Article 2 of this Circular for at least 5 years from the effective date of the insurance policy. The insurer may only use this information for the purpose of evaluating the quality of insurance agent activities, resolving complaints related to insurance agent activities and anti-fraud activities in the field of insurance business, or providing them for competent authorities upon request.

6. In case an insurer or branch of a foreign non-life insurer signs multiple agent contracts to market the same insurance policy, content of authorized insurance agent activities as the basis for payment of agent commissions, bonuses, support, and other benefits as agreed in the agent contract. In all cases, the total amount of commissions paid shall not exceed the maximum commission rate prescribed in Article 51 of this Circular.

SECTION 2. INSURANCE BROKERAGE ACTIVITIES

Article 54. Provision of insurance products through insurance brokers

1. Insurance brokers must enter into a written agreement with customers when providing insurance brokerage services. The agreement must specify the content of the insurance brokerage activities, the term of the agreement, the rights, and obligations of each party.

2. In case an insurance broker is authorized by an insurer or foreign non-life insurance branch to collect insurance premiums, pay insurance benefits or insurance payouts, the authorization must comply with the following principles:

a) The authorization must be made in writing, clearly stating the duration and scope of authorized activities, rights, and obligations of each party;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The policyholder's responsibility to pay insurance premiums is fulfilled when the policyholder has paid the insurance premiums agreed upon in the insurance policy to the insurance broker;

- When the policyholder has paid the insurance premium, the insurance broker is responsible for paying the above-mentioned insurance premium to the insurer or foreign non-life insurance branch within the agreed period between the insurer or foreign non-life insurance branch and the insurance broker, but no more than 30 days from the date of receipt of the insurance premium.

c) In case an insurance broker is authorized by an insurer or foreign non-life insurance branch to pay insurance benefits or insurance payouts:

- The insurer or foreign non-life insurance branch is still responsible to the insured person or beneficiary for the sum insured that the insurer or foreign non-life insurance branch is obliged to pay to the insured person or beneficiary;

- The insurance broker enterprise is responsible for paying the sum insured to the insured or beneficiary within no more than 5 working days from the date of receiving the sum insured from the insurer or branch of a foreign non-life insurer and not more than the payment period for insurance benefit or insurance payout as prescribed by law.

Insurance brokers may only carry out the authorized activities specified in points b and c of this paragraph if the authorized activities are related to insurance policies arranged by the insurance brokers.  Insurance brokers are not allowed to receive remuneration from insurers or foreign non-life insurance branches to carry out the authorized activities specified in points b and c of this clause.

3. Insurance brokers are allowed to cooperate with other insurance brokers that are allowed to operate in Vietnam to carry out original insurance brokerage activities.  This cooperation must be agreed in writing, specifying the obligations, rights and interests and the ratio of sharing insurance brokerage commissions of each party.

Article 55. Insurance brokerage commission

1. Insurance brokers are entitled to receive original insurance brokerage commission from insurance premiums.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



When the policyholder has paid the insurance premium, the insurer or foreign non-life insurance branch is responsible for paying the above-mentioned original insurance brokerage commission from the insurance premium received within the agreed period, but no more than 30 days from the date of receipt of the insurance premium.

3. In all cases, the original insurance brokerage commission shall not exceed 15% of the insurance premiums actually collected by the insurer, foreign non-life insurance branch of each insurance transaction within each insurance policy arranged through the insurance broker.

4. Reinsurance brokerage commission shall be agreed by the parties in accordance with international practice.

Article 56. Information disclosure

1. Insurance brokers are responsible for posting information in accordance with Article 49 of this Circular for the contents that must be publicly disclosed in accordance with Clause 8, Article 138 of the Law on Insurance Business.

2. Before providing advice to customers, an insurance broker must disclose to customers in writing information about the tasks that the insurance broker is authorized by the insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam, the relationship with the insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam and other information that may cause conflicts of interest.

Chapter VI

REPORTING BY INSURERS, RE-INSURERS, FOREIGN BRANCHES IN VIETNAM, MUTUAL MICROINSURERS, INSURANCE BROKERS, FOREIGN REPRESENTATIVE OFFICES IN VIETNAM

Article 57. Responsibility for preparing and sending reports

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Insurers, foreign branches in Vietnam, reinsurers, and insurance brokers are responsible for the accuracy and authenticity of financial statements, statistical reports, operational reports, and other additional reports as required by law.

Article 58. Report content

1. Financial statements:

a) Insurers, foreign branches in Vietnam, reinsurers, and insurance brokers shall carry out financial settlement and comply fully with the regulations on financial reporting, prepare and submit financial statements to the Ministry of Finance as per applicable law;

b) Insurers, foreign branches in Vietnam, reinsurers, and insurance brokers must prepare and submit quarterly financial statements, semi-annual financial statements, and annual financial statements to the Ministry of Finance;

c) As for annual financial statements: they shall be implemented in accordance with the regulations of the law on accounting and must be audited by an independent audit organization approved to audit public interest entities in Vietnam.  The opinion of the independent audit organization must include at least the following material financial matters:

- As for insurers, foreign branches in Vietnam, reinsurers: Reinsurance and retrocession, establishment of technical reserves, solvency, commissions, revenues, expenses, profits and profit distribution, investments from equity, investments from technical reserves, fixed assets and depreciation, receivables, liabilities, equity, construction in progress costs.

- As for insurance brokers: Revenues, expenses, profits and profit distribution, investments, fixed assets and depreciation, receivables, payables, and equity.

2. Owner’s fund and policyholders’ fund separation report:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The confirmation of the independent auditor for the owner’s fund and policyholders’ fund separation report must include at least the following material matters: The surplus distribution between the policyholder's fund and the policyholders’ fund; the compensation for deficit between the owner’s fund and the policyholders’ fund; the amount transferred from the policyholders’ fund to the owner’s fund in the period;

c) The confirmation of the independent auditor for the owner’s fund and policyholders’ fund separation report of the non-life insurer, foreign branch in Vietnam, or reinsurer must include at least the following material matters:

- Investment assets and investment performance results of the annual report on investment activities from owner’s equity and the annual report on investment activities from idle capital from technical reserves; allocation of revenues, expenses and financial performance of each insurance type of the annual report on separate monitoring of revenues and expenses from insurance business activities by each type.

- The separation, recording, and separation tracking of owner’s fund and policyholders’ fund are done in accordance with the regulations of the law.

3. Report on performance of universal life fund, unit linked fund, and voluntary retirement fund:

a) Every year, life insurers shall prepare a report on performance of universal life fund, unit-linked fund, and voluntary retirement fund and have confirmation from an independent auditor that the report on performance of universal life fund, unit-linked fund, and voluntary retirement fund are established and presented in accordance with law;

b) The confirmation of the independent audit organization must include at least the following material financial matters: the initial investment capital contribution to form the fund and the interests generated; the difference arising between the assets at the general life fund, unit-linked fund, and voluntary retirement fund and owner’s fund and policyholders’ fund separation report (if any);

c) The report on performance of the universal insurance fund, unit-linked fund, and voluntary retirement fund must include at least the information in Forms 14-NT, 15-NT, and 16-NT in Appendix VIII to this Circular.

4. Operational reports:  insurers, foreign branches in Vietnam, reinsurers, and insurance brokers shall prepare and submit to the Ministry of Finance the operational reports on the monthly, quarterly, and annual basis, and with the electronic version as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Monthly report on performance:  Form No. 1-PNT

- Quarterly/annual report on insurance premium revenue:  Form No. 2-PNT

- Quarterly/annual report on revenues and claims by distribution channels:  Form No. 3-PNT

- Quarterly/annual report on claims: Form No. 4-PNT

- Quarterly/annual report on technical reserves:

+ Detailed report on establishment of technical reserves: Form No. 5A-PNT

+ Summary report on establishment of technical reserves: Form No. 5B-PNT

- Quarterly/annual report on investment:

+ Report on investment activities from equity:  Form No. 6A-PNT

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Quarterly/annual report on solvency: Form No. 7-PNT

- Annual ASEAN Report: Form No. 8-PNT

- Annual report on participation in cross-border insurance service provision Form No. 9-PNT

- Quarterly/annual separate monitoring report of revenues and expenses from insurance business for each type:  Form No. 10A-PNT

- Quarterly/annual separate monitoring report of revenues and expenses from mandatory insurance business:  Form No. 10B-PNT

- Quarterly/annual report on financial performance of motor vehicle physical insurance:  Form No. 11-PNT

- Owner’s fund and policyholders’ fund separation report: Form No. 12-PNT

b) As for reinsurers and branches of foreign non-life insurers, the report forms are set out in Appendix VII issued with this Circular:

- Quarterly/annual report on reinsurance revenues:  Form No. 1-TBH.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Quarterly/annual technical reserve report: using the same forms as non-life insurers (for non-life reinsurance and health reinsurance), using the same forms as life insurers (for life reinsurance).

- Quarterly/annual report on investment:

+ Report on investment activities from equity:  Form No. 6A-PNT.

+ Report on investment from idle capital from technical reserves:  using the same forms as non-life insurers (for non-life reinsurance and health reinsurance), using the same forms as life insurers (for life reinsurance).

- Quarterly/annual report on solvency: Form No. 3-TBH.

- Owner’s fund and policyholders’ fund separation report: Form No. 12-PNT

c) As for life insurers, the report forms are set out in Appendix VIII issued with this Circular:

- Monthly report on performance:  Form No. 1-NT

- Quarterly/annual report on number of policies and sum insured: Form No. 2-NT

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Monthly report on unit-linked insurance product provision: Form No. 17PNT

- Quarterly/annual report on establishment of technical reserves:

+ Report on establishment of mathematical reserves: Form No. 4-PNT

+ Report on establishment of unearned premium reserves: Form No. 4-PNT

+ Report on establishment of claim reserves: Form No. 4-PNT

+ Report on establishment of dividend reserves: Form No. 4-PNT

+ Report on establishment of guaranteed interest rate reserves: Form No. 4-PNT

+ Report on establishment of equalization reserves: Form No. 4-PNT

+ Quarterly/annual report on establishment of technical reserves for unit-linked insurance: Form No. 18PNT

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Monthly/quarterly/annual report on solvency: Form No. 6-NT

- Annual ASEAN Report: Form No. 7-NT

- Owner’s fund and policyholders’ fund separation report: Form No. 8-NT

- Quarterly/annual report on distribution channel scale:  Form No. 9-NT

- Quarterly/annual report on revenues by distribution channels:  Form No. 10PNT

- Quarterly/annual report on branches, representative offices, and customer service centers: Form No. 11PNT

- Annual report on bonuses, support, and other benefits for insurance agents: Form No. 19PNT

- Quarterly/annual report on rates of cancellation and termination of policies by distribution channels:  Form No. 21PNT

d) As for health insurers, the report forms are set out in Appendix IX issued with this Circular:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Quarterly/annual report on number of policies and sum insured: Form No. 2-SK

- Quarterly/annual report on cancellation of health insurance policies:  Form No. 3-SK

- Quarterly/annual report on establishment of technical reserves:

+ Report on establishment of mathematical reserves for health insurance: Form No. 4-PNT

+ Report on establishment of unearned premium reserves for health insurance: Form No. 4-PNT

+ Report on establishment of claim reserves: Form No. 4-PNT

+ Report on establishment of equalization reserves: Form No. 4-PNT

- Quarterly/annual report on investment: Form No. 5-SK

- Monthly/quarterly/annual report on solvency: Form No. 6-SK

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Separate monitoring report of revenues and expenses from insurance business for each type:  Form No. 8-SK

- Quarterly/annual report on revenues by distribution channels:  Form No. 11PNT

dd) As for insurance brokers, the report forms are set out in Appendix IX issued with this Circular:

- Quarterly/annual report on insurance brokerage:  Form No. 1-MGBH

- Quarterly/annual report on insurance broker performance:  Form No. 2-MGBH

- Quarterly/annual report on participation in cross-border insurance service provision: Form No. 3-MGBH

- Annual report on online insurance provision: Form No. 4-MGBH

5. Report on insurance agent activities: Insurers, foreign branches of non-life insurers, and mutual microinsurers shall prepare and submit quarterly and annual reports to the Ministry of Finance, along with an electronic version, in accordance with Appendix XI attached to this Circular:

a) Report on the list of agents who violate legal regulations and have had their agent contracts terminated by insurers, branches of foreign non-life insurers, and mutual microinsurers using the Form No. 1 - DLBH.  This report must be simultaneously sent to the Vietnam Insurance Association to notify other insurers, branches of foreign non-life insurers, and mutual microinsurers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Report on insurance agent training activities using the Form No. 03-DLBH;

d) Report on the list of insurance agents using the Form No. 04-DLBH.

6. Report on insurance products: Within the first 15 days of each month, insurers and branches of foreign non-life insurers shall report to the Ministry of Finance the list of new products that have been implemented or discontinued in the previous month (if any).

a) Non-life insurers, branches of foreign non-life insurers: Form No. 13CSDL, Appendix I issued with this Circular;

b) Life insurers:  Form No. 12-NT, Appendix VIII issued with this Circular;

c) Health insurers: Form No. 9-SK Appendix IX issued with this Circular.

7. Report on unexpected developments: Within 7 days of the occurrence of unexpected developments or non-compliance with financial requirements or other regulatory requirements, insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam are required to report to the Ministry of Finance on the developments, their qualitative and quantitative impact on the company's or branch's solvency, financial condition, and reputation, and any proposed solutions or recommendations to the Ministry of Finance (if any).

8. In addition to the financial statements, statistical reports, and operational reports required under Articles 1, 2, and 3 of this Regulation, the Ministry of Finance may request insurers, foreign branches in Vietnam, reinsurers, and insurance brokers to submit additional reports on the company's or branch's operating and financial condition for statistical and market analysis purposes.

Article 59. Data cutoff time, reporting deadlines, reporting methods

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Data cutoff time is from the 1st to the last day of the reporting month;

b) Reporting deadline is no later than 15 days after the end of the month;

c) Reporting methods: In person, by post, by email, or via an application developed by the Ministry of Finance.

2. Quarterly reports:

a) Data cutoff time is from the 1st day of the first month of the quarter to the 30th or 31st day of the last month of the reporting quarter.

b) Reporting deadline is no later than 30 days after the end of the quarter.

c) Reporting methods: In person, by post, by email, or via an application developed by the Ministry of Finance.

3. Semi-annual reports:

a) Data cutoff time is from January 1 to June 30 of the reporting year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Reporting methods: In person, by post, by email, or via an application developed by the Ministry of Finance.

4. Annual reports:

a) Data cutoff time is from January 1 to December 31 of the reporting year.

b) Reporting deadline is no later than March 31 of the following fiscal year.

c) Reporting methods: In person, by post, by email, or via an application developed by the Ministry of Finance. From July 1, 2024, the application used is the Insurance Business Supervision and Management Information System of the Ministry of Finance.

Article 60. Report on performance of foreign representative offices in Vietnam

1. Foreign representative offices in Vietnam must report to the Ministry of Finance on their performance every 6 months and annually using the form specified in Appendix XII of this Circular, in specific:

a) Data cutoff time for the first 6 months is from January 1 to June 30 of the reporting year. Data cutoff time for the year is from January 1 to December 31 of the reporting year;

b) Reporting deadline is no later than July 30 for the first six months of the year, March 31 of the following fiscal year for the year;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. In addition to the regular reports mentioned above, where necessary, the Ministry of Finance may request foreign insurance representative offices in Vietnam to provide reports, documents, or explanations related to their activities.

Article 61. Notice of changes and information disclosure of foreign representative offices in Vietnam

1. Within 30 days from the date of issuance or amendment or supplementation of the representative office license, the foreign representative office in Vietnam must publish the following information in a Vietnamese newspaper or on a Vietnamese electronic newspaper:

a) Name, country of origin, and address of the foreign insurer, foreign reinsurer, foreign financial conglomerate, or foreign insurance broker;

b) Name and location of the representative office;

c) Scope and duration of the representative office's activities.

2. Within 30 days of any change, the foreign insurer, foreign reinsurer, foreign financial conglomerate, or foreign insurance broker (in the case of a change in the head of the representative office) or the foreign insurance representative office in Vietnam (in the case of a change in the location of the representative office or the personnel of the representative office) must notify the Ministry of Finance.  The notification must include the following:

a) Written notice according to the form specified in Appendix XIII of this Circular;

b) Curriculum vitae, copy of 12-digit or 9-digit ID card, or passport or other legal personal identification documents as prescribed by law in case of changing the head of representative office and personnel of the foreign representative office in Vietnam;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter VII

IMPLEMENTATION

Article 62. Entry into force of Circular

1. This Circular shall come into force on the date of signing, except for the cases specified in Clauses 2 and 3 of this Article.

2. Points a, b, c, d, dd, i Clause 1, Points b, d Clause 2, Points a, b Clause 3 Article 20, Points a, b Clause 1 Article 29, Articles 33, 34, 45, 46, 47, 48, 51, Clause 1, Article 52, Article 55, Section 3, and Section 4 Chapter IV of this Circular come into force as of January 1, 2023.

3. Clause 2 and Clause 3, Article 29 of this Circular come into force as of July 1, 2024, sales illustration documents of universal linked products must at least have the information in the Appendix I to Circular No. 52/2016/TT-BTC; sales illustration documents of unit linked products must at least have the information in the Appendix II to Circular No. 135/2012/TT-BTC; sales illustration documents of retirement insurance products must at least have the information in the Appendix IV to Circular No. 115/2013/TT-BTC.

4. This Circular supersedes the following Circulars:

a) Circular No. 50/2017/TT-BTC dated May 15, 2017 of the Minister of Finance on guidelines for Decree No. 73/2016/ND-CP dated July 1, 2017 of the Government on elaboration of the Law on Insurance Business and the Law on amendments to the Law on Insurance Business, except Article 20 and Chapter VI. Article 20 and Chapter VI of Circular No. 50/2017/TT-BTC come into force until December 31, 2027;

b) Circular No. 01/2019/TT-BTC dated January 2, 2019 of the Ministry of Finance on amendments to Circular No. 50/2017/TT-BTC dated May 15, 2017 of the Ministry of Finance on guidelines for Decree No. 73/2016/ND-CP dated July 1, 2016 of the Government on elaboration of the Law on Insurance Business and the Law on amendments to the Law on Insurance Business, except for Clause 2, Article 1 of Circular No. 01/2019/TT-BTC, effective until December 31, 2027;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Article 1 Circular No. 14/2022/TT-BTC dated February 28, 2022 of the Ministry of Finance on amendments to Circular No. 50/2017/TT-BTC dated May 15, 2017 of the Ministry of Finance on guidelines for Decree No. 73/2016/ND-CP dated July 1, 2016 of the Government on elaboration of the Law on Insurance Business and the Law on amendments to the Law Insurance business and Circular No. 04/2021/TT-BTC dated January 15, 2021 of the Ministry of Finance on elaboration of Decree No. 03/2021/ND-CP dated January 15, 2021 of Government on compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners;

dd) Circular No. 135/2012/TT-BTC dated August 15, 2012 of the Ministry of Finance on guidelines for unit-linked insurance products except Appendix II. Appendix II issued with Circular No. 135/2012/TT-BTC comes into force until June 30, 2024;

e) Circular No. 115/2013/TT-BTC dated August 20, 2013 of the Ministry of Finance guiding retirement insurance and voluntary retirement funds except Appendix IV. Appendix IV issued with Circular No. 115/2013/TT-BTC comes into force until June 30, 2024;

g) Circular No. 130/2015/TT-BTC dated August 25, 2015 of the Ministry of Finance on amendments to Circular No. 115/2013/TT-BTC dated August 20, 2013 of the Ministry of Finance guiding insurance retirement insurance and voluntary retirement funds;

h) Circular No. 52/2016/TT-BTC dated March 21, 2016 of the Ministry of Finance guiding the implementation of universal life insurance products except Appendix I. Appendix I issued together with Circular No. 52/ 2016/TT-BTC comes into force until June 30, 2024.

5. In the course of implementation, if the relevant documents cited in this Circular are amended, supplemented, or replaced, follow the new document that has been amended, supplemented, or replaced.

6. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Finance for consideration./.

 



...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 67/2023/TT-BTC ngày 02/11/2023 hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm, Nghị định 46/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


118.874

DMCA.com Protection Status
IP: 3.12.147.12
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!