Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 46/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm

Số hiệu: 46/2023/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Lê Minh Khái
Ngày ban hành: 01/07/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Những trường hợp được yêu cầu rút trước tài khoản bảo hiểm hưu trí

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong đó có quy định các trường hợp được rút trước tài khoản bảo hiểm hưu trí.

Quy định về tài khoản bảo hiểm hưu trí

- Tài khoản bảo hiểm hưu trí là tập hợp các khoản phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ đi phí ban đầu, được doanh nghiệp bảo hiểm mở, theo dõi và quản lý tách bạch cho từng người được bảo hiểm.

- Doanh nghiệp bảo hiểm phải cam kết lãi suất đầu tư tối thiểu của tài khoản bảo hiểm hưu trí tại hợp đồng bảo hiểm.

Cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm công bố lãi suất đầu tư và giá trị tài khoản tích luỹ đến thời điểm đó.

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm sử dụng tài sản của quỹ chủ sở hữu để bù đắp cho từng tài khoản bảo hiểm hưu trí phần thâm hụt so với lãi suất đã cam kết.

Trường hợp hợp đồng bảo hiểm có thỏa thuận về việc tích lũy các quyền lợi bảo hiểm vào giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí, phần quyền lợi này vẫn được tính lãi tích lũy theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 115 Nghị định 46/2023/NĐ-CP .

- Người được bảo hiểm không được rút trước hạn tài khoản bảo hiểm hưu trí khi chưa đạt đến độ tuổi nhất định theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp quy định tại Điều 119 Nghị định 46/2023/NĐ-CP .

Những trường hợp được yêu cầu rút trước tài khoản bảo hiểm hưu trí

Theo quy định tại Điều 119 Nghị định 46/2023/NĐ-CP thì người được bảo hiểm được quyền yêu cầu rút trước và doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm trả một phần hoặc toàn bộ giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(1) Người được bảo hiểm bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên theo quy định của pháp luật hiện hành.

(2) Người được bảo hiểm mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định của pháp luật.

(3) Người được bảo hiểm là công dân Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền cho phép định cư hợp pháp tại nước ngoài.

(4) Người được bảo hiểm được rút trước tài khoản hưu trí để thanh toán các khoản vay (trừ các khoản vay tiêu dùng) của cá nhân tại ngân hàng với điều kiện hợp đồng vay phải có hiệu lực ít nhất 24 tháng trước khi được rút tài khoản hưu trí.

Xem nội dung chi tiết tại Nghị định 46/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 46/2023/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2023

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 16 tháng 6 năm 2022;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành khoản 2 Điều 6, khoản 2 Điều 7, khoản 5 Điều 11, điểm b khoản 1 Điều 64, điểm a khoản 2 Điều 64, khoản 3 Điều 65, điểm đ khoản 1 Điều 67, điểm a khoản 2 Điều 67, khoản 6 Điều 69, khoản 4 Điều 71, khoản 4 Điều 74, khoản 2 Điều 77, khoản 5 Điều 81, khoản 4 Điều 83, khoản 5 Điều 87, khoản 1 Điều 89, khoản 3 Điều 93, khoản 6 Điều 94, khoản 4 Điều 97, khoản 2 Điều 98, điểm b khoản 1 và khoản 5 Điều 99, khoản 5 Điều 100, khoản 3 Điều 101, khoản 2 Điều 102, khoản 3 Điều 115, điểm d khoản 2 Điều 125, điểm b khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 133, khoản 2 Điều 134, khoản 4 Điều 136, khoản 1 và khoản 3 Điều 138, khoản 3 Điều 143, khoản 1 Điều 152, khoản 3 Điều 156, điểm b khoản 5 Điều 157 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe (sau đây gọi là doanh nghiệp bảo hiểm), doanh nghiệp tái bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.

2. Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài (sau đây gọi là chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam); Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam).

3. Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng.

4. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

5. Tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Điều 3. Nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ

Các loại nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ bao gồm:

1. Bảo hiểm trọn đời.

2. Bảo hiểm sinh kỳ.

3. Bảo hiểm tử kỳ.

4. Bảo hiểm hỗn hợp.

5. Bảo hiểm trả tiền định kỳ.

6. Bảo hiểm liên kết đầu tư (bao gồm bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị) theo quy định tại Chương VII Nghị định này.

7. Bảo hiểm hưu trí theo quy định tại Chương VII Nghị định này.

Điều 4. Nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ

Các loại nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:

1. Bảo hiểm tài sản.

2. Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển.

3. Bảo hiểm hàng không.

4. Bảo hiểm xe cơ giới.

5. Bảo hiểm cháy, nổ.

6. Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu.

7. Bảo hiểm trách nhiệm.

8. Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính.

9. Bảo hiểm nông nghiệp.

10. Bảo hiểm bảo lãnh.

11. Bảo hiểm thiệt hại khác.

Điều 5. Nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe

Các loại nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe bao gồm:

1. Bảo hiểm sức khỏe, thân thể.

2. Bảo hiểm chi phí y tế.

Điều 6. Nguyên tắc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm

1. Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm là cơ sở dữ liệu chuyên ngành quản lý bảo hiểm do Bộ Tài chính xây dựng và quản lý tập trung, thống nhất.

2. Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm là tập hợp tài liệu, dữ liệu thông tin về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các thông tin liên quan đã được thu thập, xử lý, số hóa, tích hợp và lưu trữ trên các hệ thống công nghệ thông tin; đảm bảo đáp ứng yêu cầu công tác hoạch định chính sách, thống kê, dự báo và quản lý giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tạo lập môi trường cho việc áp dụng các mô hình phân tích dữ liệu cơ bản phục vụ hoạt động quản lý, giám sát bảo hiểm.

3. Việc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

a) Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải được cập nhật, duy trì thường xuyên, phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm;

b) Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải được duy trì hoạt động liên tục, ổn định, thông suốt, thể hiện lịch sử các lần cập nhật, chỉnh sửa thông tin; được lưu trữ, bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin;

c) Việc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử; quy định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước; các quy định về bảo đảm bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bảo vệ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Điều 7. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm các thông tin sau:

1. Nhóm thông tin về doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam:

a) Thông tin về giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam;

b) Thông tin về tình hình tài chính và hoạt động nghiệp vụ tại các báo cáo:

Báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động nghiệp vụ, báo cáo tách nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn phí bảo hiểm, báo cáo đánh giá khả năng thanh toán và quản trị rủi ro, các báo cáo khác của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại Điều 106 của Luật Kinh doanh bảo hiểm;

Báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động nghiệp vụ định kỳ, báo cáo đột xuất, cung cấp thông tin, số liệu khác của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo quy định tại khoản 5 Điều 138 Luật Kinh doanh bảo hiểm;

Báo cáo tài chính, báo cáo nghiệp vụ và báo cáo khác của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô theo quy định.

c) Thông tin về: Người quản lý, người kiểm soát của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam; thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, trưởng bộ phận nghiệp vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm (sau đây gọi là người quản lý của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm); Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Chuyên gia tính toán của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Thông tin bao gồm: Ngày bổ nhiệm, ngày miễn nhiệm hoặc không còn giữ chức vụ (nếu có); văn bằng, chứng chỉ, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng hoặc các lĩnh vực khác tương ứng với từng chức danh quy định tại Điều 80, khoản 1 Điều 138 và khoản 3 Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

2. Nhóm thông tin về bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực và phát sinh mới trong kỳ báo cáo, bao gồm:

a) Đối với bảo hiểm nhân thọ: Thông tin về số lượng người được bảo hiểm (chi tiết theo rủi ro được bảo hiểm, độ tuổi tham gia bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, năm hợp đồng bảo hiểm xảy ra rủi ro, giới tính, thói quen sinh hoạt ảnh hưởng tới sức khỏe), xác suất người được bảo hiểm còn sống theo từng năm và các thông tin khác có liên quan phục vụ xây dựng các tỷ lệ rủi ro bảo hiểm;

b) Đối với bảo hiểm sức khỏe: Thông tin về số lượng hợp đồng bảo hiểm, số lượng người được bảo hiểm, số lượng hồ sơ bồi thường, tổng số tiền chi trả bảo hiểm (chi tiết theo độ tuổi, quyền lợi bảo hiểm) và các thông tin khác có liên quan phục vụ xây dựng các tỷ lệ rủi ro bảo hiểm;

c) Đối với bảo hiểm phi nhân thọ: Thông tin về số lượng hợp đồng bảo hiểm, tổng số tiền bảo hiểm, số lượng hồ sơ bồi thường bảo hiểm, tổng số tiền bồi thường bảo hiểm (chi tiết theo đối tượng bảo hiểm; chủng loại và mục đích sử dụng) và các thông tin khác có liên quan phục vụ xây dựng các tỷ lệ rủi ro bảo hiểm.

3. Nhóm thông tin về đại lý bảo hiểm: Các báo cáo về đào tạo và sử dụng đại lý bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô theo quy định tại điểm k khoản 2 Điều 128 của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

4. Nhóm thông tin về thi, cấp chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ phụ trợ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, gồm: Thông tin định danh của người được cấp chứng chỉ; tên loại chứng chỉ; tên cơ sở đào tạo; mã số kỳ thi; quyết định phê duyệt kết quả thi.

5. Nhóm thông tin quản lý giám sát và xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Tên tổ chức, cá nhân bị xử phạt, số quyết định xử phạt, ngày xử phạt, hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có).

6. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết biểu mẫu các thông tin quy định tại điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 8. Thu thập thông tin trong Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm

1. Trách nhiệm cung cấp, cập nhật thông tin:

a) Thông tin quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định này do doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô cung cấp;

b) Thông tin quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Nghị định này do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô cung cấp;

c) Thông tin quy định tại điểm a khoản 1, khoản 4, khoản 5 Điều 7 Nghị định này do Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) cập nhật;

d) Các tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Kinh doanh bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện kết nối và cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cho cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp phát hiện thông tin không đầy đủ hoặc không chính xác, tổ chức cung cấp thông tin phải rà soát, chỉnh sửa, cập nhật và báo cáo Bộ Tài chính.

2. Hình thức cung cấp, cập nhật thông tin:

Việc cung cấp, cập nhật thông tin phục vụ xây dựng Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được thực hiện dưới các hình thức trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử của Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm hoặc dưới dạng các tệp dữ liệu điện tử.

3. Thời hạn cung cấp, cập nhật thông tin:

a) Thông tin quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định này được cung cấp, cập nhật trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát sinh thông tin;

b) Thời hạn cung cấp thông tin quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 7 Nghị định này thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết Điều 106, khoản 5 Điều 138 và điểm k khoản 2 Điều 128 Luật Kinh doanh bảo hiểm về báo cáo và cung cấp thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và quy định của Chính phủ về chế độ báo cáo của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;

c) Thông tin quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này được cung cấp định kỳ hàng năm, chậm nhất 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính;

d) Thông tin quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định này được cung cấp, cập nhật định kỳ hàng tháng, chậm nhất 15 ngày kể từ ngày kết thúc tháng;

đ) Thông tin quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định này được cập nhật ngay sau ngày xử phạt vi phạm hành chính.

4. Thông tin quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 5 Điều 7 Nghị định này được cung cấp, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm là các thông tin phát sinh kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024. Thông tin quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này được cung cấp, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm là các thông tin phát sinh kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

Điều 9. Sử dụng thông tin từ Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm

1. Việc sử dụng thông tin từ Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Bộ Tài chính sử dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm phục vụ các hoạt động quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm;

b) Các cơ quan quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ sử dụng thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước theo thẩm quyền;

c) Các cơ quan, tổ chức và cá nhân được phép khai thác và sử dụng thông tin của mình; thông tin cá nhân của người khác nếu được người đó đồng ý theo quy định của pháp luật; thông tin, số liệu thống kê chung về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và thị trường bảo hiểm do Bộ Tài chính công khai trong từng thời kỳ.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thông tin từ Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm qua Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.

Điều 10. Kết nối Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Việc kết nối Cơ sở dữ liệu về kinh doanh bảo hiểm với các cơ sở dữ liệu quốc gia và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số trong cơ quan nhà nước và pháp luật chuyên ngành.

Chương II

DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM, DOANH NGHIỆP TÁI BẢO HIỂM, CHI NHÁNH NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Mục 1. CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG

Điều 11. Điều kiện về tài chính để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam

1. Tổ chức góp từ 10% vốn điều lệ trở lên thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các Điều 64, 65, 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm và điều kiện về tài chính sau đây:

a) Tổ chức góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu phải đảm bảo vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu lớn hơn hoặc bằng số vốn dự kiến góp;

b) Trường hợp tổ chức góp vốn là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán thì các tổ chức này phải đảm bảo duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật liên quan không yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản chấp thuận thì tổ chức góp vốn phải có văn bản xác nhận việc này;

c) Trường hợp tổ chức góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài thì phải đảm bảo duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền của nước nơi các tổ chức này đóng trụ sở chính cho phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm tại Việt Nam. Trường hợp quy định của nước nơi tổ chức này đóng trụ sở chính không có yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nước đó;

d) Có báo cáo tài chính 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động được kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài khi thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 67 Luật Kinh doanh bảo hiểm và điều kiện về tài chính sau đây:

a) Điều kiện quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều này;

b) Được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài nơi doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài đóng trụ sở chính xác nhận đảm bảo duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm trong thời hạn 03 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.

Điều 12. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm, công ty trách nhiệm hữu hạn tái bảo hiểm

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Dự thảo Điều lệ công ty theo quy định tại Luật Doanh nghiệp.

3. Phương án hoạt động 05 năm đầu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh đề nghị cấp Giấy phép, trong đó nêu rõ các nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến triển khai, thị trường mục tiêu, kênh phân phối, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản trị rủi ro, công nghệ thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm.

4. Bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu hoặc giấy tờ tương đương của người nước ngoài do pháp luật nước ngoài quy định; sơ yếu lý lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ và tài liệu khác chứng minh đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn của người dự kiến được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm.

5. Danh sách thành viên góp vốn và các giấy tờ kèm theo sau đây:

a) Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác;

b) Bản sao Điều lệ công ty;

c) Văn bản của cấp có thẩm quyền của tổ chức góp vốn quyết định việc tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm;

d) Văn bản ủy quyền, bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức góp vốn;

đ) Bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho 03 năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài ủy quyền cho công ty con góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm tại Việt Nam thì phải cung cấp thêm bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán của công ty con đó trong 03 năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.

Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài và công ty con của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài phải đáp ứng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 Nghị định này;

e) Văn bản ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài cho công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài và cam kết cùng công ty con chịu trách nhiệm đối với việc góp vốn và nghĩa vụ của công ty con trong việc thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm tại Việt Nam (đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài ủy quyền cho công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm tại Việt Nam);

g) Văn bản cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, điều hành, hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm dự kiến thành lập tại Việt Nam; bảo đảm doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm này thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn tài chính, quản trị rủi ro theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm;

h) Tài liệu chứng minh doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài tham gia góp vốn đáp ứng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

6. Danh sách các chủ sở hữu hưởng lợi gồm các thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số hộ chiếu, quốc tịch (trường hợp có nhiều quốc tịch thì phải ghi đầy đủ các quốc tịch và các địa chỉ đăng ký cư trú tại các quốc gia mang quốc tịch), địa chỉ cư trú tại Việt Nam (nếu có), tỷ lệ sở hữu trực tiếp và gián tiếp tại doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm dự kiến thành lập.

7. Xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về mức vốn điều lệ gửi tại tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng không thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu quy định tại Điều 35 Nghị định này. Trong đó, nêu rõ số tiền góp vốn của từng thành viên, số tiền phong tỏa, mục đích phong tỏa, thời hạn phong tỏa và điều kiện để mở phong tỏa.

8. Biên bản họp của các thành viên góp vốn (đối với hồ sơ đề nghị thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên) về việc:

a) Nhất trí góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn tái bảo hiểm, kèm theo danh sách các thành viên góp vốn;

b) Thông qua dự thảo Điều lệ công ty.

9. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài góp vốn đặt trụ sở chính xác nhận:

a) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm tại Việt Nam. Trường hợp quy định của nước nơi doanh nghiệp, tập đoàn đặt trụ sở chính không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nước đó;

b) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành hoạt động ở Việt Nam;

c) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài đang trong tình trạng tài chính lành mạnh và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý tại nước nơi doanh nghiệp, tập đoàn đặt trụ sở chính;

d) Không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm của nước nơi doanh nghiệp, tập đoàn đặt trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.

10. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức Việt Nam góp vốn đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được phép góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm theo quy định pháp luật. Trường hợp pháp luật liên quan không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì tổ chức góp vốn phải có văn bản xác nhận việc này.

11. Văn bản cam kết của các thành viên góp vốn đối với việc đáp ứng điều kiện để được cấp Giấy phép theo quy định tại Điều 11 Nghị định nàyĐiều 65 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

12. Văn bản chứng minh tổ chức góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định này.

13. Văn bản về việc ủy quyền cho một cá nhân, tổ chức thay mặt các thành viên góp vốn để thực hiện các thủ tục đề nghị cấp Giấy phép.

Điều 13. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty cổ phần bảo hiểm, công ty cổ phần tái bảo hiểm

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Dự thảo Điều lệ công ty theo quy định tại Luật Doanh nghiệp.

3. Phương án hoạt động 05 năm đầu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh đề nghị cấp Giấy phép, trong đó nêu rõ các nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến triển khai, thị trường mục tiêu, kênh phân phối, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản trị rủi ro, công nghệ thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm.

4. Bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu hoặc giấy tờ tương đương của người nước ngoài do pháp luật nước ngoài quy định; sơ yếu lý lịch, bản sao các văn bằng, chứng chỉ và tài liệu khác chứng minh đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn của người dự kiến được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm.

5. Hồ sơ của cổ đông góp vốn thành lập là cá nhân:

a) Bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu hoặc giấy tờ tương đương của người nước ngoài do pháp luật nước ngoài quy định;

b) Xác nhận của ngân hàng về số dư tiền Đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi gửi tại ngân hàng.

6. Hồ sơ của cổ đông góp từ 10% vốn điều lệ trở lên là tổ chức:

a) Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác;

b) Bản sao Điều lệ công ty;

c) Văn bản của cấp có thẩm quyền của tổ chức góp vốn quyết định việc tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm;

d) Văn bản ủy quyền, bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức góp vốn;

đ) Bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho 03 năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài ủy quyền cho công ty con góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm tại Việt Nam thì phải cung cấp thêm bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán của công ty con đó trong 03 năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.

Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài và công ty con của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài đều phải đáp ứng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 Nghị định này;

e) Văn bản ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài cho công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài và cam kết cùng công ty con chịu trách nhiệm đối với việc góp vốn và nghĩa vụ của công ty con trong việc thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm tại Việt Nam (đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài ủy quyền cho công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm tại Việt Nam);

g) Văn bản cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, điều hành, hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm dự kiến thành lập tại Việt Nam; bảo đảm doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm này thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn tài chính, quản trị rủi ro theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm;

h) Tài liệu chứng minh tổ chức này tham gia góp vốn đáp ứng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

7. Hồ sơ của cổ đông góp vốn dưới 10% vốn điều lệ là tổ chức:

a) Tài liệu quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 6 Điều này;

b) Bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

8. Danh sách các chủ sở hữu hưởng lợi gồm các thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số hộ chiếu, quốc tịch (trường hợp có nhiều quốc tịch thì phải ghi đầy đủ các quốc tịch và các địa chỉ đăng ký cư trú tại các quốc gia mang quốc tịch), địa chỉ cư trú tại Việt Nam (nếu có), tỷ lệ sở hữu trực tiếp và gián tiếp tại doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm dự kiến thành lập.

9. Xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về mức vốn điều lệ gửi tại tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng không thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu quy định tại Điều 35 Nghị định này. Trong đó, nêu rõ số tiền góp vốn của từng cổ đông, số tiền phong tỏa, mục đích phong tỏa, thời hạn phong tỏa và điều kiện để mở phong tỏa.

10. Biên bản họp của các cổ đông về việc:

a) Nhất trí góp vốn thành lập công ty cổ phần bảo hiểm, công ty cổ phần tái bảo hiểm kèm theo danh sách các cổ đông và cổ đông sáng lập;

b) Thông qua dự thảo Điều lệ công ty.

11. Văn bản về việc ủy quyền cho một cá nhân, tổ chức thay mặt cho các cổ đông để thực hiện các thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.

12. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức Việt Nam góp vốn đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được phép góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm theo quy định pháp luật. Trường hợp pháp luật liên quan không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì tổ chức góp vốn phải có văn bản xác nhận việc này.

13. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài góp vốn đặt trụ sở chính xác nhận:

a) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm tại Việt Nam. Trường hợp quy định của nước nơi doanh nghiệp, tập đoàn đặt trụ sở chính không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nước đó;

b) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành hoạt động ở Việt Nam;

c) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài đang trong tình trạng tài chính lành mạnh và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý tại nước nơi doanh nghiệp, tập đoàn đặt trụ sở chính;

d) Không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm của nước nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.

14. Văn bản cam kết của các cổ đông đối với việc đáp ứng điều kiện để được cấp Giấy phép theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định nàyĐiều 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

15. Văn bản chứng minh tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định này.

Điều 14. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đã được doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài phê chuẩn.

3. Phương án hoạt động 05 năm đầu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh đề nghị cấp Giấy phép, trong đó nêu rõ các nghiệp vụ dự kiến triển khai, thị trường mục tiêu, kênh phân phối, phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản trị rủi ro, công nghệ thông tin của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.

4. Bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu hoặc giấy tờ tương đương của người nước ngoài do pháp luật nước ngoài quy định; sơ yếu lý lịch, bản sao các văn bằng, chứng chỉ và tài liệu khác chứng minh đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn của người dự kiến được bổ nhiệm là Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.

5. Tài liệu về doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài:

a) Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác;

b) Bản sao Điều lệ công ty;

c) Văn bản của cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài quyết định việc thành lập chi nhánh tại Việt Nam;

d) Văn bản ủy quyền, bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài;

đ) Bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho 03 năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

e) Văn bản cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ phát sinh của chi nhánh tại Việt Nam;

g) Tài liệu chứng minh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài tham gia góp vốn đáp ứng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

6. Xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về mức vốn được cấp gửi tại tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng không thấp hơn mức vốn được cấp tối thiểu quy định tại Điều 36 Nghị định này. Trong đó, nêu rõ số tiền góp vốn, số tiền phong tỏa, mục đích phong tỏa, thời hạn phong tỏa và điều kiện để mở phong tỏa.

7. Văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài đặt trụ sở chính xác nhận:

a) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài được phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam và đang hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành hoạt động tại Việt Nam;

b) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài đang trong tình trạng tài chính lành mạnh và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý tại nước nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

c) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm của nước nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.

8. Văn bản cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này và các khoản 1, 2 Điều 67 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

9. Văn bản chứng minh tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu đáp ứng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định này.

Điều 15. Tiêu chuẩn chung về việc nộp, bổ sung hồ sơ, tài liệu

1. Hồ sơ, tài liệu đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động nộp Bộ Tài chính phải được lập thành 02 bộ trong đó có 01 bộ là bản chính, 01 bộ là bản sao.

2. Hồ sơ, tài liệu nộp Bộ Tài chính phải đáp ứng các quy định sau đây:

a) Các tài liệu có chữ ký, chức danh và con dấu nước ngoài của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại hồ sơ đề nghị phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị, trừ các tài liệu sau đây: Văn bản đề nghị cấp Giấy phép; bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; văn bản của cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp; văn bản ủy quyền; văn bản cam kết;

b) Trường hợp hồ sơ có tài liệu là bản sao thì phải là bản sao từ sổ gốc hoặc được chứng thực;

c) Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức, cá nhân nước ngoài, mỗi bộ gồm 01 bản bằng tiếng Việt và 01 bản bằng tiếng Anh, trừ các văn bản tiếng Việt là bản gốc (hoặc sao từ bản gốc tiếng Việt) được lập tại Việt Nam;

d) Tài liệu được lập bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm bản dịch chứng thực sang tiếng Việt bởi cơ quan có thẩm quyền. Bản dịch các báo cáo tài chính phải được xác nhận của tổ chức, cá nhân được phép hành nghề dịch thuật theo quy định của pháp luật;

đ) Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu hoặc giấy tờ tương đương của người nước ngoài do pháp luật nước ngoài quy định được cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày nộp hồ sơ đề nghị không quá 12 tháng, trong đó phải có đầy đủ thông tin về tình trạng án tích và thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã;

e) Sơ yếu lý lịch phải được lập trước ngày nộp hồ sơ đề nghị không quá 06 tháng;

g) Các xác nhận của ngân hàng về số dư tiền Đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi gửi tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam quy định tại Nghị định này phải được lập trước ngày nộp hồ sơ đề nghị không quá 06 tháng;

h) Trong mỗi bộ hồ sơ phải có danh mục tài liệu.

3. Tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình lập hồ sơ, tài liệu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ, tài liệu. Trường hợp tổ chức, cá nhân gian lận thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để có đủ điều kiện được cấp giấy phép thì trong vòng 05 năm kể từ thời điểm phát hiện hành vi gian lận, Bộ Tài chính có quyền từ chối xem xét cấp Giấy phép đối với các tổ chức, cá nhân này.

4. Khi các loại giấy tờ về lai lịch, nhận dạng của công dân Việt Nam thuộc thành phần hồ sơ quy định tại Nghị định này đã được tích hợp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân thì Bộ Tài chính có trách nhiệm khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân trên cơ sở trao đổi, cung cấp thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước.

Điều 16. Trình tự, thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động

1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Nghị định này; nộp trực tiếp tại Bộ Tài chính hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến nếu đủ điều kiện áp dụng.

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời hạn bổ sung, sửa đổi hồ sơ của chủ đầu tư tối đa là 06 tháng kể từ ngày ra thông báo. Trường hợp chủ đầu tư không bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo đúng thời hạn quy định, Bộ Tài chính từ chối xem xét cấp Giấy phép.

Tổng thời gian để tổ chức, cá nhân bổ sung, sửa đổi hồ sơ tối đa là 12 tháng kể từ ngày Bộ Tài chính thông báo lần đầu. Quá thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không hoàn thiện hồ sơ, tài liệu, Bộ Tài chính có quyền từ chối xem xét cấp Giấy phép.

3. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do. Bộ Tài chính chỉ được từ chối cấp Giấy phép khi tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn hoặc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam dự kiến thành lập không đáp ứng đủ điều kiện, hồ sơ cấp Giấy phép theo quy định tại Nghị định này hoặc tổ chức, cá nhân gian lận, giả mạo các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này.

Điều 17. Thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động

1. Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, d và e khoản 1 Điều 75 Luật Kinh doanh bảo hiểm, thủ tục thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày ký biên bản xác định các hành vi vi phạm (đối với trường hợp quy định tại các điểm a, d khoản 1 Điều 75 Luật Kinh doanh bảo hiểm) hoặc nhận được thông báo về việc doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bị phá sản, thu hồi Giấy phép, Bộ Tài chính có công văn yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thực hiện các nội dung sau: Dừng ngay việc giao kết các hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm mới, không được ký mới, ký gia hạn các hợp đồng khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm; Thực hiện chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm.

b) Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận được công văn của Bộ Tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải hoàn thành việc chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật Kinh doanh bảo hiểmĐiều 34 Nghị định này;

c) Trong thời hạn 20 ngày sau khi nhận được đầy đủ báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài về việc hoàn thành chuyển giao hợp đồng, Bộ Tài chính có quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;

d) Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các thủ tục giải thể, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều 115 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

2. Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, d và e khoản 1 Điều 75 Luật Kinh doanh bảo hiểm, thủ tục thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài được thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày ký biên bản xác định các hành vi vi phạm (đối với trường hợp quy định tại các điểm a, d khoản 1 Điều 75 Luật Kinh doanh bảo hiểm) hoặc nhận được thông báo về việc doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài bị phá sản, thu hồi Giấy phép, Bộ Tài chính có quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài;

b) Sau khi nhận quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài phải dừng ngay việc giao kết các hợp đồng tái bảo hiểm mới, không được ký mới, ký gia hạn các hợp đồng khác. Doanh nghiệp tái bảo hiểm thực hiện các thủ tục giải thể, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều 115 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

3. Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 75 Luật Kinh doanh bảo hiểm, thủ tục thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 75 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Bộ Tài chính ra quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;

b) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều 115 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

4. Đối với các trường hợp bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất quy định tại điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Bộ Tài chính ra quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm tham gia hợp nhất, bị chia, bị sáp nhập đồng thời với việc cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm hình thành sau chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.

5. Đối với trường hợp tự nguyện giải thể, chấm dứt hoạt động quy định tại điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong thời hạn 14 ngày sau khi nhận được đầy đủ báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam về việc hoàn thành chuyển giao hợp đồng và các thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều 115 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Bộ Tài chính ra quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.

6. Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 75 Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm của Tòa án có hiệu lực theo quy định pháp luật, Bộ Tài chính ra quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm.

Mục 2. THAY ĐỔI NỘI DUNG GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM, DOANH NGHIỆP TÁI BẢO HIỂM, CHI NHÁNH NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Điều 18. Thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam

1. Hồ sơ thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam bao gồm các tài liệu sau:

a) Văn bản đề nghị thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam) về việc thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính;

c) Bằng chứng về quyền sử dụng địa điểm đặt trụ sở chính (đối với việc thay đổi trụ sở chính).

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích rõ lý do.

Điều 19. Tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, vốn được cấp của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm muốn tăng vốn điều lệ, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam muốn tăng vốn được cấp phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Việc tăng vốn điều lệ, vốn được cấp được thực hiện bằng tiền Đồng Việt Nam;

b) Cổ đông, thành viên góp vốn của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân khác để bổ sung vốn điều lệ, vốn được cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;

c) Sau khi tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm vẫn phải bảo đảm đáp ứng điều kiện về cơ cấu cổ đông quy định tại Điều 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm đối với công ty cổ phần.

Đối với các công ty cổ phần được thành lập trước thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2023, việc đáp ứng quy định về cơ cấu cổ đông quy định tại Điều 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm đối với công ty cổ phần được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.

d) Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm thực hiện bổ sung vốn điều lệ từ nguồn vốn góp của cổ đông, thành viên góp vốn mới thì cổ đông, thành viên góp vốn mới này phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 64 và Điều 65 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

2. Hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc để tăng vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm), vốn được cấp (đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam) bao gồm các tài liệu sau:

a) Văn bản đề nghị thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn được cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam) về việc tăng vốn điều lệ (hoặc vốn được cấp), trong đó nêu rõ số vốn tăng thêm, phương thức tăng vốn và thời gian thực hiện;

c) Phương án huy động và sử dụng vốn điều lệ hoặc vốn được cấp;

d) Danh sách thành viên dự kiến góp vốn của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn), cổ đông dự kiến sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm (đối với công ty cổ phần) sau khi tăng vốn; tài liệu chứng minh các cổ đông, thành viên góp vốn mới đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 64 và Điều 65 Luật Kinh doanh bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp tăng vốn điều lệ theo phương thức chào bán chứng khoán ra công chúng, chào bán chứng khoán của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng.

3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận về nguyên tắc. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

4. Đối với trường hợp tăng vốn điều lệ theo phương thức chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng, sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm thực hiện phát hành theo quy định của Luật Chứng khoán.

5. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc đề nghị tăng vốn điều lệ hoặc vốn được cấp, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam hoàn thành việc thay đổi vốn và nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ bao gồm:

a) Báo cáo tóm tắt về kết quả thực hiện việc tăng vốn điều lệ (hoặc vốn được cấp) theo phương án thay đổi vốn đã được Bộ Tài chính chấp thuận;

b) Xác nhận của ngân hàng về việc các cổ đông (hoặc thành viên) góp vốn đã nộp đủ số vốn tăng thêm cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài đã cấp đủ vốn tăng thêm cho chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam (đối với trường hợp tăng vốn) vào tài khoản phong tỏa; hoặc xác nhận đã đăng ký bổ sung chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong trường hợp tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu thưởng từ nguồn thặng dư vốn cổ phần;

c) Các tài liệu theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều này đối với trường hợp tăng vốn điều lệ theo phương thức chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng.

6. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép điều chỉnh cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

7. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc đề nghị tăng vốn điều lệ hoặc vốn được cấp, nếu doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không thực hiện được phương án thay đổi mức vốn đã được chấp thuận thì phải báo cáo Bộ Tài chính phương án xử lý. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp bổ sung vốn điều lệ nhằm đáp ứng quy định về quản lý vốn chủ sở hữu tại khoản 3 Điều 37 Nghị định này.

Điều 20. Giảm vốn điều lệ, vốn được cấp

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam muốn giảm vốn điều lệ, vốn được cấp phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tài chính theo quy định tại Nghị định này;

b) Sau khi giảm vốn điều lệ, vốn được cấp, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam vẫn phải đảm bảo các quy định về vốn, biên khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật và điều kiện về cơ cấu cổ đông quy định tại Điều 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm đối với công ty cổ phần.

2. Hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc để giảm vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm), vốn được cấp (đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam) bao gồm các tài liệu sau:

a) Văn bản đề nghị được thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn được cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam) về việc giảm vốn điều lệ hoặc vốn được cấp, trong đó nêu rõ số vốn giảm, phương thức giảm vốn và thời gian thực hiện;

c) Phương án giảm vốn điều lệ hoặc vốn được cấp trong đó chứng minh được doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận về nguyên tắc. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

4. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc về việc giảm vốn điều lệ hoặc vốn được cấp, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam hoàn thành việc giảm vốn và nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ bao gồm:

a) Báo cáo tóm tắt về kết quả thực hiện việc giảm vốn điều lệ (hoặc vốn được cấp) theo phương án đã được Bộ Tài chính chấp thuận trong đó nêu rõ kết quả các chỉ tiêu tài chính sau khi hoàn thành việc giảm vốn;

b) Bằng chứng chứng minh doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đã hoàn tất việc chi trả, thanh toán cho các cổ đông (hoặc thành viên) góp vốn; chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đã chuyển trả doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài đủ số vốn giảm (đối với trường hợp giảm vốn).

5. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép điều chỉnh cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

6. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc đề nghị giảm vốn điều lệ hoặc vốn được cấp, nếu doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không thực hiện được phương án thay đổi mức vốn đã được chấp thuận thì phải báo cáo Bộ Tài chính phương án xử lý.

7. Không thực hiện việc giảm vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Điều 21. Thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam muốn mở rộng nội dung, phạm vi, thời hạn hoạt động được quy định trong Giấy phép thành lập và hoạt động phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Đáp ứng các quy định về khả năng thanh toán;

b) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ xin mở rộng nội dung và phạm vi hoạt động;

c) Trường hợp mở rộng nội dung để triển khai sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí, ngoài các điều kiện quy định tại điểm a và b khoản này, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

Trường hợp triển khai bảo hiểm liên kết đầu tư: Có biên khả năng thanh toán cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu 200 tỷ đồng Việt Nam;

Trường hợp triển khai bảo hiểm hưu trí: Có biên khả năng thanh toán cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu 300 tỷ đồng Việt Nam;

Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu triển khai của từng nghiệp vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Nghị định này.

d) Trong trường hợp mở rộng nội dung để triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư, doanh nghiệp bảo hiểm phải có khả năng định giá tài sản và các đơn vị của các quỹ liên kết đơn vị khách quan, chính xác theo định kỳ tối thiểu 01 tuần 01 lần và công bố công khai cho bên mua bảo hiểm về giá mua, giá bán đơn vị quỹ; thành lập Hội đồng đầu tư, sử dụng công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát đáp ứng các quy định tại các điều 100, 112 và 113 Nghị định này.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam muốn thu hẹp nội dung, phạm vi hoạt động được quy định trong Giấy phép thành lập và hoạt động phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hiện tại đối với nhà nước;

b) Việc thu hẹp nội dung, phạm vi hoạt động không gây thiệt hại đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm và các đối tượng khác có liên quan;

c) Đã được Bộ Tài chính chấp thuận việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại Điều 34 Nghị định này.

3. Hồ sơ đề nghị mở rộng nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động bao gồm:

a) Văn bản đề nghị mở rộng nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam) về việc mở rộng nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;

c) Các tài liệu chứng minh doanh nghiệp, chi nhánh đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này trừ tài liệu quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

d) Trường hợp mở rộng nội dung hoạt động để triển khai nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí, ngoài các tài liệu quy định tại các điểm a, b và c khoản này, doanh nghiệp bảo hiểm phải cung cấp thêm các tài liệu tại các khoản 4, 5 Điều này.

4. Trường hợp mở rộng nội dung hoạt động để triển khai nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư, ngoài các tài liệu quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm phải cung cấp các tài liệu sau:

a) Tóm tắt nội dung chính của sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư dự kiến triển khai; chính sách đầu tư của quỹ liên kết đầu tư; phương pháp, cơ sở tính phí; tài liệu giới thiệu sản phẩm; tài liệu minh họa bán hàng, mẫu giấy yêu cầu bảo hiểm; mẫu giấy chứng nhận bảo hiểm; bảng phân tích nhu cầu tham gia bảo hiểm của khách hàng và các loại giấy tờ khác mà khách hàng phải kê khai và ký vào khi mua bảo hiểm hoặc khi điều chỉnh hợp đồng bảo hiểm;

b) Giải trình cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm cho việc triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, bao gồm: Hệ thống công nghệ thông tin; hệ thống kế toán, trong đó có mô tả chi tiết phương án xử lý của doanh nghiệp bảo hiểm đối với quỹ liên kết đầu tư trong các trường hợp: Khách hàng yêu cầu trả tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm; khách hàng yêu cầu chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước hạn; khách hàng yêu cầu rút một phần phí bảo hiểm, tạm ứng từ giá trị hoàn lại, đáo hạn hợp đồng bảo hiểm; khách hàng yêu cầu chuyển đổi quỹ liên kết đơn vị; quỹ liên kết đơn vị bị định giá sai trong trường hợp triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị và các trường hợp khác theo quy định tại quy tắc, điều khoản sản phẩm dự kiến triển khai;

c) Quy trình tuyển chọn, đào tạo, quản lý đại lý phân phối sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư; nội dung và chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm về sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư; kênh phân phối và cách thức quản lý các đại lý thực hiện tư vấn, giới thiệu, chào bán và thu xếp việc giao kết sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật;

d) Đối với trường hợp mở rộng triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư, doanh nghiệp bảo hiểm phải cung cấp thêm các tài liệu sau: Danh sách quỹ liên kết đơn vị, chính sách đầu tư mà doanh nghiệp bảo hiểm dự kiến áp dụng đối với các tài sản thuộc từng quỹ liên kết đơn vị; cơ sở phân bổ các khoản phí bảo hiểm và chi phí giữa các quỹ liên kết đơn vị; phương pháp định giá các đơn vị quỹ liên kết đơn vị; văn bằng chứng minh trình độ, năng lực, kinh nghiệm chuyên môn của các thành viên Hội đồng đầu tư đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 112 Nghị định này; tài liệu chứng minh việc Công ty quản lý quỹ đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 100 Nghị định này;

đ) Cam kết bằng văn bản kèm theo giải trình chi tiết về việc doanh nghiệp bảo hiểm đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm c, d khoản 1 Điều này.

5. Trường hợp mở rộng nội dung hoạt động để triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí, ngoài các tài liệu quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp các tài liệu sau:

a) Tóm tắt nội dung chính của sản phẩm bảo hiểm hưu trí dự kiến triển khai, bao gồm các thông tin về thị trường mục tiêu của sản phẩm, các quyền lợi bảo hiểm dự kiến cung cấp; phương pháp, cơ sở tính phí; tài liệu giới thiệu sản phẩm; tài liệu minh họa bán hàng, mẫu giấy yêu cầu bảo hiểm; mẫu giấy chứng nhận bảo hiểm và các loại giấy tờ khác mà khách hàng phải kê khai và ký khi mua bảo hiểm hoặc điều chỉnh hợp đồng bảo hiểm;

b) Giải trình cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm cho việc triển khai sản phẩm bảo hiểm hưu trí, bao gồm: Hệ thống công nghệ thông tin; hệ thống kế toán; quy trình tuyển chọn, đào tạo, quản lý đại lý phân phối sản phẩm; nội dung và chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm hưu trí;

c) Chi tiết phương án xử lý và các tài liệu cung cấp cho khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm đối với việc triển khai sản phẩm bảo hiểm hưu trí trong các trường hợp: Khách hàng yêu cầu trả tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm; khách hàng yêu cầu chuyển giao tài khoản bảo hiểm hưu trí; đáo hạn hợp đồng bảo hiểm và các trường hợp khác theo quy định tại quy tắc, điều khoản;

d) Cam kết bằng văn bản kèm theo giải trình chi tiết về việc doanh nghiệp bảo hiểm đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

6. Hồ sơ đề nghị thu hẹp nội dung, phạm vi hoạt động bao gồm:

a) Văn bản đề nghị thu hẹp nội dung, phạm vi hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam) về việc thu hẹp nội dung, phạm vi hoạt động;

c) Các tài liệu chứng minh doanh nghiệp, chi nhánh đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này;

d) Hồ sơ chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại Điều 34 Nghị định này.

7. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép điều chỉnh theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

Điều 22. Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp dẫn đến cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu 10% vốn điều lệ trở lên hoặc giảm xuống dưới 10% vốn điều lệ

1. Việc mua bán, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp dẫn đến cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu 10% vốn điều lệ trở lên hoặc giảm xuống dưới 10% vốn điều lệ phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Không gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm, người lao động và Nhà nước;

b) Tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan;

c) Tổ chức nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp để chiếm trên 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 64, các Điều 65, 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm tương ứng với loại hình doanh nghiệp và Điều 11 Nghị định này;

d) Sau khi thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm vẫn phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a khoản 2, các khoản 3, 4 Điều 64 Luật Kinh doanh bảo hiểm và điều kiện về cơ cấu cổ đông quy định tại Điều 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm đối với công ty cổ phần.

2. Hồ sơ đề nghị chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp dẫn đến cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu 10% vốn điều lệ trở lên hoặc giảm xuống dưới 10% vốn điều lệ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị được chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty về việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp;

c) Danh sách cổ đông (hoặc thành viên) góp vốn, vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm hình thành sau khi chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp; các tài liệu chứng minh tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp trên 10% vốn điều lệ và doanh nghiệp sau khi chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp giao dịch chuyển nhượng thực hiện thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán đối với công ty niêm yết;

d) Bản sao từ sổ gốc hoặc được chứng thực của hợp đồng nguyên tắc về chuyển nhượng (trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm là tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán);

đ) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ xin chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp đối với các cổ đông, thành viên góp vốn là tổ chức; xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về số dư tiền Đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi gửi tại ngân hàng đối với cổ đông là cá nhân;

e) Văn bản cam kết của các cổ đông đối với việc đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải nêu rõ lý do.

4. Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp theo phương án đã được chấp thuận, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ bao gồm:

a) Báo cáo kết quả thực hiện việc chuyển nhượng phần vốn góp;

b) Các tài liệu quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này đối với trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện trên thị trường chứng khoán đối với công ty niêm yết;

c) Văn bản xác nhận của các bên về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ và trách nhiệm có liên quan trong việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp;

d) Xác nhận của ngân hàng về việc chuyển tiền;

đ) Xác nhận về việc hoàn thành các nghĩa vụ về thuế liên quan đến việc chuyển nhượng (nếu có).

5. Trường hợp không thực hiện được phương án chuyển nhượng vốn đã được chấp thuận, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải báo cáo Bộ Tài chính phương án xử lý.

6. Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm về kết quả thực hiện chuyển nhượng phần vốn góp, Bộ Tài chính cấp Giấy phép điều chỉnh cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 23. Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp

1. Việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Không gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm, người lao động và Nhà nước;

b) Tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan;

c) Tổ chức, cá nhân dự kiến góp vốn vào doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 64, các điều 65, 66, khoản 1 Điều 67 Luật Kinh doanh bảo hiểm tương ứng với loại hình doanh nghiệp, chi nhánh và Điều 11 Nghị định này;

d) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam hình thành khi sau chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a khoản 2, các khoản 3, 4 Điều 64 Luật Kinh doanh bảo hiểm và điều kiện về cơ cấu cổ đông quy định tại Điều 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm đối với công ty cổ phần, quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Kinh doanh bảo hiểm đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.

2. Hồ sơ đề nghị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp bao gồm:

a) Văn bản đề nghị được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam) về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp;

c) Báo cáo về phương án phân chia, xử lý hợp đồng còn hiệu lực với khách hàng, nghĩa vụ nợ, nghĩa vụ với Nhà nước, cam kết với người lao động khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;

d) Danh sách cổ đông (hoặc thành viên) góp vốn, vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm hình thành sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp;

đ) Bản sao từ sổ gốc hoặc được chứng thực của hợp đồng nguyên tắc về hợp nhất, sáp nhập (trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm là tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán);

e) Ý kiến của cơ quan thẩm định giá, trong đó nêu rõ việc xác định tỷ lệ chuyển đổi cổ phần hoặc định giá phần vốn góp (đối với trường hợp hợp nhất, sáp nhập); xác định giá trị tài sản phân chia cho các bên (đối với trường hợp chia, tách);

g) Bản sao từ sổ gốc hoặc được chứng thực của báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho 03 năm liền kề trước năm xin hợp nhất, sáp nhập của tổ chức sáp nhập, hợp nhất với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;

h) Các tài liệu chứng minh tổ chức, cá nhân góp vốn và doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam dự kiến được thành lập sau khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính nêu rõ lý do.

4. Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp theo phương án đã được chấp thuận, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải báo cáo Bộ Tài chính kết quả thực hiện. Trường hợp không thực hiện được phương án đã được chấp thuận, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải báo cáo Bộ Tài chính phương án xử lý.

Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam về kết quả thực hiện phương án chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức tổ chức hoạt động, Bộ Tài chính cấp Giấy phép điều chỉnh hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 24. Bổ nhiệm, thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng thành viên), Tổng Giám đốc (Giám đốc), Chuyên gia tính toán.

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi bổ nhiệm hoặc thay đổi các chức danh sau:

a) Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm;

b) Tổng Giám đốc (Giám đốc);

c) Chuyên gia tính toán.

2. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Chuyên gia tính toán dự kiến được bổ nhiệm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 81 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Chuyên gia tính toán phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 29 và Điều 30 Nghị định này.

3. Hồ sơ bổ nhiệm, thay đổi các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm các tài liệu sau:

a) Văn bản đề nghị bổ nhiệm, thay đổi theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam);

c) Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu hoặc giấy tờ tương đương của người nước ngoài do pháp luật nước ngoài quy định đáp ứng quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định này; bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; sơ yếu lý lịch, bản sao công chứng văn bản chứng minh kinh nghiệm làm việc, thời gian giữ vị trí người quản lý, người kiểm soát, bản sao có công chứng văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ và năng lực chuyên môn của người dự kiến được bổ nhiệm hoặc thay đổi. Trường hợp các tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch công chứng;

d) Văn bản cam kết của người dự kiến được bổ nhiệm là Tổng Giám đốc (Giám đốc) và Chuyên gia tính toán sẽ làm việc cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam và cư trú tại Việt Nam sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận.

4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trong trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

Điều 25. Mở, chấm dứt, thay đổi địa điểm chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm

1. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày có quyết định của cấp có thẩm quyền về việc mở, chấm dứt, thay đổi địa điểm chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải gửi thông báo bằng văn bản đến Bộ Tài chính kèm các tài liệu sau:

a) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty về việc mở, chấm dứt, thay đổi địa điểm chi nhánh, văn phòng đại diện;

b) Báo cáo trách nhiệm, các vấn đề phát sinh và phương án xử lý khi chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, đảm bảo không gây thiệt hại đến các nghĩa vụ hiện tại đối với nhà nước, quyền lợi của bên mua bảo hiểm và các đối tượng khác có liên quan;

c) Bằng chứng về quyền sử dụng địa điểm chi nhánh, văn phòng đại diện trong trường hợp mở, thay đổi địa điểm chi nhánh, văn phòng đại diện.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có công văn ghi nhận việc mở, chấm dứt, thay đổi địa điểm chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm và thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Mục 3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Điều 26. Điều kiện, tiêu chuẩn đối với Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên

1. Các tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

2. Có bằng từ đại học trở lên của một trong các chuyên ngành bảo hiểm, kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán. Trong vòng 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải rà soát, bảo đảm đáp ứng quy định này.

3. Trưởng ban kiểm soát có tối thiểu 05 năm trực tiếp làm việc trong một hoặc các lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng hoặc có tối thiểu 03 năm giữ một trong các vị trí là người quản lý, điều hành, kiểm soát tại doanh nghiệp hoạt động trong một hoặc các lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng; kiểm soát viên có tối thiểu 03 năm trực tiếp làm việc trong một hoặc các lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng.

4. Không phải là người có quan hệ gia đình của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và người quản lý khác. Việc xác định người có quan hệ gia đình thực hiện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp.

5. Không phải là người quản lý; không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động, trừ trường hợp Điều lệ, Quy chế có quy định khác.

Điều 27. Điều kiện, tiêu chuẩn đối với Trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ

1. Các tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

2. Có bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm. Trường hợp không có bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm thì phải có bằng từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán và có chứng chỉ bảo hiểm do các cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong hoặc ngoài nước cấp.

3. Có tối thiểu 03 năm trực tiếp làm việc trong một hoặc các lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán.

4. Quy định tại khoản 2 Điều này có hiệu lực sau 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Điều 28. Điều kiện, tiêu chuẩn đối với Trưởng bộ phận quản trị rủi ro, Trưởng bộ phận kiểm soát tuân thủ

1. Các tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

2. Trưởng bộ phận quản trị rủi ro phải có bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành quản trị rủi ro hoặc tính toán bảo hiểm. Trường hợp không có bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành quản trị rủi ro hoặc tính toán bảo hiểm thì phải có bằng từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành bảo hiểm, kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán và có chứng chỉ đào tạo về quản trị rủi ro hoặc tính toán bảo hiểm do các cơ sở đào tạo được thành lập hợp pháp trong và ngoài nước cấp.

3. Trưởng bộ phận kiểm soát tuân thủ phải có bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm. Trường hợp không có bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm thì phải có bằng từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán và có chứng chỉ bảo hiểm do các cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong hoặc ngoài nước cấp.

4. Có tối thiểu 03 năm làm việc trực tiếp trong một hoặc các lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng.

5. Quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này có hiệu lực sau 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Điều 29. Điều kiện, tiêu chuẩn của chuyên gia tính toán (Appointed Actuary) của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe

1. Các tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

2. Được đào tạo, có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 10 năm về tính toán trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 05 năm kể từ khi là thành viên chính thức (Fellow) của một trong những Hội các nhà tính toán bảo hiểm được quốc tế thừa nhận rộng rãi như: Hội các nhà tính toán bảo hiểm Vương quốc Anh, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Hoa Kỳ, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Úc, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Ca-na-đa hoặc Hội các nhà tính toán bảo hiểm thành viên chính thức của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế.

3. Không vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề tính toán bảo hiểm.

4. Là người lao động tại doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe.

5. Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.

6. Quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng đối với các chức danh chuyên gia tính toán đã được Bộ Tài chính phê chuẩn trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực.

Điều 30. Điều kiện, tiêu chuẩn của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam

1. Các tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

2. Là thành viên (Associate) của Hội các nhà tính toán bảo hiểm đang là thành viên chính thức của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế; hoặc có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ và có bằng chứng chứng minh đã thi đạt tối thiểu 02 môn thi (exam) của một trong các Hội sau: Hội các nhà tính toán bảo hiểm Vương quốc Anh, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Hoa Kỳ, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Úc, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Ca-na-đa hoặc các bằng chứng chứng minh đã thi đạt các môn thi theo khóa học, chương trình đào tạo chuyên ngành tính toán được các Hội trên công nhận tương đương với 02 môn thi của Hội.

Sau 03 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải tối thiểu là thành viên (Associate) của một trong những Hội các nhà tính toán bảo hiểm đang là thành viên chính thức của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế và không vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề tính toán bảo hiểm.

Sau 05 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải là thành viên chính thức (Fellow) được đào tạo về tính toán trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ của Hội các nhà tính toán bảo hiểm đang là thành viên chính thức của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế và không vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề tính toán bảo hiểm.

3. Là người lao động tại doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.

4. Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.

5. Quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này có hiệu lực sau 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Điều 31. Đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Chuyên gia tính toán

1. Trường hợp phát hiện Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam vi phạm nguyên tắc đảm nhiệm chức vụ quy định tại Điều 82 của Luật Kinh doanh bảo hiểm hoặc không còn đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 81 của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Bộ Tài chính tổ chức làm việc với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam và lập biên bản làm việc.

2. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có phương án điều chỉnh nhằm đảm bảo tuân thủ quy định tại Điều 81 và Điều 82 Luật Kinh doanh bảo hiểm kèm theo biên bản làm việc.

a) Trong vòng 07 ngày làm việc, Bộ Tài chính xem xét, ban hành quyết định tạm đình chỉ việc thực thi quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Chuyên gia tính toán trong 30 ngày;

b) Hết thời hạn tạm đình chỉ, trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không thực hiện biện pháp điều chỉnh nhằm đảm bảo tuân thủ quy định tại Điều 81 và Điều 82 Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong vòng 07 ngày làm việc, Bộ Tài chính xem xét, ban hành quyết định đình chỉ việc thực thi quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Chuyên gia tính toán.

3. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không có báo cáo về phương án điều chỉnh nhằm đảm bảo tuân thủ quy định tại Điều 81 và Điều 82 Luật Kinh doanh bảo hiểm kèm theo biên bản làm việc, trong vòng 07 ngày làm việc, Bộ Tài chính xem xét, ban hành quyết định đình chỉ việc thực thi quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Chuyên gia tính toán.

Mục 4. HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ

Điều 32. Thủ tục đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải đăng ký và được Bộ Tài chính chấp thuận phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm xe cơ giới, trừ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trước khi triển khai.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:

a) Đơn đề nghị đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản tóm tắt các quyền lợi bảo hiểm và điều khoản loại trừ của sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai;

c) Tài liệu giải trình phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm bao gồm tối thiểu các thông tin về công thức, phương pháp và cơ sở tính phí bảo hiểm; các khoản phí tính cho khách hàng đối với sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư và bảo hiểm hưu trí. Tài liệu giải trình phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn.

3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

4. Trường hợp thay đổi phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm hoặc thay đổi quy tắc, điều kiện, điều khoản của sản phẩm bảo hiểm làm ảnh hưởng tới phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ đăng ký sửa đổi, bổ sung phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:

a) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Tài liệu kỹ thuật giải trình các nội dung sửa đổi, bổ sung có xác nhận của chuyên gia tính toán.

5. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận việc sửa đổi, bổ sung phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

6. Trong thời gian 02 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực:

a) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được tiếp tục triển khai sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, sản phẩm bảo hiểm sức khỏe đã được Bộ Tài chính phê chuẩn trước ngày Nghị định này có hiệu lực.

b) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được tiếp tục triển khai biểu phí của sản phẩm bảo hiểm sức khỏe có thời hạn bảo hiểm từ 01 năm trở xuống, sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn bảo hiểm từ 01 năm trở xuống đã được Bộ Tài chính phê chuẩn trước ngày Nghị định này có hiệu lực, sản phẩm bảo hiểm sức khỏe đã triển khai trước ngày 01 tháng 10 năm 2012, sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới đã được Bộ Tài chính chấp thuận đăng ký trước ngày Nghị định này có hiệu lực.

c) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải thực hiện rà soát và đăng ký lại phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xe cơ giới nhằm đảm bảo đáp ứng quy định của Bộ Tài chính. Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xe cơ giới đã được Bộ Tài chính phê chuẩn, chấp thuận đăng ký trước ngày Nghị định này có hiệu lực đã đáp ứng phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải thực hiện đăng ký lại phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm.

Điều 33. Điều kiện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm

1. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm đang hoạt động hợp pháp và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về khả năng thanh toán theo quy định pháp luật của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.

2. Doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s hoặc Fitch, “B++” theo A.M.Best, “Baal” theo Moody’s hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác tại năm tài chính gần nhất so với thời điểm giao kết hợp đồng tái bảo hiểm.

3. Trường hợp tái bảo hiểm cho công ty mẹ ở nước ngoài hoặc các công ty trong cùng tập đoàn mà công ty này không có đánh giá xếp hạng tín nhiệm theo quy định nêu trên thì doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải nộp Bộ Tài chính văn bản của cơ quan quản lý bảo hiểm nước ngoài nơi công ty nhận tái bảo hiểm đóng trụ sở chính xác nhận công ty nhận tái bảo hiểm ở nước ngoài bảo đảm khả năng thanh toán tại năm tài chính liền kề năm nhận tái bảo hiểm.

Mục 5. CHUYỂN GIAO DANH MỤC HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Điều 34. Thủ tục và hồ sơ chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chuyển giao toàn bộ danh mục hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp chuyển giao) phải nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:

a) Văn bản đề nghị chuyển giao theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Kế hoạch chuyển giao gồm các nội dung sau: Tên và địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài nhận chuyển giao (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp nhận chuyển giao); Loại nghiệp vụ bảo hiểm và số lượng hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao; Phương thức chuyển giao dự phòng nghiệp vụ và trách nhiệm bảo hiểm liên quan tới các hợp đồng được chuyển giao; Thời gian dự kiến thực hiện việc chuyển giao; Giải trình chi tiết của doanh nghiệp nhận chuyển giao về việc đáp ứng yêu cầu tài chính sau khi chuyển giao.

c) Hợp đồng chuyển giao bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Đối tượng của việc chuyển giao; Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia chuyển giao; Thời gian dự kiến thực hiện việc chuyển giao; Phương thức giải quyết tranh chấp.

d) Cam kết của doanh nghiệp nhận chuyển giao về việc bảo đảm quyền lợi của bên mua bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao sau khi việc chuyển giao có hiệu lực.

đ) Các tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 92 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị chuyển giao, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp chuyển giao phải công bố về việc chuyển giao như sau:

a) Công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp về việc chuyển giao các nội dung chủ yếu sau: Tên và địa chỉ của doanh nghiệp chuyển giao và doanh nghiệp nhận chuyển giao; Loại nghiệp vụ bảo hiểm và số lượng hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao; Thời gian dự kiến thực hiện việc chuyển giao; Địa chỉ giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của bên mua bảo hiểm liên quan đến việc chuyển giao.

b) Gửi thông báo kèm theo tóm tắt kế hoạch chuyển giao cho từng bên mua bảo hiểm. Thông báo gửi cho bên mua bảo hiểm phải nêu rõ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, bên mua bảo hiểm được phép chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nếu không đồng ý với kế hoạch chuyển giao và ngày kế hoạch chuyển giao chính thức có hiệu lực.

c) Gửi văn bản thỏa thuận cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về việc giảm số tiền bảo hiểm hoặc quyền lợi bảo hiểm và các nghĩa vụ khác theo hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của Bộ Tài chính quy định tại khoản 1 Điều 91 Luật Kinh doanh bảo hiểm mà giá trị tài sản thấp hơn so với dự phòng nghiệp vụ của danh mục hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao.

4. Kể từ ngày ký Hợp đồng chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp chuyển giao không được tiếp tục ký kết hợp đồng bảo hiểm mới thuộc nghiệp vụ bảo hiểm chuyển giao.

5. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính phê chuẩn kế hoạch chuyển giao, doanh nghiệp chuyển giao chuyển cho doanh nghiệp nhận chuyển giao:

a) Toàn bộ các hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực thuộc kế hoạch chuyển giao đã được Bộ Tài chính phê chuẩn;

b) Các hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm, bồi thường chưa giải quyết liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm được chuyển giao;

c) Toàn bộ tài sản, các quỹ và dự phòng nghiệp vụ liên quan đến những hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao.

6. Doanh nghiệp nhận chuyển giao có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp chuyển giao trong việc xây dựng kế hoạch chuyển giao, xác định giá trị tài sản liên quan tới các quỹ và dự phòng nghiệp vụ của những hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao và thỏa thuận ngày có hiệu lực của kế hoạch chuyển giao.

7. Kể từ ngày nhận chuyển giao, doanh nghiệp nhận chuyển giao có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao theo đúng các điều khoản đã ký kết giữa doanh nghiệp chuyển giao và bên mua bảo hiểm, kể cả trách nhiệm giải quyết các sự kiện bảo hiểm đã xảy ra nhưng chưa báo cáo. Doanh nghiệp nhận chuyển giao có quyền tiếp nhận tài sản liên quan tới các quỹ, dự phòng nghiệp vụ của hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao và sử dụng tài sản đó để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao.

Mục 6. TÀI CHÍNH, HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Điều 35. Vốn điều lệ tối thiểu

1. Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:

a) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 750 tỷ đồng Việt Nam;

b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam;

c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.300 tỷ đồng Việt Nam.

2. Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:

a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng không, bảo hiểm vệ tinh) và bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam;

b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 450 tỷ đồng Việt Nam;

c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 500 tỷ đồng Việt Nam.

3. Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam.

4. Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm:

a) Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 500 tỷ đồng Việt Nam;

b) Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 900 tỷ đồng Việt Nam;

c) Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm cả 03 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1.400 tỷ đồng Việt Nam.

 5. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực có số vốn điều lệ thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu quy định tại Điều này thì trước ngày 01 tháng 01 năm 2028 phải hoàn thành việc bổ sung đủ vốn điều lệ và ký quỹ theo quy định.

Điều 36. Vốn được cấp tối thiểu

1. Vốn được cấp tối thiểu của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài:

a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này) và bảo hiểm sức khỏe: 250 tỷ đồng Việt Nam;

b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 300 tỷ đồng Việt Nam;

c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam.

2. Vốn được cấp tối thiểu của chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài:

a) Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam;

b) Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 450 tỷ đồng Việt Nam;

c) Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm cả 03 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 700 tỷ đồng Việt Nam.

3. Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực có số vốn được cấp thấp hơn mức vốn được cấp tối thiểu quy định tại Điều này thì trước ngày 01 tháng 01 năm 2028 phải hoàn thành việc bổ sung đủ vốn được cấp và ký quỹ theo quy định.

Điều 37. Quản lý vốn chủ sở hữu

1. Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải duy trì nguồn vốn chủ sở hữu bảo đảm biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu và đáp ứng các quy định sau đây:

a) Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đã được cấp phép trước ngày 01 tháng 01 năm 2023: Trước ngày 01 tháng 01 năm 2028, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn pháp định quy định tại Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP; từ ngày 01 tháng 01 năm 2028, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn điều lệ tối thiểu theo quy định tại Điều 35 Nghị định này;

b) Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đã được cấp phép kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn điều lệ tối thiểu theo quy định tại Điều 35 Nghị định này.

2. Trong suốt quá trình hoạt động, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải duy trì nguồn vốn chủ sở hữu bảo đảm biên khả năng thanh toán của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu và đáp ứng các quy định sau đây:

a) Đối với các chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đã được cấp phép trước ngày 01 tháng 01 năm 2023: Trước ngày 01 tháng 01 năm 2028, vốn được cấp, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn pháp định quy định tại Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP; từ ngày 01 tháng 01 năm 2028, vốn được cấp, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn được cấp tối thiểu theo quy định tại Điều 36 Nghị định này;

b) Đối với các chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đã được cấp phép kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, vốn được cấp, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn được cấp tối thiểu theo quy định tại Điều 36 Nghị định này.

3. Hằng quý, căn cứ vào báo cáo tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải đánh giá lại nguồn vốn chủ sở hữu. Trường hợp nguồn vốn chủ sở hữu chưa đáp ứng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải thực hiện các thủ tục bổ sung vốn theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 19 Nghị định này trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc quý.

Điều 38. Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ

1. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải trích lập dự phòng nghiệp vụ theo từng nghiệp vụ bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm tương ứng với phần trách nhiệm đã cam kết theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và phải được chuyên gia tính toán của doanh nghiệp, chi nhánh xác nhận.

2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:

a) Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;

b) Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;

c) Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất: Được sử dụng để bồi thường khi có dao động lớn về tổn thất hoặc tổn thất lớn xảy ra mà tổng phí bảo hiểm trong năm tài chính sau khi đã trích lập dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.

3. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ được phép lựa chọn các phương pháp trích lập dự phòng theo hướng dẫn tại Điều 39 Nghị định này hoặc phương pháp khác thì phải chứng minh cho kết quả dự phòng nghiệp vụ chính xác, đầy đủ hơn và đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận theo quy định tại Điều 45 Nghị định này trước khi áp dụng.

Điều 39. Phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ

1. Dự phòng phí chưa được hưởng:

a) Phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm;

b) Phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm.

2. Dự phòng bồi thường:

a) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo thống kê hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường;

b) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hệ số phát sinh bồi thường.

3. Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất.

Điều 40. Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ

1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm tương ứng với phần trách nhiệm đã cam kết theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và phải được chuyên gia tính toán của doanh nghiệp, chi nhánh xác nhận.

2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:

a) Dự phòng toán học: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

b) Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;

c) Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để trả tiền cho các sự kiện bảo hiểm đã xảy ra chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;

d) Dự phòng chia lãi: Được sử dụng để trả lãi mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thỏa thuận với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm có tham gia chia lãi;

đ) Dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết: Được sử dụng để bảo đảm mức lãi suất cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm hưu trí;

e) Dự phòng bảo đảm cân đối: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ rủi ro, lãi suất kỹ thuật.

3. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài kinh doanh bảo hiểm nhân thọ được phép lựa chọn các phương pháp trích lập dự phòng theo hướng dẫn tại Điều 41 Nghị định này hoặc phương pháp khác thì phải chứng minh cho kết quả dự phòng nghiệp vụ chính xác, đầy đủ hơn và đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận theo quy định tại Điều 45 Nghị định này trước khi áp dụng.

4. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải thường xuyên đánh giá phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ, bảo đảm trích lập đầy đủ dự phòng để đáp ứng trách nhiệm bảo hiểm đã cam kết.

Trường hợp thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài kinh doanh bảo hiểm nhân thọ thực hiện theo quy định tại Điều 45 Nghị định này. Trường hợp thay đổi cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm (trừ trường hợp giảm lãi suất kỹ thuật để đáp ứng hướng dẫn của Bộ Tài chính), doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài kinh doanh bảo hiểm nhân thọ có văn bản đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận trước khi áp dụng, kèm tài liệu chứng minh cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ phù hợp quy định tại Điều 45 Nghị định này.

Điều 41. Phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ

1. Dự phòng toán học đối với bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm trả tiền định kỳ:

a) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài kinh doanh bảo hiểm nhân thọ được chủ động lựa chọn phương pháp trích lập dự phòng toán học đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 01 năm để đảm bảo được các trách nhiệm bảo hiểm trong tương lai như: Phương pháp phí bảo hiểm gộp, phương pháp phí bảo hiểm thuần, phương pháp phí bảo hiểm thuần có điều chỉnh Zillmer hoặc các phương pháp khác theo thông lệ quốc tế;

b) Cơ sở trích lập dự phòng của các phương pháp trích lập dự phòng tại điểm a khoản 1 Điều này, bao gồm: Bảng tỉ lệ tử vong CSO1980, lãi suất kỹ thuật dựa trên lãi suất bình quân của Trái phiếu Chính phủ kì hạn từ 10 năm trở lên và các cơ sở k thuật khác tương ứng với từng sản phẩm bảo hiểm.

2. Dự phòng toán học đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết chung, bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí, dự phòng toán học bao gồm:

a) Dự phòng rủi ro bảo hiểm: Là số lớn hơn giữa mức dự phòng tính theo phương pháp phí chưa được hưởng hoặc dự phòng tính theo phương pháp dòng tiền để đáp ứng được tất cả chi phí chi trả quyền lợi về rủi ro bảo hiểm trong tương lai trong suốt thời hạn của hợp đồng;

b) Dự phòng nghiệp vụ đối với phần liên kết chung (áp dụng đối với bảo hiểm liên kết chung) được tính theo một trong các phương pháp sau: Tổng giá trị hoàn lại của các hợp đồng bảo hiểm liên kết chung cộng với khoản dự phòng nhằm đảm bảo cho việc chi trả giá trị tài khoản đối với các hợp đồng dự kiến xảy ra sự kiện bảo hiểm trong kỳ; Tổng giá trị tài khoản của các hợp đồng liên kết chung.

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm đánh giá và lựa chọn phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với phần liên kết chung để bảo đảm các trách nhiệm đã cam kết theo hợp đồng bảo hiểm;

c) Dự phòng nghiệp vụ đối với phần liên kết đơn vị (áp dụng đối với bảo hiểm liên kết đơn vị) là tổng số các khoản sau:

Tổng số các đơn vị đầu tư của bên mua bảo hiểm tại ngày định giá nhân với giá mua của đơn vị quỹ tại ngày định giá;

Tổng số phí bảo hiểm đã nhận được từ bên mua bảo hiểm tại ngày định giá sau khi trừ đi các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm mà phần còn lại này dùng để mua các đơn vị quỹ nhưng chưa được thực hiện;

d) Dự phòng nghiệp vụ đối với tài khoản bảo hiểm hưu trí (áp dụng đối với bảo hiểm hưu trí) là tổng giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí tại thời điểm trích lập;

đ) Dự phòng cho các quyền lợi bảo hiểm khác ngoài quyền lợi về rủi ro bảo hiểm và quyền lợi đầu tư.

3. Dự phòng phí chưa được hưởng: Được tính trên phí bảo hiểm gộp theo các phương pháp quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định này đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn từ 01 năm trở xuống.

4. Dự phòng bồi thường:

a) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo thống kê hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường;

b) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hệ số phát sinh bồi thường.

5. Dự phòng chia lãi bao gồm:

a) Dự phòng cho phần lãi đã công bố là tổng giá trị của các khoản tiền mặt hoặc giá trị hiện tại của các khoản bảo tức tích lũy đã công bố chia cho chủ hợp đồng bảo hiểm tính đến năm tài chính hiện hành và chưa chi trả;

b) Dự phòng cho phần lãi chưa công bố:

Dự phòng cho phần lãi chưa công bố được trích lập để chi trả lãi sẽ chia thêm cho chủ hợp đồng trong tương lai được tính bằng tài sản của quỹ chủ hợp đồng có tham gia chia lãi trừ đi công nợ của quỹ, nguồn vốn hỗ trợ từ chủ sở hữu và lãi đã phân bổ trong năm hiện tại.

6. Dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết: Trường hợp thị trường đầu tư có biến động hoặc kết quả đầu tư dự kiến từ nguồn phí bảo hiểm thấp hơn lãi suất cam kết, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trích lập dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết. Mức trích lập tương ứng với chênh lệch giữa kết quả đầu tư dự kiến từ nguồn phí bảo hiểm và lãi suất cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.

7. Dự phòng bảo đảm cân đối được trích lập dựa trên t lệ phần trăm của lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

Điều 42. Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm sức khỏe

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm sức khỏe tương ứng với trách nhiệm của doanh nghiệp, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam và phải được chuyên gia tính toán xác nhận.

2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:

a) Dự phòng toán học: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm cho những trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

b) Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;

c) Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để trả tiền cho các sự kiện bảo hiểm đã xảy ra chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;

d) Dự phòng bảo đảm cân đối: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ rủi ro, lãi suất kỹ thuật.

3. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam được chủ động lựa chọn phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định tại Điều 43 Nghị định này hoặc các phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ khác chính xác, đầy đủ hơn và đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận theo quy định tại Điều 45 Nghị định này trước khi áp dụng.

Điều 43. Phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe

1. Dự phòng toán học:

Dự phòng toán học được áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 01 năm để đảm bảo được các trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm trong tương lai. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam được chủ động lựa chọn phương pháp trích lập như: Phương pháp phí bảo hiểm gộp, phương pháp phí bảo hiểm thuần, các phương pháp khác theo thông lệ quốc tế.

2. Dự phòng phí chưa được hưởng: Được tính theo các phương pháp quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định này, áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn từ 01 năm trở xuống.

3. Dự phòng bồi thường:

a) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo thống kê hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường;

b) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hệ số phát sinh bồi thường.

4. Dự phòng đảm bảo cân đối:

a) Đối với doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được trích lập dựa trên t lệ phần trăm của lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài kinh doanh bảo hiểm nhân thọ;

b) Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm sức khỏe: Mức trích lập hàng năm theo theo tỷ lệ phần trăm của phí bảo hiểm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 44. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, minh họa các phương pháp, công thức, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe theo quy định tại Nghị định này.

Điều 45. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không được thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ trong năm tài chính. Trường hợp thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ trong năm tài chính kế tiếp, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải đề nghị và được Bộ Tài chính chấp thuận trước khi thực hiện.

2. Hồ sơ đăng ký hoặc đề nghị thay đổi phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:

a) Văn bản đăng ký hoặc thay đổi phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Tài liệu giải trình và minh họa về các phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến áp dụng có xác nhận của chuyên gia tính toán. Trường hợp thay đổi phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, tài liệu giải trình phải chứng minh được phương pháp, cơ sở trích lập mới phản ánh chính xác, đầy đủ hơn so với phương pháp, cơ sở trích lập cũ về trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.

3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

4. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm không phù hợp với quy định của Nghị định này thì thực hiện đăng ký lại với Bộ Tài chính trong vòng 06 tháng kể từ ngày ký Nghị định này, áp dụng cho năm tài chính từ ngày 01 tháng 01 năm 2023. Quy định này không áp dụng đối với dự phòng đối với phần liên kết chung.

5. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải thực hiện rà soát và đăng ký với Bộ Tài chính phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với phần liên kết chung đảm bảo giá trị dự phòng theo quy định tại Nghị định này.

6. Đối với các hợp đồng bảo hiểm sức khỏe có thời hạn trên 01 năm đã phát sinh trước ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được tiếp tục trích lập dự phòng toán học theo phương pháp phí bảo hiểm thuần đã được Bộ Tài chính chấp thuận.

Điều 46. Đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu

1. Việc đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu bằng với mức vốn quy định tại các khoản 1, 2 Điều 37 Nghị định này hoặc biên khả năng thanh toán tối thiểu, tùy theo số nào lớn hơn, được thực hiện tại Việt Nam theo quy định về đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

2. Việc đầu tư ra nước ngoài từ nguồn vốn chủ sở hữu thực hiện theo quy định tại Điều 47 và Điều 48 Nghị định này.

Điều 47. Điều kiện đầu tư ra nước ngoài

1. Thuộc đối tượng được phép đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại pháp luật đầu tư và pháp luật về quản lý ngoại hối.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận thực hiện đầu tư ra nước ngoài phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có lãi trong 03 năm liên tục liền trước năm thực hiện đầu tư ra nước ngoài được thể hiện trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập bởi các tổ chức kiểm toán độc lập và không có ý kiến ngoại trừ;

b) Vốn chủ sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất đáp ứng quy định tại Điều 37 Nghị định này;

c) Đáp ứng các quy định về biên khả năng thanh toán tại thời điểm nộp báo cáo gần nhất;

d) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm với tổng số tiền từ 400 triệu đồng Việt Nam trở lên trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị.

3. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

4. Có quy trình nội bộ, cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, nhận dạng và quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

5. Ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm thực hiện theo quy định của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

Điều 48. Hạn mức, hồ sơ, trình tự, thủ tục đầu tư ra nước ngoài

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm được phép đầu tư ra nước ngoài theo quy định pháp luật đối với phần vốn chủ sở hữu vượt quá mức vốn quy định tại khoản 1 Điều 46 Nghị định này.

2. Việc đầu tư ra nước ngoài từ phần vốn chủ sở hữu theo quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được thực hiện dưới các hình thức và hạn mức đầu tư như sau:

a) Thành lập hoặc góp vốn thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm ở nước ngoài, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và hình thức hiện diện thương mại khác của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm ở nước ngoài: Không hạn chế;

b) Hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài:

Mua trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu của Chính phủ: Không hạn chế;

Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu của các tổ chức phát hành được xếp hạng tín nhiệm bởi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế: Standard & Poor's, Moody's Investors Service và Fitch Ratings: Tối đa 50% số tiền đầu tư ra nước ngoài;

Mua cổ phiếu niêm yết, chứng chỉ quỹ niêm yết: Tối đa 15% số tiền đầu tư ra nước ngoài;

3. Hồ sơ đề nghị chấp thuận thực hiện hoặc điều chỉnh hoặc chấm dứt hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này bao gồm các tài liệu sau đây:

a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo Điều lệ công ty về việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm tiến hành thực hiện hoặc điều chỉnh hoặc chấm dứt hoạt động đầu tư ra nước ngoài;

c) Tài liệu giải trình về việc thực hiện hoặc điều chỉnh hoặc chấm dứt hoạt động đầu tư ra nước ngoài:

Đối với trường hợp tiến hành thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài, tài liệu phải nêu rõ: Quốc gia dự kiến đầu tư, mục tiêu đầu tư, hình thức đầu tư, nguồn vốn đầu tư, quy mô vốn đầu tư, tiến độ thực hiện đầu tư, dự kiến hiệu quả đầu tư; hợp đồng hoặc bản thỏa thuận với đối tác (nếu có).

Đối với trường hợp điều chỉnh quy mô nguồn vốn đầu tư, hình thức đầu tư ra nước ngoài, tài liệu phải nêu rõ tình hình, kết quả thực hiện đầu tư, các khó khăn, thuận lợi (nếu có) và phương án điều chỉnh.

Đối với trường hợp chấm dứt hoạt động đầu tư ở nước ngoài, tài liệu giải trình phải nêu rõ lý do chấm dứt, kết quả thực hiện đầu tư, khả năng thu hồi vốn đầu tư và thời hạn dự kiến chấm dứt hoạt động đầu tư;

d) Quy trình nội bộ về đầu tư ra nước ngoài, bao gồm nội dung về cơ chế kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, nhận dạng và quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong trường hợp đề nghị chấp thuận thực hiện hoặc điều chỉnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài;

đ) Trường hợp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và hình thức hiện diện thương mại khác tại nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải nộp dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện và hình thức hiện diện thương mại khác tại nước ngoài theo quy định pháp luật;

e) Bằng chứng chứng minh doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đáp ứng quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 47 Nghị định này đối với trường hợp nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận việc thực hiện đầu tư ra nước ngoài;

g) Văn bản của cơ quan thuế xác nhận đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước Việt Nam tính tới thời điểm nộp hồ sơ trong trường hợp đề nghị chấp thuận thực hiện hoặc điều chỉnh.

4. Trình tự, thủ tục đề nghị chấp thuận thực hiện hoặc điều chỉnh hoặc chấm dứt hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thực hiện như sau:

a) Trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm muốn thực hiện hoặc điều chỉnh hoặc chấm dứt hoạt động đầu tư ra nước ngoài chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này; nộp trực tiếp tại Bộ Tài chính hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến nếu đủ điều kiện áp dụng;

b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận hoặc từ chối. Trường hợp từ chối, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do;

c) Sau khi hoàn thành việc thực hiện hoặc điều chỉnh hoặc chấm dứt hoạt động đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải thông báo cho Bộ Tài chính.

5. Trường hợp thay đổi địa điểm hoặc tên của chi nhánh, văn phòng đại diện và hình thức hiện diện thương mại khác tại nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải thông báo cho Bộ Tài chính bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thay đổi.

6. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

Điều 49. Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam

1. Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm:

a) Doanh thu kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm: Là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ;

b) Doanh thu cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;

c) Doanh thu hoạt động tài chính;

d) Thu nhập hoạt động khác.

2. Số tiền phải thu phát sinh trong kỳ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:

a) Thu phí bảo hiểm gốc;

b) Thu phí nhận tái bảo hiểm;

c) Thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm;

d) Thu phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%;

đ) Thu phí giám định tổn thất không kể giám định hộ giữa các đơn vị thành viên hạch toán nội bộ trong cùng một doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán độc lập;

e) Thu phí quản lý hợp đồng (leading fee) của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đứng đầu trong trường hợp đồng bảo hiểm.

3. Các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:

a) Hoàn phí bảo hiểm;

b) Giảm phí bảo hiểm;

c) Phí nhượng tái bảo hiểm;

d) Hoàn phí nhận tái bảo hiểm;

đ) Giảm phí nhận tái bảo hiểm;

e) Hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm;

g) Giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.

4. Doanh thu cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm: Thu từ cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm theo quy định tại Mục 3 Chương IV Luật Kinh doanh bảo hiểm.

5. Doanh thu hoạt động tài chính:

a) Thu hoạt động đầu tư theo quy định tại Nghị định này;

b) Thu lãi trên số tiền ký quỹ;

c) Thu cho thuê tài sản;

d) Thu khác theo quy định pháp luật.

6. Thu nhập hoạt động khác:

a) Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;

b) Các khoản nợ khó đòi đã xóa nay thu hồi được;

c) Thu khác theo quy định pháp luật.

7. Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định về thời điểm ghi nhận doanh thu bảo hiểm đối với từng loại hình bảo hiểm.

Điều 50. Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam

1. Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:

a) Chi phí kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm;

b) Chi phí cho việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;

c) Chi phí hoạt động tài chính;

d) Chi phí hoạt động khác.

2. Chi phí kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm: Là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ.

3. Số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ theo quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm:

a) Bồi thường bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ; trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe;

b) Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm;

c) Trích lập dự phòng nghiệp vụ;

d) Chi hoa hồng đại lý bảo hiểm, chi thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và quyền lợi khác trong hợp đồng đại lý bảo hiểm không vượt quá mức tối đa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Kể từ ngày Nghị định này ký, các khoản chi này phải từ hoạt động đại lý bảo hiểm và được nêu rõ trong hợp đồng đại lý bảo hiểm, có tiêu chí định lượng cụ thể gắn với kết quả, thành tích về khai thác, duy trì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe trên 01 năm, chất lượng hoạt động đại lý bảo hiểm. Các khoản chi thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và quyền lợi khác phải được nêu rõ trong chính sách khen thưởng, hỗ trợ đại lý, quy chế tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;

đ) Chi cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm: Chi hoa hồng môi giới bảo hiểm và các khoản chi khác theo quy định;

e) Chi giám định tổn thất;

g) Chi phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;

h) Chi xử lý hàng bồi thường 100%;

i) Chi phí quản lý hợp đồng (leading fee) của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đứng đầu trong trường hợp đồng bảo hiểm (nếu các bên có văn bản thỏa thuận về khoản chi này);

k) Chi quản lý đại lý bảo hiểm bao gồm: Chi đào tạo ban đầu và thi cấp chứng chỉ đại lý, chi đào tạo nâng cao kiến thức cho đại lý, chi tuyển dụng đại lý bảo hiểm;

l) Chi đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất tối đa 2% số phí bảo hiểm thu được trong năm tài chính. Chi phí này để thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật Kinh doanh bảo hiểm;

m) Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm;

n) Chi sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm bao gồm: Chi tư vấn, chi đánh giá rủi ro bảo hiểm, chi tính toán bảo hiểm, chi giám định tổn thất bảo hiểm, chi hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm;

o) Các khoản chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.

4. Các khoản giảm chi phát sinh trong kỳ theo quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm:

a) Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm;

b) Thu đòi người thứ ba bồi hoàn; thu bồi hoàn từ bên mua bảo hiểm đối với nghiệp vụ bảo hiểm bảo lãnh;

c) Thu tài sản đã xử lý, bồi thường 100%;

d) Trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với phần nhượng tái bảo hiểm phi nhân thọ.

5. Chi phí cho việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ để cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.

6. Chi phí hoạt động tài chính:

a) Chi phí hoạt động đầu tư theo quy định tại Nghị định này;

b) Thu nhập đầu tư phải trả cho bên mua bảo hiểm theo cam kết tại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;

c) Chi phí cho thuê tài sản;

d) Chi thủ tục phí ngân hàng, trả lãi tiền vay;

đ) Chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.

7. Chi phí hoạt động khác:

a) Chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;

b) Chi phí cho việc thu hồi khoản nợ phải thu khó đòi đã xóa nay thu hồi được;

c) Chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.

8. Các khoản chi phải đúng theo quy định của pháp luật, bảo đảm có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hoặc bằng chứng chứng minh.

Điều 51. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký nguyên tắc tách nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn phí bảo hiểm

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải đăng ký với Bộ Tài chính các nguyên tắc tách, phân bổ tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chung liên quan đến cả quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng trước khi áp dụng.

2. Hồ sơ đăng ký và thay đổi bao gồm các tài liệu sau:

a) Văn bản đề nghị đăng ký hoặc thay đổi theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Tài liệu giải trình về các nguyên tắc tách, phân bổ dự kiến áp dụng có xác nhận của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp, chi nhánh. Trường hợp thay đổi thì hồ sơ còn bao gồm tài liệu giải trình sự thay đổi.

3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có công văn ghi nhận. Trường hợp từ chối ghi nhận, Bộ Tài chính có công văn giải thích rõ lý do.

4. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có nguyên tắc tách nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn phí bảo hiểm không phù hợp với quy định của Nghị định này thì thực hiện đăng ký lại với Bộ Tài chính trong vòng 06 tháng kể từ ngày ký Nghị định này, áp dụng cho năm tài chính từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.

Điều 52. Lợi nhuận, phân phối lợi nhuận

1. Lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam. Lợi nhuận thực hiện trong năm doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam bao gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh bảo hiểm, lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động khác.

2. Sau khi đáp ứng các quy định về vốn, khả năng thanh toán, dự phòng nghiệp vụ, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định, trích lập quỹ dự trữ bắt buộc, bù đắp các khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam được phân phối lợi nhuận còn lại theo quy định pháp luật.

Điều 53. Hồ sơ đề nghị phê chuẩn hoặc thay đổi phương pháp phân chia thặng dư trong bảo hiểm nhân thọ

1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải được Bộ Tài chính phê chuẩn phương pháp phân chia thặng dư của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm có chia lãi trước khi áp dụng. Hồ sơ đề nghị phê chuẩn hoặc thay đổi phương pháp phân chia thặng dư bao gồm các tài liệu sau:

a) Văn bản đề nghị áp dụng hoặc thay đổi phương pháp phân chia thặng dư theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Tài liệu giải trình về các phương pháp phân chia thặng dư dự kiến áp dụng có xác nhận của chuyên gia tính toán.

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có công văn chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có công văn giải thích rõ lý do.

Điều 54. Quỹ dự trữ bắt buộc

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải trích 5% lợi nhuận sau thuế hàng năm để lập quỹ bắt buộc. Mức tối đa của quỹ dự trữ bắt buộc bằng 10% mức vốn điều lệ của doanh nghiệp, vốn được cấp của chi nhánh.

Mục 7. GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM, DOANH NGHIỆP TÁI BẢO HIỂM, CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Điều 55. Điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục giải thể doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chấm dứt hoạt động chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm chỉ được giải thể; chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam chỉ được chấm dứt hoạt động khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm và chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm và chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.

2. Việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

b) Khoản trả tiền bồi thường, trả tiền bảo hiểm đối với các yêu cầu đòi bồi thường, trả tiền bảo hiểm đã được doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm chấp thuận chi trả giá trị hoàn lại, giá trị tài khoản hợp đồng bảo hiểm hoặc hoàn phí bảo hiểm;

c) Nợ thuế;

d) Các khoản nợ khác.

3. Sau khi hoàn thành việc thanh toán các khoản nợ theo quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm gửi Bộ Tài chính hồ sơ giải thể, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam gửi Bộ Tài chính hồ sơ chấm dứt hoạt động. Hồ sơ giải thể của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm; chấm dứt hoạt động của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm:

a) Văn bản đề nghị giải thể, chấm dứt hoạt động do người đại diện theo pháp luật ký, trong đó nêu rõ lý do giải thể, chấm dứt hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm), Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam);

c) Văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 115 Luật Kinh doanh bảo hiểm hoặc văn bản chấm dứt áp dụng biện pháp kiểm soát đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 115 Luật Kinh doanh bảo hiểm;

d) Bằng chứng chứng minh doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đã thực hiện hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản và cam kết không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại tòa án hoặc cơ quan trọng tài theo quy định tại khoản 4 Điều này;

đ) Giấy phép thành lập và hoạt động.

4. Bằng chứng chứng minh doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đã thực hiện hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản và cam kết không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại tòa án hoặc cơ quan trọng tài bao gồm các tài liệu sau:

a) Báo cáo việc thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của pháp luật;

b) Báo cáo việc thực hiện các nghĩa vụ nợ đối với bên mua bảo hiểm, bao gồm cả việc thanh toán các nghĩa vụ đến hạn theo hợp đồng bảo hiểm và chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo quy định (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam);

c) Báo cáo việc thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước và các chủ nợ khác;

d) Bản sao công chứng giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế;

đ) Các tài liệu chứng minh khác (nếu có).

5. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ.

6. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài chính ra quyết định giải thể doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm; chấm dứt hoạt động chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.

7. Trường hợp hồ sơ giải thể, chấm dứt hoạt động không chính xác, giả mạo, những người quy định tại khoản 5 Điều này phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết, số thuế chưa nộp, số nợ khác chưa thanh toán và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 05 năm kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể, chấm dứt hoạt động đến Bộ Tài chính.

Mục 8. VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Điều 56. Hồ sơ, trình tự và thủ tục cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam

1. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, tổ chức tài chính, bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ gồm các tài liệu sau:

a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao Giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác doanh nghiệp nước ngoài;

c) Bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập doanh nghiệp nước ngoài trong 3 năm tài chính liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam;

d) Sơ yếu lý lịch, bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người dự kiến giữ chức danh Trưởng văn phòng đại diện;

đ) Bản giới thiệu về doanh nghiệp nước ngoài;

e) Văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nơi doanh nghiệp nước ngoài đặt trụ sở chính cho phép doanh nghiệp nước ngoài đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Trường hợp quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có văn bản xác nhận của cấp có thẩm quyền theo quy định.

2. Tiêu chuẩn hồ sơ, tài liệu đề nghị cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam phải đáp ứng quy định tại Điều 15 Nghị định này.

3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.

4. Thời hạn cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo mẫu tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 57. Cấp lại giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam

1. Doanh nghiệp nước ngoài làm thủ tục cấp lại giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp giấy phép bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới mọi hình thức.

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép đặt văn phòng đại diện bao gồm: Đơn đề nghị cấp lại giấy phép đặt văn phòng đại diện theo mẫu quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Doanh nghiệp nước ngoài nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện) 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tài chính.

4. Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính xem xét cấp bản sao giấy phép từ sổ gốc theo quy định của pháp luật. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

Điều 58. Sửa đổi, bổ sung giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam

1. Doanh nghiệp nước ngoài phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam trong những trường hợp sau đây:

a) Thay đổi tên gọi, quốc tịch, địa chỉ của doanh nghiệp nước ngoài;

b) Thay đổi tên gọi của văn phòng đại diện;

c) Thay đổi nội dung hoạt động của văn phòng đại diện;

d) Thay đổi địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện từ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.

2. Hồ sơ sửa đổi, bổ sung giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam gồm:

a) Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép đặt văn phòng đại diện theo mẫu quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao tài liệu pháp lý do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp chứng minh sự thay đổi trường hợp doanh nghiệp nước ngoài thay đổi tên gọi, quốc tịch, địa chỉ;

c) Văn bản do cấp có thẩm quyền theo quy định tại điều lệ của doanh nghiệp nước ngoài ban hành, trong đó, thể hiện rõ quyết định thay đổi tên gọi hoặc nội dung hoạt động của văn phòng đại diện hoặc thay đổi địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện.

3. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép đặt văn phòng đại diện gồm 01 bản bằng tiếng Việt và 01 bản bằng tiếng Anh đáp ứng quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 15 Nghị định này.

4. Doanh nghiệp nước ngoài nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện) 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tài chính.

5. Trong thời hạn 14 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép điều chỉnh theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

Điều 59. Gia hạn giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam

1. Doanh nghiệp nước ngoài muốn gia hạn hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam phải đáp ứng các quy định sau đây:

a) Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam không bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn hoạt động;

b) Doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại thời điểm đề nghị gia hạn hoạt động của văn phòng đại diện;

c) Doanh nghiệp nước ngoài có quan hệ hợp tác với cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.

2. Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam gồm các tài liệu sau:

a) Văn bản đề nghị gia hạn hoạt động của văn phòng đại diện theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác;

c) Bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập của doanh nghiệp nước ngoài trong 03 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn;

d) Sơ yếu lý lịch, bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người dự kiến giữ chức danh Trưởng văn phòng đại diện (nếu có thay đổi);

đ) Văn bản báo cáo về hoạt động hợp tác với cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài.

3. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép đặt văn phòng đại diện gồm 01 bản bằng tiếng Việt và 01 bản bằng tiếng Anh đáp ứng quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 15 Nghị định này.

4. Tối thiểu 60 ngày trước ngày hết hạn của Giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài muốn gia hạn hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam phải nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tài chính.

5. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép điều chỉnh theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

Điều 60. Chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam

1. Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:

a) Theo đề nghị của doanh nghiệp nước ngoài;

b) Khi doanh nghiệp nước ngoài chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản hoặc bị thu hồi giấy phép;

c) Hết thời hạn hoạt động mà không đề nghị gia hạn hoặc không được Bộ Tài chính chấp thuận gia hạn.

2. Hồ sơ chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài gồm:

a) Văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Các bằng chứng chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ với người lao động và các nghĩa vụ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam;

c) Bản gốc giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam và các quyết định gia hạn giấy phép (nếu có);

d) Bản gốc các giấy phép, quyết định khác có liên quan trong quá trình hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam;

đ) Văn bản ủy quyền cho một tổ chức tại Việt Nam thay mặt cho doanh nghiệp nước ngoài thực hiện các thủ tục hành chính với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan (nếu có).

3. Trường hợp văn phòng đại diện nước ngoài chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, doanh nghiệp nước ngoài nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Bộ Tài chính. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài.

4. Trường hợp văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi hết thời hạn quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, Bộ Tài chính có văn bản gửi đến văn phòng đại diện nước ngoài, đồng gửi các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, thông báo về việc văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động kể từ ngày hết hạn Giấy phép và yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện;

b) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Tài chính, doanh nghiệp nước ngoài phải nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) 01 bộ hồ sơ theo quy định tại điểm a, c, d và đ khoản 2 Điều này đến Bộ Tài chính;

c) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài;

d) Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Bộ Tài chính có văn bản thông báo về việc văn phòng đại diện nước ngoài chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện theo ủy quyền phải báo cáo Bộ Tài chính về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ với tổ chức, cá nhân tại Việt Nam kèm theo các tài liệu chứng minh theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn 01 năm theo quy định tại điểm d khoản này, trường hợp chưa hoàn thành các nghĩa vụ với người lao động và tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam thì doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện theo ủy quyền phải có văn bản báo cáo Bộ Tài chính lý do. Khi hết thời hạn 05 ngày làm việc nêu trên mà chưa nhận được văn bản báo cáo này, Bộ Tài chính sẽ có công văn gửi cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nơi doanh nghiệp nước ngoài đặt trụ sở chính thông báo về việc doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài chưa hoàn thành nghĩa vụ với tổ chức, cá nhân tại Việt Nam;

e) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kèm theo tài liệu theo quy định tại điểm d khoản này, Bộ Tài chính có văn bản xác nhận doanh nghiệp nước ngoài đã hoàn thành thủ tục đóng cửa văn phòng đại diện tại Việt Nam.

5. Khi chấm dứt hoạt động, văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam phải thực hiện đầy đủ thủ tục và nghĩa vụ theo quy định pháp luật. Trường hợp văn phòng đại diện nước ngoài chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì doanh nghiệp nước ngoài có trách nhiệm thực hiện hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ chưa hoàn thành với người lao động và các tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam khi đóng cửa văn phòng đại diện.

Điều 61. Thu hồi giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam

1. Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam bị thu hồi giấy phép đặt văn phòng đại diện trong trường hợp hoạt động không đúng với nội dung quy định trong giấy phép đặt văn phòng đại diện hoặc hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp giấy phép.

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký biên bản xác định các hành vi vi phạm, Bộ Tài chính có quyết định thu hồi giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam gửi cho văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam và các cơ quan có liên quan để phối hợp quản lý nhà nước.

3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định của Bộ Tài chính, doanh nghiệp nước ngoài phải nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu sau đây:

a) Các bằng chứng chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ với người lao động và các nghĩa vụ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam;

b) Bản gốc giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam và các quyết định gia hạn giấy phép (nếu có);

c) Bản gốc các giấy phép, quyết định khác có liên quan trong quá trình hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam;

d) Văn bản ủy quyền cho một tổ chức tại Việt Nam thay mặt cho doanh nghiệp nước ngoài thực hiện các thủ tục hành chính với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan (nếu có).

4. Doanh nghiệp nước ngoài nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này đến Bộ Tài chính. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài.

5. Khi bị thu hồi giấy phép đặt văn phòng đại diện, văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam phải thực hiện đầy đủ thủ tục và nghĩa vụ theo quy định pháp luật.

Chương III

ĐẠI LÝ BẢO HIỂM, DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CUNG CẤP DỊCH VỤ PHỤ TRỢ BẢO HIỂM

Mục 1. ĐẠI LÝ BẢO HIỂM

Điều 62. Điều kiện đối với tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm

Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 125 Luật Kinh doanh bảo hiểm và các điều kiện sau:

1. Đối với tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm là tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài:

a) Phải thành lập bộ phận chuyên trách để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm;

b) Người đứng đầu bộ phận chuyên trách thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm. Trường hợp không có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm thì phải có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành khác và chứng chỉ bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính;

c) Tại mỗi chi nhánh của tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải đảm bảo tối thiểu 3 nhân viên được đào tạo và có chứng chỉ đại lý bảo hiểm phù hợp với loại hình bảo hiểm mà tổ chức tín dụng làm đại lý. Tại mỗi phòng giao dịch của tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải đảm bảo tối thiểu 1 nhân viên được đào tạo và có chứng chỉ đại lý bảo hiểm phù hợp với loại hình bảo hiểm mà tổ chức tín dụng làm đại lý;

d) Có hệ thống công nghệ thông tin phù hợp, bảo đảm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm khai thác qua tổ chức đại lý;

đ) Có quy trình giám sát và kiểm soát chất lượng việc thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm của các nhân viên trong tổ chức đại lý. Quy trình giám sát và kiểm soát chất lượng phải đảm bảo các nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý tuân thủ đúng các nguyên tắc hoạt động đại lý, các nội dung được ủy quyền tại hợp đồng đại lý và quy định của pháp luật có liên quan; cho phép doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam tham gia vào quá trình kiểm tra, giám sát đối với chất lượng hoạt động đại lý của nhân viên trong tổ chức đại lý; việc xử lý vi phạm đối với các nhân viên trong tổ chức hoạt động đại lý khi trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý;

e) Tại mỗi chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thiết lập một quầy giao dịch riêng (hoặc bàn giao dịch riêng) để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm, tách biệt với khu vực giao dịch, hoạt động nghiệp vụ khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Đối với các tổ chức khác hoạt động đại lý bảo hiểm:

a) Tổ chức phải có tối thiểu 3 nhân viên trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm;

b) Có quy trình giám sát việc tuân thủ nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm đối với các nhân viên trong tổ chức thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm.

3. Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải duy trì và tuân thủ các điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm trong suốt quá trình hoạt động. Trường hợp không đáp ứng một trong các điều kiện thì tổ chức đó không được thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm cho đến khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định và phải thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày không đáp ứng đủ điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm. Sau 6 tháng kể từ ngày thông báo mà tổ chức đó vẫn không đáp ứng đủ điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải chấm dứt hợp đồng đại lý bảo hiểm.

4. Tổ chức đang thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Mục 2. DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM

Điều 63. Điều kiện về tài chính để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Tổ chức góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

2. Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu phải bảo đảm vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm liền kề trước thời điểm nộp hồ sơ trừ đi vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu lớn hơn hoặc bằng số vốn dự kiến góp.

3. Trường hợp tổ chức góp vốn là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán thì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật. Trường hợp pháp luật liên quan không yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản chấp thuận thì tổ chức góp vốn phải có văn bản chứng minh việc này.

4. Trường hợp tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài tham gia góp vốn có công ty con thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm thì phải đảm bảo tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài không có lỗ lũy kế đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và có tổng tài sản không thấp hơn 2 triệu Đô la Mỹ vào năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

5. Tổ chức góp từ 10% vốn điều lệ trở lên phải có báo cáo tài chính 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép được kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần; tổ chức góp dưới 10% vốn điều lệ phải có báo cáo tài chính năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép được kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần.

Điều 64. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Dự thảo điều lệ công ty theo quy định tại Luật Doanh nghiệp.

3. Phương án hoạt động 05 năm đầu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh đề nghị cấp Giấy phép, trong đó nêu rõ các nội dung hoạt động dự kiến triển khai và hiệu quả kinh doanh của việc thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

4. Bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu hoặc giấy tờ tương đương của người nước ngoài do pháp luật nước ngoài quy định; sơ yếu lý lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ và tài liệu khác chứng minh đáp ứng tiêu chuẩn của người dự kiến được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật.

5. Danh sách cổ đông, thành viên góp từ 10% vốn điều lệ trở lên là tổ chức và các giấy tờ kèm theo sau đây:

a) Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác;

b) Bản sao Điều lệ công ty;

c) Văn bản của cấp có thẩm quyền của tổ chức góp vốn quyết định việc tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

d) Văn bản ủy quyền, bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức góp vốn;

đ) Bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho 03 năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp phép đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều 63 Nghị định này;

e) Tài liệu chứng minh tổ chức tham gia góp vốn đáp ứng quy định tại điểm a khoản 5 Điều 133 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

6. Hồ sơ của cổ đông, thành viên góp vốn dưới 10% vốn điều lệ là tổ chức:

a) Tài liệu quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 5 Điều này;

b) Bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều 63 Nghị định này.

7. Trường hợp tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài có công ty con thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm thì phải nộp bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của công ty con; bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép của công ty con đó đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều 63 Nghị định này.

8. Tài liệu đối với cổ đông, thành viên góp vốn là cá nhân:                                               

a) Bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu hoặc giấy tờ tương đương của người nước ngoài do pháp luật nước ngoài quy định;

b) Xác nhận của ngân hàng về số dư tiền đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi gửi tại ngân hàng.

9. Xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về mức vốn điều lệ gửi tại tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng không thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định tại Điều 81 Nghị định này. Trong đó, nêu rõ số tiền góp vốn của từng cổ đông, thành viên, số tiền phong tỏa, mục đích phong tỏa, thời hạn phong tỏa và điều kiện để mở phong tỏa.

10. Biên bản họp của tổ chức, cá nhân góp vốn về việc:

a) Nhất trí góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần môi giới bảo hiểm kèm theo danh sách các cổ đông, thành viên và cổ đông, thành viên sáng lập;

b) Thông qua dự thảo Điều lệ Công ty.

11. Văn bản về việc ủy quyền cho một cá nhân, tổ chức thay mặt cho các cổ đông, thành viên góp vốn để thực hiện các thủ tục đề nghị cấp giấy phép.

12. Trường hợp tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đang trực tiếp thực hiện môi giới bảo hiểm thì phải có văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đặt trụ sở chính xác nhận:

a) Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam. Trường hợp quy định của nước nơi tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đặt trụ sở chính không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có văn bản xác nhận của cấp có thẩm quyền theo quy định;

b) Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm;

 c) Không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về môi giới bảo hiểm của nước nơi tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đặt trụ sở chính trong 03 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

13. Trường hợp tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài có công ty con thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm thì phải có văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức đặt trụ sở chính xác nhận:

a) Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam. Trường hợp quy định của nước nơi tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đặt trụ sở chính không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có văn bản xác nhận của cấp có thẩm quyền theo quy định;

b) Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đang trong tình trạng tài chính lành mạnh và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý tại nước nơi tổ chức đặt trụ sở chính;

c) Không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về môi giới bảo hiểm của nước tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đặt trụ sở chính trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép.

14. Văn bản cam kết của tổ chức, cá nhân góp vốn đối với việc đáp ứng điều kiện để được cấp Giấy phép theo quy định tại Điều 63 Nghị định nàyĐiều 133 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

15. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức Việt Nam góp vốn đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được phép góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo quy định pháp luật. Trường hợp pháp luật liên quan không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì tổ chức góp vốn phải có văn bản chứng minh việc này.

16. Văn bản chứng minh tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu đáp ứng khoản 2 Điều 63 Nghị định này.

Điều 65. Tiêu chuẩn hồ sơ, tài liệu, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Tiêu chuẩn chung về việc nộp, bổ sung hồ sơ, tài liệu, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thực hiện theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định này.

Điều 66. Thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

1. Hồ sơ thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:

 a) Văn bản đề nghị thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

 b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty về việc thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính;

c) Bằng chứng về quyền sử dụng địa điểm đặt trụ sở chính (đối với việc thay đổi trụ sở chính).

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích rõ lý do.

Điều 67. Tăng vốn điều lệ

1. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn tăng vốn điều lệ phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Việc tăng vốn điều lệ được thực hiện bằng Đồng Việt Nam;

b) Cổ đông, thành viên góp vốn không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân khác để tăng vốn điều lệ cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

2. Hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc để tăng vốn điều lệ đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:

a) Văn bản đề nghị thay đổi vốn điều lệ theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty về việc tăng vốn điều lệ, trong đó nêu rõ số vốn tăng thêm, phương thức tăng vốn và thời gian thực hiện;

c) Phương án huy động và sử dụng vốn điều lệ;

d) Danh sách cổ đông hoặc thành viên dự kiến sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sau khi tăng vốn; tài liệu chứng minh các cổ đông hoặc thành viên này đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 133 Luật Kinh doanh bảo hiểmĐiều 63 Nghị định này. Quy định này không áp dụng đối với các cổ đông hoặc thành viên đã sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm trước khi tăng vốn và không áp dụng đối với trường hợp tăng vốn điều lệ theo phương thức chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng.

3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận về nguyên tắc. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

4. Đối với trường hợp tăng vốn điều lệ theo phương thức chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng, sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện phát hành theo quy định của Luật Chứng khoán.

5. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải hoàn thành việc tăng vốn và nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ bao gồm:

a) Báo cáo tóm tắt về kết quả thực hiện việc tăng vốn điều lệ theo phương án tăng vốn đã được Bộ Tài chính chấp thuận;

b) Xác nhận của ngân hàng về việc các cổ đông hoặc thành viên góp vốn đã nộp đủ số vốn tăng thêm cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm vào tài khoản phong tỏa hoặc xác nhận đã đăng ký bổ sung chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong trường hợp tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu;

c) Các tài liệu theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều này đối với trường hợp tăng vốn điều lệ theo phương thức chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng.

6. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thành việc tăng vốn, Bộ Tài chính cấp Giấy phép điều chỉnh cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

7. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc tăng vốn điều lệ, nếu doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không thực hiện được phương án thay đổi mức vốn đã được chấp thuận thì phải báo cáo Bộ Tài chính phương án xử lý.

Điều 68. Giảm vốn điều lệ

1. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn giảm vốn điều lệ phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Vốn điều lệ sau khi giảm phải đáp ứng quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định tại Điều 81 Nghị định này;

b) Vốn chủ sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất không thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định pháp luật.

2. Hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc để giảm vốn điều lệ đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, bao gồm các tài liệu sau:

a) Văn bản đề nghị giảm vốn điều lệ theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty về việc giảm vốn điều lệ, trong đó nêu rõ số vốn giảm, phương thức giảm vốn và thời gian thực hiện;

c) Phương án giảm vốn điều lệ, trong đó chứng minh được doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;

d) Tài liệu chứng minh doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận về nguyên tắc. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

4. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc về việc giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoàn thành việc giảm vốn và nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ bao gồm:

a) Báo cáo tóm tắt về kết quả thực hiện việc giảm vốn điều lệ theo phương án đã được Bộ Tài chính chấp thuận trong đó nêu rõ kết quả các chỉ tiêu tài chính sau khi hoàn thành việc giảm vốn điều lệ;

b) Bằng chứng chứng minh doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã hoàn tất việc chi trả, thanh toán cho các cổ đông hoặc thành viên góp vốn đủ số vốn giảm.

5. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ báo cáo hoàn thành việc giảm vốn, Bộ Tài chính cấp Giấy phép điều chỉnh cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

6. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc đề nghị giảm vốn điều lệ, nếu doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không thực hiện được phương án giảm vốn đã được chấp thuận thì phải báo cáo Bộ Tài chính phương án xử lý.

7. Không thực hiện việc giảm vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Điều 69. Thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động

1. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn mở rộng nội dung, phạm vi, thời hạn hoạt động được quy định trong Giấy phép thành lập và hoạt động phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Người đứng đầu bộ phận nghiệp vụ mở rộng phải đáp ứng tiêu chuẩn tại Điều 80 Nghị định này (đối với việc mở rộng nội dung, phạm vi hoạt động);

b) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ xin mở rộng nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;

c) Vốn chủ sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất không thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu được quy định tại Điều 81 Nghị định này.

2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn thu hẹp nội dung, phạm vi, thời hạn hoạt động được quy định trong Giấy phép thành lập và hoạt động phải bảo đảm không gây thiệt hại đến các nghĩa vụ hiện tại đối với nhà nước, quyền lợi của bên mua bảo hiểm và các đối tượng khác có liên quan.

3. Hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động bao gồm:

a) Văn bản đề nghị thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty về việc thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;

c) Các tài liệu chứng minh doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép điều chỉnh cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

Điều 70. Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp dẫn đến cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu 10% vốn điều lệ trở lên hoặc giảm xuống dưới 10% vốn điều lệ

1. Việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp dẫn đến cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu 10% vốn điều lệ trở lên hoặc giảm xuống dưới 10% vốn điều lệ phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Không gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm, người lao động và Nhà nước;

b) Tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan;

c) Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 133 Luật Kinh doanh bảo hiểmĐiều 63 Nghị định này.

2. Hồ sơ đề nghị chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp dẫn đến cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu 10% vốn điều lệ trở lên hoặc giảm xuống dưới 10% vốn điều lệ; bao gồm:

a) Văn bản đề nghị chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty về việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp;

c) Danh sách cổ đông (hoặc thành viên) góp vốn, vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hình thành sau khi chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp;

d) Bản sao từ sổ gốc hoặc được chứng thực của hợp đồng nguyên tắc về việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp (trừ trường hợp doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán);

đ) Các tài liệu chứng minh tổ chức, cá nhân góp vốn đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận nguyên tắc. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

4. Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp theo phương án đã được chấp thuận, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải báo cáo Bộ Tài chính kết quả thực hiện. Hồ sơ báo cáo hoàn thành việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp bao gồm các tài liệu sau:

a) Báo cáo hoàn thành việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp;

b) Báo cáo hoàn thành nghĩa vụ thuế phát sinh từ việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp.

5. Trường hợp không thực hiện được phương án đã được chấp thuận, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải báo cáo Bộ Tài chính phương án xử lý.

6. Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của doanh nghiệp môi giới về kết quả thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, Bộ Tài chính cấp Giấy phép điều chỉnh cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích lý do.

Điều 71. Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp

1. Việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đáp ứng các điều kiện sau:

a) Không gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm, người lao động và Nhà nước;

b) Tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan;

c) Tổ chức, cá nhân dự kiến góp vốn vào doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sau khi hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 133 Luật Kinh doanh bảo hiểmĐiều 63 Nghị định này;

d) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hình thành khi sau chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 133 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

2. Hồ sơ đề nghị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp bao gồm:

a) Văn bản đề nghị được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp;

c) Báo cáo về phương án phân chia, xử lý hợp đồng còn hiệu lực với khách hàng, nghĩa vụ nợ, nghĩa vụ với Nhà nước, cam kết với người lao động khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp;

d) Danh sách cổ đông (hoặc thành viên) góp vốn, vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hình thành sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp;

đ) Bản sao từ sổ gốc hoặc được chứng thực của hợp đồng nguyên tắc về chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp;

e) Ý kiến của cơ quan thẩm định giá, trong đó nêu rõ việc xác định tỷ lệ chuyển đổi cổ phần hoặc định giá phần vốn góp (đối với trường hợp hợp nhất, sáp nhập); xác định giá trị tài sản phân chia cho các bên (đối với trường hợp chia, tách);

g) Bản sao từ sổ gốc hoặc được chứng thực của báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho 03 năm liền kề trước năm xin hợp nhất, sáp nhập của tổ chức sáp nhập, hợp nhất với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

h) Các tài liệu chứng minh tổ chức, cá nhân góp vốn, người quản trị điều hành và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm dự kiến được thành lập sau khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận nguyên tắc. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải nêu rõ lý do.

4. Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp theo phương án đã được chấp thuận, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải báo cáo Bộ Tài chính kết quả thực hiện. Trường hợp không thực hiện được phương án đã được chấp thuận, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải báo cáo Bộ Tài chính phương án xử lý.

5. Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm về kết quả thực hiện phương án chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, Bộ Tài chính cấp Giấy phép điều chỉnh theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

Điều 72. Điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục giải thể doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

1. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

2. Việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

b) Nợ thuế;

c) Các khoản nợ khác.

3. Sau khi hoàn thành việc thanh toán các khoản nợ theo quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm gửi Bộ Tài chính hồ sơ giải thể, bao gồm:

a) Văn bản đề nghị giải thể do người đại diện theo pháp luật ký, trong đó nêu rõ lý do giải thể theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty;

c) Bằng chứng chứng minh doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã thực hiện hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản và cam kết không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại tòa án hoặc cơ quan trọng tài, gồm các tài liệu sau: Báo cáo việc thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của pháp luật; Báo cáo việc thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước và các chủ nợ khác; Bản sao công chứng giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế; Các tài liệu chứng minh khác (nếu có);

d) Giấy phép thành lập và hoạt động.

4. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ.

5. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài chính ra quyết định giải thể doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

6. Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, những người quy định tại khoản 4 Điều này phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết, số thuế chưa nộp, số nợ khác chưa thanh toán và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 05 năm kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể đến Bộ Tài chính.

Điều 73. Bổ nhiệm, thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng thành viên), Tổng giám đốc (Giám đốc)

1. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản khi bổ nhiệm, thay đổi các chức danh sau:

a) Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên;

b) Tổng Giám đốc (Giám đốc).

2. Hồ sơ bổ nhiệm, thay đổi các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm các tài liệu sau:

a) Văn bản đề nghị bổ nhiệm, thay đổi theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty;

c) Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu hoặc giấy tờ tương đương của người nước ngoài do pháp luật nước ngoài quy định đáp ứng quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định này; Bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; sơ yếu lý lịch đáp ứng quy định tại điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định này; bản sao văn bằng, chứng chỉ, tài liệu chứng minh trình độ, kinh nghiệm và năng lực chuyên môn của người dự kiến được bổ nhiệm hoặc thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng thành viên), Tổng giám đốc (Giám đốc);

d) Hợp đồng lao động dự kiến giữa doanh nghiệp môi giới bảo hiểm với người dự kiến được bổ nhiệm là Tổng giám đốc (Giám đốc);

đ) Văn bản cam kết của người dự kiến được bổ nhiệm hoặc thay đổi sẽ làm việc cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận;

e) Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng thành viên), Tổng giám đốc (Giám đốc) phải đáp ứng quy định tại các điểm a, b, d, h khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 15 Nghị định này.

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

Điều 74. Mở chi nhánh, văn phòng đại diện và các hình thức hiện diện thương mại khác tại nước ngoài của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

1. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn mở chi nhánh, văn phòng đại diện và các hình thức hiện diện thương mại khác tại nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Vốn chủ sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất không thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu được quy định tại Điều 81 Nghị định này;

b) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mở chi nhánh, văn phòng đại diện;

c) Có Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, các hình thức hiện diện thương mại khác;

d) Đáp ứng quy định pháp luật của nước ngoài nơi doanh nghiệp mở chi nhánh, văn phòng đại diện, các hình thức hiện diện thương mại khác.

2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện, các hình thức hiện diện thương mại khác tại nước ngoài bao gồm:

a) Văn bản đề nghị mở chi nhánh, văn phòng đại diện, các hình thức hiện diện thương mại khác tại nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty về việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc các hiện diện thương mại khác tại nước ngoài;

c) Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, các hình thức hiện diện thương mại khác theo quy định pháp luật;

d) Hồ sơ đề nghị chấp thuận việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện, các hình thức hiện diện thương mại khác tại nước ngoài phải đáp ứng quy định tại các điểm a, b, d và h khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 15 Nghị định này.

3. Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận việc doanh nghiệp môi giới bảo hiểm mở chi nhánh, văn phòng đại diện, các hình thức hiện diện thương mại khác tại nước ngoài. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

4. Sau khi hoàn thành việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện, các hình thức hiện diện thương mại khác tại nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thông báo cho Bộ Tài chính theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Nghị định này.

Điều 75. Hồ sơ, trình tự, thủ tục ghi nhận thông báo về việc mở, chấm dứt, thay đổi địa điểm chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam

1. Hồ sơ thông báo về việc mở, chấm dứt, thay đổi địa điểm chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm:

a) Báo cáo về việc mở, chấm dứt, thay đổi địa điểm chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm gồm các nội dung: tên, địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện; nội dung hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện; thông tin của Giám đốc chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện, các thông tin thay đổi đối với chi nhánh, văn phòng đại diện;

b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp môi giới bảo hiểm về việc mở, chấm dứt, thay đổi địa điểm chi nhánh, văn phòng đại diện;

c) Bằng chứng về quyền sử dụng địa điểm đặt chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có).

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thông báo tại khoản 1 Điều này, Bộ Tài chính có văn bản ghi nhận việc mở, chấm dứt, thay đổi địa điểm chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Điều 76. Tiêu chuẩn chung của người quản lý của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

1. Có quyền quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

2. Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, không bị xử lý kỷ luật dưới hình thức sa thải do vi phạm quy trình nội bộ trong 03 năm liên tục trước thời điểm được bổ nhiệm; không bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật tại thời điểm được bầu, bổ nhiệm.

Điều 77. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên

1. Các tiêu chuẩn chung theo quy định tại Điều 76 Nghị định này.

2. Có bằng đại học trở lên.

3. Trực tiếp làm việc trong một hoặc các lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng tối thiểu 05 năm đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên; tối thiểu 03 năm đối với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên.

4. Không được đồng thời làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác tại Việt Nam.

Điều 78. Tiêu chuẩn của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật

1. Các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 76 Nghị định này.

2. Có bằng đại học trở lên.

3. Có chứng chỉ bảo hiểm hoặc chứng chỉ môi giới bảo hiểm do các cơ sở đào tạo được thành lập hợp pháp trong và ngoài nước cấp. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp đã có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm.

4. Có tối thiểu 05 năm trực tiếp làm việc trong một hoặc các lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, trong đó có tối thiểu 03 năm giữ vị trí là người quản lý, người kiểm soát của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm hoặc người quản lý, người kiểm soát của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam hoặc người quản lý của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

5. Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.

6. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng các điều kiện về việc đảm nhiệm chức vụ sau đây:

a) Không được đồng thời làm việc cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác tại Việt Nam; không được là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác tại Việt Nam;

b) Chỉ được kiêm nhiệm chức danh người đứng đầu của tối đa 01 chi nhánh hoặc văn phòng đại diện hoặc bộ phận nghiệp vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

c) Không được đồng thời làm việc cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam; không được là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 79. Tiêu chuẩn của Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng

1. Các tiêu chuẩn chung theo quy định tại Điều 76 Nghị định này.

2. Có bằng đại học trở lên.

3. Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm làm việc trong một hoặc các lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng.

4. Có chứng chỉ bảo hiểm hoặc chứng chỉ môi giới bảo hiểm do các cơ sở đào tạo được thành lập hợp pháp trong và ngoài nước cấp. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp đã có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm.

5. Đối với kế toán trưởng, ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn tại khoản 1, khoản 2 Điều này, phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của kế toán trưởng quy định tại các văn bản pháp luật về kế toán.

Điều 80. Tiêu chuẩn đối với trưởng bộ phận nghiệp vụ

1. Các tiêu chuẩn chung theo quy định tại Điều 76 Nghị định này.

2. Có bằng đại học trở lên.

3. Có tối thiểu 03 năm trực tiếp làm việc trong một hoặc các lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng.

4. Có chứng chỉ bảo hiểm hoặc chứng chỉ môi giới bảo hiểm do các cơ sở đào tạo được thành lập hợp pháp trong và ngoài nước cấp. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp đã có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm.

Điều 81. Vốn của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

1. Mức vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:

a) Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm: 05 tỷ đồng Việt Nam;

b) Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 10 tỷ đồng Việt Nam.

2. Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải duy trì nguồn vốn chủ sở hữu đáp ứng các quy định sau đây:

a) Đối với các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã được cấp phép trước ngày 01 tháng 01 năm 2023: trước ngày 01 tháng 01 năm 2028, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn pháp định quy định tại khoản 6 Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP; từ ngày 01 tháng 01 năm 2028, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn điều lệ tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Đối với các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã được cấp phép kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn điều lệ tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Hằng quý, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đánh giá lại nguồn vốn chủ sở hữu. Trường hợp nguồn vốn chủ sở hữu chưa đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện thủ tục đề nghị tăng vốn trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày kết thúc quý và phải hoàn thành việc tăng vốn bảo đảm đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc quý.

4. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực có số vốn điều lệ thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều này thì trước ngày 01 tháng 01 năm 2028 phải hoàn thành việc bổ sung đủ vốn điều lệ đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 82. Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

1. Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm:

a) Hoa hồng từ hoạt động môi giới bảo hiểm gốc, hoạt động môi giới tái bảo hiểm;

b) Phí dịch vụ từ hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;

c) Phí dịch vụ từ hoạt động khác liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm;

d) Doanh thu hoạt động tài chính: Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán; Thu lãi tiền gửi, lãi trên số tiền cho vay; Thu cho thuê tài sản; Thu khác theo quy định pháp luật.

đ) Thu nhập hoạt động khác: Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; Các khoản nợ khó đòi đã xóa nay thu hồi được; Thu khác theo quy định pháp luật.

2. Nguyên tắc xác định doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:

a) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hạch toán hoa hồng môi giới bảo hiểm vào doanh thu tương ứng với thời điểm hạch toán doanh thu phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.

Đối với các khoản phải chi để giảm thu như giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm, hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm: hạch toán vào giảm doanh thu ngay khi hoạt động kinh tế phát sinh, có bằng chứng chấp thuận của các bên, không phân biệt đã chi tiền hay chưa chi tiền;

b) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hạch toán phí dịch vụ từ hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, phí dịch vụ từ hoạt động khác liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm vào doanh thu khi hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền;

c) Doanh thu hoạt động tài chính: Thực hiện theo quy định chung về chế độ kế toán doanh nghiệp đối với doanh thu hoạt động tài chính;

d) Thu nhập hoạt động khác: Thực hiện theo quy định chung về chế độ kế toán doanh nghiệp đối với thu nhập khác.

Điều 83. Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là các khoản phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ liên quan đến nội dung hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và phải có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định pháp luật, bao gồm:

1. Chi phí hoạt động môi giới bảo hiểm:

a) Chi hoạt động môi giới bảo hiểm gốc, hoạt động môi giới tái bảo hiểm;

b) Chi cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;

c) Chi hoạt động khác liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm;

d) Chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;

đ) Các khoản chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.

2. Chi phí hoạt động tài chính:

a) Chi phí cho thuê tài sản;

b) Chi thủ tục phí ngân hàng, trả lãi tiền vay;

c) Chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.

3. Chi phí hoạt động khác:

a) Chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;

b) Chi phí cho việc thu hồi khoản nợ phải thu khó đòi đã xóa nay thu hồi được;

c) Chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.

Mục 3. DỊCH VỤ PHỤ TRỢ BẢO HIỂM

Điều 84. Điều kiện văn bằng, chứng chỉ, tiêu chuẩn đối với cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm

1. Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tư vấn phải đáp ứng một trong các điều kiện về văn bằng, chứng chỉ như sau:

a) Có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm;

b) Có bằng đại học trở lên về chuyên ngành khác và có chứng chỉ tư vấn bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp tương ứng với loại hình bảo hiểm thực hiện tư vấn.

2. Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động đánh giá rủi ro bảo hiểm phải đáp ứng một trong các điều kiện về văn bằng, chứng chỉ như sau:

a) Có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm;

b) Có bằng đại học trở lên về chuyên ngành khác và có chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp tương ứng với loại hình bảo hiểm thực hiện đánh giá rủi ro.

3. Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tính toán bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tại các khoản 2, 3 Điều 29khoản 2 Điều 30 Nghị định này.

4. Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động giám định tổn thất bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, tiêu chuẩn như sau:

a) Có văn bằng từ cao đẳng trở lên phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực giám định;

b) Có chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp tương ứng với các loại nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ thực hiện giám định tổn thất bảo hiểm;

c) Có ít nhất 03 năm công tác trong lĩnh vực giám định.

5. Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện về văn bằng, chứng chỉ như sau:

a) Có văn bằng từ cao đẳng trở lên;

b) Có chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp tương ứng với loại hình bảo hiểm thực hiện hỗ trợ giải quyết bồi thường.

Chương IV

CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ BẢO HIỂM QUA BIÊN GIỚI

Điều 85. Đối tượng cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm, môi giới bảo hiểm qua biên giới

1. Đối tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm, môi giới bảo hiểm qua biên giới (sau đây gọi là cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới) là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài có trụ sở chính tại quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó đã ký kết các điều ước quốc tế về thương mại trong đó có thỏa thuận về cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.

2. Đối tượng sử dụng dịch vụ bảo hiểm cung cấp qua biên giới là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

3. Các dịch vụ tái bảo hiểm, bảo hiểm hàng hải quốc tế, bảo hiểm hàng không quốc tế, môi giới tái bảo hiểm quốc tế thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành và thông lệ tốt nhất.

Điều 86. Các điều kiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Các điều kiện chung:

a) Có Giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính cho phép thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến cung cấp qua biên giới tại Việt Nam và chứng minh doanh nghiệp đang hoạt động hợp pháp ít nhất 10 năm tính tới thời điểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;

b) văn bản của cơ quan quản nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính cho phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam và xác nhận không vi phạm các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước ngoài trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.

2. Các điều kiện về năng lực tài chính:

a) Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ đối với doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài; tối thiểu tương đương 100 triệu đô la Mỹ đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài vào năm tài chính trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;

b) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s hoặc Fitch, “B++” theo A.M.Best, “Baal” theo Moody’s hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghim xếp hạng khác tại năm tài chính trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;

c) Hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liền kề trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.

3. Các điều kiện về khả năng xử lý tổn thất:

a) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải ký quỹ tối thiểu 100 tỷ đồng Việt Nam tại ngân hàng được cấp Giấy phép tại Việt Nam và có thư bảo lãnh thanh toán của ngân hàng đó cam kết thanh toán trong trường hợp trách nhiệm của các hợp đồng bảo hiểm cung cấp qua biên giới tại Việt Nam vượt quá mức ký quỹ bắt buộc. Tiền ký quỹ chỉ được sử dụng để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài mất khả năng thanh toán theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước ngoài nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo thỏa thuận với ngân hàng nơi ký quỹ. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt trách nhiệm đối với các hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;

b) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải có quy trình giải quyết bồi thường trong đó nêu rõ thủ tục, trình tự xử lý tổn thất và thời hạn trả tiền bồi thường cho bên mua bảo hiểm tại Việt Nam. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài hoặc đại diện được ủy quyền phải có mặt tại nơi xảy ra tổn thất trong thời hạn bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm nhận được thông báo tổn thất. Thời hạn giải quyết bồi thường tối đa theo quy định tại Điều 31 Luật Kinh doanh bảo hiểm;

c) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp môi giới bảo hiểm cho trách nhiệm cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.

Điều 87. Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới

1. Cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 143 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

2. Tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 143 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Điều 88. Phương thức thực hiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam

1. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài khi cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải thực hiện thông qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải môi giới cho doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

3. Cá nhân, tổ chức nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam.

Cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới cho các cá nhân, tổ chức không phải là doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam thì phải hợp tác với tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Điều 89. Trách nhiệm của đối tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới

1. Cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp Giấy phép tại Việt Nam có tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định tại Điều 88 Nghị định này các tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định tại Điều 86 Nghị định này.

Cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới, tổ chức trong nước tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới các tài liệu chứng minh cá nhân, tổ chức nước ngoài đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 87 Nghị định này.

2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam có trách nhiệm thực hiện quy định về cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm tại Điều 141 và Điều 142 của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

3. Trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới gửi cho Bộ Tài chính báo cáo tài chính của năm trước liền kề có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập và văn bản nhận xét của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính về tình hình thực hiện các quy định pháp luật của doanh nghiệp.

4. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới; cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới có trách nhiệm nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác có liên quan đến việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam theo quy định pháp luật về thuế.

Điều 90. Trách nhiệm của các đối tượng liên quan đến việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp Giấy phép tại Việt Nam, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định tại Điều 88 Nghị định này có các trách nhiệm sau:

1. Lưu giữ các tài liệu chứng minh đối tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam mà mình cùng tham gia cung cấp bảo hiểm đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 86 Nghị định này; lưu giữ các tài liệu chứng minh cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 87 Nghị định này và cung cấp cho cơ quan chức năng khi được yêu cầu.

2. Hằng quý, báo cáo Bộ Tài chính việc tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, việc sử dụng và tham gia cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới thực hiện trong kỳ tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý. Mẫu báo cáo do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.

3. Sử dụng hoặc tham gia cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới với cá nhân, tổ chức nước ngoài đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 86 Nghị định này.

Chương V

PHỐI HỢP QUẢN LÝ, GIÁM SÁT, THANH TRA, KIỂM TRA ĐỐI VỚI CHI NHÁNH NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Điều 91. Cơ chế phối hợp về quản lý, giám sát chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam

1. Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài thông qua việc chia sẻ thông tin quản lý giám sát đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm và bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững của thị trường bảo hiểm Việt Nam.

2. Việc chia sẻ thông tin với cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài được thực hiện trên cơ sở đề nghị, yêu cầu bằng văn bản đối với từng trường hợp, vụ việc cụ thể hoặc theo cơ chế hợp tác thông qua việc ký kết, tham gia các thỏa thuận quốc tế về hợp tác, chia sẻ thông tin với các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.

3. Nội dung, phạm vi thông tin chia sẻ giữa Bộ Tài chính và cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài thực hiện theo quy định sau:

a) Căn cứ yêu cầu quản lý, giám sát theo từng trường hợp, vụ việc cụ thể, Bộ Tài chính xác định rõ nhu cầu để đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động nghiệp vụ, tình hình tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và việc chấp hành pháp luật về kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;

b) Trong trường hợp nhận được yêu cầu chia sẻ thông tin của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài, Bộ Tài chính đánh giá, xác định rõ mức độ, phạm vi nội dung thông tin có thể chia sẻ cho từng đề nghị, yêu cầu cụ thể, bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước, tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và bí mật kinh doanh;

c) Trong trường hợp chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn theo quy định, Bộ Tài chính có thể chủ động thông tin, chia sẻ cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài về các biện pháp can thiệp sớm, biện pháp kiểm soát áp dụng đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.

4. Việc ký kết thỏa thuận quốc tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam về hợp tác, chia sẻ thông tin với các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài có thể thực hiện song phương, nhiều bên hoặc đa phương theo các khuôn khổ hợp tác khu vực, hợp tác quốc tế của Hiệp hội các cơ quan quản lý bảo hiểm quốc tế (IAIS), bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Thỏa thuận quốc tế.

5. Nội dung của các thỏa thuận quốc tế hợp tác, chia sẻ thông tin với các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài bảo đảm có các quy định sau:

a) Nguyên tắc, phạm vi hợp tác, chia sẻ thông tin;

b) Cách thức đề nghị, yêu cầu cung cấp thông tin;

c) Trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin của các bên tham gia thỏa thuận;

d) Cung cấp thông tin trong một số trường hợp đặc thù, bao gồm trường hợp doanh nghiệp phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài hoặc chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam của các doanh nghiệp này không bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn; trường hợp có khủng hoảng tài chính;

đ) Quy định về bảo mật thông tin và quy định về tham vấn, rà soát định kỳ nội dung thỏa thuận.

Điều 92. Thanh tra, kiểm tra chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam

Việc thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quy định sau:

1. Bộ Tài chính Việt Nam thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam theo quy định pháp luật.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam như sau:

a) Trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính phải thông báo kế hoạch thanh tra, kiểm tra cho Bộ Tài chính;

b) Sau khi kết thúc thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính phải cung cấp kết quả thanh tra, kiểm tra cho Bộ Tài chính.

Chương VI

QUỸ BẢO VỆ NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM

Điều 93. Nguyên tắc quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm

1. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm do Bộ Tài chính quản lý, quyết định sử dụng đảm bảo an toàn, hiệu quả, đúng mục đích.

2. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được quản lý và sử dụng riêng theo từng loại hình bảo hiểm: Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe.

3. Hoạt động đầu tư của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được thực hiện như sau:

a) Nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ chỉ được thực hiện đầu tư tại Việt Nam để mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh, gửi tiền tại các ngân hàng thương mại.

Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Luật Kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực thi hành, toàn bộ số dư của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được thực hiện đầu tư tại Việt Nam để mua trái phiếu Chính phủ;

b) Bộ Tài chính tự thực hiện hoặc ủy thác cho một tổ chức thực hiện đầu tư nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ. Trường hợp ủy thác đầu tư, tổ chức nhận ủy thác đầu tư phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thực hiện hoạt động nhận ủy thác đầu tư phù hợp với nội dung nhận ủy thác đầu tư.

4. Trường hợp cần sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm theo quy định tại khoản 5 Điều này, Bộ Tài chính thành lập Hội đồng xem xét chi trả bảo hiểm với thành phần và nhiệm vụ như sau:

a) Thành phần Hội đồng xem xét chi trả bảo hiểm gồm: đại diện Bộ Tài chính, đại diện Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, đại diện doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm (trong trường hợp Bộ Tài chính chỉ định doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao hợp đồng bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản, mất khả năng thanh toán);

b) Nhiệm vụ của Hội đồng xem xét chi trả bảo hiểm: kiểm tra hồ sơ đề nghị chi trả bảo hiểm; xây dựng phương án sử dụng Quỹ trình Bộ Tài chính phê duyệt (bao gồm phương án chi trả các hợp đồng bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản hoặc mất khả năng thanh toán và phương án sử dụng tài sản Quỹ để thực hiện nhiệm vụ được giao).

Hội đồng xem xét chi trả bảo hiểm được sử dụng dịch vụ thuê ngoài để thực hiện nhiệm vụ được giao;

c) Hội đồng xem xét chi trả bảo hiểm được phép sử dụng con dấu của cơ quan nhà nước được giao quản lý Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm khi thực hiện nhiệm vụ.

5. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng trong các trường hợp sau:

a) Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mất khả năng thanh toán và đã áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán nhưng vẫn không khắc phục được, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm theo quyết định của Bộ Tài chính về việc chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán;

b) Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản và Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng kể từ thời điểm Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản;

c) Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm từ các doanh nghiệp bảo hiểm phá sản hoặc mất khả năng thanh toán thì Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng nhằm bảo đảm bù đắp thiếu hụt giữa tài sản và trách nhiệm bảo hiểm, cũng như thiếu hụt các khoản dự phòng nghiệp vụ tương ứng.

6. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng để trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả tiền bồi thường bảo hiểm; hoàn phí bảo hiểm theo quy định tại hợp đồng bảo hiểm theo đề nghị của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản và thực hiện một lần đối với mỗi hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm, trả giá trị hoàn lại, trả tiền bồi thường bảo hiểm hoặc hoàn phí bảo hiểm; bù đắp thiếu hụt giữa tài sản và trách nhiệm bảo hiểm, cũng như thiếu hụt các khoản dự phòng nghiệp vụ tương ứng cho doanh nghiệp bảo hiểm được chỉ định nhận chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm từ các doanh nghiệp bảo hiểm phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.

7. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài nợ Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm:

a) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải chịu số tiền chậm nộp Quỹ với mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền chậm nộp Quỹ và thời gian tính tiền chậm nộp Quỹ được tính liên tục kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực đến ngày liền kề trước ngày số tiền chậm nộp Quỹ đã nộp vào ngân sách nhà nước.

b) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải hoàn thành việc nộp số tiền còn nợ Quỹ và số tiền chậm nộp Quỹ tại điểm a khoản này trước ngày 01 tháng 01 năm 2024. Sau thời gian này, nếu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài vẫn chưa hoàn thành số tiền còn nợ Quỹ và số tiền chậm nộp Quỹ, Bộ Tài chính yêu cầu tổ chức tín dụng nơi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài nêu trên đang mở tài khoản thực hiện phong tỏa tài khoản để truy thu số tiền còn nợ và số tiền chậm nộp Quỹ.

Điều 94. Nội dung chi của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm

1. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được chi cho các nội dung sau:

a) Trả tiền bảo hiểm, trả giá trị hoàn lại, trả tiền bồi thường bảo hiểm hoặc hoàn phí bảo hiểm theo quy định tại hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mất khả năng thanh toán tại thời điểm Bộ Tài chính có quyết định về việc chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán (đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mất khả năng thanh toán) hoặc tại thời điểm Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản (đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản);

b) Bù đắp thiếu hụt giữa tài sản và trách nhiệm bảo hiểm, cũng như thiếu hụt các khoản dự phòng nghiệp vụ tương ứng cho doanh nghiệp bảo hiểm được chỉ định nhận chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm từ các doanh nghiệp bảo hiểm phá sản hoặc mất khả năng thanh toán;

c) Chi quản lý Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm, bao gồm: Chi phí sửa chữa tài sản, chi phí dịch vụ, chi trả phí dịch vụ ủy thác và các khoản chi khác. Mức chi thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành;

d) Chi thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng xem xét chi trả bảo hiểm do Bộ Tài chính quyết định tại phương án sử dụng tài sản Quỹ để thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 93 Nghị định này.

2. Việc chi trả tiền từ Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm theo điểm a và điểm b khoản 1 Điều này được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

a) Quỹ chỉ chi trả đối với hợp đồng bảo hiểm gốc và chi trả một lần đối với mỗi hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm, trả giá trị hoàn lại, trả tiền bồi thường bảo hiểm hoặc hoàn phí bảo hiểm;

b) Trường hợp chuyển giao hợp đồng bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài khác, số tiền do Quỹ chi trả theo hạn mức quy định tại Điều 95 Nghị định này được chuyển trực tiếp cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài nhận chuyển giao;

c) Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bị mất khả năng thanh toán, Quỹ chỉ chi trả phần chênh lệch giữa số tiền doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải trả theo hợp đồng bảo hiểm và số tiền người được bảo hiểm được nhận từ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;

d) Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản, Quỹ chỉ chi trả phần chênh lệch giữa số tiền doanh nghiệp bảo hiểm phải trả theo hợp đồng bảo hiểm và số tiền người được bảo hiểm được nhận theo quy định pháp luật về phá sản;

đ) Trường hợp người được bảo hiểm có nghĩa vụ trả nợ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm và quy định pháp luật, Quỹ chỉ chi trả phần chênh lệch giữa số tiền người được bảo hiểm được nhận theo hạn mức quy định tại Điều 95 Nghị định này và số tiền người được bảo hiểm còn nợ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

Điều 95. Hạn mức chi trả của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm

1. Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, Quỹ chi trả tối đa 90% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, nhưng không quá 200 triệu đồng Việt Nam/người được bảo hiểm/hợp đồng. Mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tương ứng với từng trường hợp được quy định như sau:

a) Đối với các hợp đồng đã xảy ra sự kiện bảo hiểm nhưng chưa được chi trả quyền lợi bảo hiểm, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm là quyền lợi bảo hiểm được hưởng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;

b) Đối với các hợp đồng mang tính tiết kiệm, có giá trị hoàn lại và đang còn hiệu lực, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm tương ứng với giá trị hoàn lại của hợp đồng tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc phá sản;

c) Đối với các hợp đồng chỉ mang tính bảo vệ, không có giá trị hoàn lại và đang còn hiệu lực, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm tương ứng phần phí bảo hiểm đã đóng cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm;

d) Đối với các hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư đang còn hiệu lực, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm tương ứng với giá trị tài khoản của khách hàng tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc phá sản;

đ) Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có nhiều người được bảo hiểm, hạn mức chi trả tối đa của Quỹ quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều này được áp dụng đối với từng người được bảo hiểm, trừ trường hợp giữa những người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thỏa thuận khác tại hợp đồng bảo hiểm.

2. Đối với hợp đồng bảo hiểm sức khỏe, Quỹ chi trả tối đa 90% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài nhưng không quá 200 triệu đồng Việt Nam/người được bảo hiểm/hợp đồng. Mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tương ứng với từng trường hợp được quy định như sau:

a) Đối với các hợp đồng đã xảy ra sự kiện bảo hiểm nhưng chưa được chi trả quyền lợi bảo hiểm, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài là quyền lợi bảo hiểm được hưởng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;

b) Đối với các hợp đồng bảo hiểm đang còn hiệu lực, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tương ứng với phần phí bảo hiểm đã đóng cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm;

c) Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm sức khỏe có nhiều người được bảo hiểm, hạn mức chi trả tối đa của Quỹ được áp dụng đối với từng người được bảo hiểm, trừ trường hợp giữa những người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có thỏa thuận khác tại hợp đồng bảo hiểm.

 3. Đối với hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ:

a) Đối với hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, Quỹ chi trả tối đa mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thuộc phạm vi bảo hiểm theo quy định pháp luật hiện hành;

b) Đối với hợp đồng bảo hiểm thuộc các nghiệp vụ bảo hiểm khác theo quy định pháp luật, Quỹ chi trả tối đa 80% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, nhưng không quá 100 triệu đồng Việt Nam/hợp đồng;

c) Mức trách nhiệm đối với hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài gồm quyền lợi bảo hiểm được hưởng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm và phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm.

Điều 96. Thủ tục chi trả từ Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phá sản hoặc mất khả năng thanh toán gửi Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:

a) Văn bản đề nghị sử dụng Quỹ theo mẫu quy định tại Phụ lục XVIII Nghị định này;

b) Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về phương án phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm đã được thực hiện xong (đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản);

c) Bảng thống kê danh sách người được bảo hiểm và các hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả tiền bồi thường bảo hiểm; hoàn phí bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không có khả năng thanh toán; các khoản phải thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm; thu đòi người thứ ba tại thời điểm Bộ Tài chính có quyết định về việc chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán (đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mất khả năng thanh toán) hoặc tại thời điểm đã thực hiện xong phương án phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp (đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản);

d) Tài liệu thống kê về dự phòng nghiệp vụ, tài sản tương ứng dự phòng nghiệp vụ của danh mục hợp đồng dự kiến chuyển giao của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản, số tiền bù đắp thiếu hụt giữa tài sản và trách nhiệm bảo hiểm, cũng như thiếu hụt các khoản dự phòng nghiệp vụ tương ứng cho doanh nghiệp bảo hiểm được chỉ định nhận chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm từ các doanh nghiệp bảo hiểm phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.

2. Trong thời hạn 14 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, Bộ Tài chính thành lập Hội đồng xem xét chi trả bảo hiểm theo quy định tại khoản 4 Điều 93 Nghị định này.

3. Trong thời hạn 150 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Hội đồng xem xét chi trả bảo hiểm thực hiện các công việc sau:

a) Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ yêu cầu chi trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả tiền bồi thường bảo hiểm; hoàn phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài để xác định chính xác số tiền chi trả; kiểm tra hồ sơ về dự phòng nghiệp vụ, tài sản tương ứng đối với trường hợp chỉ định nhận chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm;

b) Xây dựng phương án chi trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả tiền bồi thường.

4. Sau khi phương án chi trả tiền bảo hiểm được Bộ Tài chính phê duyệt, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày Bộ Tài chính chấp nhận phương án chi trả bảo hiểm, Hội đồng xem xét chi trả bảo hiểm thông báo công khai việc chi trả cho người được bảo hiểm trên các báo hàng ngày (ít nhất trên một tờ báo trung ương hoặc một tờ báo địa phương nơi đặt trụ sở chính, các chi nhánh và địa điểm giao dịch của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài) bằng tiếng Việt trong 03 số liên tiếp, đồng thời niêm yết danh sách các đối tượng được chi trả tại trụ sở chính, các chi nhánh, địa điểm giao dịch của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài. Nội dung thông báo phải nêu rõ địa điểm, thời gian, phương thức chi trả tiền của Quỹ.

5. Hội đồng xem xét chi trả bảo hiểm thực hiện chi trả tiền bảo hiểm từ nguồn kinh phí Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm theo đúng phương án chi trả tiền bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê duyệt.

6. Các đối tượng được Quỹ chi trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả tiền bồi thường bảo hiểm; hoàn phí bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có tên trong bảng thống kê danh sách kèm theo hồ sơ đã được Bộ Tài chính phê duyệt chi trả;

b) Có các giấy tờ chứng minh quyền lợi hợp pháp đối với các khoản tiền chi trả của Quỹ bao gồm: Thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác; hợp đồng bảo hiểm; giấy ủy quyền nhận tiền (nếu có).

Chương VII

NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM LIÊN KẾT ĐẦU TƯ VÀ BẢO HIỂM HƯU TRÍ

Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 97. Nguyên tắc chung

1. Trong suốt quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí, doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo tuân thủ các quy định sau:

a) Duy trì biên khả năng thanh toán cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu là: 200 tỷ đồng Việt Nam (đối với nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư); 300 tỷ đồng Việt Nam (đối với nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí);

b) Vận hành hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm triển khai nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí phải đảm bảo:

a) Theo dõi và quản lý chi tiết từng giao dịch của hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư (đối với nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư) và từng tài khoản bảo hiểm hưu trí (đối với nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí);

b) Kết nối dữ liệu liên quan tới hợp đồng bảo hiểm kịp thời, chính xác giữa các bộ phận nghiệp vụ trong doanh nghiệp; bảo đảm việc trích lập dự phòng nghiệp vụ và ghi nhận doanh thu và chi phí;

c) Để triển khai bảo hiểm liên kết đơn vị, hệ thống công nghệ thông tin phải hỗ trợ kiểm tra thông tin về giá trị tài khoản, số lượng đơn vị quỹ của từng quỹ liên kết đơn vị; đối chiếu khoản phí bảo hiểm chờ phân bổ với số phí bảo hiểm khách hàng đã đóng tính tới thời điểm kết thúc năm tài chính và thời điểm kết thúc năm hợp đồng; theo dõi chi tiết giao dịch bán và mua các đơn vị quỹ của hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị.

3. Doanh nghiệp bảo hiểm triển khai nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí phải bảo đảm các nội dung thông tin về tình hình hoạt động của quỹ liên kết chung, quỹ hưu trí tự nguyện và các quỹ liên kết đơn vị được cập nhật minh bạch, rõ ràng và thường xuyên trên trang thông tin điện tử (website) của doanh nghiệp bảo hiểm với các nội dung tối thiểu sau đây:

a) Kết quả đầu tư và lãi suất đầu tư công bố của quỹ liên kết chung, quỹ hưu trí tự nguyện và các quỹ liên kết đơn vị trong 05 năm liên tiếp gần nhất;

b) Giá bán, giá mua đơn vị của quỹ liên kết đơn vị; giá trị tài sản ròng trên mỗi đơn vị của quỹ liên kết đơn vị vào ngày làm việc ngay sau ngày định giá (trường hợp doanh nghiệp triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị).

Doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm các thông tin về giá bán, giá mua đơn vị quỹ được lưu trữ và có thể tra cứu trên trang thông tin điện tử (website) của doanh nghiệp trong vòng 3 năm.

4. Doanh nghiệp bảo hiểm phải thiết lập công cụ tính toán và hướng dẫn để khách hàng có thể tự xây dựng được kế hoạch bảo hiểm theo từng sản phẩm bảo hiểm doanh nghiệp đang triển khai trên trang thông tin điện tử (website) của doanh nghiệp. Công cụ tính toán phải đáp ứng các nội dung tối thiểu như sau:

a) Đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết chung: Cho phép lựa chọn mức phí bảo hiểm cơ bản, phí bảo hiểm đóng thêm (nếu có) với ít nhất 02 mức lãi suất đầu tư minh họa (bao gồm mức lãi suất cam kết và mức lãi suất giả định do bên mua bảo hiểm lựa chọn), thời hạn đóng phí dự kiến để đánh giá giá trị tài khoản trong thời hạn hợp đồng bảo hiểm hoặc trong thời gian tối thiểu 20 năm;

b) Đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị: Cho phép lựa chọn mức phí bảo hiểm cơ bản, phí bảo hiểm đóng thêm (nếu có), thời hạn đóng phí dự kiến, mức lãi suất dự kiến, các quỹ liên kết đơn vị dự kiến đầu tư để đánh giá giá trị tài khoản trong thời gian tối đa 20 năm;

c) Đối với sản phẩm bảo hiểm hưu trí: Cho phép xây dựng được kế hoạch hưu trí của cá nhân thông qua việc lựa chọn các yếu tố đầu vào như mức lãi suất đầu tư minh họa, quyền lợi hưu trí kỳ vọng nhận được trong tương lai, thời gian đóng phí bảo hiểm dự kiến, thời gian dự kiến hưởng quyền lợi hưu trí định kỳ;

d) Mức lãi suất dự kiến sử dụng trong công cụ tính toán không vượt quá mức lãi suất tối đa sử dụng trong tài liệu minh họa bán hàng của sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, sản phẩm bảo hiểm hưu trí tương ứng;

đ) Số liệu minh họa tại công cụ tính toán đảm bảo thể hiện rõ ràng các dữ liệu tối thiểu sau: quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm; các khoản phí tính cho khách hàng và phí bảo hiểm theo từng năm hợp đồng.

Doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ quy định tại khoản này trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Điều 98. Phí bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư, hợp đồng bảo hiểm hưu trí

1. Phí bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư, hợp đồng bảo hiểm hưu trí gồm:

a) Phí bảo hiểm cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Phí bảo hiểm đóng thêm theo quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Phí bảo hiểm cơ bản:

a) Phí bảo hiểm cơ bản là khoản phí bảo hiểm được xác định dựa trên số tiền bảo hiểm do khách hàng lựa chọn và được quy định tại hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư, hợp đồng bảo hiểm hưu trí. Phí bảo hiểm cơ bản được đóng định kỳ hoặc một lần theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;

b) Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư đóng phí cơ bản định kỳ, trường hợp có quy định về thời gian bắt buộc đóng phí thì thời gian bắt buộc đóng phí không vượt quá 04 năm. Trong thời gian bắt buộc đóng phí, doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư không bị mất hiệu lực nếu khách hàng đã đóng đủ phí bảo hiểm cơ bản và không có giao dịch rút trước giá trị tài khoản.

3. Phí bảo hiểm đóng thêm:

a) Ngoài phần phí bảo hiểm cơ bản, bên mua bảo hiểm có thể đóng thêm phí bảo hiểm để đầu tư vào quỹ liên kết chung (đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết chung) hoặc để mua các đơn vị quỹ liên kết đơn vị (đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị) hoặc để đầu tư vào quỹ hưu trí tự nguyện (đối với sản phẩm bảo hiểm hưu trí);

b) Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư, trong mỗi năm hợp đồng, tổng số phí bảo hiểm đóng thêm không được vượt quá 05 lần mức phí bảo hiểm cơ bản quy năm của năm hợp đồng hiện tại (đối với hợp đồng đóng phí định kỳ) hoặc không vượt quá phí bảo hiểm cơ bản (đối với hợp đồng đóng phí một lần).

Điều 99. Các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm

1. Các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm bao gồm:

a) Phí ban đầu: được dùng để bù đắp chi phí liên quan tới việc khai thác hợp đồng bảo hiểm, chi phí vốn của doanh nghiệp bảo hiểm. Phí ban đầu được khấu trừ theo tỷ lệ phần trăm (%) phí bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Phần phí bảo hiểm sau khi khấu trừ phần phí ban đầu là phần phí đem đi đầu tư và được phân bổ vào quỹ liên kết đầu tư (đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư), quỹ hưu trí tự nguyện (đối với hợp đồng bảo hiểm hưu trí) trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm nhận được phí bảo hiểm;

b) Phí quản lý hợp đồng: được dùng bù đắp chi phí liên quan đến việc duy trì hợp đồng bảo hiểm và cung cấp thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm. Phí quản lý hợp đồng được khấu trừ từ giá trị tài khoản của bên mua bảo hiểm;

c) Phí rủi ro: được dùng để chi trả quyền lợi bảo hiểm rủi ro theo cam kết tại hợp đồng bảo hiểm. Phí rủi ro được khấu trừ từ giá trị tài khoản của bên mua bảo hiểm;

d) Phí quản lý quỹ: được dùng để chi trả cho các hoạt động đầu tư, hoạt động định giá tài sản, hoạt động giám sát và quản lý quỹ. Phí quản lý quỹ được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) giá trị tài sản ròng của quỹ liên kết đầu tư (đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư), quỹ hưu trí tự nguyện (đối với hợp đồng bảo hiểm hưu trí). Phí quản lý quỹ được khấu trừ trước khi xác định kết quả đầu tư của quỹ liên kết đầu tư (đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư), quỹ hưu trí tự nguyện (đối với hợp đồng bảo hiểm hưu trí);

đ) Phí chấm dứt hợp đồng trước hạn (áp dụng đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư): được dùng để bù đắp các khoản chi phí hợp lý có liên quan đến việc bên mua bảo hiểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước hạn. Phí chấm dứt hợp đồng trước hạn được trừ từ giá trị tài khoản của bên mua bảo hiểm;

e) Phí chuyển đổi quỹ liên kết đơn vị (áp dụng đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị): là khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm khi thực hiện chuyển đổi tài sản đầu tư giữa các quỹ liên kết đơn vị;

g) Phí chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí (áp dụng đối với sản phẩm bảo hiểm hưu trí): là khoản phí bên mua bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp bảo hiểm hiện đang quản lý tài khoản bảo hiểm hưu trí khi thực hiện chuyển giao tài khoản bảo hiểm hưu trí sang doanh nghiệp bảo hiểm mới.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tính toán các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm chính xác, công bằng, hợp lý, phù hợp với phương pháp và cơ sở tính phí sản phẩm đã đăng ký với Bộ Tài chính.

3. Các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm phải được thể hiện rõ tại hợp đồng bảo hiểm. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi các mức phí hoặc tỷ lệ các khoản phí áp dụng cho bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho bên mua bảo hiểm bằng văn bản ít nhất 03 tháng trước thời điểm chính thức thay đổi. Mức phí hoặc tỷ lệ phí thay đổi không được vượt quá hạn mức tối đa đã được thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.

Điều 100. Công ty quản lý quỹ

1. Doanh nghiệp bảo hiểm triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết chung, sản phẩm bảo hiểm hưu trí được quyền chủ động quản lý, đầu tư tài sản của quỹ liên kết chung, quỹ hưu trí tự nguyện hoặc ủy thác cho công ty quản lý quỹ đầu tư tài sản của quỹ liên kết chung, quỹ hưu trí tự nguyện hoặc thuê công ty quản lý quỹ quản lý danh mục đầu tư các tài sản của quỹ liên kết chung, quỹ hưu trí tự nguyện.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị phải ủy thác cho công ty quản lý quỹ đã có kinh nghiệm quản lý quỹ thành viên hoặc quỹ mở để đầu tư các tài sản từ các quỹ liên kết đơn vị.

3. Tài sản ủy thác được đăng ký sở hữu và lưu ký trên tài khoản lưu ký dưới tên của doanh nghiệp bảo hiểm. Công ty quản lý quỹ phải quản lý tách biệt các tài sản đầu tư từ quỹ liên kết đầu tư, quỹ hưu trí tự nguyện của doanh nghiệp bảo hiểm với các quỹ khác của doanh nghiệp bảo hiểm và của các khách hàng khác. Công ty quản lý quỹ không được sử dụng tài sản của quỹ liên kết đầu tư, quỹ hưu trí tự nguyện để thực hiện bất kỳ giao dịch hay mục đích nào khác ngoài nội dung quy định tại hợp đồng uỷ thác của doanh nghiệp bảo hiểm.

4. Khi tham gia nhận ủy thác để đầu tư các tài sản từ các quỹ liên kết đơn vị, định kỳ tối thiểu hàng tuần hoặc thời gian ngắn hơn theo thỏa thuận tại hợp đồng ủy thác và trước thời điểm định giá kế tiếp, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm cung cấp thông tin và giá trị các tài sản đầu tư cho doanh nghiệp bảo hiểm. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm phối hợp với ngân hàng giám sát và doanh nghiệp bảo hiểm định kỳ đánh giá giá trị tài sản ròng của quỹ liên kết đơn vị và giá trị tài sản ròng trên một đơn vị của quỹ liên kết đơn vị và báo cáo về danh mục đầu tư, về định giá và tình hình hoạt động của quỹ liên kết đơn vị.

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm đối chiếu các khoản đầu tư của công ty quản lý quỹ và tài khoản lưu ký tại ngân hàng. Doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm thống nhất số liệu quy định tại điểm a và b khoản này tại ngày định giá:

a) Tổng giá trị của phí bảo hiểm được phân bổ vào quỹ liên kết đơn vị (số lượng đơn vị quỹ của bên mua bảo hiểm tại ngày định giá nhân với giá mua của đơn vị quỹ) và giá trị phần đóng góp của chủ sở hữu vào quỹ liên kết đơn vị (số lượng đơn vị quỹ của chủ sở hữu tại ngày định giá nhân với giá mua của đơn vị quỹ);

b) Giá trị tài sản ròng của quỹ liên kết đơn vị.

5. Khi tham gia nhận ủy thác hoặc quản lý danh mục đầu tư các tài sản của quỹ hưu trí tự nguyện, công ty quản lý quỹ phải có tối thiểu 03 nhân viên có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm quản lý quỹ hưu trí hoặc quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm hoặc kinh nghiệm quản lý danh mục đầu tư có thời hạn đầu tư bình quân trên 05 năm. Các nhân viên này phải có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp hoặc là thành viên của Hiệp hội các nhà phân tích tài chính (CFA) hoặc tốt nghiệp đại học, thạc sỹ, tiến sỹ chuyên ngành tài chính hoặc đầu tư.

6. Công ty quản lý quỹ chịu trách nhiệm với bất kỳ sai sót hoặc tổn thất nào gây ra do việc định giá sai theo hợp đồng ủy thác của doanh nghiệp bảo hiểm về quản lý quỹ liên kết đơn vị hoặc tổn thất gây ra từ việc ủy thác hoặc quản lý danh mục đầu tư các tài sản của quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ liên kết chung.

Mục 2. NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM LIÊN KẾT ĐẦU TƯ

Tiểu mục 1. ĐẶC ĐIỂM NGHIỆP VỤ, QUYỀN LỢI BẢO HIỂM CỦA BẢO HIỂM LIÊN KẾT ĐẦU TƯ

Điều 101. Đặc điểm của nghiệp vụ liên kết đầu tư

1. Nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư bao gồm bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị.

2. Sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ liên kết đầu tư có các đặc điểm sau đây:

a) Quyền lợi hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư được tách bạch giữa quyền lợi bảo hiểm rủi ro và quyền lợi đầu tư. Bên mua bảo hiểm không được lựa chọn chỉ tham gia quyền lợi đầu tư mà không tham gia quyền lợi bảo hiểm rủi ro;

b) Cơ cấu phí bảo hiểm được tách bạch giữa phí đem đi đầu tư và phí ban đầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 99 Nghị định này;

c) Bên mua bảo hiểm được hưởng toàn bộ kết quả đầu tư từ phần phí đem đi đầu tư sau khi khấu trừ các khoản phí quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 99 Nghị định này;

d) Bên mua bảo hiểm được linh hoạt trong việc xác định phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.

3. Thời hạn tối thiểu của hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư đóng phí cơ bản định kỳ là 10 năm, thời hạn tối thiểu của hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư đóng phí cơ bản một lần là 5 năm.

Điều 102. Quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư

1. Quyền lợi hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư bao gồm:

a) Quyền lợi bảo hiểm rủi ro quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Quyền lợi đầu tư quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Quyền lợi thưởng khác (nếu có) nhằm tăng giá trị tài khoản trong hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư.

2. Quyền lợi bảo hiểm rủi ro:

a) Quyền lợi bảo hiểm rủi ro bao gồm quyền lợi tử vong và quyền lợi thương tật toàn bộ vĩnh viễn;

b) Quyền lợi bảo hiểm rủi ro phải đáp ứng mức tối thiểu theo các quy định sau:

Đối với các hợp đồng bảo hiểm đóng phí cơ bản một lần: 50.000.000 đồng Việt Nam hoặc 125% của số phí bảo hiểm cơ bản đóng một lần, tùy thuộc vào số nào lớn hơn;

Đối với các hợp đồng bảo hiểm đóng phí cơ bản định kỳ: 50.000.000 đồng Việt Nam hoặc 05 lần của số phí bảo hiểm cơ bản quy năm, tùy thuộc vào số nào lớn hơn;

Doanh nghiệp bảo hiểm có thể cung cấp quyền lợi tử vong với số tiền bảo hiểm thấp hơn mức tối thiểu quy định như trên đối với người được bảo hiểm từ 60 tuổi trở lên, nhưng không thấp hơn 50.000.000 đồng Việt Nam.

3. Quyền lợi đầu tư: là toàn bộ kết quả đầu tư từ phần phí đem đi đầu tư của bên mua bảo hiểm sau khi trừ đi phí quản lý quỹ theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.

4. Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm được tiếp tục cung cấp các quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư theo quy định tại quy tắc, điều khoản sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư đã được Bộ Tài chính phê chuẩn trước ngày Nghị định này có hiệu lực.

Tiểu mục 2. BẢO HIỂM LIÊN KẾT CHUNG

Điều 103. Tên gọi và thiết kế sản phẩm bảo hiểm liên kết chung

1. Tên của sản phẩm bảo hiểm liên kết chung phải phù hợp với tính chất của sản phẩm bảo hiểm và có thành tố “Sản phẩm bảo hiểm liên kết chung”.

2. Giá trị tài khoản của hợp đồng bảo hiểm liên kết chung được hình thành từ phần phí đem đi đầu tư vào quỹ liên kết chung và các quyền lợi khác theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.

3. Doanh nghiệp bảo hiểm phải cam kết lãi suất đầu tư tối thiểu tại hợp đồng bảo hiểm liên kết chung. Trường hợp lãi suất đầu tư của quỹ liên kết chung thấp hơn so với lãi suất cam kết tối thiểu, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm sử dụng tài sản của quỹ chủ sở hữu để bù đắp phần thâm hụt của từng tài khoản của quỹ liên kết chung so với lãi suất cam kết tối thiểu.

4. Giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm liên kết chung là giá trị tài khoản của hợp đồng đó vào ngày chấm dứt hợp đồng trừ đi phí chấm dứt hợp đồng trước hạn.

Điều 104. Thành lập và quản lý quỹ liên kết chung

1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải thành lập một quỹ liên kết chung cho tất cả các hợp đồng bảo hiểm liên kết chung, bảo đảm các tài sản hình thành từ quỹ liên kết chung được tách và quản lý riêng khỏi quỹ chủ sở hữu và các quỹ chủ hợp đồng khác.

2. Quỹ liên kết chung được thành lập trước khi hợp đồng bảo hiểm liên kết chung đầu tiên được giao kết và có tổng giá trị duy trì không thấp hơn 50 tỷ đồng Việt Nam.

3. Doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng kết quả đầu tư tương ứng với số tiền đã đóng góp vào việc thành lập quỹ liên kết chung theo mức lãi suất công bố áp dụng cho các chủ hợp đồng bảo hiểm liên kết chung. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể được hoàn lại một phần hoặc toàn bộ số tiền đã đóng góp nếu vẫn đảm bảo tổng giá trị quỹ liên kết chung không thấp hơn 50 tỷ đồng Việt Nam.

4. Bên mua bảo hiểm được hưởng kết quả đầu tư tương ứng với giá trị tài khoản của mình tại quỹ liên kết chung trong mỗi năm tài chính và không thấp hơn lãi suất cam kết tối thiểu quy định tại hợp đồng bảo hiểm.

5. Quỹ liên kết chung được quản lý và sử dụng đầu tư phù hợp với chế độ tài chính áp dụng đối với các doanh nghiệp bảo hiểm.

Tiểu mục 3. BẢO HIỂM LIÊN KẾT ĐƠN VỊ

Điều 105. Tên gọi và thiết kế sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị

1. Tên của sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị phải phù hợp với tính chất của sản phẩm bảo hiểm và có thành tố “Sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị”.

2. Bên mua bảo hiểm được quyền lựa chọn đầu tư phí vào các quỹ liên kết đơn vị do doanh nghiệp bảo hiểm thành lập, được hưởng toàn bộ kết quả đầu tư và chịu mọi rủi ro đầu tư từ các quỹ liên kết đơn vị đã lựa chọn.

3. Giá trị tài khoản của một hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị được xác định dựa trên giá mua đơn vị quỹ liên kết đơn vị và số đơn vị quỹ liên kết đơn vị tương ứng tại ngày định giá.

4. Giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị bằng giá trị tài khoản của quỹ liên kết đơn vị tại ngày định giá kế tiếp sau ngày bên mua bảo hiểm đề nghị chấm dứt hợp đồng trừ đi phí chấm dứt hợp đồng trước hạn.

5. Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị đóng phí một lần, phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm chỉ được mua các đơn vị của quỹ liên kết đơn vị có tỷ trọng đầu tư không thấp hơn 60% tổng giá trị tài sản của quỹ liên kết đơn vị đó vào danh mục tiền gửi ngân hàng và các chứng khoán có thu nhập cố định khác.

Điều 106. Thành lập quỹ liên kết đơn vị

1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo tối thiểu 02 quỹ liên kết đơn vị dành cho mỗi sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị. Các quỹ liên kết đơn vị có chính sách đầu tư, mục tiêu đầu tư và hạn mức đầu tư riêng biệt, bảo đảm bên mua bảo hiểm có thể phân biệt các quỹ liên kết đơn vị do doanh nghiệp bảo hiểm triển khai.

2. Tên của các quỹ liên kết đơn vị phải rõ ràng, phù hợp với chính sách, mục tiêu đầu tư của từng quỹ liên kết đơn vị.

3. Trước khi hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị đầu tiên được giao kết, doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần quỹ chủ sở hữu để hình thành các tài sản của quỹ liên kết đơn vị phù hợp với chính sách đầu tư, mục tiêu đầu tư và hạn mức đầu tư của từng quỹ liên kết đơn vị và phải bảo đảm giá trị của mỗi quỹ liên kết đơn vị không thấp hơn 50 tỷ đồng Việt Nam.

4. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện bổ sung quỹ liên kết đơn vị mới và quỹ liên kết đơn vị này do Công ty quản lý quỹ trực tiếp quản lý, doanh nghiệp phải bảo đảm giá trị của mỗi quỹ liên kết đơn vị mới này không thấp hơn 50 tỷ đồng Việt Nam.

5. Doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng kết quả đầu tư tương ứng với số tiền đã đóng góp vào quỹ liên kết đơn vị. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể được hoàn lại một phần hoặc toàn bộ số tiền đã đóng góp nếu giá trị của quỹ liên kết đơn vị lớn 50 tỷ đồng Việt Nam. Trường hợp giá trị tài sản ròng của quỹ giảm xuống dưới 30 tỷ đồng Việt Nam vào ngày định giá, doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng quỹ chủ sở hữu để đảm bảo giá trị tài sản ròng không thấp hơn 30 tỷ đồng Việt Nam trong thời hạn 30 ngày.

6. Doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm các tài sản hình thành từ các quỹ liên kết đơn vị phải được tách và quản lý riêng khỏi quỹ chủ sở hữu, các quỹ chủ hợp đồng khác. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thành lập các quỹ liên kết đơn vị và các quỹ liên kết đơn vị này do Công ty quản lý quỹ trực tiếp quản lý, doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm các tài sản hình thành từ các quỹ liên kết đơn vị này phải được tách và quản lý riêng với các quỹ liên kết đơn vị khác.

7. Trong mọi trường hợp, quỹ liên kết đơn vị phải được quản lý và sử dụng đầu tư phù hợp với chính sách đầu tư, mục tiêu đầu tư và hạn mức đầu tư quy định tại Điều 108 Nghị định này.

Điều 107. Mục tiêu đầu tư của các quỹ liên kết đơn vị

1. Mục tiêu đầu tư của các quỹ liên kết đơn vị phải rõ ràng, chi tiết để bên mua bảo hiểm có thể đánh giá một cách khách quan về thực trạng hoạt động của quỹ liên kết đơn vị và những rủi ro mà quỹ liên kết đơn vị có thể gặp phải.

2. Mục tiêu đầu tư phải được thông báo đầy đủ, rõ ràng trong tài liệu giới thiệu sản phẩm và hợp đồng bảo hiểm.

Điều 108. Hạn mức đầu tư của quỹ liên kết đơn vị

1. Hạn mức đầu tư vào từng danh mục tài sản đầu tư của quỹ liên kết đơn vị phải phù hợp với chính sách đầu tư, mục tiêu đầu tư quy định tại phương pháp, cơ sở tính phí của sản phẩm đã đăng ký với Bộ Tài chính và quy định tại khoản 2 Điều này. Việc đầu tư tài sản của quỹ liên kết đơn vị phải đảm bảo tuân thủ quy định chung về nguyên tắc đầu tư tại khoản 2 Điều 99 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15.

2. Hạn mức đầu tư của từng quỹ liên kết đơn vị:

a) Công cụ nợ của Chính phủ: Không hạn chế;

b) Chứng khoán đang lưu hành của các tổ chức phát hành: tối đa 100% tổng giá trị tài sản của quỹ liên kết đơn vị;

c) Chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành: tối đa 10% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó và tối đa 20% tổng giá trị tài sản của quỹ liên kết đơn vị;

d) Trực tiếp đầu tư vào bất động sản, vàng, bạc, kim loại quý, đá quý: 0% tổng giá trị tài sản của quỹ liên kết đơn vị;

đ) Đầu tư vào các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau thuộc các trường hợp sau đây: công ty mẹ, công ty con; các công ty sở hữu trên 35% cổ phần, phần vốn góp của nhau; nhóm công ty con có cùng một công ty mẹ: tối đa 30% tổng giá trị tài sản của quỹ liên kết đơn vị;

e) Đầu tư vào các quỹ đầu tư chứng khoán, cổ phiếu của các công ty đầu tư chứng khoán thành lập và hoạt động tại Việt Nam: 0% giá trị tài sản của quỹ liên kết đơn vị.

3. Hạn mức đầu tư của quỹ liên kết đơn vị có thể sai lệch so với quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do kết quả của việc tăng hoặc giảm giá trị của các tài sản đầu tư, các khoản thanh toán hợp pháp của quỹ liên kết đơn vị và hoạt động chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức phát hành. Trong trường hợp này, quỹ liên kết đơn vị không được tiến hành đầu tư vào các tài sản đang có sai lệch và trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày sai lệch phát sinh, doanh nghiệp bảo hiểm phải yêu cầu công ty quản lý quỹ điều chỉnh lại danh mục đầu tư để đảm bảo các hạn mức đầu tư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính và công bố thông tin cho bên mua bảo hiểm về nguyên nhân của các sai lệch trên, các biện pháp khắc phục và kết quả của việc khắc phục.

4. Trường hợp sai lệch là do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc công ty quản lý quỹ không tuân thủ các hạn mức đầu tư theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này hoặc chính sách đầu tư, mục tiêu đầu tư của quỹ liên kết đơn vị nêu tại phương pháp và cơ sở tính phí của sản phẩm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải yêu cầu công ty quản lý quỹ điều chỉnh lại danh mục đầu tư trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày sai lệch phát sinh.

5. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm đền bù các thiệt hại gây ra cho bên mua bảo hiểm và quỹ liên kết đơn vị trong trường hợp:

a) Không tuân thủ chính sách đầu tư, mục tiêu đầu tư đã được quy định tại phương pháp, cơ sở tính phí đã đăng ký với Bộ Tài chính;

b) Đầu tư vào các tài sản bị hạn chế hoặc đầu tư vượt các hạn mức đầu tư theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

6. Mức đền bù cho bên mua bảo hiểm và quỹ liên kết đơn vị được xác định trên cơ sở thiệt hại thực tế phát sinh. Trường hợp các hoạt động đầu tư theo khoản 5 Điều này có phát sinh lợi nhuận, doanh nghiệp bảo hiểm phải hạch toán toàn bộ lợi nhuận cho quỹ liên kết đơn vị.

7. Hạn mức đầu tư phải được thông báo đầy đủ, rõ ràng trong tài liệu giới thiệu sản phẩm và hợp đồng bảo hiểm.

Điều 109. Định giá quỹ liên kết đơn vị

1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải định giá tài sản của quỹ liên kết đơn vị theo định kỳ tối thiểu một tuần một lần, theo giá trị thị trường hoặc giá trị hợp lý (trong trường hợp không có giá trị thị trường) của các tài sản trong danh mục đầu tư của quỹ liên kết đơn vị. Doanh nghiệp bảo hiểm phải quy định cụ thể ngày định giá trong quy tắc, điều khoản sản phẩm bảo hiểm để thực hiện giao dịch mua, bán các đơn vị quỹ liên kết đơn vị. Trường hợp ngày định giá trùng với ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định pháp luật, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xác định ngày định giá vào ngày làm việc liền sau ngày nghỉ, ngày lễ đó.

2. Việc xác định giá trị tài sản ròng của quỹ liên kết đơn vị phải tuân thủ các nguyên tắc xác định giá trị tài sản ròng của quỹ mở theo quy định của pháp luật hiện hành.

3. Ngân hàng giám sát được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phê duyệt việc xác định giá trị tài sản ròng của quỹ liên kết đơn vị.

4. Doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát phải có cơ chế và quy trình đối chiếu, soát xét, kiểm tra, giám sát bảo đảm hoạt động xác định giá trị tài sản ròng được tính chính xác và phù hợp.

5. Doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong trường hợp có sai sót khi định giá đơn vị của quỹ liên kết đơn vị và phải bồi thường cho bên mua bảo hiểm và quỹ liên kết đơn vị các sai lệch phát sinh từ việc mua, bán các đơn vị quỹ do sai sót trong trường hợp giá trị tài sản ròng của quỹ bị định giá sai với mức độ sai lệch như sau:

a) Đạt từ 0,5% giá trị tài sản ròng trở lên đối với quỹ liên kết đơn vị đầu tư cổ phiếu. Quỹ liên kết đơn vị đầu tư cổ phiếu có chính sách đầu tư không thấp hơn 70% tổng giá trị tài sản vào danh mục cổ phiếu;

b) Đạt từ 0,75% giá trị tài sản ròng trở lên đối với quỹ liên kết đơn vị đầu tư trái phiếu. Quỹ liên kết đơn vị đầu tư trái phiếu có chính sách đầu tư không thấp hơn 70% tổng giá trị tài sản vào danh mục trái phiếu;

c) Đạt từ 1,00% giá trị tài sản ròng trở lên đối với các quỹ liên kết đơn vị khác của doanh nghiệp bảo hiểm.

6. Trường hợp giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ bị định giá sai với mức độ sai sót đạt tới các mức quy định tại khoản 5 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm xây dựng phương án khắc phục, đền bù theo trình tự sau:

a) Xác định lại giá trị tài sản ròng tại từng ngày giao dịch quỹ liên kết đơn vị trong thời gian quỹ bị định giá sai;

b) Xác định các khoản đền bù cho quỹ và các khoản đền bù cho bên mua bảo hiểm từ việc định giá sai tài sản của quỹ tại từng ngày giao dịch. Doanh nghiệp bảo hiểm không phải đền bù cho bên mua bảo hiểm đối với các giá trị sai lệch ít hơn 100.000 đồng nhưng toàn bộ khoản tương ứng với giá trị sai lệch ít hơn 100.000 đồng này phải được đưa vào quỹ.

7. Mức đền bù cho bên mua bảo hiểm và quỹ liên kết đơn vị từ việc mua bán đơn vị quỹ trong trường hợp có sai sót khi định giá đơn vị quỹ liên kết đơn vị được xác định như sau:

a) Trường hợp quỹ bị định giá thấp, mức đền bù cho bên mua bảo hiểm và quỹ liên kết đơn vị được xác định như sau:

Nếu phí bảo hiểm được phân bổ để mua đơn vị quỹ trước thời gian quỹ bị định giá sai và đã bán đơn vị quỹ trong thời gian quỹ bị định giá sai: Mức đền bù cho bên mua bảo hiểm được xác định dựa trên mức độ sai sót và số lượng đơn vị quỹ mà bên mua bảo hiểm đã bán;

Nếu phí bảo hiểm được phân bổ để mua đơn vị quỹ trong thời gian quỹ bị định giá sai và tiếp tục nắm giữ sau thời gian quỹ bị định giá sai: Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm đền bù cho quỹ liên kết đơn vị, mức đền bù được xác định dựa trên mức độ sai sót và số lượng đơn vị quỹ mà bên mua bảo hiểm đã mua và còn tiếp tục nắm giữ sau thời gian bị định giá sai.

b) Trường hợp quỹ bị định giá cao, mức đền bù cho bên mua bảo hiểm và quỹ liên kết đơn vị được xác định như sau:

Nếu phí bảo hiểm được phân bổ để mua đơn vị quỹ trước thời gian quỹ bị định giá sai và đã bán đơn vị quỹ trong thời gian quỹ bị định giá sai: Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm đền bù cho quỹ liên kết đơn vị, mức đền bù được xác định dựa trên mức độ sai sót và số lượng đơn vị quỹ bên mua bảo hiểm đã bán trong thời gian bị định giá sai;

Nếu phí bảo hiểm được phân bổ để mua đơn vị quỹ trong thời gian quỹ bị định giá sai và tiếp tục nắm giữ sau thời gian quỹ bị định giá sai: Mức đền bù cho bên mua bảo hiểm được xác định dựa trên mức độ sai sót và số lượng đơn vị quỹ bên mua bảo hiểm đã mua và còn tiếp tục nắm giữ sau thời gian bị định giá sai.

c) Mọi chi phí đền bù cho bên mua bảo hiểm và quỹ liên kết đơn vị không được hạch toán vào chi phí của quỹ liên kết đơn vị của doanh nghiệp bảo hiểm.

8. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện sai sót, doanh nghiệp bảo hiểm phải báo cáo Bộ Tài chính phương án khắc phục sai sót khi định giá đơn vị quỹ, phương án đền bù thiệt hại cho quỹ, bên mua bảo hiểm trong đó nêu rõ nguyên nhân xảy ra sự việc, thời gian quỹ bị định giá sai, mức độ thiệt hại của quỹ, mức độ thiệt hại của bên mua bảo hiểm, kèm theo danh sách bên mua bảo hiểm có quyền lợi bị ảnh hưởng dự kiến được đền bù và mức đền bù của từng bên mua bảo hiểm. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày có báo cáo Bộ Tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành đền bù thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm và quỹ liên kết đơn vị.

Điều 110. Xác định giá bán và giá mua các đơn vị của quỹ liên kết đơn vị

1. Giá bán là giá một đơn vị của quỹ liên kết đơn vị khi doanh nghiệp bảo hiểm bán cho bên mua bảo hiểm tại ngày định giá.

2. Giá mua là giá một đơn vị của quỹ liên kết đơn vị khi doanh nghiệp bảo hiểm mua của bên mua bảo hiểm tại ngày định giá.

3. Đơn vị của quỹ liên kết đơn vị là tài sản của quỹ liên kết đơn vị được chia thành nhiều phần bằng nhau.

4. Giá bán và giá mua các đơn vị của quỹ liên kết đơn vị được xác định dựa trên giá trị tài sản ròng của mỗi đơn vị của quỹ liên kết đơn vị vào ngày định giá ngay sau ngày khi doanh nghiệp bảo hiểm nhận được yêu cầu mua hoặc bán đơn vị của quỹ liên kết đơn vị. Chênh lệch giữa giá bán và giá mua đơn vị của một quỹ liên kết đơn vị không được vượt quá 5% của giá bán.

5. Giá trị tài sản ròng của mỗi đơn vị của quỹ liên kết đơn vị bằng tổng giá trị của các tài sản có trong quỹ liên kết đơn vị trừ đi các công nợ có liên quan chia cho tổng số đơn vị của quỹ liên kết đơn vị.

Điều 111. Mua và bán các đơn vị của quỹ liên kết đơn vị

1. Bên mua bảo hiểm có quyền mua thêm hoặc bán lại đơn vị quỹ liên kết đơn vị cho doanh nghiệp bảo hiểm.

2. Bên mua bảo hiểm thực hiện mua thêm đơn vị quỹ liên kết đơn vị khi đáp ứng điều kiện sau:

a) Hợp đồng bảo hiểm của bên mua bảo hiểm còn hiệu lực và số tiền yêu cầu mua thêm;

b) Có yêu cầu mua thêm đơn vị quỹ liên kết đơn vị theo mẫu của doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó nêu rõ số tiền muốn mua thêm đơn vị quỹ liên kết đơn vị, tỷ lệ % vào mỗi quỹ liên kết đơn vị và xác nhận trên yêu cầu mua thêm đơn vị quỹ liên kết đơn vị.

3. Bên mua bảo hiểm thực hiện bán lại đơn vị quỹ liên kết đơn vị khi đáp ứng điều kiện sau:

a) Hợp đồng bảo hiểm của bên mua bảo hiểm còn hiệu lực và số đơn vị quỹ muốn bán đáp ứng quy định về số tiền tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm về việc bán đơn vị quỹ liên kết đơn vị của bên mua bảo hiểm;

b) Có yêu cầu bán đơn vị quỹ liên kết đơn vị theo mẫu của doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó nêu rõ số đơn vị quỹ liên kết đơn vị muốn bán hoặc tỷ lệ % vào mỗi quỹ liên kết đơn vị muốn bán hoặc số tiền muốn rút khỏi quỹ liên kết đơn vị và xác nhận trên yêu cầu bán đơn vị quỹ liên kết đơn vị.

4. Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện giải quyết yêu cầu mua thêm hoặc bán lại đơn vị quỹ liên kết đơn vị tại ngày định giá kế tiếp. Giá mua hoặc giá bán đơn vị quỹ liên kết đơn vị được xác định theo quy định tại Điều 110 Nghị định này.

5. Giá trị tài khoản theo hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị của bên mua bảo hiểm thay đổi theo yêu cầu mua thêm hoặc bán lại đơn vị quỹ liên kết đơn vị được tính từ thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm xác định giá mua hoặc giá bán và hoàn tất việc mua, bán đơn vị quỹ liên kết đơn vị theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải quy định rõ giao dịch bán và giao dịch mua từ hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị.

6. Doanh nghiệp bảo hiểm không được phép từ chối việc bên mua bảo hiểm mua thêm hoặc bán lại đơn vị quỹ liên kết đơn vị khi bên mua bảo hiểm đã đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 112. Hội đồng đầu tư quỹ liên kết đơn vị

1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải thành lập Hội đồng đầu tư để tiến hành các hoạt động sau đây:

a) Phê duyệt chính sách, quy trình đầu tư của từng quỹ liên kết đơn vị trên cơ sở thận trọng nhất để đảm bảo an toàn các tài sản của quỹ liên kết đơn vị và phù hợp với mục tiêu, chiến lược đầu tư của từng quỹ liên kết đơn vị đã công bố với khách hàng. Phê duyệt sổ tay định giá và thống nhất sử dụng sổ tay định giá khi sử dụng nhiều hơn 01 Công ty quản lý quỹ liên kết đơn vị. Mọi thay đổi trong quy chế, chính sách và quy trình đầu tư của từng quỹ liên kết đơn vị phải được Hội đồng đầu tư thông qua trước khi áp dụng;

b) Quyết định việc đóng quỹ liên kết đơn vị để chuyển đổi các tài sản sang một quỹ liên kết đơn vị mới có cùng các mục tiêu đầu tư; thay đổi tên của quỹ liên kết đơn vị; chia tách hoặc sáp nhập các đơn vị quỹ liên kết đơn vị hiện có hoặc ngừng định giá đơn vị quỹ liên kết đơn vị và các giao dịch liên quan đến hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp đặc biệt được quy định tại hợp đồng bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên mua bảo hiểm;

c) Phê duyệt việc lựa chọn tài sản đầu tư phù hợp với các hạn mức đầu tư quy định tại Điều 108 Nghị định này;

d) Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và quy định của pháp luật.

2. Hội đồng đầu tư có ít nhất 03 thành viên, trong đó có:

a) 01 thành viên là chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm;

b) 01 thành viên là người lao động trong doanh nghiệp bảo hiểm hoặc công ty mẹ của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Công ty quản lý quỹ có chứng chỉ phân tích đầu tư tài chính (CFA) hoặc chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp hoặc bằng cấp chuyên ngành tương đương và có kinh nghiệm tối thiểu 03 năm quản lý hoạt động của quỹ mở hoặc quỹ liên kết đơn vị;

c) 01 thành viên là luật sư của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc công ty mẹ của doanh nghiệp bảo hiểm; có trình độ chuyên môn về pháp luật trong lĩnh vực đầu tư hoặc có thời gian tối thiểu 5 năm trực tiếp làm việc lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng.

3. Hội đồng đầu tư phải họp định kỳ hàng quý và có thể họp bất thường theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm. Quyết định của Hội đồng đầu tư được thông qua biểu quyết tại các cuộc họp trực tiếp, họp thông qua điện thoại, internet và các phương tiện truyền tin nghe, nhìn, hoặc dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.

Điều 113. Ngân hàng giám sát đối với quỹ liên kết đơn vị

1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng ngân hàng giám sát để thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Lưu ký tài sản của các quỹ liên kết đơn vị phải tuân thủ các quy định hiện hành về thành lập và quản lý quỹ mở;

b) Giám sát việc quản lý tài sản của các quỹ liên kết đơn vị của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc công ty quản lý quỹ được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền thực hiện theo đúng hạn mức đầu tư, mục tiêu, chính sách đầu tư, cơ cấu danh mục đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm và quy định của pháp luật hiện hành tại mọi thời điểm. Trong trường hợp phát hiện vi phạm các quy định pháp luật và hợp đồng ủy thác đầu tư, ngân hàng giám sát phải báo cáo ngay cho Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) và thông báo cho công ty quản lý quỹ trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi phát hiện sự việc đồng thời yêu cầu thực hiện sửa lỗi hoặc thực hiện các hoạt động khắc phục hậu quả của các hành vi vi phạm này trong thời hạn quy định;

c) Giám sát, bảo đảm tính hợp pháp và chỉ thanh toán từ tài sản của quỹ các khoản chi phù hợp với quy định của pháp luật và mục tiêu đầu tư của quỹ;

d) Phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm và công ty quản lý quỹ định kỳ rà soát giá trị tài sản ròng, định giá quỹ liên kết đơn vị, giá trị tài sản ròng trên một đơn vị của quỹ liên kết đơn vị, bảo đảm các giá trị này được tính đúng, chính xác và phù hợp quy định của pháp luật;

đ) Giám sát việc tổ chức thực hiện và thẩm định kết quả hợp nhất, sáp nhập, giải thể, thanh lý tài sản quỹ liên kết đơn vị trong các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm được phép áp dụng các biện pháp trên.

2. Các tài sản của quỹ liên kết đơn vị để ở ngân hàng giám sát đăng ký sở hữu dưới tên của doanh nghiệp bảo hiểm là tài sản thuộc sở hữu của quỹ liên kết đơn vị, không phải của ngân hàng giám sát hoặc công ty quản lý quỹ. Ngân hàng giám sát không được sử dụng tài sản của quỹ liên kết đơn vị để thanh toán, bảo lãnh thanh toán cho các khoản nợ của mình hoặc cho bên thứ ba.

3. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm lập và lưu trữ trong thời gian 10 năm các hồ sơ, chứng từ dưới dạng văn bản và tệp dữ liệu điện tử nhằm xác nhận việc tuân thủ trong hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ và doanh nghiệp bảo hiểm so với các mục tiêu đầu tư của quỹ liên kết đơn vị và quy định của pháp luật. Các tài liệu này phải được cung cấp theo yêu cầu bằng văn bản của Bộ Tài chính.

Mục 3. BẢO HIỂM HƯU TRÍ

Điều 114. Đặc điểm nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí

1. Bảo hiểm hưu trí bao gồm:

a) Bảo hiểm hưu trí cho từng cá nhân;

b) Bảo hiểm hưu trí cho nhóm người lao động (bảo hiểm hưu trí nhóm): bên mua bảo hiểm là chủ sử dụng lao động, người lao động sẽ được nhận toàn bộ quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm sau một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa các bên và được ghi nhận tại hợp đồng bảo hiểm.

2. Sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí có các đặc điểm sau đây:

a) Trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm, người được bảo hiểm bắt đầu nhận quyền lợi bảo hiểm hưu trí khi đạt đến tuổi theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, nhưng không thấp hơn độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại văn bản pháp luật về độ tuổi nghỉ hưu;

b) Cơ cấu phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm hưu trí được tách bạch giữa phí đem đi đầu tư và phí ban đầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 99 Nghị định này;

c) Mỗi người được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm hưu trí cá nhân hay hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm có một tài khoản bảo hiểm hưu trí riêng theo quy định tại Điều 118 Nghị định này.

Điều 115. Quyền lợi bảo hiểm cơ bản của hợp đồng bảo hiểm hưu trí

1. Doanh nghiệp bảo hiểm được chủ động thiết kế sản phẩm bảo hiểm hưu trí nhưng phải bao gồm quyền lợi hưu trí định kỳ theo quy định tại khoản 2 Điều này và quyền lợi bảo hiểm rủi ro theo quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Đối với quyền lợi hưu trí định kỳ, doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm:

a) Quyền lợi hưu trí được chi trả định kỳ đến khi người được bảo hiểm tử vong hoặc tối thiểu 10 năm, tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;

b) Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận về mức hưởng quyền lợi hưu trí mỗi kỳ, số kỳ nhận quyền lợi hưu trí;

c) Tính lãi tích luỹ từ phần quyền lợi hưu trí chưa chi trả cho bên mua bảo hiểm, nhưng không thấp hơn lãi suất đầu tư cam kết tối thiểu thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.

3. Đối với quyền lợi bảo hiểm rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo bên mua bảo hiểm được hưởng trong thời hạn đóng phí bảo hiểm và có thể tiếp tục cung cấp quyền lợi này trong thời gian nhận quyền lợi hưu trí, tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm. Quyền lợi bảo hiểm rủi ro bao gồm tối thiểu các quyền lợi sau:

a) Quyền lợi trợ cấp mai táng:

Khi nhận được yêu cầu thanh toán quyền lợi bảo hiểm tử vong, bất kể thuộc phạm vi bảo hiểm hay không, doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả ngay khoản trợ cấp mai táng cho người thụ hưởng số tiền theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.

b) Quyền lợi bảo hiểm tử vong và quyền lợi thương tật toàn bộ vĩnh viễn:

Khi người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn thuộc phạm vi bảo hiểm và trong thời hạn quy định, doanh nghiệp bảo hiểm chi trả cho người thụ hưởng số tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;

Bên mua bảo hiểm được lựa chọn số tiền bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và được điều chỉnh số tiền bảo hiểm trong thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.

Điều 116. Thiết lập và quản lý quỹ hưu trí tự nguyện

1. Khi triển khai bảo hiểm hưu trí, doanh nghiệp bảo hiểm phải thiết lập quỹ hưu trí tự nguyện, theo dõi, tách và hạch toán riêng doanh thu, chi phí, tài sản và nguồn vốn của quỹ hưu trí tự nguyện với các quỹ chủ hợp đồng khác và quỹ chủ sở hữu.

2. Quỹ hưu trí tự nguyện được hình thành từ phí bảo hiểm và nguồn đóng góp của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Khi thiết lập quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng quỹ chủ sở hữu đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện không thấp hơn 200 tỷ đồng Việt Nam và phải duy trì tối thiểu 200 tỷ đồng Việt Nam tại quỹ này. Doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng phần lãi suất đầu tư đối với phần đóng góp này tương ứng với lãi suất đầu tư công bố của quỹ hưu trí tự nguyện.

4. Quỹ hưu trí tự nguyện được đầu tư phù hợp quy định hạn mức đầu tư quy định Điều 117 Nghị định này.

5. Doanh nghiệp bảo hiểm không được sử dụng tài sản của quỹ hưu trí tự nguyện để chi trả các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật, các khoản nợ và các giao dịch không liên quan đến quỹ hưu trí tự nguyện.

6. Toàn bộ tài sản hình thành từ nguồn phí bảo hiểm phân bổ cho Chủ hợp đồng của quỹ hưu trí tự nguyện thuộc về người được bảo hiểm.

Điều 117. Hạn mức đầu tư của quỹ hưu trí tự nguyện

1. Hạn mức đầu tư vào từng danh mục tài sản đầu tư của quỹ hưu trí tự nguyện phải phù hợp với chính sách đầu tư, mục tiêu đầu tư quy định tại phương pháp, cơ sở tính phí của sản phẩm đã đăng ký với Bộ Tài chính và quy định tại khoản 2 Điều này. Việc đầu tư tài sản của quỹ hưu trí tự nguyện phải đảm bảo tuân thủ quy định chung về nguyên tắc đầu tư tại khoản 2 Điều 99 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15.

2. Hạn mức đầu tư của quỹ hưu trí tự nguyện:

a) Gửi tiền tại tổ chức tín dụng: không hạn chế nhưng tối đa 20% tổng giá trị tài sản đầu tư của quỹ hưu trí tự nguyện vào một tổ chức tín dụng;

b) Công cụ nợ của Chính phủ: không hạn chế và bảo đảm tối thiểu 40% tổng giá trị tài sản đầu tư của quỹ hưu trí tự nguyện;

c) Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp có bảo đảm: tối đa 25% tổng giá trị tài sản đầu tư của quỹ hưu trí tự nguyện;

d) Cổ phiếu (trừ cổ phiếu của các công ty chứng khoán, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính), trái phiếu doanh nghiệp không có bảo đảm, góp vốn vào các doanh nghiệp khác: tối đa 20% tổng giá trị tài sản đầu tư của quỹ hưu trí tự nguyện;

đ) Đầu tư vào cổ phiếu đã phát hành của một doanh nghiệp, trái phiếu doanh nghiệp: tối đa 5% khối lượng mỗi lần phát hành và tối đa 5% tổng giá trị tài sản đầu tư của quỹ hưu trí tự nguyện;

e) Tài sản đầu tư ngoài quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản này: 0% tổng giá trị tài sản đầu tư của quỹ hưu trí tự nguyện.

Điều 118. Tài khoản bảo hiểm hưu trí

1. Tài khoản bảo hiểm hưu trí là tập hợp các khoản phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ đi phí ban đầu, được doanh nghiệp bảo hiểm mở, theo dõi và quản lý tách bạch cho từng người được bảo hiểm.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm phải cam kết lãi suất đầu tư tối thiểu của tài khoản bảo hiểm hưu trí tại hợp đồng bảo hiểm. Cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm công bố lãi suất đầu tư và giá trị tài khoản tích luỹ đến thời điểm đó. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm sử dụng tài sản của quỹ chủ sở hữu để bù đắp cho từng tài khoản bảo hiểm hưu trí phần thâm hụt so với lãi suất đã cam kết. Trường hợp hợp đồng bảo hiểm có thỏa thuận về việc tích lũy các quyền lợi bảo hiểm vào giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí, phần quyền lợi này vẫn được tính lãi tích lũy theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 115 Nghị định này.

3. Người được bảo hiểm không được rút trước hạn tài khoản bảo hiểm hưu trí khi chưa đạt đến độ tuổi nhất định theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp quy định tại Điều 119 Nghị định này.

Điều 119. Rút trước tài khoản bảo hiểm hưu trí

Người được bảo hiểm được quyền yêu cầu rút trước và doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm trả một phần hoặc toàn bộ giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí trong các trường hợp sau đây:

1. Người được bảo hiểm bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Người được bảo hiểm mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định của pháp luật.

3. Người được bảo hiểm là công dân Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền cho phép định cư hợp pháp tại nước ngoài.

4. Người được bảo hiểm được rút trước tài khoản hưu trí để thanh toán các khoản vay (trừ các khoản vay tiêu dùng) của cá nhân tại ngân hàng với điều kiện hợp đồng vay phải có hiệu lực ít nhất 24 tháng trước khi được rút tài khoản hưu trí.

Điều 120. Chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí

1. Khi người được bảo hiểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc mất việc và không còn là thành viên của hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm, người được bảo hiểm có quyền sau đây:

a) Chuyển giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí từ hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm sang hợp đồng bảo hiểm hưu trí cá nhân với giá trị tương ứng tại cùng doanh nghiệp bảo hiểm; hoặc

b) Chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí của mình sang hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm của doanh nghiệp mới. Hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm mới có thể tại cùng doanh nghiệp bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm khác, tùy thuộc doanh nghiệp mới.

2. Đối với trường hợp chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí trong cùng doanh nghiệp bảo hiểm, căn cứ vào văn bản xác nhận đóng phí của bên mua bảo hiểm và văn bản đề nghị chuyển tài khoản của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chuyển tài khoản theo yêu cầu của người được bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm không được phép thu phí chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí.

3. Đối với trường hợp chuyển sang hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm tại doanh nghiệp bảo hiểm mới, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí, bằng chứng chứng minh người được bảo hiểm không tiếp tục tham gia hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm tại doanh nghiệp cũ và là thành viên của hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm mới, doanh nghiệp bảo hiểm phải chuyển toàn bộ giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí tích luỹ đến thời điểm nhận được yêu cầu chuyển tài khoản sang doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao sau khi trừ đi phí chuyển tài khoản (nếu có).

4. Giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí được chuyển giao sẽ tích luỹ theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm mới.

5. Doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao không được phép tính phí ban đầu đối với giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí được chuyển giao.

Điều 121. Tạm thời đóng tài khoản bảo hiểm hưu trí

1. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận về việc tạm thời đóng tài khoản bảo hiểm hưu trí trong trường hợp không có khả năng đóng phí bảo hiểm.

2. Trong thời gian tạm thời đóng tài khoản bảo hiểm hưu trí, doanh nghiệp bảo hiểm không được phép tính bất kỳ khoản phí nào cho bên mua bảo hiểm. Giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí được tích lũy theo tỷ suất đầu tư do doanh nghiệp bảo hiểm công bố hàng năm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm không có nghĩa vụ chi trả quyền lợi bảo hiểm trong thời gian này, trừ trường hợp chi trả quyền lợi hưu trí định kỳ khi người được bảo hiểm đạt đến độ tuổi nhất định hoặc chi trả toàn bộ giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí tích lũy đến thời điểm người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn.

3. Bên mua bảo hiểm có thể yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khôi phục lại tài khoản bảo hiểm hưu trí và tiếp tục đóng phí bảo hiểm.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 122. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Điều 33, các điều quy định tại Mục 6 Chương II, các Điều 81, 82, 83, các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 93 của Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.

3. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đã đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành trước ngày 01 tháng 01 năm 2023 thì không được phép gia hạn khoản đầu tư này.

4. Nghị định này thay thế các văn bản sau:

a) Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểmLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, trừ các Điều 10, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67. Các Điều 10, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67 của Nghị định số 73/2016/NĐ-CP có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2027;

b) Chương III Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính;

c) Điều 1 Nghị định số 80/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểmLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 48/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ.

Điều 123. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đối tượng áp dụng của Nghị định chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các y ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kim sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận T quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn th;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2b).

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG





Lê Minh
Khái

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 46/2023/ND-CP

Hanoi, July 1, 2023

 

DECREE

ON ELABORATION OF THE LAW ON INSURANCE BUSINESS

Pursuant to the Law on Government Organization June 19, 2013; the Law on amendments to the Law on Organization of Government and the Law on Organization of Local Governments dated November 22, 2019;

Pursuant to Law on Social Insurance dated June 16, 2022;

Pursuant to the Law on Enterprises dated June 17, 2020;

Pursuant to the Law on Investment dated June 17, 2020;

At the request of the Minister of Finance;

The Government promulgates a Decree on elaboration of the Law on Insurance Business.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Decree elaborates Clause 2, Article 6, Clause 2, Article 7, Clause 5, Article 11, Point b, Clause 1, Article 64, Point a, Clause 2, Article 64, Clause 3, Article 65, Point dd, Clause 1, Article 67, and Point a Clause 2 Article 67, Clause 6 Article 69, Clause 4 Article 71, Clause 4 Article 74, Clause 2 Article 77, Clause 5 Article 81, Clause 4 Article 83, Clause 5 Article 87, Clause 1 Article 89, Clause 3 Article 93, Clause 6 Article 94, Clause 4 Article 97, Clause 2 Article 98, Point b Clause 1 and Clause 5 Article 99, Clause 5 Article 100, Clause 3 Article 101, Clause 2 Article 102, Clause 3 Article 115, Point d Clause 2 Article 125, Point b Clause 1 and Point a Clause 2 Article 133, Clause 2 Article 134, Clause 4 Article 136, Clause 1 and Clause 3 Article 138, Clause 3 Article 143, Clause 1 Article 152, Clause 3 Article 156, Point b Clause 5, Article 157 of the Law on Insurance Business.

Article 2. Regulated entities

1. Non-life insurers, life insurers, health insurers (hereinafter referred to as insurers), reinsurers, insurance agents, insurance brokers, corporate and individual providers of insurance auxiliary services, mutuals providing microinsurance products.

2. Branches of foreign non-life insurers, foreign reinsurers’ branches (hereinafter referred to as foreign branches in Vietnam); representative offices of foreign insurers, foreign reinsurers, foreign insurance brokers, foreign financial and insurance corporations in Vietnam (hereinafter referred to as representative offices in Vietnam).

3. Policyholders/the assured, the insured, beneficiaries.

4. State regulatory authorities in charge of insurance business affairs.

5. Entities and persons involved in insurance business.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Types of life insurance include:

1. Whole life insurance.

2. Pure endowment insurance.

3. Term life insurance.

4. Endowment insurance.

5. Annuities.

6. Investment-linked insurance (including universal life insurance and unit-linked insurance) prescribed in Chapter VII of this Decree.

7. Retirement insurance specified in Chapter VII of this Decree.

Article 4. Types of non-life insurance

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Property insurance.

2. Cargo insurance.

3. Aviation insurance.

4. Motor vehicle insurance.

5. Fire insurance.

6. Marine hull and liability insurance.

7. Liability insurance.

8. Trade credit risk insurance.

9. Agriculture insurance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



11. Other types of damage insurance.

Article 5. Types of health insurance

Types of health insurance include:

1. Health insurance and personal injury insurance.

2. Medical cost insurance.

Article 6. Rules for creation, management, utilization, and use of database on insurance business

1. Database on insurance business means database specialized in insurance management, which is developed and supervised by the Ministry of Finance.

2. A database on insurance business is a collection of documents, data, and information about insurance business and related activities. It is collected, processed, digitized, integrated, and stored on information technology systems to meet the requirements of policy making, statistics, forecasting, management, and supervision of insurance business activities. The database also creates an environment for the application of basic data analysis models to serve insurance business management and supervision.

3. The creation, management, utilization, and use of database on insurance business must follow the principles below:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The database on insurance business must be maintained in a continuous, stable, and smooth operation. It must show the history of information updates and revisions, and the information must be stored securely and confidentially;

The creation, management, utilization, and use of the database on insurance business must comply with the provisions of the Law on Insurance Business, the Law on Information Technology, the Law on Electronic Transactions; regulations on management, connection and sharing of digital data by state regulatory agencies; regulations on ensuring protection of private life, personal secrets, family secrets, protection of business confidentiality and other relevant laws.

Article 7. Information in the database on insurance business

The database on insurance business includes the following:

1. Category regarding insurers, reinsurers, foreign branches in Vietnam, insurance brokers, mutuals providing microinsurance products, representative offices in Vietnam:

a) Details about Establishment and Operation Licenses, representative office licenses;

b) Details about financial positions and professional operations in reports:

financial statements, operational reports, reports on separate management of equity and premiums, reports on assessment of solvency and risk management, other reports of insurers, reinsurers, foreign branches in Vietnam as per Article 106 of the Law on Insurance Business;

Financial statements, regular operational reports, ad-hoc reports, disclosure of information or data by insurance brokers as per clause 5 Article 138 of the Law on Insurance Business;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Details about: Managers and controllers of insurers, reinsurers and foreign branches in Vietnam; members of the Board of Directors, members of the Board of Members, the Directors, General Directors, legal representatives, Vice Directors or Deputy General Directors, Chief Accountants, heads of operation department of insurance brokers (hereinafter referred to as managers of insurance broker); Presidents of the Board of Directors, General Directors or Directors, Appointed Actuaries of mutual providing microinsurance products. Details about: Date of appointment, date of termination of employment (if any); degrees, certificates, working experience in the fields of insurance, finance, banking, or other fields corresponding to each post specified in Article 80, Clause 1, Article 138 and Clause 3, Article 149 of the Law on Insurance Business.

2. Category regarding policyholders, insured people, subjects insured under insurance policies which are made and effective in a reporting period, including:

a) With respect to life insurance: The number of insured people (classified by the type of risk covered, age, insurance period, year of insurance policy when the risk occurs, gender, health-related lifestyle choices), the survival probability of the insured person by year, and other factors that may be used to assess insurance risk;

b) With respect to health insurance: The number of insurance policies, the number of insured people, the number of health insurance claims, total payout amount (classified by ages, insurance benefits) and other factors that may be used to assess insurance risk;

c) With respect to non-life insurance: The number of insurance policies, sum insured, the number of health insurance claims, total payout amount (classified by subject insured; category and intended use) and other factors that may be used to assess insurance risk.

3. Category regarding insurance agents: Reports on training and engagement of insurance agents by insurers, branches of foreign non-life insurers, and mutuals providing microinsurance products as prescribed at Point k, Clause 2, Article 128 of the Law on Insurance Business.

4. Category regarding exam, insurance of insurance certificates, insurance auxiliary certificates, insurance brokerage certificates, including: Identity of the certificate holder; certificate type; the name of the training institution; exam code; decision on approval for exam results.

5. Category regarding supervision and penalties for administrative violations against insurance business regulations: Name of penalized entity, penalty decision number and date, violation, penalty type and degree, remedial measure (if any).

6. The Minister of Finance shall elaborate forms related to the information in point c Clause 1 and Clause 2 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Responsibility to provide and update information:

a) Information specified at Points b and c, Clause 1, Article 7 of this Decree shall be provided by insurers, reinsurers, foreign branches in Vietnam, insurance brokers, mutuals providing microinsurance products;

b) Information specified at Clauses 2 and 3, Article 7 of this Decree shall be provided by insurers, branches of foreign non-life insurers, mutuals providing microinsurance products;

c) Information specified at Point a, Clause 1, Clause 4, Clause 5, Article 7 of this Decree shall be updated by the Ministry of Finance (the Department of Insurance Management and Supervision);

d) The organizations specified in Clause 2, Article 11 of the Law on Insurance Business shall connect and provide complete and accurate information to the database on insurance business. If incomplete or inaccurate information is found, the information provider must review, correct, update, and report it to the Ministry of Finance.

2. Forms of providing and updating information:

The provision and updating of information for the database on insurance business can be done through the database's web portal or in the form of electronic data files.

3. Time limit for providing and updating information:

a) Information specified at Points a and c, Clause 1, Article 7 of this Decree shall be provided and updated within 10 days of generation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Information specified in Clause 2, Article 7 of this Decree shall be provided annually, within 90 days from the end of the fiscal year;

d) Information specified in Clause 4, Article 7 of this Decree shall be provided and updated on a monthly basis, within 15 days from the end of the month;

dd) Information specified in Clause 5, Article 7 of this Decree shall be updated immediately after the date on which the administrative penalty is imposed.

4. Information specified in Clauses 1, 3, 4 and 5, Article 7 of this Decree which is provided and updated in the database on insurance business is information generated from January 1, 2024. Information specified in Clause 2, Article 7 of this Decree which is provided and updated in the database on insurance business is information generated from January 1, 2025.

Article 9. Use of information from the database on insurance business

1. The use of information from the database on insurance business must satisfy the following requirements:

a) The Ministry of Finance uses the database on insurance business to support the state's supervision of the insurance business;

b) State regulatory agencies, according to their functions and tasks, use information to support their public administration;

2. Agencies, organizations and individuals utilize and use information from the database on insurance business through the web portal of the Ministry of Finance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The connection of the insurance business database with national databases and other specialized databases is made in accordance with Decree No. 47/2020/ND-CP dated April 9 2020 of the Government on the management, connection and sharing of digital data in state regulatory agencies and special law.

Chapter II

INSURERS, REINSURERS, FOREIGN BRANCHES IN VIETNAM

Section 1. ISSUANCE OF ESTABLISHMENT AND OPERATION LICENSES

1. A capital contributor which contributes at least 10% of charter capital to establish an insurer or reinsurer must meet the requirements as prescribed in Articles 64, 65, 66 of the Law on Insurance Business and the following financial conditions:

a) Capital contributors engaging in businesses that require legal capital, minimum charter capital, or minimum capital must ensure that the difference between owner's equity and the required capital is greater than or equal to their planned contribution;

b) If capital contributors are established and operate under the Law on Credit Institutions, the Law on Insurance Business, and/or the Law on Securities, they must maintain their financial safety conditions and obtain permission from competent authorities to contribute capital in accordance with law. In cases where relevant laws do not require written approval from a competent authority, the capital contributor must have a written certification of this;

Foreign insurers, foreign reinsurers, and foreign financial and insurance corporations that are capital contributors must maintain their financial safety conditions and be approved by the competent authority of the country where they are headquartered (hereinafter referred to as home country) in order to establish insurers and reinsurers in Vietnam. If the home country's regulations do not require a written approval, a written certification from a competent authority, organization, or individual is required in accordance with the law of that home country.

d) The financial statements for the three consecutive years preceding the year of application must receive an unqualified opinion.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Conditions specified at Points a and d, Clause 1 of this Article;

b) They are certified by the competent authority of their home country that they maintain the financial safety conditions and have not seriously violated the regulations of the law on insurance business within the last 3 consecutive years preceding the year of application.

Article 12. Application for issuance of Establishment and Operation License to insurance limited liability company or reinsurance limited liability company

1. An application form for a License, provided in Appendix I to this Decree.

2. Draft of the company's charter as prescribed in the Law on Enterprises.

3. Operation plan for the first 5 years suitable to the business line for which the License is requested. The plan must clearly state the types of insurance to be provided, target market, distribution channel, and method of setting aside the technical reserves, reinsurance program, capital investment, business efficiency, solvency, internal control, internal audit, risk management, information technology of the insurer or reinsurer.

4. Copies of 9-digit or 12-digit ID cards or passports; police (clearance) certificates or equivalent of foreigners as prescribed by foreign law; curricula vitae, copies of degrees, certificates and other documents proving the eligibility of the person expected to be appointed as President of the Members' Council, Director or General Director, Legal Representative, Appointed Actuary of the insurer or reinsurer.

5. List of capital contributors and the following attached documents:

a) A copy of the establishment decision or business registration certificate or other equivalent document;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) A decision issued by the competent authority of the capital contributor on capital contribution to establish the insurer or reinsurer;

d) A written authorization, a copy of 9-digit or 12-digit ID card or passport of the capital contributor’s authorized representative;

dd) The audited financial statements for the three consecutive years preceding the year of application. In case a foreign insurer, foreign reinsurer, or foreign financial and insurance corporation authorizes a subsidiary to contribute capital to establish an insurer or reinsurer in Vietnam, it must also submit copies of the subsidiary’s audited financial statements for the three consecutive years preceding the year of application.

Audited financial statements of foreign insurers, foreign reinsurers, foreign financial and insurance corporations, and their subsidiaries must comply with Point d, Clause 1, Article 11 of this Decree;

e) An authorization letter, if the foreign insurer, foreign reinsurer, or foreign financial and insurance corporation authorizes their subsidiary to perform offshore investment and commit to jointly take responsibility, together with the subsidiary, for capital contribution and obligations of the subsidiary in the establishment of insurers and reinsurers in Vietnam;

g) The written commitment of the foreign insurer, foreign reinsurer, or foreign financial and insurance corporation to provide financial support, technology, corporate governance, risk and operation management for insurers, reinsurers to be established in Vietnam. They shall ensure that newly-established insurers and reinsurers comply with regulations on financial safety and risk management in accordance with the Law on Insurance Business;

h) Documents proving that the foreign insurer, foreign reinsurer, or foreign financial and insurance corporation has contributed capital in accordance with Point c, Clause 1, Article 65 of the Law on Insurance Business.

6. A list of beneficial owners, including their full name, date of birth, 9-digit or 12-digit ID card number or passport number, nationality (specify all nationalities they have and their corresponding permanent addresses in those countries), residential address in Vietnam (if any), direct and indirect ownership rates in the insurer or reinsurer to be established.

7. Certification of an authorized bank in Vietnam that the charter capital deposited in a blocked account opened at the bank is not lower than the minimum charter capital specified in Article 35 of this Decree. The certification must clearly state the capital contribution amount of each member, blocked amount, blockade purpose, blockade duration and conditions for lifting blockade.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Agreement to contribute capital to establish an insurance limited liability company or a reinsurance limited liability company, together with a list of capital contributors;

b) Approval for the draft of the company's charter.

9. A certificate of the competent authority of the home country of the foreign insurer, foreign reinsurer, or foreign financial and insurance corporation that:

a) The foreign insurer, foreign reinsurer, or foreign financial and insurance corporation is permitted to establish insurers and reinsurers in Vietnam. If the home country's regulations do not require a written approval, a written certification from a competent authority, organization, or individual is required in accordance with the law of the country;

b) The foreign insurer, foreign reinsurer, or foreign financial and insurance corporation has operated in the line of business they intend to conduct operations in Vietnam;

c) The foreign insurer, foreign reinsurer, or foreign financial and insurance corporation has financial soundness and has fully met the management requirements in their home country;

c) The foreign insurer, foreign reinsurer, or foreign financial and insurance corporation has not seriously violated their home country’s regulations on insurance business for 3 consecutive years preceding the year of application.

10. A certification issued by a competent authority that Vietnamese capital contributors meet financial safety conditions and are allowed to contribute capital to establish an insurer or reinsurer in accordance with law. If relevant law does not require a written approval, the capital contributor must have a written certification of this.

11. The written commitment of the capital contributors that they meet the eligibility requirements for issuance of the License as prescribed in Article 11 of this Decree and Article 65 of the Law on Insurance Business.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



13. A document authorizing an individual or organization to act on behalf of capital contributors to carry out the procedures for applying for a License.

Article 13. Application for issuance of Establishment and Operation License to insurance joint-stock company, reinsurance joint-stock company

1. An application form for a License, provided in Appendix I to this Decree.

2. Draft of the company's charter as prescribed in the Law on Enterprises.

3. Operation plan for the first 5 years suitable to the business line for which the License is requested. The plan must clearly state the types of insurance to be provided, target market, distribution channel, and method of setting aside the technical reserves, reinsurance program, capital investment, business efficiency, solvency, internal control, internal audit, risk management, information technology of the insurers or reinsurer.

4. Copies of 9-digit or 12-digit ID cards or passports; police (clearance) certificates or equivalent of foreigners as prescribed by foreign law; curricula vitae, copies of degrees, certificates and other documents proving the eligibility of the person expected to be appointed as President of the Board of Directors, Director or General Director, Legal Representative, Appointed Actuary of the insurer or reinsurer.

5. Profile of an individual founding shareholder:

a) A copy of 9-digit or 12-digit ID card or passport; police (clearance) certificate according to the form or equivalent document of foreigners as prescribed by foreign law;

b) A bank's confirmation of the balance of Vietnamese dong or freely convertible foreign currency deposited at the bank.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) A copy of the establishment decision or business registration certificate or other equivalent document;

b) A copy of the company's charter;

c) A decision issued by the competent authority of the capital contributor on capital contribution to establish the insurer or reinsurer;

d) A written authorization, a copy of 9-digit or 12-digit ID card or passport of the authorized representative of the capital contributor;

dd) A copy of the audited financial statement for the three consecutive fiscal years preceding the year of application. In case an insurer, reinsurer, or foreign financial and insurance corporation authorizes a subsidiary to contribute capital to establish an insurer or reinsurer in Vietnam, it must also submit copies of the subsidiary’s financial statements for the three consecutive years preceding the year of application.

Audited financial statements of foreign insurers, foreign reinsurers, foreign financial and insurance corporations, and their subsidiaries must comply with Point d, Clause 1, Article 11 of this Decree;

e) An authorization letter, if a foreign insurer, foreign reinsurer, or foreign financial and insurance corporation authorizes their subsidiary to perform offshore investment and commit to jointly take responsibility, together with the subsidiary, for capital contribution and obligations of the subsidiary in the establishment of insurers and reinsurers in Vietnam;

g) The written commitment of the foreign insurer, foreign reinsurer, or foreign financial and insurance corporation to provide financial support, technology, corporate governance, risk and operation management for insurers, reinsurers to be established in Vietnam. They shall ensure that newly-established insurers and reinsurers comply with regulations on financial safety and risk management in accordance with the Law on Insurance Business;

h) A document proving that this capital contributor complies with Point b, Clause 1, Article 66 of the Law on Insurance Business.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Documents specified at Points a, b, c, d, Clause 6 of this Article;

b) A copy of the audited financial statement for fiscal year preceding the year of application.

8. A list of beneficial owners, including their full name, date of birth, 9-digit or 12-digit ID card number or passport number, nationality (specify all nationalities they have and their corresponding permanent addresses in those countries), residential address in Vietnam (if any), direct and indirect ownership rates in the insurer or reinsurer to be established.

9. Certification of an authorized bank in Vietnam that the charter capital deposited in a blocked account opened at the bank is not lower than the minimum charter capital specified in Article 35 of this Decree. The certification must clearly state the capital contribution amount of each shareholder, blocked amount, blockade purpose, blockade duration and conditions for lifting blockade.

10. Meeting minutes of shareholders on:

a) Agreement to contribute capital to establish a joint-stock insurance company, joint-stock reinsurance company, together with a list of shareholders and founding shareholders;

b) Approval for the draft of the company's charter.

11. An authorization of an individual or organization to act on behalf of shareholders to apply for the License.

12. A certification issued by a competent authority that Vietnamese capital contributors meet financial safety conditions and are allowed to contribute capital to establish an insurer or reinsurer in accordance with law. If relevant law does not require a written approval, the capital contributor must have a written certification of this.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The foreign insurer, foreign reinsurer, or foreign financial and insurance corporation is permitted to establish insurers and reinsurers in Vietnam. If the home country's regulations do not require a written approval, a written certification from a competent authority, organization, or individual is required in accordance with the law of that home country;

b) The foreign insurer, foreign reinsurer, or foreign financial and insurance corporation has operated in the line of business they intend to conduct operations in Vietnam;

c) The foreign insurer, foreign reinsurer, or foreign financial and insurance corporation has financial soundness and has fully met the management requirements in their home country;

d) The foreign insurer, foreign reinsurer, or foreign financial and insurance corporation has not seriously violated their home country’s regulations on insurance business for 3 consecutive years preceding the year of application.

14. The written commitment of the shareholders that they meet the eligibility requirements for issuance of the License as prescribed in Clause 1 Article 11 of this Decree and Article 66 of the Law on Insurance Business.

15. A document proving that the capital contributors ensure that the difference between owner's equity and the required capital is greater than or equal to their planned contribution as prescribed in Point a, Clause 1, Article 11 of this Decree.

Article 14. Application for issuance of Establishment and Operation License to foreign branch in Vietnam

1. An application form for a License, as specified in Appendix I to this Decree.

2. The draft Regulation on organization and operation of foreign branch in Vietnam which has been approved by the foreign non-life insurer or foreign reinsurer.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Copies of 9-digit or 12-digit ID cards or passports; police (clearance) certificates or equivalent of foreigners as prescribed by foreign law; curricula vitae, copies of degrees, certificates and other documents proving the eligibility of the person expected to be appointed as Director, Legal Representative, Appointed Actuary of the foreign branch in Vietnam.

5. Documents on the non-life insurer or foreign reinsurer:

a) A copy of the establishment decision or business registration certificate or other equivalent documentation;

b) A copy of the company's charter;

c) A decision issued by the competent authority of the foreign non-life insurer or foreign reinsurer on the establishment of a branch in Vietnam;

d) A written authorization, a copy of 9-digit or 12-digit ID card or passport of the authorized representative of the foreign non-life insurer or foreign reinsurer;

dd) A copy of the audited financial statement for the three consecutive fiscal years preceding the year of application;

e) A written commitment of the foreign non-life insurer or foreign reinsurer to be responsible for all obligations incurred by the branch in Vietnam;

g) Documents proving that the foreign non-life insurer or foreign reinsurer has contributed capital in accordance with Point b, Clause 1, Article 66 of the Law on Insurance Business.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. A certification issued by the competent authority of the home country of the foreign non-life insurer, or foreign reinsurer that:

a) The foreign non-life insurer or foreign reinsurer is permitted to establish a branch in Vietnam and has operated in the line of business they intend to conduct operations in Vietnam;

b) The foreign non-life insurer or foreign reinsurer has financial soundness and has fully met the management requirements in their home country;

c) The foreign non-life insurer or foreign reinsurer has not seriously violated their home country’s regulations on insurance business for 3 consecutive years preceding the year of application.

8. The written commitment of the foreign non-life insurer or foreign reinsurer that they meet the eligibility requirements as prescribed in Clause 2 Article 11 of this Decree and Clause 1, 2 Article 67 of the Law on Insurance Business.

9. A document proving that the capital contributors ensure that the difference between owner's equity and the required capital is greater than or equal to their planned contribution as prescribed in Point a, Clause 2, Article 11 of this Decree.

Article 15. General criteria for submission and supplementation of applications and documents

1. The application for the Establishment and Operation License to be submitted to the Ministry of Finance must be made in 2 sets, including one original set and one copy set.

2. Applications submitted to the Ministry of Finance must satisfy the following:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Copies in the application must be made from the master register or be authenticated;

c) If applicant for Establishment and Operation Licenses is a foreign organization or individual, each set shall include one copy in Vietnamese and one copy in English, except for Vietnamese documents (or copies from the original Vietnamese language) that are originally made in Vietnam;

d) Documents made in a foreign language must be accompanied by a certified translation into Vietnamese by a competent authority. Translations of financial statements must be certified by authorized translation organizations or individuals in accordance with the law.

dd) Police (clearance) certificate, made according to the form or equivalent document of a foreigner prescribed by foreign law must be issued by a competent authority no later than 12 months before the date of application. The certificate must have full information on criminal convictions and prohibition from holding certain positions, establishing, or managing enterprises or cooperatives;

e) The curriculum vitae must be made no later than 6 months before the date of application;

g) The bank's certifications on the balance of Vietnamese dong or a freely convertible foreign currency deposited at an authorized bank in Vietnam specified in this Decree must be made within 6 months before the date of application;

h) There must be an enclosure list in each application set.

4. If documents on Vietnamese citizens’ identity required in the application have been integrated in the National Population Database and the Identity Database, the Ministry of Finance shall collect them from these databases through exchange with state regulatory agencies.

Article 16. Procedures for applying for Establishment and Operation License

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Within 30 days of receiving an incomplete or invalid application, the Ministry of Finance shall notify the applicant in writing to supplement or revise the application. The time limit for supplementation or revision of the investor’s application is 6 months from the date of notification. In case the investor fails to supplement or revise the application within the prescribed time limit, the Ministry of Finance will deny the application.

The time limit for the applicant to supplement or revise their application is 12 months from the date of the first notication by the Ministry of Finance. If the applicant fails to complete the application within the specified time limit, the Ministry of Finance has the discretion to deny the application.

3. Within 60 days of receiving a complete or valid application, the Ministry of Finance shall grant an Establishment and Operation License to the insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam according to the Appendix II hereto appended. If the application is rejected, the Ministry of Finance shall provide an explanation in writing. The Ministry of Finance may only deny the application if the capital contributor or the insurer, reinsurer, or foreign branch to be established in Vietnam does not fully satisfy the requirements and/or application as prescribed in this Decree, or the documents therein are forged or falsified as specified in Clause 3, Article 15 of this Decree.

Article 17. Revocation of the Establishment and Operation License

1. For the cases specified at Points a, d and e, Clause 1, Article 75 of the Law on Insurance Business, procedures for revoking the Establishment and Operation License of the insurer or branch of foreign non-life insurer are as follows:

a) Within 20 days of signing the record of violations (for the cases specified in Points a and d, Clause 1, Article 75 of the Law on Insurance Business) or receiving a notice that the foreign non-life insurer has gone bankrupt, which leads to the revocation of its license, the Ministry of Finance shall send a written request to the insurer or branch of the foreign non-life insurer to take the following actions: Immediately cease the conclusion of any new insurance and reinsurance policies, and do not sign any new or renewed policies related to the insurance business; transfer the portfolios of insurance policies.

b) Within 6 months of receiving the official dispatch from the Ministry of Finance, the insurer, branch of foreign non-life insurer must complete the transfer of the portfolios of insurance policies as prescribed in Clause 2, Article 75 of the Law on Insurance Business and Article 34 of this Decree;

c) Within 20 days of receiving a complete report from the insurer or branch of the foreign non-life insurer on the completion of the insurance policy transfer, the Ministry of Finance shall issue a License revocation decision to the insurer or branch of foreign non-life insurer;

d) The insurer shall carry out procedures for dissolution, the branch of foreign non-life insurer shall carry out procedures for ceased operation as prescribed in Article 115 of the Law on Insurance Business.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Within 20 days of signing the record of violations (for the cases specified in Points a and d, Clause 1, Article 75 of the Law on Insurance Business) or receiving a notice that the foreign reinsurer has gone bankrupt, which leads to the revocation of its license, the Ministry of Finance shall issue a License revocation decision to the reinsurer or branch of the foreign reinsurer:

b) After receiving the License revocation decision, the reinsurer or branch of the foreign reinsurer must immediately cease the conclusion of any new reinsurance policies, or signing of any new or renewed policies. The reinsurer shall carry out procedures for dissolution, the branch of foreign reinsurer shall carry out procedures for ceased operation as prescribed in Article 115 of the Law on Insurance Business.

3. For the cases specified at Point b, Clause 1, Article 75 of the Law on Insurance Business, procedures for revoking the Establishment and Operation License of the insurer, reinsurer or foreign branch are as follows:

a) Within 20 days from the expiration of the time limit specified at Point b, Clause 1, Article 75 of the Law on Insurance Business, the Ministry of Finance shall issue a License revocation decision to the insurer, reinsurer, foreign branch;

b) The insurer, reinsurer, foreign branch shall carry out procedures for dissolution  and ceased operation as prescribed in Article 115 of the Law on Insurance Business.

4. In case of full division, partial division, acquisition, or consolidation as prescribed in point c, Clause 1, Article 75 of the Law on Insurance Business, the Ministry of Finance shall issue a License revocation decision to the insurers or reinsurers that engage in the full division, partial division, acquisition, or consolidation, and issue new License to newly established insurers, or reinsurers.

5. In case of voluntary dissolution or ceased operation specified at Point c, Clause 1, Article 75 of the Law on Insurance Business, within 14 days of receiving the full report from the insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam on completion of policy transfer and procedures for dissolution and ceased operation as prescribed in Article 115 of the Law on Insurance Business, the Ministry of Finance shall issue a License revocation decision to the insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam.

6. For the case specified at Point dd, Clause 1, Article 75 of the Law on Insurance Business, within 20 days from the date on which the Court’s declaration of bankruptcy comes into force, the Ministry of Finance shall issue a License revocation decision to the insurer or reinsurer.

Section 2. REVISIONS TO THE LICENSES OF INSURERS, REINSURERS, OR FOREIGN BRANCHES IN VIETNAM

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Application for change of name, head office of an insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam includes:

a) An application form for change of name or head office, provided in Appendix III to this Decree;

b) A competent authority's document as prescribed in the company's charter (for insurer or reinsurer) or Regulation on organization and operation (for foreign branch in Vietnam) on the change of name, head office;

c) Documentation showing the right to use the head office (for the change of head office).

2. Within 7 working days of receiving a complete and valid application, the Ministry of Finance shall issue a written approval. If the application is rejected, the Ministry of Finance shall provide an explanation in writing.

Article 19. Increase in charter capital of insurers, reinsurers, foreign branches in Vietnam

1. If an insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam seeks to increase their charter capital, they must meet the following requirements:

a) The increase in charter capital or allocated capital shall be made in Vietnamese Dong;

b) Shareholders, capital contributors, and parent companies of insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam are not permitted to supplement their charter capital or allocated capital through loan capital or investment trust capital from other organizations or individuals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



With respect to joint-stock companies established before January 1, 2023, they must satisfy the mentioned requirements pertaining to shareholder structure from January 1, 2026.

d) If the insurer or reinsurer increases its charter capital through capital contributions from new shareholders or capital contributors, these new shareholders and capital contributors must satisfy the conditions prescribed in Clauses 1 and 2, Article 64 and Article 65 of the Law on Insurance Business.

2. Application for Ministry of Finance's approval of principle to increase charter capital (for insurers, reinsurers) or increase allocated capital (for foreign branches in Vietnam) includes the following:

a) An application form for change of charter capital or allocated capital, provided in Appendix III to this Decree;

b) A competent authority's document as prescribed in the company's charter (for insurer or reinsurer) or Regulation on organization and operation (for foreign branch in Vietnam) on the increase of charter capital (or allocated capital). This document must specify the increased amount, method, and time for capital increase;

c) Plan for mobilization and use of charter capital or allocated capital;

d) List of capital contributors of the insurer or reinsurer (for limited liability company) or shareholders (for joint-stock company) expected to own at least 10% of the charter capital of the insurer or reinsurer after increasing capital; documentation proving that the new shareholders and capital contributors satisfy the requirements specified in Articles 64 and 65 of the Law on Insurance Business. This provision does not apply to the case of increasing charter capital by the method of securities public offering, securities offering of listed and public joint-stock companies.

3. Within 20 working days of receiving a complete and valid application, the Ministry of Finance shall issue a written approval. If the application is rejected, the Ministry of Finance shall provide an explanation in writing.

4. In case of increase of charter capital by method of public offering of shares, offering of shares of listed and public joint-stock companies, after being approved by the Ministry of Finance, the insurer or reinsurer shall issue shares in accordance with the Law on Securities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) A summary report on the results of the increase in charter capital (or allocated capital) under the capital change plan approved by the Ministry of Finance;

b) The bank's certification that either the shareholders (or capital contributors) have fully paid the additional capital to the insurer, reinsurer, or the foreign non-life insurer, foreign reinsurer has provided sufficient additional capital for the foreign branch in Vietnam (in case of capital increase) into a blocked account; or the Vietnam Securities Depository and Clearing Corporation’s certification of additional registration of securities if the charter capital is increased through the issuance of bonus shares from the share capital surplus;

c) Documents specified in point d clause 2 of this Article in case of increasing charter capital by the method of securities public offering, securities offering of listed and public joint-stock companies.

6. Within 20 days of receiving a complete or valid application, the Ministry of Finance shall issue a revised License to the insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam according to the Appendix V hereto appended. If the application is rejected, the Ministry of Finance shall provide an explanation in writing.

7. Within 6 months from the date on which the Ministry of Finance approves the application for an increase in charter capital or allocated capital, if the insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam fails to perform such a plan, they must report it to the Ministry of Finance for further actions. This provision does not apply to the case where the charter capital is increased to meet the requirement pertaining to owner’s equity management as prescribed in clause 3, Article 37 of this Decree.

Article 20. Decrease in charter capital and allocated capital

1. If an insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam seeks to decrease their charter capital or allocated capital, they must meet the following requirements:

a) The insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam must fully satisfy the financial requirements as prescribed in this Decree;

b) After the charter capital or allocated capital is decreased, the insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam still has to follow relevant regulations on capital and solvency margin as prescribed by law and requirements pertaining to shareholder structure are specified in Article 66 of the Law on Insurance Business for joint-stock companies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) An application form for change of charter capital or allocated capital, provided in Appendix III to this Decree;

b) A competent authority's document as prescribed in the company's charter (for insurer or reinsurer) or Regulation on organization and operation (for foreign branch in Vietnam) on the decrease of charter capital (or allocated capital). This document must specify the decreased amount, method, and time for capital decrease;

c) A plan for decrease in charter capital or allocated capital, which proves that the insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam fully meets the requirements as prescribed in Clause 1 of this Article.

3. Within 20 working days of receiving a complete and valid application, the Ministry of Finance shall issue a written approval. If the application is rejected, the Ministry of Finance shall provide an explanation in writing.

4. Within 6 months from the date on which the Ministry of Finance approves the application for a decrease in charter capital or allocated capital, the insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam shall complete the process of decreasing capital and submit one set of application to the Ministry of Finance, including:

a) A summary report on the results of the decrease in charter capital (or allocated capital) according to the plan approved by the Ministry of Finance, clearly stating the results of financial indicators after completing the process of decreasing the capital;

b) Documentation showing that either the insurer or reinsurer has completed the payment to the shareholders (or capital contributors), or the foreign branch in Vietnam has returned the foreign non-life insurer or foreign reinsurer the decreased capital (in case of capital decrease).

5. Within 20 days of receiving a complete or valid application, the Ministry of Finance shall issue a revised License to the insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam according to the Appendix V hereto appended. If the application is rejected, the Ministry of Finance shall provide an explanation in writing.

6. Within 6 months from the date on which the Ministry of Finance approves the application for a decrease in charter capital or allocated capital, if the insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam fails to perform such a plan, they must report it to the Ministry of Finance for further actions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 21. Change of operational activities, scope, and duration of operation

1. Insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam that seek to expand the operational activities, scope, and duration of operation specified in the License must satisfy the following requirements:

a) Satisfy the applicable solvency requirements;

b) Do not incur administrative penalties against regulations on insurance business within 12 months up to the time of submitting the application for expansion of operational activities and scope of operation;

c) In case of expanding the operational activities to include more types of investment-linked insurance and retirement insurance, apart from the requirements specified at Points a and b of this Clause, the life insurer shall must also meet the following requirements:

If investment-linked insurance is provided:  The solvency margin must be higher than 200 billion VND;

If retirement insurance is provided: The solvency margin must be higher than 300 billion VND;

The information technology system must meet requirements for each type of insurance as prescribed in Clause 2, Article 97 of this Decree.

d) In case of expanding the operational activities to include more types of unit-linked insurance products of investment-linked insurance, the insurer must be able to value assets and units of unit-linked funds in an objective and accurate manner at least once a week and publicly announce to the policyholders the buying and selling prices of units; establish an Investment Council, utilize a fund management company and a custodian bank that comply with Articles 100, 112 and 113 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) They have fully fulfilled their current obligations to the State;

b) The curtailment of operational activities and scope does not cause damage to the interests of the participants and other relevant entities;

c) The transfer of insurance policies has been approved by the Ministry of Finance as prescribed in Article 34 of this Decree.

3. Application for expansion of operational activities, scope, and duration includes:

a) An application form for expansion of operational activities, scope, and duration as specified in Appendix III to this Decree;

b) A competent authority's document as prescribed in the company's charter (for insurer or reinsurer) or Regulation on organization and operation (for foreign branch in Vietnam) on the expansion of operational activities, scope, and duration;

c) Documents proving that the insurer, reinsurer, or branch satisfies the requirements specified in Clause 1 of this Article, except for the documents specified at Point b, Clause 1 of this Article;

d) In case of expanding the operational activities to include more types of investment-linked insurance, retirement insurance, in addition to the documents specified at Points a, b and c, Clause 3 of this Article, the insurer must provide other documents prescribed in clauses 4, 5 of this Article.

4. In case of expanding the operational activities to include more types of investment-linked insurance, in addition to the documents specified at Points a, b and c, Clause 3 of this Article, the insurer must provide the following documents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Explanation of the facilities and infrastructure to provide investment-linked insurance products, including:  Information technology system; the accounting system, which contains a detailed description of the insurer's action plan as to the investment-linked fund in the following cases:  The customer makes a claim for insurance benefits upon an insured event; the customer requests to terminate the insurance policy early; the customer withdraws a part of the insurance premium, advances from the cash surrender value, or matures the insurance policy; the customer requests to convert unit-linked funds; unit-linked funds are misvalued, and other cases specified in the rules and terms of the products to be provided;

c) Documents on process of selecting, training, and managing agents that distribute investment-linked insurance products; contents and program of training for insurance agents as to investment-linked insurance products; distribution channels and ways of managing agents to advise, introduce, offer for sale, and arrange the conclusion of investment-linked insurance policies in compliance with the law;

d) If the insurer includes more types of unit-linked insurance products under investment-linked insurance, they shall also provide the following additional documents: The list of unit-linked funds, investment policies that the insurer intends to apply to the assets of each unit-linked fund; basis for allocation of premiums and expenses among unit-linked funds; valuation methodology of fund units; documents proving that the qualifications, capacity and professional experience of members of the Investment Council satisfy the requirements specified in Article 112 of this Decree; documents proving that the fund management company meets the requirements specified in Article 100 of this Decree;

dd) A written commitment enclosed with a detailed explanation that the insurer satisfies the requirements specified at Points c and d, Clause 1 of this Article.

5. In case of expanding the operational activities to include more types of retirement insurance, in addition to the documents specified at Points a, b and c, Clause 3 of this Article, the insurer must provide the following documents:

a) Summary of main contents of the retirement insurance product to be provided, including target market, insurance benefits to be provided; premium-charging method and basis; brochures; sales materials, insurance claim forms; insurance certificate forms; and other documents that the customer must declare and sign when purchasing insurance or when revising the insurance policy;

b) Explanation of the facilities and infrastructure to provide retirement insurance products, including  Information technology system; accounting system; the process of selecting, training, and managing product distribution agents; content and program of training for retirement insurance agents;

c) Details of the action plan and documents provided for the insurer's customers for the provision of retirement insurance products in the following cases:  The customer makes a claim for insurance benefits upon an insured event; the customer requests to transfer their retirement insurance account to a new enterprise, to mature the insurance policy, and other cases specified in the rules and terms;

d) A written commitment enclosed with a detailed explanation that the insurer satisfies the requirements specified at Point c Clause 1 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) An application form for curtailment of operational activities, scope and duration as specified in Appendix III to this Decree;

b) A competent authority's document as prescribed in the company's charter (for insurer or reinsurer) or Regulation on organization and operation (for foreign branch in Vietnam) on the curtailment of operational activities, scope, and duration;

c) Documents proving that the enterprise or branch meets the requirements specified in Clause 2 of this Article;

d) Documents on transfer of the portfolios of insurance policies as prescribed in Article 34 of this Decree.

7. Within 20 days of receiving a complete or valid application, the Ministry of Finance shall issue a revised License according to Appendix V hereto appended. If the application is rejected, the Ministry of Finance shall provide an explanation in writing.

Article 22. Transfer of shares or contributed capital that results in a shareholder or capital contributor reaching or falling below the 10% ownership threshold.

1. The purchase and transfer of shares or contributed capital that results in a shareholder or capital contributor reaching or falling below the 10% ownership threshold must meet the following requirements:

a) Do not cause damage to the legitimate rights and interests of the policyholders, employees, and the State;

b) Comply with relevant laws;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) After transferring shares or contributed capital, the insurer and reinsurers must still satisfy the requirements specified at Point a, Clause 2, Clauses 3 and 4, Article 64 of the Law on Insurance Business, and the requirements on shareholder structure specified in Article 66 of the Law on Insurance Business for joint-stock companies.

2. Application for transfer of shares or contributed capital that results in a shareholder or capital contributor reaching or falling below the 10% ownership threshold includes:

a) An application form provided in Appendix IV to this Decree;

b) The written approval of the competent authority as prescribed in the company's charter on the transfer of shares or contributed capital;

c) List of shareholders (or capital contributors), charter capital and charter capital structure of the insurer, reinsurer formed after the transfer of shares or contributed capital; documents proving that both transferee and transferor meet the requirements in clause 1 hereof: This provision does not apply to transfers of shares on the stock exchange for listed companies.

d) A copy from the master register or certified copy of the agreement in principle (AIP) on the transfer (unless the insurer or reinsurer is listed or traded on a stock exchange);

dd) An audited financial statement for the previous fiscal year of submission of the application for transfer of shares or contributed capital (for corporate shareholders or capital contributors ); certification of an authorized bank in Vietnam on the balance of Vietnamese dong or freely convertible foreign currency deposited at the bank (for individual shareholders);

e) The shareholders’ written statement agreeing to comply with the requirements set out in Clause 1 of this Article.

3. Within 30 working days of receiving a complete and valid application, the Ministry of Finance shall issue a written approval. If the application is rejected, the Ministry of Finance shall provide an explanation in writing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Report on the results of the transfer of contributed capital;

b) Documents specified at Point c and Point d Clause 1 of this Article in case of transfer of shares on the stock exchange for listed companies;

c) A written certification of the parties that their relevant obligations and responsibilities in the transfer of shares or contributed capital have been fulfilled;

d) Bank's confirmation of money transfer;

dd) Certification of fulfillment of tax obligations related to the transfer (if any).

5. In case the approved capital transfer plan cannot be implemented, the insurer or reinsurer must submit a report to the Ministry of Finance outlining the action plan.

6. Within 14 days of receiving the report of the insurer on the results of the transfer of the contributed capital, the Ministry of Finance shall issue a revised License to the insurer or reinsurer provided in Appendix V issued with this Decree.

Article 23. Full division, partial division, acquisition, consolidation, or conversion of business entity (hereinafter referred to as conversion)

1. Full division, partial division, acquisition, consolidation, or conversion of an insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam must meet the following requirements:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Comply with relevant laws;

c) Organizations and individuals that plan to contribute capital to the insurer, reinsurer or foreign branch in Vietnam after the full division, partial division, acquisition, consolidation, or conversion must satisfy the requirements specified in Clause 1 and Point b, Clause 2, Article 64, Articles 65, 66, Clause 1, Article 67 of the Law on Insurance Business corresponding to the type of enterprise, branch and Article 11 of this Decree;

d) The insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam formed after total or partial division, acquisition, consolidation or conversion shall satisfy the requirements specified at Point a, Clause 2, Clauses 3 and 4, Article 64 of the Law on Insurance Business and conditions on shareholder structure specified in Article 66 of the Law on Insurance Business for joint-stock companies, and Clause 2, Article 67 of the Law on Insurance Business for foreign branches in Vietnam.

2. Application for full division, partial division, acquisition, consolidation, or conversion includes:

a) An application form as specified in Appendix VI issued with this Decree;

b) A competent authority's approval as prescribed in the company's charter (for insurer or reinsurer) or Regulation on organization and operation (for foreign branch in Vietnam) on the full division, partial division, acquisition, consolidation, or conversion;

c) Report on how they carry out their full division, partial division, acquisition, consolidation, or conversion, how they deal with contracts which remain valid with customers, or with debt obligations, obligations to the State, and commitments to employees;

d) List of shareholders (or capital contributors), charter capital and charter capital structure of the insurer, reinsurer formed after the full division, partial division, acquisition, consolidation, or conversion;

dd) A copy from the master register or certified copy of the agreement in principle (AIP) on the consolidation or acquisition (unless the insurer is listed or traded on a stock exchange);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) A copy from the master register or certified copy of the audited financial statement for the three consecutive years preceding the year of application for consolidation or acquisition of the acquired company/consolidating company and the insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam (the acquiring company/consolidated company);

h) Documents proving that capital contributors and the insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam to be established after the full division, partial division, acquisition, consolidation, or conversion meet the requirements in the Clause 1 of this Article.

3. Within 30 working days of receiving a complete and valid application, the Ministry of Finance shall issue a written approval. If the application is rejected, the Ministry of Finance shall provide an explanation in writing.

4. Within 14 days from the date of completion of the full division, partial division, acquisition, consolidation, or conversion according to the approved plan, the insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam must send a completion report  to the Ministry of Finance. In case the approved capital transfer plan cannot be implemented, the insurer or reinsurer must submit a report to the Ministry of Finance outlining the action plan.

Within 14 days of receiving the completion report of the insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam on the full division, partial division, consolidation, acquisition or conversion, the Ministry of Finance shall issue a revise License to the insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam.

Article 24. Appointment or removal of President of the Board of Directors (President of the Members' Council), General Director (Director), Appointed Actuary.

1. An insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam must obtain a prior approval from the Ministry of Finance before appointing or removing the following positions:

a) President of the Board of Directors, President of the Members' Council of the insurer or reinsurer;

b) General Director (Director);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. President of the Board of Directors (President of the Members' Council), General Director (Director), Appointed Actuary to be appointed must meet the requirements in Article 81 of the Law on Insurance Business, the Appointed Actuary must meet the requirements in Articles 29 and 30 of this Decree.

3. Application for appointment or removal of positions specified in clause 1 hereof includes the following:

a) An application form for appointment or removal specified in Appendix III to this Decree;

b) A competent authority's document as prescribed in the company's charter (for insurer or reinsurer) or Regulation on organization and operation (for foreign branch in Vietnam);

c) Police (clearance) certificates or equivalent of foreigners as prescribed by foreign law, in accordance with point dd clause 2 Article 15 of this Decree; copies of 9-digit or 12-digit ID cards or people's identity cards or passports; curricula vitae, certified copies of documents proving years of experience of the candidate in their posts of managers or controllers, certified copies of degrees or certificates of their qualifications. In case the documents are in a foreign language, there must be a notarized translation;

d) Written commitment of the person expected to be appointed as the General Director (Director) or Appointed Actuary that he/she will work for the insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam and reside in Vietnam after being approved by the Ministry of Finance.

4. Within 7 working days of receiving a complete and valid application, the Ministry of Finance shall issue a written approval. If the application is rejected, the Ministry of Finance shall provide an explanation in writing.

Article 25. Opening, terminating, changing location of a branch or representative in Vietnam of an insurer or reinsurer

1. Within 15 days of receiving the competent authority’s approval for opening, terminating, changing location of a branch or representative in Vietnam, the insurer or reinsurer must send a notice to the Ministry of Finance together with the following documents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) A report on responsibilities, arising issues, and action plan upon termination of branch or representative office. The insurer or reinsurer must undertake not to cause damage to current obligations to the State, interests of their policyholders and other related entities;

c) Documentation showing the right to use the location of the branch or representative office in case of opening or changing the location of the branch or representative office.

2. Within 7 working days of receiving the complete and valid application, the Ministry of Finance shall issue a certification of opening, termination or relocation of branch or representative office in Vietnam to the insurer or reinsurer, also send such a notice to the business registry.

Section 3. OPERATION

Article 26. Qualifications required for the Head of Supervisory Board, Supervisors

1. General qualifications specified in Clause 1, Article 81 of the Law on Insurance Business.

2. He/she obtains at least a bachelor’s degree in one of the majors in insurance, economics, finance, banking, business administration, law, accounting, or auditing. Within 1 year from the effective date of this Decree, insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam must ensure their Head of Supervisory Board and Supervisors meet this requirement.

3. The head of the Supervisory Board must have at least 5 years of experience in the insurance, finance, or banking industry, or have at least 3 years of experience as manager, executive, or supervisor at enterprises that engage in insurance, finance, or banking industry. The Supervisor must have at least 3 years of experience in the insurance, finance, or banking industry.

4. He/she is not a relative of a member of the Board of Directors, a member of the Members' Council, the Director or General Director, or another manager. The identification of relatives must comply with the Law on Enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 27. Qualifications required for the Head of Internal Audit

1. General qualifications specified in Clause 1, Article 81 of the Law on Insurance Business.

2. He/she obtain at least a bachelor's degree in insurance. If he/she does not obtain at least a bachelor’s degree in insurance, he must obtain at least a bachelor’s degree in economics, finance, banking, business administration, law, accounting, or auditing, and have an insurance certificate issued by a training institution legally established and operating at home or abroad.

3. He/she obtains at least 3 years of experience in insurance, finance, banking, accounting, or auditing.

4. Clause 2 of this Article comes into force one year after this Decree takes effect.

Article 28. Qualifications required for the Head of Risk Management Department, the Head of Compliance Supervisory Department

1. General qualifications specified in Clause 1, Article 81 of the Law on Insurance Business.

2. The Head of Risk Management Department shall obtain at least a bachelor's degree in risk management or actuarial services for insurance. If he/she does not obtain at least a bachelor’s degree in risk management or actuarial services for insurance, he must obtain at least a bachelor’s degree in insurance, economics, finance, banking, business administration, law, accounting, or auditing, and have a certificate in risk management or actuarial services for insurance issued by a training institution legally established and operating at home or abroad.

3. The Head of Compliance Supervisory Department must obtain at least a bachelor’s degree in insurance. If he/she does not obtain at least a bachelor’s degree in insurance, he must obtain at least a bachelor’s degree in economics, finance, banking, business administration, law, accounting, or auditing, and have an insurance certificate issued by a training institution legally established and operating at home or abroad.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Clauses 2, 3, and 4 of this Article come into force one year after this Decree takes effect.

Article 29. Qualifications required for Appointed Actuary of life insurers or health insurers

1. General qualifications specified in Clause 1, Article 81 of the Law on Insurance Business.

2. He/she has been trained in and has at least 10 years of experience in actuarial services for life insurance, health insurance, has at least 5 years of experience as a Fellow in a widely-accepted international actuary association, such as:  The Institute and Faculty of Actuaries (IFoA) of UK, Society of Actuaries of America (SOA), the Institute of Actuaries of Australia, Canadian Institute of Actuaries, or an official member of International Actuarial Association (IAA).

3. He/she does not break the code of ethics for actuarial services in insurance.

4. He/she is an employee at a life insurer or a health insurer.

5. He/she has lived in Vietnam during his/her tenure.

6. Clause 2 of this Article does not apply to the Appointed Actuaries that have been approved by the Ministry of Finance before the effective date of this Decree.

Article 30. Qualifications required for Appointed Actuary of non-life insurers, reinsurers, foreign branches in Vietnam

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. He/she is an Associate in an actuary association which is an official member of International Actuarial Association (IAA); or has at least 5 years of experience in non-life insurance and obtains proof that he/she has passed at least 2 exams of any of the following: The Institute and Faculty of Actuaries (IFoA) of UK, Society of Actuaries of America (SOA), the Institute of Actuaries of Australia, Canadian Institute of Actuaries, or obtains proof that he/she has passed exams in an actuarial training course which is acknowledged by any of above-mentioned associations that they are equivalent to the association’s 2 exams.

After 3 years from the effective date of this Decree, the Appointed Actuary of a non-life insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam must be at least an Associate of an actuary association which is an official member of International Actuarial Association (IAA) and does not break the code of ethics for actuarial services in insurance.

After 5 years from the effective date of this Decree, the Appointed Actuary of a non-life insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam must be a Fellow, who has been trained in non-life insurance of an actuary association which is an official member of International Actuarial Association (IAA) and does not break the code of ethics for actuarial services in insurance.

3. He/she is an employee at the insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam.

4. He/she has lived in Vietnam during his/her tenure.

5. Clauses 3 and 4 of this Article come into force one year after this Decree takes effect.

Article 31. Termination or suspension of rights and obligations of the President of the Board of Directors, President of the Members' Council, Director or General Director, Appointed Actuary

1. If the President of the Board of Directors, President of the Members' Council, Director or General Director, Appointed Actuary of an insurer, reinsurer or foreign branch in Vietnam violates the incumbent or office-holding principles specified in Article 82 of the Law on Insurance Business, or no longer meets the qualifications specified in Article 81 of the Law on Insurance Business, the Ministry of Finance shall work with the insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam on this, with a written record.

2. If the insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam takes remedial action to ensure compliance with Articles 81 and 82 of the Law on Insurance Business, with a written record:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) After the suspension period ends, if the insurer, reinsurer or foreign branch in Vietnam fails to take remedial action to ensure compliance with Articles 81 and 82 of the Law on Insurance Business, within 7 working days, the Ministry of Finance shall consider issuing a decision to terminate the rights and obligations of the President of the Board of Directors, the President of the Members' Council, the Director or the General Director. Director, Appointed Actuary.

3. If the insurer, reinsurer or foreign branch in Vietnam fails to send a report on remedial action to ensure compliance with Articles 81 and 82 of the Law on Insurance Business, enclosed with a written record, within 7 working days, the Ministry of Finance shall consider issuing a decision to terminate the rights and obligations of the President of the Board of Directors, the President of the Members' Council, the Director or the General Director. Director, Appointed Actuary.

Section 4. PROFESSIONAL OPERATIONS

Article 32. Procedures for registration of premium-charging method and basis

1. Insurers and branches of foreign non-life insurers must register and obtain approval from the Ministry of Finance the premium-charging method and basis of insurance products of life insurance, health insurance, and motor vehicle insurance, except for civil liability insurance of motor vehicle owners before provision.

2. Insurers and branches of foreign non-life insurers must submit to the Ministry of Finance one set of application for registration of premium-charging method and basis, including the following documents:

a) An application form for registration of premium-charging method and basis, provided in Appendix VII to this Decree;

b) Summary of insurance benefits and waiver of insurance products to be provided;

c) Explanatory documents on premium-charging method and basis, at least including details about premium-charging method and basis, and formula; fees charged to customers for insurance products in the investment-linked insurance and retirement insurance business. Explanatory document on the premium-charging method and basis, using the form guided by the Minister of Finance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. If the premium-charging method and basis of an insurance product changes, or the rules, conditions, and terms of an insurance product change in a way that affects the premium-charging method and basis, the insurer or branch of foreign non-life insurer shall submit to the Ministry of Finance one application for amendments to the premium-charging method and basis, including the following documents:

a) An application form for amendments to the premium-charging method and basis, provided in Appendix VII to this Decree;

b) Documents that explain the amendments certified by the Appointed Actuary.

5. Within 30 days of receiving a complete and valid application, the Ministry of Finance shall issue a written approval of the premium-charging method and basis to the insurer or the branch of foreign non-life insurer. If the application is rejected, the Ministry of Finance shall provide an explanation in writing.

6. Within 2 years from the effective date of this Decree:

a) Life insurers may continue to provide life insurance products and health insurance products that have been approved by the Ministry of Finance before the effective date of this Decree.

b) Non-life insurers, branches of foreign non-life insurers may continue to use the fee schedules for the following products: health insurance products with an insurance period of one year or less, and a death risk insurance product with an insurance period of one year or less that has been approved by the Ministry of Finance before the effective date of this Decree, health insurance products provided before October 1, 2012, motor vehicle insurance products approved by the Ministry of Finance for registration before the effective date of this Decree.

c) Insurers, branches of foreign non-life insurers must review and re-register the premium-charging method and basis of life insurance, health insurance, motor vehicle insurance products in compliance with regulations of the Ministry of Finance. If the premium-charging method and basis of a life insurance, health insurance or motor vehicle insurance product which has been approved by the Ministry of Finance meet the prescribed requirement before the effective date of this Decree, the insurer or branch of foreign non-life insurer is not required to re-register another premium-charging method and basis.

Article 33. Eligibility requirements for foreign insurers, foreign reinsurers, foreign reinsurance organizations

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Leading foreign reinsurers/organizations, and foreign reinsurers/organizations that receive at least 10% of reinsurance ceded of each reinsurance policy must be rated at least “BBB” by Standard & Poor's or Fitch, “Baal” by Moody’s or equivalent grade by another competent and experienced rating body in the fiscal year prior to the time of conclusion of the reinsurance policy.

3. If an insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam cedes their insurance policies to their foreign parent company or a company in their group (reinsurance company) but the reinsurance company does not have a credit rating as prescribed above, the insurer, reinsurer, or foreign branch shall submit to the Ministry of Finance a certification, made by the insurance authority of the home country of the reinsurance company, stating that the reinsurance company meets solvency requirements in the fiscal year preceding the year of reinsurance.

Section 5. TRANSFER OF PORTFOLIOS OF INSURANCE POLICIES

Article 34. Procedures and documentation for transfer of portfolios of insurance policies

1. Insurers and branches of foreign non-life insurers that transfer the entire portfolios of insurance policies of one or several types of insurance (hereinafter referred to as transferring enterprises) must submit to the Ministry of Finance one set of documentation as follows:

a) An application form for transfer specified in Appendix VIII to this Decree;

b) A transfer plan, at least containing:  Name and address of the insurer, branch of foreign non-life insurer that receives the transfer (hereinafter referred to as the receiving enterprise); type of insurance and number of insurance policies to be transferred; the method of transferring the technical reserves and insurance liabilities related to the transferred policies; estimated time of the transfer; detailed explanation of the receiving enterprise on how it meets financial requirements after the transfer.

c) A transfer contract, at least containing:  Subject matter of transfer; rights and obligations of the parties to the transfer; estimated time of the transfer; settlement of disputes.

d) Commitments of the receiving enterprise to safeguard the interests of the insurance policyholders under the transferred insurance policy once the transfer is complete.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Within 30 working days of receiving a complete and valid application, the Ministry of Finance shall issue a written approval. If the application is rejected, the Ministry of Finance shall provide an explanation in writing.

3. Within 30 days from the date the Ministry of Finance approves the transfer of the portfolios of insurance policies, the transferring enterprise must announce the transfer as follows:

a) Publish on the enterprise's website about the transfer as follows:  Name and address of the transferring enterprise and receiving enterprise; type of insurance and number of insurance policies to be transferred; estimated time of the transfer; contact information to deal with claims and questions from insurance policyholders related to the transfer.

b) Send a notice together with a summary of the transfer plan to each insurance policyholder. The notice sent to the insurance policyholder must clearly state that within 15 days from the date of receipt of the notice, the insurance policyholder is allowed to terminate the insurance policy if he/she does not agree with the transfer plan and the effective date of the transfer plan.

c) Send an agreement to the insurance policyholder and the insured of any reduction in the sum insured or insurance benefits, and other obligations under the insurance policy if the portfolios of insurance policies are transferred as required by the Ministry of Finance as prescribed in Clause 1, Article 91 of the Law on Insurance Business, but the asset value is lower than the technical reserve of the transferred insurance policies.

4. After signing the contract for transferring the portfolios of insurance policies, the transferring enterprise may not issue any new insurance policies related to the transferred type of insurance.

5. Within 60 days from the date the Ministry of Finance approves the transfer plan, the transferring enterprise shall transfer to the receiving enterprise:

a) All valid insurance policies under the transfer plan approved by the Ministry of Finance;

b) Unsettled insurance claims related to the transferred type of insurance;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. The receiving enterprise is responsible for coordinating with the transferring enterprise in formulating the transfer plan, determining the value of assets related to the funds and technical reserves of the transferred insurance policies and agree on the effective date of the transfer plan.

7. From the date of receipt of the transfer, the receiving enterprise is responsible for performing the obligations of the transferred insurance policies in accordance with the terms and conditions signed between the transferring enterprise and the insurance policyholders, including Incurred-but-Not-Reported (IBNR) claims. The receiving enterprise has the right to receive assets related to the funds and technical reserves of the transferred insurance policies and use such property to perform obligations under the transferred insurance policies.

Section 6. FINANCE, ACCOUNTING AND FINANCIAL REPORTS

Article 35. Minimum charter capital

1. Minimum charter capital of life insurers:

a) Life insurance business (except unit-linked insurance, retirement insurance) and health insurance: VND 750 billion; b) Insurance business as prescribed at Point a of this Clause and unit-linked insurance or retirement insurance:  VND 1,000 billion;

c) Insurance business as prescribed at Point a of this Clause, unit-linked insurance, or retirement insurance:  VND 1,300 billion.

2. Minimum charter capital of non-life insurers:

a) Non-life insurance business (except aviation insurance, satellite insurance) and health insurance: VND 400 billion;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Insurance business as prescribed at Point a of this Clause, aviation insurance and satellite insurance: VND 500 billion.

3. Minimum charter capital of health insurers: VND 400 billion.

4. Minimum charter capital of reinsurers:

a) Reinsurance business, non-life reinsurance, or both non-life reinsurance and health reinsurance: VND 500 billion;

b) Reinsurance business, life reinsurance, or both life reinsurance and health reinsurance: VND 900 billion;

c) Reinsurance business, all life reinsurance, non-life insurance, and health reinsurance: VND 1,400 billion.

5. If insurers and reinsurers which are established, organized, and operating before the effective date of this Decree have a charter capital lower than the minimum charter capital specified in this Article, they must, before January 1, 2028, top up their charter capital to the required minimum level and put down a deposit as prescribed.

Article 36. Minimum allocated capital

1. Minimum allocated capital of branches of foreign non-life insurers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Insurance business as prescribed at Point a of this Clause and aviation insurance and satellite insurance: VND 300 billion;

c) Insurance business as prescribed at Point a of this Clause, aviation insurance and satellite insurance: VND 400 billion.

2. Minimum allocated capital of branches of foreign reinsurers:

a) Reinsurance business, non-life reinsurance, or both non-life reinsurance and health reinsurance: VND 400 billion;

b) Reinsurance business, life reinsurance, or both life reinsurance and health reinsurance: VND 450 billion;

c) Reinsurance business, all life reinsurance, non-life insurance, and health reinsurance: VND 700 billion.

3. If branches of foreign non-life insurers which are established, organized, and operating before the effective date of this Decree have a charter capital lower than the minimum allocated capital specified in this Article, they must, before January 1, 2028, top up their capital to the required minimum level and put down a deposit as prescribed.

Article 37. Management of owner’s equity

1. During the course of operation, insurers and reinsurers must maintain their equity sources greater than the given minimum solvency margin and meet the following regulations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) As for insurers and reinsurers that have been licensed since January 1, 2023, the charter capital and owner's equity must not fall below the minimum charter capital as prescribed in Article 35 of this Decree.

2. During the operation process, the foreign branch in Vietnam must maintain their equity sources greater than the given minimum solvency margin and meet the following regulations:

a) As for foreign branches in Vietnam licensed before January 1, 2023: Before January 1, 2028, the charter capital and owner’s equity must not fall below the prescribed legal capital specified in Article 10 of Decree No. 73/2016/ND-CP; from January 1, 2028, the charter capital and owner's equity must not fall below the minimum charter capital as prescribed in Article 36 of this Decree;

b) As for foreign branches in Vietnam that have been licensed since January 1, 2023, the allocated capital and equity must not fall below the minimum allocated capital as prescribed in Article 36 of this Decree.

3. Quarterly, based on financial statements, insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam must re-evaluate their equity sources. In case their equity source does not satisfy the requirements in Clauses 1 and 2 of this Article, the insurers, reinsurers, or foreign branches in Vietnam must top up their capital to the required level in accordance with Clauses 2, 3, 4, 5 and 6, Article 19 of this Decree within 6 months from the end of the quarter.

Article 38. Technical reserve for non-life insurance

1. Non-life insurers, non-life reinsurers, and foreign branches in Vietnam must set aside technical reserve for each insurance type or insurance policy corresponding to the liability portion committed as agreed in the insurance policy and must be certified by their Appointed Actuary.

2. Technical reserve includes:

a) Unearned premium reserve: Used to pay out the claims that will arise during the validity of the insurance policy in the following year;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Loss reserve: Used to pay out claims when a loss fluctuation or a major loss occurs that the total insurance premium in the fiscal year, less the unearned premium reserve and the claim reserve, is not enough to cover the part of the liability of the insurer or foreign branch in Vietnam.

3. Non-life insurers, foreign branches in Vietnam, non-life reinsurers may either choose methods of setting aside reserves under the guidance in Article 39 of this Decree, or choose other methods as long as they could prove that those methods are more accurate and complete, and obtain a prior approval from the Ministry of Finance as prescribed in Article 45 of this Decree.

Article 39. Method and basis of setting aside non-life insurance reserves

1. Unearned premium reserve will be set aside based on:

a) ratio of reserve to total premium; or

b) the coefficient of the insurance policy term.

2. Claim reserve will be set aside based on:

a) statistics on claims; or

b) claims ratio.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 40. Technical reserve for life insurance

1. Life insurers, life reinsurers, and foreign life insurance branches in Vietnam must set aside technical reserve for each insurance policy corresponding to the liability portion committed as agreed in the insurance policy and must be certified by their Appointed Actuary.

2. Technical reserve includes:

a) Mathematical reserve: Used to pay out claims for the liabilities as committed upon occurrence of insured events.

b) Unearned premium reserve: Used to pay out claims that will arise during the validity of the insurance policy in the following year;

c) Claim reserve: Used to satisfy those claims that have not been reported, or have been reported to the company but not yet resolved or paid at the end of the fiscal year;

d) Profit distribution reserve: Used to pay the profit that the insurer has agreed with the insurance policyholder in the insurance policy;

dd) Reserve to secure committed interest rates:  Used to secure the committed interest rates that the insurer/reinsurer/branch pays customers as agreed in the universal life insurance and retirement insurance policies;

e) Equalization reserve: Used to pay out claims when the insured event occurs due to large fluctuations in the risk ratio and technical interest rate.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Life insurers, life reinsurers, and branches of foreign life reinsurers must regularly their methods and basis of setting aside reserves and maintain sufficient reserves to meet the insurance liabilities that they have underwritten.

In case of changing the method of setting up technical reserves, life insurers, life reinsurers, branches of foreign life reinsurers shall seek an approval prescribed in Article 45 of this Decree.  In case of changing the basis of setting up technical reserves (except for the case of reducing the technical interest rate to meet the guidance of the Ministry of Finance), the life insurer, life reinsurer, or branch of foreign life reinsurer shall obtain a prior approval from Ministry of Finance, together with documents proving the basis for setting up technical reserves in accordance with Article 45 of this Decree.

Article 41. Method and basis for setting aside life insurance reserves

1. Mathematical reserve for term life insurance, pure endowment insurance, endowment insurance, whole life insurance, and annuities:

a) Life insurers, life reinsurers, branches of foreign life reinsurers may actively choose the method of setting aside mathematical reserve for insurance policies with a term of more than 1 year to meet their future insurance liabilities such as:  Gross premium valuation reserve, net premium valuation reserve, Zillmer adjustment, or other methods in conformity with international practice;

b) Basis for setting aside reserves of the methods at Point a, Clause 1 of this Article, includes:  Mortality Table CSO1980, technical interest rates based on average interest rates of Government bonds for the period of at least 10 years, and other technical bases corresponding to each insurance product.

2. Mathematical reserve for universal life insurance products, unit-linked insurance, retirement insurance, and mathematical reserve includes:

a) Insurance loss reserve: The higher of the two reserves, as calculated by the unearned premium method or the cash flow method, to meet the liability from future claims it will have to pay out on during the term of the policy;

b) Technical reserve for the universal life insurance is calculated based on: Either the cash surrender value of universal life insurance policies plus a reserve for paying out expected claims in a period upon the occurrence of insured events, or total value of the universal life insurance policies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Technical reserve for the unit-linked insurance, including:

Total number of units of the policyholder on the date of valuation multiplied with the buying price of the units;

Total insurance premium received from the policyholder on the date of valuation, less charges imposed on the policyholder, this remaining amount is used to buy unrealized units;

d) Technical reserve for retirement insurance is total value of the retirement insurance account on the date of setting aside the reserve;

dd) Reserve for other insurance benefits, except insurance risk benefits and investment benefits.

3. Unearned premium reserve: To be calculated based on the gross premium valuation in a method specified in clause 1 Article 39 of this Decree as for insurance policies with the term of 1 year or less.

4. Claim reserve will be set aside based on:

a) Statistics on claims;

b) claims ratio.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Reserve for disclosed profits is the sum of cash amounts or the present value of disclosed accumulated dividends distributed to among policyholders until the current fiscal year and unpaid;

b) Reserve for undisclosed profits:

Reserve for undisclosed profits is set aside to pay profits to be distributed to policyholders in the future. This reserve is equal to assets of the policyholder fund less the fund’s debts, supporting fund of the owners, and profits that have been distributed in the current year.

6. Reserve to secure committed interest rates:  In case the investment market fluctuates or the expected investment returns from insurance premiums are lower than the committed interest rates, the insurer shall set aside a reserve to secure committed interest rates. The reserve amount is equal to the difference between the expected investment return from the insurance premium and the committed interest rates of the insurer to the customer as agreed in the insurance policy.

7. The equalization reserve is set aside based on the percentage of profit before tax of the life insurer, life reinsurer, or branch of foreign life reinsurer.

Article 42. Technical reserve for health insurance

1. Insurers, reinsurers and foreign branches in Vietnam must set aside a technical reserve for each health insurance policy corresponding to their liability and must be confirmed by an Appointed Actuary.

2. Technical reserve includes:

a) Mathematical reserve: Used to pay out claims for the liabilities as committed upon occurrence of an insured event;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Claim reserve: Used to satisfy those claims that have not been reported, or have been reported to the company but not yet resolved or paid at the end of the fiscal year;

d) Equalization reserve: Used to pay out claims when the insured event occurs due to large fluctuations in the risk ratio and technical interest rate.

3. Insurers, reinsurers, foreign branches in Vietnam may either choose methods and basis of setting aside reserves under the guidance in Article 43 of this Decree, or choose other methods and basis as long as they could prove that those methods are more accurate and complete, and obtain a prior approval from the Ministry of Finance as prescribed in Article 45 of this Decree.

Article 43. Method and basis for setting aside health insurance reserves

1. Mathematical reserve:

Mathematical reserve is used to insurance policies with a term of more than 1 year to meet their future insurance liabilities upon occurrence of insured events. Insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam are entitled to choose the appropriate method of setting aside reserves such as:  Gross premium valuation reserve, net premium valuation reserve, or other methods in conformity with international practice.

2. Unearned premium reserve: To be calculated based on the methods specified in clause 1 Article 39 of this Decree as for insurance policies with the term of 1 year or less.

3. Claim reserve will be set aside based on:

a) Statistics on claims;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Equalization reserve:

a) The equalization reserve is set aside based on the percentage of profit before tax of the life insurer, life reinsurer, or branch of foreign life reinsurer;

b) The annual reserve is set aside based on the percentage of withheld premium of the non-life insurer, reinsurer, or branch of foreign life reinsurer.

Article 44. Responsibilities of the Ministry of Finance

The Minister of Finance shall guide, illustrate methods, formulas, and bases for setting up technical reserves for non-life insurance, life insurance and health insurance according to this Decree.

Article 45. Application and procedures for registration of the method of setting aside technical reserves

1. Insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam must not change their method of setting aside technical reserves in a fiscal year. Insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam must seek an approval before changing their method of setting aside technical reserves in the following fiscal year.

2. Application for registration or change of the method and basis of setting aside technical reserves includes:

a) Application form for registration or change of the method and basis of setting aside technical reserves specified in Appendix IX issued herewith;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Within 30 working days of receiving a complete and valid application, the Ministry of Finance shall issue a written approval. If the application is rejected, the Ministry of Finance shall provide an explanation in writing.

4. Insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam whose methods or basis of setting aside technical reserves are not consistent with this Decree shall re-register them with the Ministry of Finance within 6 months from the date of signing this Decree, applicable to the fiscal year from January 1, 2023. This provision does not apply to the provision for universal life insurance.

5. Within 1 year from the effective date of this Decree, the life insurer must review and register with the Ministry of Finance the method of setting aside technical reserves for universal life insurance as prescribed in this Decree.

6. Regarding health insurance policies with a term of more than 1 year that have come into force before the effective date of this Decree, the non-life insurers may continue to set aside mathematical reserve according to the net premium valuation approved by the Ministry of Finance.

Article 46. Investment from owner's equity

1. The investment from owner’s equity is equal to the capital specified in Clauses 1 and 2, Article 37 of this Decree or the minimum solvency margin, whichever is greater, shall be made in Vietnam according to regulations on investment of idle capital from technical reserve of insurance.

2. The outward investment from owner’s equity must comply with Articles 47 and 48 of this Decree.

Article 47. Conditions for outward investment

1. Being eligible for outward investment according to the investment law and the law on foreign exchange management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) They have gained profits for 3 consecutive years prior to the year of outward investment as shown in the financial statements which have been independently audited by an independent audit organization with an unqualified opinion;

b) The owner's equity, when making the latest financial statement, meets the requirements in Article 37 of this Decree;

c) They satisfy the applicable requirements pertaining to solvency margin at the time of submitting the latest report;

d) They must not have been penalized for administrative violations in the insurance business field with a total amount of at least VND 400 million within 12 months of submitting the application.

3. They have fully fulfilled their current obligations to the State.

4. The have an internal process, internal control and audit, identification and management of risks related to outward investment activities.

5. In addition to Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article, outward portfolio investments by insurers and reinsurers shall comply with the Government's regulations on outward portfolio investment.

Article 48. Limits, documentation of, and procedures for outward investment

1. Insurers and reinsurers are permitted to make outward investment any equity that they have above the minimum capital requirement specified in Clause 1, Article 46 of this Decree.       

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Establishing or contributing capital for the establishment; contributing capital, buying shares, purchasing stakes of insurers, reinsurers in foreign countries; establishing branches or representative offices, and other forms of commercial presence of insurers and reinsurers abroad: No restriction;

b) Limits of outward portfolio investments:

Purchase of government bonds, treasury bills, promissory notes: No restriction;

Bonds, treasury bills, promissory notes issued by issuers rated by international credit rating agencies:  Standard & Poor's, Moody's Investors Service and Fitch Ratings: Up to 50% of outward investment amount;

Purchase of listed shares, listed fund certificates: Up to 15% of outward investment amount;

3. An application for performance, adjustment, or termination of outward investment as prescribed at Point a, Clause 2 of this Article includes the following:

a) An application form specified in Appendix X to this Decree;

b) A competent authority's approval, according to the company's charter, for the insurer, reinsurer to perform, adjust, or terminate the outward investment;

c) Explanatory documents on performance, adjustment, or termination of outward investment:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Regarding adjustment of investment capital source and investment form, the documents must specify the situation and results of investment, difficulties, and advantages (if any) and the plan for adjustment.

Regarding termination of outward investment, the documents must specify the reason for termination, investment performance results, capital recovery potentials, and the expected length of time to terminate investment activities;

d) Internal process on outward investment, including matters regarding internal audit, risk recognition and management related to outward investment, in case of application for performance or adjustment of outward investment;

dd) In case of establishment of a branch, representative office, or other form of commercial presence in a foreign country, the insurer or reinsurer must submit a draft Regulation on organization and operation of the branch, representative office, or other form of commercial presence in the foreign country as prescribed by law;

e) Documentation proving that the insurer or reinsurer meets the requirements at Points a, b and c, Clause 2, Article 47 of this Decree, as for application for performance of outward investment;

g) The tax authority's document certifying that the tax obligations have been fulfilled to the State of Vietnam up to submission of application for performance or adjustment.

4. Procedures for performance, adjustment, or termination of outward investment as prescribed at Point a, Clause 2 of this Article:

a) Except as provided in clause 5 hereof, the insurer or reinsurer shall submit an application for performance, adjustment, or termination of outward investment as specified in clause 3 hereof to the Ministry of Finance, in person or by post or through the online public service system;

b) Within 30 working days of receiving a complete and valid application, the Ministry of Finance shall issue an approval or reject the application. If the application is rejected, the Ministry of Finance shall provide an explanation in writing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. In case of change of location or name of a branch, representative office, or other form of commercial presence in the foreign country, the insurer or reinsurer must notify the Ministry of Finance in writing within 15 days from the date of change.

6. Documentation and procedures for outward investment as prescribed at Point b, Clause 2 of this Article shall comply with regulations on outward portfolio investment.

Article 49. Revenue of insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam

1. Revenue of an insurer, reinsurer or foreign branch in Vietnam is the receivable amount in a period, including:

a) Revenue from insurance and reinsurance business is the receivable amount in a period after deducting payables to reduce revenues arising in the period;

b) Revenue from providing insurance auxiliary services;

c) Revenue from financial activities;

d) Other operating income.

2. Receivable amounts in the period specified at Point a, Clause 1 of this Article includes:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Reinsurance premium;

c) Ceding commission;

d) Fees for brokering assessment, brokering compensation examination, claiming compensation from a third person, and handling of goods for which 100% indemnity has been paid;

dd) Fees for assessing damage, excluding assessment among subsidiaries that keep internal accounting in the same independent accounting insurer;

e) Leading fee of the leading insurer or branch of foreign non-life insurer in the case of coinsurance.

3. Expenses recorded as decreases in revenue in the period specified at Point a, Clause 1 of this Article includes:

a) Insurance premium refund;

b) Insurance premium reduction;

c) Reinsurance ceding fee;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Reinsurance premium reduction;

e) Ceding commission refund;

g) Ceding commission reduction.

4. Revenue from providing insurance auxiliary services: Revenue from providing insurance auxiliary services as prescribed in Section 3, Chapter IV of the Law on Insurance Business.

5. Revenue from financial activities:

a) Revenue from investment activities as prescribed in this Decree;

b) Interest on the deposit amount;

c) Property rental;

d) Other revenues as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Revenues from sale and liquidation of fixed assets;

b) Bad debts which have been written off and are now recovered;

c) Other revenues as prescribed by law.

7. The Minister of Finance promulgates regulations on the time of recognizing insurance revenue for each type of insurance.

Article 50. Expenditures of insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam

1. Expenditures of an insurer, reinsurer or foreign branch in Vietnam is the payable amount in a period, including:

a) Expenditures on insurance and reinsurance business:

b) Expenditures on provision of insurance auxiliary services;

c) Expenditures on financial activities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Expenditures on insurance and reinsurance business: is the payable amount in a period after deducting revenues recorded as decreases in expenses arising in the period;

3. Payable amount in the period specified at Clause 2 of this Article includes:

a) Indemnities of original non-life insurance; payout of life insurance, health insurance;

b) Indemnities of reinsurance;

c) Technical reserves;

d) Insurance agent commission, bonuses, financial assistance for insurance agents and other benefits in the insurance agent contract up to the amount laid down by the Minister of Finance.

From the date of signing of this Decree, these expenses must be incurred from insurance agent activities and clearly stated in the insurance agent contract, with specific quantitative criteria associated with the results and achievements of utilization and maintenance of life insurance and health insurance policies for more than 1 year, efficiency of insurance agent activities. Bonuses, financial assistance for insurance agents and other benefits must be clearly stated in the policy on bonuses, financial assistance for insurance agents, financial regulations of insurers, branches of foreign non-life insurers;

dd) Expenditures on insurance brokers include  Insurance brokerage commissions and other expenses as prescribed;

e) Expenditures on damage assessment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



h) Expenditures on handling of goods for which 100% indemnity has been paid;

i) Leading fee of the leading insurer or branch of foreign non-life insurer in the case of coinsurance (with a written agreement);

k) Expenditures on management of insurance agents, including Expenditures on initial training and certification exams for agents, expenditures on knowledge improvement training for agents, and expenditures on recruiting insurance agents;

l) Expenditure for preventing risks and limiting losses up to 2% of the premium collected in the fiscal year. This expenditure is used for taking measures to prevent and limit losses as prescribed in Clause 3, Article 122 of the Law on Insurance Business;

m) Expenditures on risk assessment of subject matters of insurance;

n) Expenditures on the use of insurance auxiliary services, including Consulting, insurance underwriting, actuarial services for insurance, insurance loss assessment, and support for claim settlement;

o) Other expenditures and deductions as prescribed by law.

4. Revenues recorded decreases in expenses in the period specified in Clause 2 of this Article includes:

a) Payout from reinsurance;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Proceeds from the goods for which 100% indemnity has been paid;

d) Technical reserves for the non-life reinsurance ceded.

5. Expenditures on provision of insurance auxiliary services are amounts payable in a period to provide auxiliary insurance services.

6. Expenditures on financial activities:

a) Investment operating costs as prescribed in this Decree;

b) Investment income payable to the insurance policyholder as committed in the life insurance policy;

c) Property rental costs;

d) Expenditures on bank fees and loan interest payments;

dd) Other expenditures and deductions as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Expenditures on sale and liquidation of fixed assets;

b) Expenditures on the recovery of bad debts which have been written off and are now recovered;

c) Other expenditures and deductions as prescribed by law.

8. Expenditures must be paid in accordance with regulations of law, with sufficient invoices or proof.

Article 51. Application and procedures for registration of the principles of separation of equity and premiums

1. Insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam must register with the Ministry of Finance the principles of separation and allocation of assets, capital sources, revenue and expenses related to both equity fund and policyholder fund prior to application.

2. Application for registration and change includes the following documents:

a) An application form for registration or change specified in Appendix XI to this Decree;

b) Explanatory documents on expected principles of separation and allocation, certified by the Appointed Actuary of the insurer, reinsurer, or branch. In case of change, the application also includes a document explaining the change.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam whose principles of separation of equity and premiums are not consistent with this Decree shall re-register them with the Ministry of Finance within 6 months from the date of signing this Decree, applicable to the fiscal year from January 1, 2023.

Article 52. Profits, profit distribution

1. Profits of an insurer, reinsurer or foreign branch in Vietnam is the difference between the total revenue and the total cost of the insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam. Profits realized in a year of the insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam include profits from insurance business activities, profits from financial activities and other activities.

2. Once the insurer, reinsurer, or branch has fully met requirements pertaining to capital, solvency, technical reserves, corporate income tax payment, cash reserve fund, cover of losses of the previous years which are no longer deductible against profits before corporate income tax, they may distribute the remaining profits as prescribed.

Article 53. Application for approval or change of the surplus distribution method in life insurance

1. Life insurers must obtain approval from the Ministry of Finance of the method of surplus distribution of the profit-sharing insurance policyholder fund before applying it. The application for approval or change of surplus distribution method includes the following documents:

a) An application form for registration or change of surplus distribution method specified in Appendix XII to this Decree;

b) Explanatory documents on the surplus distribution method to be applied with confirmation of the Appointed Actuary.

2. Within 30 working days of receiving a complete and valid application, the Ministry of Finance shall issue a written approval. If the application is rejected, the Ministry of Finance shall provide an explanation in writing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Insurers, reinsurers, insurance brokers and foreign branches in Vietnam must deduct 5% of their annual profit after tax to establish a cash reserve fund. The maximum level of the required cash reserve fund is 10% of the charter capital of the insurer/reinsurer, the allocated capital of the branch.

Section 7. DISSOLUTION OF INSURERS, REINSURERS, CEASED OPERATION OF FOREIGN BRANCHES IN VIETNAM

Article 55. Requirements, application, and procedures for dissolution of insurers, reinsurers, ceased operation of foreign branches in Vietnam

1. Insurers and reinsurers may only be dissolved; foreign branches in Vietnam may only cease their operation when they have paid all debts and other property obligations and have not been during the dispute settlement process at Court or Arbitration. The relevant manager and the insurer, reinsurer, and foreign branch in Vietnam are also jointly liable for the debts of the insurer, reinsurer, and foreign branch in Vietnam.

2. The payment of debts of insurers, reinsurers, and foreign branches in Vietnam shall be made in the following order of priority:

a) Unpaid salaries, severance allowances, social insurance premiums, health insurance premiums, unemployment insurance premiums as per the law, and other benefits of employees under collective bargaining agreements and signed employment contracts;

b) Insurance indemnities or claim settlement under which the insurer or reinsurer has accepted payment of cash surrender value, account balance of insurance policy or insurance premium refunds;

c) Owes in taxes;

d) Other debts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) An application form for dissolution or ceased operation signed by the legal representative, which states the reason for dissolution or ceased operation as specified in Appendix XIX issued herewith;

b) A competent authority's decision as prescribed in the company's charter (for insurer or reinsurer) or Regulation on organization and operation (for foreign branch in Vietnam);

c) A written revocation of establishment and operation license, as for point c, clause 1, Article 115 of the Law on Insurance Business, or a written termination of control measure, as for point d, clause 1, Article 115 of the Law on Insurance Business;

d) Supporting documents on that fact that the insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam has paid all the debts, property obligations and has committed not to be in the process of settling disputes in court or arbitration as prescribed in clause 4 hereof;

dd) The establishment and operation license.

4. Supporting documents on that fact that the insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam has paid all the debts, property obligations and has committed not to be in the process of settling disputes in court or arbitration include:

a) Report on the payment of financial obligations to employees as prescribed by law;

b) Report on the payment of liabilities to the insurance policyholders, including payment of due liabilities under the insurance policies and the transfer of insurance policies as prescribed (for the insurer or foreign branch in Vietnam);

c) Report on payment of liabilities to the State and other creditors;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Other supporting documents (if any).

5. Members of the Board of Directors, members of the Members' Council, the Director or General Director, and the legal representative of the insurer, reinsurer or foreign branch in Vietnam shall be responsible for the truthfulness and accuracy of the documentation.

6. Within 20 days of receiving a complete and valid application, the Ministry of Finance shall issue a decision on dissolution of the insurer or reinsurer; terminate the operation of the foreign branch in Vietnam.

7. In case the application for dissolution or ceased operation is inaccurate or forged, the persons specified in Clause 5 of this Article shall be held jointly and severally liable for payment of financial obligations to employees and unpaid taxes, other unpaid debts, and be personally responsible before law for the consequences arising within 5 years from the date of submitting the application for dissolution or ceased operation to the Ministry of Finance.

Section 8. REPRESENTATIVE OFFICES IN VIETNAM

Article 56. Application and procedures for issuance of license for establishment of representative office in Vietnam

1. Foreign insurers, foreign finance-insurance institutions, foreign reinsurers, foreign insurance brokers (hereinafter referred to as foreign enterprises) submit the Ministry of Finance, in person, by post, or online (if applicable), one set of the following documents:

a) An application form for license for establishment of representative office in Vietnam specified in Appendix XI to this Decree;

b) b) A copy of the establishment license, business registration certificate or other equivalent document of the foreign enterprise;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Curriculum vitae, copy of 9-digit or 12-digit ID card or passport of the person expected to hold the position of head of the representative office;

dd) The introduction of the foreign enterprise;

e) The approval of the insurance authority where the foreign enterprise's head office is located that allows the foreign enterprise to set up a representative office in Vietnam. If the home country's regulations do not require written approval, a written certification from a competent authority is required in accordance with the law of the country.

2. The documents in the application for license for establishment of representative office in Vietnam must satisfy the requirements of Article 15 of this Decree.

3. Procedures for issuance of license for establishment of representative office in Vietnam shall comply with Article 16 of this Decree.

4. The time limit for granting a license for establishment of representative office in Vietnam shall comply with Article 70 of the Law on Insurance Business, The license for establishment of representative office in Vietnam must comply with the form in Appendix XIV issued together with this Decree.

Article 57. Reissuance of license for establishment of representative office in Vietnam

1. The foreign enterprise shall apply for re-issuance of a license for establishment of representative office in Vietnam in case their license is lost, destroyed, damaged, or invalidated in any form.

2. An application for reissuance of a representative office license includes: An application form for reissuance of a license for establishment of representative office specified in Appendix XV to this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Within 14 days of receiving a complete and valid application, the Ministry of Finance shall consider issuing a copy of the license from the master register in accordance with law. If the application is rejected, the Ministry of Finance shall provide an explanation in writing.

Article 58. Revisions to license for establishment of representative office in Vietnam

1. The foreign enterprise shall apply for revisions to their license for establishment of representative office in Vietnam in any of the following cases:

a) Change of name, nationality, address of the foreign enterprise;

b) Change of name of the representative office;

c) Change of operational activities of the representative office;

d) Change of location of the representative office's head office from one province or centrally affiliated city to another province or centrally affiliated city.

2. Application for revisions to license for establishment of representative office in Vietnam includes:

a) An application form for revisions to license for establishment of representative office specified in Appendix XV to this Decree;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) A document issued by a competent authority as prescribed in the charter of the foreign enterprise, clearly stating the decision on change of the name or operational activities of the representative office or change of location of the representative office’s head office.

3. An application for revisions to the license for establishment of representative office includes one copy in Vietnamese and one copy in English which meet the requirements in Clauses 2, 3, 4, Article 15 of this Decree.

4. The foreign enterprise shall submit one set of application in person or by post or online (if eligible) to the Ministry of Finance.

5. Within 14 days of receiving a complete or valid application, the Ministry of Finance shall issue a revised license according to Appendix XVI hereto appended. If the application is rejected, the Ministry of Finance shall provide an explanation in writing.

Article 59. Extension of license for establishment of representative office in Vietnam

1. A foreign enterprise seeking to extend the operation of a representative office in Vietnam must satisfy the following requirements:

a) The representative office in Vietnam has not been penalized for any administrative violations in the insurance business in the 12 months preceding the submission of the application for extension of operation.

b) The foreign enterprise is currently operating legally at the time of application for extension of the representative office's operation;

c) The foreign enterprise has cooperative relations with agencies and organizations in the field of insurance business in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) An application form for extension of operation of representative office specified in Appendix XIII to this Decree;

b) A copy of the establishment license, business registration certificate or other equivalent document;

c) A copy of the financial statement audited by an independent auditing organization of the foreign enterprise in the three fiscal years preceding the year of submission of the application for extension;

d) Curriculum vitae, copy of 9-digit or 12-digit ID card, or passport of the person expected to hold the position of head of the representative office (if changed);

dd) Written report on cooperation activities of the representative office in Vietnam or foreign enterprise with agencies or organizations in the field of insurance business in Vietnam.

3. An application for extension of the license for establishment of representative office includes one copy in Vietnamese and one copy in English which meet the requirements in Clauses 2, 3, 4, Article 15 of this Decree.

4. At least 60 days before the expiry date of the license for establishment of representative office in Vietnam, a foreign enterprise seeking to extend the operation their representative office in Vietnam must submit one application in person, or by post, or online (if eligible) to the Ministry of Finance.

5. Within 30 days of receiving a complete or valid application, the Ministry of Finance shall issue a revised license according to Appendix XVI hereto appended. If the application is rejected, the Ministry of Finance shall provide an explanation in writing.

Article 60. Ceased operation of representative office in Vietnam

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) At the request of the foreign enterprise;

b) When the foreign enterprise ceases operation, is dissolved, goes bankrupt or has its license revoked;

c) Their term of operation expires without application for extension or without the approval of the Ministry of Finance for extension.

2. An application for ceased operation of a representative office includes:

a) An application form for ceased operation of representative office specified in Appendix XIII to this Decree;

b) Documents proving that the representative office has fulfilled their obligations to employees and other agencies, organizations, and individuals in Vietnam;

c) The original license for establishment of representative office in Vietnam and the decisions on extension of the license (if any);

d) Originals of other relevant permits and decisions during the operation of the representative office in Vietnam;

dd) A written authorization for an organization in Vietnam to carry out administrative procedures (if any) with relevant state regulatory agencies on behalf of the foreign enterprise.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. In case the representative office in Vietnam ceases operation according to Point c, Clause 1 of this Article, the following procedures shall be followed:

a) Within 30 days after the expiration of the time limit specified at Point c, Clause 1 of this Article, the Ministry of Finance shall send a document to the representative office and to the relevant state regulatory agencies, which notifies the representative office's ceased operation from the date of expiration of the license and request the foreign enterprise to carry out the procedures for terminating the operation of the representative office;

b) Within 20 days of receiving the document from the Ministry of Finance, the foreign enterprise must submit one set of application as specified in points a, c, d and dd clause 2 of this Article, in person, by post, or online (if eligibility requirements are met, to the Ministry of Finance;

c) Within 20 days of receiving a complete and valid application, the Ministry of Finance shall issue a decision on termination of operation of the representative office;

dd) Within 1 year from the date on which the Ministry of Finance issues a written notice of ceased operation of the representative office, the foreign enterprise or its authorized representative must report to the Ministry of Finance on their fulfillment of obligations to organizations and individuals in Vietnam together with supporting documents as prescribed at Point b, Clause 2 of this Article;

dd) Within 5 working days from the date of expiry of 1 year as prescribed in point d of this clause, if the obligations to employees and other organizations and individuals in Vietnam have not been fulfilled, the foreign enterprise or authorized representative must provide an explanation for the Ministry of Finance in writing. Upon the expiry of the above-mentioned 5 working days without receiving this explanation, the Ministry of Finance will send a notice to the insurance authority where the foreign enterprise's head office is located, stating that the foreign enterprise or corporation has not fulfilled their obligations to organizations and individuals in Vietnam yet;

e) Within 20 days of receiving the explanation enclosed with the documents specified at Point d of this Clause, the Ministry of Finance shall issue a document certifying that the foreign enterprise has completed the procedures for shuttering the representative office in Viet Nam.

5. Upon ceased operation, the representative office in Vietnam must fulfill all procedures and obligations as prescribed by law. In case the representative office ceases operation as prescribed at Point c, Clause 1 of this Article, the foreign enterprise shall perform, or authorize the organization or individual in Vietnam to perform, the obligations that have not yet been fulfilled with employees and other organizations and individuals in Vietnam when the representative office is shuttered.

Article 61. Revocation of license for establishment of representative office in Vietnam

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Within 30 days of signing the record of violations, the Ministry of Finance shall issue a decision on revocation of the license for establishment of representative office in Vietnam and send it to the representative office in Vietnam and relevant agencies for management.

3. Within 30 days of receiving the decision of the Ministry of Finance, the foreign enterprise must submit one set of application to the Ministry of Finance, including the following:

a) Documents proving that the representative office has fulfilled their obligations to employees and other agencies, organizations, and individuals in Vietnam;

b) The original license for establishment of representative office in Vietnam and the decisions on extension of the license (if any);

c) Originals of other relevant permits and decisions during the operation of the representative office in Vietnam;

d) A written authorization for an organization in Vietnam to carry out administrative procedures (if any) with relevant state regulatory agencies on behalf of the foreign enterprise.

4. The foreign enterprise shall submit one set of application specified in clause 3 of this Article, in person, by post, or online (if eligible) to the Ministry of Finance. Within 20 days of receiving a complete and valid application, the Ministry of Finance shall issue a decision on termination of operation of the representative office.

5. Upon license revocation, the representative office in Vietnam must fulfill all procedures and obligations as prescribed by law.

Chapter III

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Section 1. INSURANCE AGENTS

Article 62. Eligibility requirements for insurance agents

An insurance agent must satisfy the requirements specified in Clause 2, Article 125 of the Law on Insurance Business, and the following requirements:

1. Insurance agents being credit institutions and foreign bank branches:

a) A specialized department must be established to carry out insurance agent activities;

b) The head of the department specialized in performing insurance agent activities must have at least 3 years of working experience in finance, banking, or insurance, and have at least a bachelor’s degree in insurance. If he/she fails to have at least a bachelor’s degree in insurance, he/she must have at least a bachelor’s degree in other major and an insurance certificate according to regulations of the Ministry of Finance;

c) Each branch of a credit institution that conducts insurance agent activities must have at least 3 employees who are trained and have insurance agent certificates suitable to the type of insurance that the credit institution acts as an agent. Each transaction office of a credit institution that conducts insurance agent activities must have at least one employee who is trained and has an insurance agent certificate suitable to the type of insurance that the credit institution acts as an agent;

d) Have an appropriate information technology system which provides complete, accurate and up-to-date information related to insurance policies through insurance agents;

dd) There is a process to supervise and control the quality of the performance of insurance agent activities by the employees in the agent. The quality control and supervision process must ensure that the agent’s staff who directly perform agent activities strictly comply with the principles of agent operation and the authorization details in the agent contract and relevant laws; insurers and foreign branches in Vietnam are enabled to inspect and supervise performance of the agent’s staff and their violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Insurance agents being other organizations:

a) The organization must have at least three employees who directly perform insurance agent activities;

b) There is a process in place to supervise if their employees comply with the principles of insurance agent activities in accordance with the Law on Insurance Business.

3. An insurance agent must maintain their compliance with the requirements for insurance agent operation throughout their operation. In case one of the requirements is not satisfied, such organization may not conduct insurance agent activities until all the requirements are satisfied and must notify the insurer, or branch of foreign non-life insurer, or mutual providing microinsurance products within 5 working days from the date of their failure to meet the requirements for insurance agent activities. After 6 months from the date of notification, if such organization still fails to satisfy the requirements for operating insurance agent as prescribed, the insurer, or branch of foreign non-life insurer, or mutual providing microinsurance products must terminate the insurance agent contract.

4. An organization which has engaged in insurance agent activities must satisfy the requirements in Clauses 1 and 2 of this Article within 1 year from the effective date of this Decree.

Section 2. INSURANCE BROKERS

Article 63. Financial requirements to enable Establishment And Operation License to be issued to insurance brokers

A capital contributor of an insurance broker must satisfy the following requirements:

1. The contributor of at least 10% of charter capital must have a profitable business operation for 3 consecutive years preceding the year of application.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. If capital contributors are established and operate under the Law on Credit Institutions, the Law on Insurance Business, and/or the Law on Securities, they must maintain the financial safety conditions and obtain permission by competent authorities to contribute capital in accordance with law. In cases where relevant laws do not require written approval from a competent agency, the capital contributor must have a written certification of this.

4. Where a capital contributor established under foreign law has a subsidiary that conducts insurance brokerage activities, such capital contributor may not have incurred cumulative losses up to application submission, and must have total assets of at least 2 million USD in the fiscal year preceding the year of application.

5. The contributor of at least 10% of charter capital must have an audited financial statement with an unqualified opinion for 3 consecutive years preceding the year of application; the contributor of less than 10% of charter capital must have an audited financial statement with an unqualified opinion for the year preceding the year of application.

Article 64. Application for issuance of Establishment and Operation License to insurance brokers

1. An application form for a License specified in Appendix I to this Decree.

2. Draft of the company's charter as prescribed in the Law on Enterprises.

3. Operational plan for the first 5 years suitable to the type of business to which the license is applied, clearly stating the operational activities to be performed and the business efficiency of the establishment of the insurance broker.

4. Copies of 9-digit or 12-digit ID cards, or passports; police (clearance) certificates or equivalent of foreigners as prescribed by foreign law; curricula vitae, copies of degrees, certificates and other documents proving the eligibility of the person expected to be appointed as President of the Members' Council, Director or General Director, Legal Representative.

5. List of shareholders, corporate contributors of at least 10% of charter capital and the following attached documents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) A copy of the company's charter;

c) A decision issued by the competent authority of the capital contributor on capital contribution to establish the insurance broker;

d) A written authorization, a copy of 9-digit or 12-digit ID card or passport of the authorized representative of the capital contributor;

dd) A copy of the audited financial statement for the three consecutive fiscal years preceding the year of application as prescribed in clause 5 Article 63 of this Decree;

e) A document proving that this capital contributor complies with point a, Clause 5, Article 133 of the Law on Insurance Business.

6. Profile of a corporate shareholder or contributor of less than 10% of charter capital;

a) Documents specified at Points a, b, c, d, Clause 5 of this Article;

b) A copy of the audited financial statement for the fiscal year preceding the year of application as prescribed in clause 5 Article 63 of this Decree.

7. Where a corporation established under foreign law has a subsidiary that conducts insurance brokerage activities, they must submit a copy of establishment decision or business registration certificate or equivalent document of the subsidiary; a copy of the audited financial statement for the fiscal year preceding the year of application as prescribed in clause 5 Article 63 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) A copy of 9-digit or 12-digit ID card or passport; police (clearance) certificate according to the form or equivalent document of foreigners as prescribed by foreign law;

b) Bank's confirmation of the balance of Vietnamese dong or freely convertible foreign currency deposited at the bank.

9. Certification of the bank licensed to operate in Vietnam that the charter capital deposited in a blocked account opened at the bank is not lower than the minimum charter capital specified in Article 81 of this Decree. The certification must clearly state the capital contribution amount of each shareholder/capital contributor, blocked amount, blockade purpose, blockade duration and conditions for lifting blockade.

10. Minutes of meetings of the corporate/individual in the matter of:

a) Agreement to contribute capital to establish an insurance brokerage limited liability company or an insurance brokerage joint-stock company, together with a list of shareholders, members and founding shareholders and members;

b) Approval for the draft of the company's charter.

11. A document authorizing an individual or organization to act on behalf of shareholders, capital contributors to carry out the procedures for applying for a License.

12. In case a foreign organization established under foreign law has directly performed insurance brokerage, it must obtain a certification from the competent authority of their home country, stating that:

a) The foreign organization established under foreign law is permitted to establish an insurance broker in Vietnam. If the home country's regulations do not require a written approval, a written certification from a competent authority is required in accordance with the law of the country;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The foreign organization established under foreign law has not seriously violated their home country’s regulations on insurance brokerage for 3 consecutive years preceding the year of application.

13. In case a foreign organization established under foreign law has a subsidiary which has directly performed insurance brokerage, it must obtain a certification from the competent authority of their home country, stating that:

a) The foreign organization established under foreign law is permitted to establish an insurance broker in Vietnam. If the home country's regulations do not require a written approval, a written certification from a competent authority is required in accordance with the law of the country;

b) The foreign organization established under foreign law has financial soundness and has fully met the management requirements in their home country;

c) The foreign organization established under foreign law has not seriously violated their home country’s regulations on insurance brokerage for 3 consecutive years preceding the year of application.

14. The written commitment of the capital contributors that they meet the eligibility requirements for issuance of the License as prescribed in Article 63 of this Decree and Article 133 of the Law on Insurance Business.

15. A certification issued by a competent authority that Vietnamese capital contributors meet financial safety conditions and are allowed to contribute capital to establish an insurer or reinsurer in accordance with law. If relevant law does not require a written approval, the capital contributor must have a written certification of this.

16. A document proving that the capital contributors ensure that the difference between owner's equity and the required capital is greater than or equal to their planned contribution as prescribed in Clause 2, Article 63 of this Decree.

Article 65. Standards of applications, documents, procedures for issuance of Establishment and Operation Licenses to insurance brokers

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 66. Change of name, location of head office of insurance broker

1. Application for change of name, location of head office of insurance broker includes:

a) An application form for change of name or head office, provided in Appendix III to this Decree;

b) A document of the competent authority, as prescribed in the company's charter, on change of name, location of head office;

c) Documentation showing the right to use the head office (for the change of head office).

2. Within 7 working days of receiving a complete and valid application, the Ministry of Finance shall issue a written approval. If the application is rejected, the Ministry of Finance shall provide an explanation in writing.

Article 67. Increase in charter capital

1. If an insurance broker seeks to increase their charter capital, they must meet the following requirements:

a) The increase in charter capital shall be made in Vietnamese Dong;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Application for Ministry of Finance's approval of principle to increase charter capital for insurance broker includes:

a) An application form for change of charter capital specified in Appendix III to this Decree;

b) A competent authority's document as prescribed in the company's charter on the increase in charter capital. This document must specify the increased amount, method, and time for capital increase;

c) Plan for mobilization and use of charter capital;

dd) List of shareholders or capital contributors expected to own at least 10% of the charter capital of the insurance broker after increasing capital; documents proving that these shareholders and capital contributors satisfy the requirements specified in clauses 1, 2, 5 of Article 133 of the Law on Insurance Business and Article 63 of this Decree. This provision does not apply to shareholders or capital contributors that owned at least 10% of charter capital of the insurance broker before increasing the capital, and does not apply to the case of increasing charter capital by the method of securities public offering, securities offering of listed and public joint-stock companies.

3. Within 20 working days of receiving a complete and valid application, the Ministry of Finance shall issue a written approval. If the application is rejected, the Ministry of Finance shall provide an explanation in writing.

4. In case of increase of charter capital by method of public offering of shares, offering of shares of listed and public joint-stock companies, after being approved by the Ministry of Finance, the insurance broker shall issue shares in accordance with the Law on Securities.

5. Within 6 months from the date on which the Ministry of Finance approves the application for an increase in charter capital, the insurance broker shall complete the process of increasing capital and submit one set of application to the Ministry of Finance, including:

a) A summary report on the results of the increase in charter capital under the capital change plan approved by the Ministry of Finance;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Documents specified in point d clause 2 of this Article in case of increasing charter capital by the method of securities public offering, securities offering of listed and public joint-stock companies.

6. Within 20 days of receiving a complete or valid application, the Ministry of Finance shall issue a revised license to the insurance broker according to Appendix V hereto appended. If the application is rejected, the Ministry of Finance shall provide an explanation in writing.

7. Within 6 months from the date on which the Ministry of Finance approves the application for an increase in charter capital or allocated capital, if the insurance broker fails to perform such a plan, they must report it to the Ministry of Finance for further actions.

Article 68. Decrease in charter capital

1. If an insurance broker seeks to decrease their charter capital, they must meet the following requirements:

a) The decreased charter capital still meets the minimum capital requirements as specified in Article 81 of this Decree;

b) The owner’s equity determined when the latest financial statement is prepared is not lower than the minimum charter capital as prescribed by law.

2. Application for Ministry of Finance's approval of principle to decrease charter capital for insurance broker includes:

a) An application form for decrease in charter capital specified in Appendix III to this Decree;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Plan for decrease in charter capital, which proves that the insurance broker satisfies the requirements in clause 1 hereof;

d) Documents proving that the insurance broker meets the requirements specified in Clause 1 of this Article.

3. Within 20 working days of receiving a complete and valid application, the Ministry of Finance shall issue a written approval. If the application is rejected, the Ministry of Finance shall provide an explanation in writing.

4. Within 6 months from the date on which the Ministry of Finance approves the application for a decrease in charter capital, the insurance broker shall complete the process of decreasing capital and submit one set of application to the Ministry of Finance, including:

a) A summary report on the results of the decrease in charter capital according to the plan approved by the Ministry of Finance, clearly stating the results of financial indicators after completing the process of decreasing capital;

b) Documents proving that the insurance broker has completed payments of decreased capital to shareholders or capital contributors.

5. Within 20 days of receiving a complete or valid application, the Ministry of Finance shall issue a revised license to the insurance broker according to Appendix V hereto appended. If the application is rejected, the Ministry of Finance shall provide an explanation in writing.

6. Within 6 months from the date on which the Ministry of Finance approves the application for a decrease in charter capital or allocated capital, if the insurance broker fails to perform such a plan, they must report it to the Ministry of Finance for further actions.

7. A single-member limited liability company is not allowed to decrease their charter capital.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Insurance brokers that seek to expand operational activities, scope and duration of operation specified in the License must satisfy the following requirements:

a) The head of the extended division must acquire qualifications as specified in Article 80 of this Decree (for expansion of operational activities and scope);

b) Do not incur administrative penalties against regulations on insurance business in 12 months preceding the submission of the application for expansion of operational activities and scope;

c) The owner’s equity determined when the latest financial statement is prepared is not lower than the minimum charter capital as prescribed in Article 81 of this Decree.

2. An insurance broker that seeks to curtail the operational activities, scope and duration specified in its Establishment and Operation License must ensure that it does not cause damage to its current obligations to the State, interests of the insurance policyholders and other related entities.

3. Application for change of operational activities, scope, and duration of operation includes:

a) An application form for change of operational activities, scope, and duration of operation as specified in Appendix III to this Decree;

b) A document issued by a competent authority as prescribed in the company's charter on changes of operational activities, scope, and duration of operation;

c) Documents proving that the insurance broker meets the requirements specified in Clause 1, Clause 2 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 70. Transfer of shares or contributed capital that results in a shareholder or capital contributor reaching or falling below the 10% ownership threshold

1. The purchase and transfer of shares or contributed capital that results in a shareholder or capital contributor reaching or falling below the 10% ownership threshold must meet the following requirements:

a) Do not cause damage to the legitimate rights and interests of the policyholders, employees, and the State;

b) Comply with relevant laws;

c) Organizations and individuals that receive the transfer of shares or contributed capital must satisfy the requirements specified in Clauses 1, 2, 5, Article 133 of the Law on Insurance Business and Article 63 of this Decree.

2. Application for transfer of shares or contributed capital that results in a shareholder or capital contributor reaching or falling below the 10% ownership threshold includes:

a) An application form provided in Appendix IV to this Decree;

b) The written approval of the competent authority as prescribed in the company's charter on the transfer of shares or contributed capital;

c) List of shareholders (or members) contributing capital, charter capital and charter capital structure of the insurance broker formed after the transfer of shares or contributed capital;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Documents proving that the corporate/individual capital contributor meets the requirements in Clause 1 of this Article.

3. Within 30 working days of receiving a complete and valid application, the Ministry of Finance shall issue a written approval. If the application is rejected, the Ministry of Finance shall provide an explanation in writing.

4. Within 14 days of completing the transfer of shares or contributed capital according to the approved plan, the insurance broker must send to the Ministry of Finance: a set of report on completion of transfer of shares, contributed capital, including:

a) A report on completion of transfer of shares, contributed capital;

b) A report on full payment of tax liabilities arising out of transfer of shares, contributed capital.

5. In case the approved capital transfer plan cannot be implemented, the insurance broker must submit a report to the Ministry of Finance outlining the action plan.

6. Within 14 days of receiving the report of the insurance broker on the results of the transfer of the shares or contributed capital, the Ministry of Finance shall issue a revised License to the insurance broker provided in Appendix V issued with this Decree. If the application is rejected, the Ministry of Finance shall provide an explanation in writing.

Article 71. Total division, partial division, acquisition, consolidation, or conversion of business entity

1. Total division, partial division, acquisition, consolidation, or conversion of an insurance broker must meet the following requirements:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Comply with relevant laws;

c) Organizations and individuals that plan to contribute capital to the insurance broker after the total division, partial division, acquisition, consolidation, or conversion must satisfy the requirements specified in Clauses 1, 2, and 5 Article 133 of the Law on Insurance Business and Article 63 of this Decree;

d) The new insurance broker established after total division, partial division, acquisition, consolidation, or conversion must satisfy the requirements specified in Article 133 of the Law on Insurance Business.

2. Application for total division, partial division, acquisition, consolidation, or conversion of business entity includes:

a) An application form as specified in Appendix VI issued with this Decree;

b) A document issued by a competent authority as prescribed in the company's charter on the total division, partial division, acquisition, consolidation, or conversion;

c) Report on how they carry out their total division, partial division, acquisition, consolidation, or conversion, how they deal with contracts which remain valid with customers, or with debt obligations, obligations to the State, and commitments to employees;

d) List of shareholders (or capital contributors), charter capital and charter capital structure of the insurance broker formed after the total division, partial division, acquisition, consolidation, or conversion;

dd) A copy from the master register or certified copy of the principle contract on total division, partial division, acquisition, consolidation, or conversion;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) A copy from the master register or certified copy of the audited financial statement for the three consecutive years preceding the year of application for consolidation or acquisition of the acquired company/consolidating company and the insurance broker;

h) Documents proving that capital contributors, administrators, and the insurance broker to be established after the total division, partial division, acquisition, consolidation, or conversion meet the requirements in Clause 1 of this Article.

3. Within 30 working days of receiving a complete and valid application, the Ministry of Finance shall issue a written approval. If the application is rejected, the Ministry of Finance shall provide an explanation in writing.

4. Within 14 days from the date of completion of the total division, partial division, acquisition, consolidation, or conversion according to the approved plan, the insurance broker must send a report on results to the Ministry of Finance. In case the approved capital transfer plan cannot be implemented, the insurance broker must submit a report to the Ministry of Finance outlining the action plan.

5. Within 14 days from the date of completion of the total division, partial division, acquisition, consolidation, or conversion, the Ministry of Finance shall issue a revised license according to the form specified in Appendix V issued with this Decree or the Establishment and Operation License to the insurance broker, provided in Appendix II issued together with this Decree. If the application is rejected, the Ministry of Finance shall provide an explanation in writing.

Article 72. Requirements, applications, procedures for dissolution of insurance brokers

1. Insurance brokers may only be dissolved when they have paid all debts and other property obligations and have not been during the dispute settlement process at Court or Arbitration. The relevant manager and the insurance broker are held jointly and severally liable for the debts of the insurance broker.

2. The payment of debts of the insurance broker shall be made in the following order of priority:

a) Unpaid salaries, severance allowances, social insurance premiums, health insurance premiums, unemployment insurance premiums as per the law, and other benefits of employees under collective bargaining agreements and signed employment contracts;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Other debts.

3. Once all the debts are fully paid as prescribed in Clause 2 of this Article, the insurance broker shall submit a dissolution application to the Ministry of Finance, including:

a) An application form for dissolution signed by the legal representative, which states the reason for dissolution as specified in Appendix XIX issued herewith;

b) A decision of a competent authority as prescribed in the company's charter;

c) Documents proving that the insurance broker has paid all the debts, property obligations and has committed not to be in the process of settling disputes in court or arbitration, including the following: report on the payment of financial obligations to employees; report on payment of liabilities to the State and other creditors; a notarized copy of the tax authority's certification that tax obligations have been fulfilled; other supporting documents (if any);  

d) The establishment and operation license.

4. Members of the Board of Directors, members of the Members' Council, the Director or General Director, and the legal representative of the insurance broker shall be responsible for the truthfulness and accuracy of the documentation.

5. Within 20 days of receiving a complete and valid application, the Ministry of Finance shall issue a decision on dissolution of the insurance broker.

6. In case the application for dissolution is inaccurate or forged, the persons specified in Clause 4 of this Article shall be held jointly and severally liable for payment of financial obligations to employees and unpaid taxes, other unpaid debts, and be personally responsible before law for the consequences arising within 5 years from the date of submitting the application for dissolution to the Ministry of Finance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The insurance broker must obtain written approval from the Ministry of Finance when appointing or removing the following positions:

a) President of the Board of Directors, President of the Members' Council;

b) General Director (Director).

2. Application for appointment or removal of positions specified in clause 1 hereof includes the following:

a) An application form for appointment or removal specified in Appendix III to this Decree;

b) A decision of a competent authority as prescribed in the company's charter;

c) Police (clearance) certificate or equivalent document of foreigners as prescribed by foreign law in accordance with point dd clause 2 Article 15 of this Decree; copies of 9-digit or 12-digit ID cards or passports or other identity document; curricula vitae in accordance with point e clause 2 Article 15 of this Decree, copies of degrees, certificates and other documents proving the eligibility of the person expected to be appointed as President of Board of Directors (President of the Members' Council), General Director (Director);<0}

d) Expected employment contract between the insurance broker and the person expected to be appointed as the General Director (Director);

dd) The written commitment of the person expected to be appointed to work for the insurance broker after being approved by the Ministry of Finance;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Within 7 working days of receiving a complete and valid application, the Ministry of Finance shall issue a written approval. If the application is rejected, the Ministry of Finance shall provide an explanation in writing.

Article 74. Opening of branches, representative offices, and other forms of commercial presence of insurance brokers in foreign countries

1. An insurance broker seeking to open a branch, representative office, or another form of commercial presence in a foreign country must satisfy the following requirements:

a) The owner’s equity determined when the latest financial statement is prepared is not lower than the minimum charter capital as prescribed in Article 81 of this Decree;

b) It has not been penalized for any administrative violations in the insurance business in the 12 months preceding the submission of the application for opening a branch or representative office;

c) It has Regulation on organization and operation of branches, representative offices, and other forms of commercial presence;

d) Satisfy the legal regulations of the foreign country where the enterprise opens a branch, representative office, or another form of commercial presence.

2. An application for approval for opening of a branch, representative office, or another form of commercial presence in a foreign country includes:

a) An application form for opening of a branch, representative office, or another form of commercial presence in a foreign country, as specified in Appendix XVII issued with this Decree;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Regulation on organization and operation of branches, representative offices, and other forms of commercial presence;

d) Application for approval of the opening of a branch, representative office, or another form of commercial presence in a foreign country must comply with Points a, b, d and h Clause 2, Clause 3 and Clause 4, Article 15 of this Decree.

3. Within 14 days of receiving a complete and valid application, the Ministry of Finance shall issue a written approval for opening of a branch, representative office, or another form of commercial presence in Vietnam to the insurance broker. If the application is rejected, the Ministry of Finance shall provide an explanation in writing.

4. After completing the opening of the branch, representative office, or another form of commercial presence in a foreign country, the insurance broker must notify the Ministry of Finance as prescribed in Clause 1, Article 75 of this Decree.

Article 75. Application and procedures for recording notice of opening, termination, or relocation of branch or representative office in Vietnam

1. Notice of opening, termination, or relocation of branch or representative office in Vietnam of an insurance broker includes:

a) Details in the notice of opening, termination, or relocation of branch or representative office in Vietnam of an insurance broker include name, address of the branch or representative office; operational activities of the branch or representative office; information of the branch director, the head of the representative office, information about changes to the branch or representative office;

b) The competent authority’s approval for opening, termination, relocation of the branch or representative in accordance with the charter of the insurance broker;

c) Documentation showing the right to use the location of the branch or representative office (if any).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 76. Eligibility requirements for manager of insurance broker

1. He/she has the right to manage an enterprise in accordance with the Law on Enterprises.

2. He/she is not penalized for administrative violations against regulations on insurance business; he/she is not dismissed for his/her violations against internal processes for 3 consecutive years before the time of appointment; he/she is not prosecuted by a competent authority as prescribed by law when he/she is elected or appointed.

Article 77. Qualifications required for members of Board of Directors, members of Member’s Council

1. General qualifications in Article 76 of this Decree.

2. They obtain at least a bachelor’s degree.

3. President of the Board of Directors and President of the Member’s Council must have at least 5 years of experience in the insurance, finance, or banking industries; members of Board of Directors and members of Member’s Council must have at least 3 years of experience in the insurance, finance, or banking industries.

4. Do not concurrently act as a member of the Board of Directors or a member of the Members' Council of another insurance broker in Vietnam.

Article 78. Qualifications required for the Director or General Director, legal representative

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. They obtain at least a bachelor’s degree.

3. They obtain at an insurance certificate or insurance brokerage certificate issued by a Vietnamese and foreign training institution which is legally established. This provision does not apply to those who have obtained a bachelor’s degree or higher in insurance.

4. They have at least 5 years’ experience in insurance, finance, or banking, of which at least 3 years’ experience as the manager or controller of an insurer or reinsurer, or the manager or controller of a foreign branch in Vietnam, or the manager of insurance broker.

5. They have lived in Vietnam during his/her tenure.

6. The Director or General Director must satisfy the following incumbent or office-holding principles:

a) Do not concurrently work for other insurance broker in Vietnam; do not act as a member of the Board of Directors or a member of the Members' Council of another insurance broker in Vietnam;

b) Only concurrently hold the title of head of up to one branch or representative office or professional division of the insurance broker;

c) Do not concurrently work for other insurer or foreign branch in Vietnam; do not act as a member of the Board of Directors or a member of the Members' Council of another insurer or foreign branch in Vietnam.

Article 79. Qualifications required for Deputy Director or Deputy General Director, Chief Accountant

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. They obtain at least a bachelor’s degree.

3. They have at least 3 years of experience in insurance, finance, or banking.

4. They obtain at an insurance certificate or insurance brokerage certificate issued by a Vietnamese and foreign training institution which is legally established. This provision does not apply to those who have obtained a bachelor’s degree or higher in insurance.

5. The Chief Accountant, apart from the qualifications in clauses 1, 2 of this Article, must meet the qualifications required for chief accountant in accounting law.

Article 80. Qualifications required for the Head of professional division

1. General qualifications in Article 76 of this Decree.

2. They obtain at least a bachelor’s degree.

3. They have at least 3 years of experience in insurance, finance, or banking.

4. They obtain at an insurance certificate or insurance brokerage certificate issued by a Vietnamese and foreign training institution which is legally established. This provision does not apply to those who have obtained a bachelor’s degree or higher in insurance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Minimum charter capital of an insurance broker:

a) Brokerage of original insurance or reinsurance:  VND 5 billion;

b) Brokerage of original insurance or reinsurance:  VND 10 billion.

2. During the course of operation, insurance brokers must meet the owner’s equity requirement as follows:

a) As for insurance brokers licensed before January 1, 2023: Before January 1, 2028, the charter capital and owner’s equity must not fall below the prescribed legal capital specified in Clause 6 Article 10 of Decree No. 73/2016/ND-CP; from January 1, 2028, the charter capital and owner's equity must not fall below the minimum charter capital as prescribed in Clause 1 of this Article;

b) As for insurance brokers that have been licensed since January 1, 2023, the charter capital and owner's equity must not fall below the minimum charter capital as prescribed in Clause 1 of this Article.

3. Every quarter, an insurance broker must re-evaluate its equity. If the owner's equity does not meet the requirements of Clause 2 of this Article, the insurance broker must apply for capital increase within 3 months from the end of the quarter and complete the process of increasing capital that complies with Clause 2 of this Article within 6 months from the end of the quarter.

4. If insurance brokers which are established, organized, and operating before the effective date of this Decree have a charter capital lower than the minimum charter capital specified in clause 1 of this Article, they must, before January 1, 2028, top up their charter capital to the required minimum level as prescribed in clause 1 of this Article.

Article 82. Revenue of insurance broker

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Commissions from original insurance brokerage, reinsurance brokerage;

b) Service charges for insurance auxiliary services;

c) Service charges for other activities related to the insurance policy at the request of the insurance policyholder;

d) Revenue from financial activities: Revenue from securities trading; collect interest on deposit, interest on loan amount; property rentals; other revenues as prescribed by law.

dd) Other operating income: Revenue from sale and liquidation of fixed assets; bad debts written off and now recovered; other revenue as prescribed by law.

2. Principles of determining revenue of insurance brokers:

a) The insurance broker shall record the insurance brokerage commission in the revenue corresponding to the time of accounting the premium revenue of the insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam.

With regard to expenses recorded as decreases in revenue such as reduction of insurance brokerage commissions, refund of insurance brokerage commissions: they will be recorded as reduction in revenue as soon as the transaction takes place, with evidence of consent of the parties, regardless of whether money has been paid or not;

b) The insurance broker shall record the service charges from the provision of auxiliary insurance services and the service fees from other activities related to the insurance policy at the request of the insurance policyholder into the revenue, upon completion of the provision of the services or the partial completion of the provision of the services, regardless of whether payment has been received or not;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Other operating income: comply with general regulations on enterprise accounting regime for other incomes.

Article 83. Expenses of insurance broker

Expenses of an insurance broker are payables and deductions in a period related to the operation of the insurance broker and must have sufficient invoices and documents as prescribed by law, including:

1. Expenses of insurance brokerage:

a) Expenditures on original insurance brokerage and reinsurance brokerage;

b) Expenditures on provision of insurance auxiliary services;

c) Fees charged for other activities related to the insurance policy at the request of the insurance policyholder;

d) Expenditures on professional liability insurance;

dd) Other expenditures and deductions as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Property rental costs;

b) Expenditures on bank fees and loan interest payments;

c) Other expenditures and deductions as prescribed by law.

3. Other operating expenses:

a) Expenditures on sale and liquidation of fixed assets;

b) Expenditures on the recovery of bad debts which have been written off and are now recovered;

c) Other expenditures and deductions as prescribed by law.

Section 3. INSURANCE AUXILIARY SERVICES

Article 81. Qualifications required for persons in charge of insurance auxiliary services in corporate providers of insurance auxiliary services

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) obtain at least a bachelor's degree in insurance; or

b) obtain at least a bachelor’s degree in other major and a certificate of insurance consultancy issued by a Vietnamese or foreign insurance training institution, which is established and operate legally, corresponding to the type of insurance for which the consultancy is provided.

2. A person in charge of insurance underwriting must meet any of the following requirements:

a) obtain at least a bachelor's degree in insurance; or

b) obtain at least a bachelor’s degree in other major and a certificate of insurance underwriting issued by a Vietnamese or foreign insurance training institution, which is established and operate legally, corresponding to the type of insurance for which the insurance underwriting is provided.

3. A person in charge of actuarial services in an insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam must meet the qualifications as prescribed in clauses 2, 3 Article 29 and clause 2 Article 30 of this Decree.

4. A person in charge of claim assessment must meet any of the following requirements:

a) obtain at least a college degree conformable with the claim to be assessed;

b) obtain a certificate of claim assessment issued by a Vietnamese or foreign insurance training institution, which is established and operate legally, corresponding to the types of non-life insurance for which the claim assessment is provided; or

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. A person in charge of claim settlement support must meet any of the following requirements:

a) obtain at least a college degree; or

b) obtain a certificate of claim settlement support issued by a Vietnamese or foreign insurance training institution, which is established and operate legally, corresponding to the type of insurance for which the claim settlement support is provided.

Chapter IV

PROVISION AND USE OF CROSS-BORDER INSURANCE SERVICES

Article 85. Providers and users of cross-border insurance services and insurance brokerage

1. Providers of cross-border insurance services and insurance brokerage (hereinafter referred to as cross-border insurance services) are insurers, foreign insurance brokers which are headquartered in countries/territories that have signed international treaties on trade with Vietnam (hereinafter referred to as home countries), and these treaties include an agreement on the provision of cross-border insurance services in Vietnam.

2. Users of cross-border insurance services are foreign-invested business entities and foreigners working in Vietnam.

3. Reinsurance services, international marine insurance, international aviation insurance, and international reinsurance brokerage shall comply with applicable regulations and best practices.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



An insurer or foreign insurance broker that provides cross-border insurance services in Vietnam must meet the following requirements:

1. General requirements:

a) Obtain a license issued by their home country’s competent authority for providing types of insurance expected to be provided in Vietnam, and also proving that the insurer or foreign insurance broker has legally operated for 10 years preceding the year of provision of cross-border insurance services in Vietnam;

b) Obtain a license issued by their home country’s competent authority for providing cross-border insurance services in Vietnam, and also proving that the insurer or foreign insurance broker has not violated any regulations on insurance business, insurance brokerage and other regulations of foreign law for 3 years preceding the year of provision of cross-border insurance services in Vietnam.

2. Eligibility requirements pertaining to finance:

a) The foreign insurer has total assets of at least USD 2 billion; the foreign insurance broker has at least USD 100 million in the fiscal year preceding the year of provision cross-border insurance services in Vietnam;

b) The foreign insurer is rated at least “BBB” by Standard & Poor's or Fitch, “B++” by A.M.Best, “Baal” by Moody's or equivalent ratings of other ranking organization in the fiscal year preceding the year of providing cross-border insurance services in Vietnam;

c) Their business has gained profits for 3 years preceding the year of provision of cross-border insurance services in Vietnam.

3. Eligibility requirements pertaining to loss control:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The foreign insurer must have a claim settlement process which clearly states the procedure for handling the loss and the time limit for giving the claim payout to the policyholder in Vietnam. In any case, the foreign insurer or its authorized representative must be present at the place of loss within forty-eight hours from the time of receipt of the loss report. The time limit for claim settlement is specified in Article 31 of the Law on Insurance Business;

c) Foreign insurance brokers must purchase professional liability insurance for insurance brokerage for their provision of cross-border insurance brokerage services in Vietnam.

Article 87. Eligibility requirements for providing cross-border insurance auxiliary services

1. Foreign individuals providing cross-border insurance consulting services in Vietnam must satisfy the requirements specified in Clause 1, Article 143 of the Law on Insurance Business.

2. Foreign organizations providing cross-border insurance auxiliary services in Vietnam must satisfy the requirements specified in Clause 2, Article 143 of the Law on Insurance Business.

Article 88. Methods of providing cross-border insurance services and cross-border insurance auxiliary services in Vietnam

1. Foreign insurers, when providing cross-border insurance services in Vietnam, must do so through an insurance broker which is issued with an Establishment and Operation License in Vietnam.

2. Foreign insurance brokers providing cross-border insurance services in Vietnam must act as brokers for insurers or branches of foreign non-life insurers which are issued with an Establishment and Operation License in Vietnam.

3. Foreign individuals and organizations are allowed to provide cross-border auxiliary insurance services for insurers, foreign branches, and insurance brokers in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 89. Responsibilities of providers of cross-border insurance services, and providers of cross-border insurance auxiliary service

1. Give documents on eligibility for providing cross-border insurance services as prescribed in Article 86 of this Decree to insurers, foreign branches, and insurance brokers licensed in Vietnam that engage in the process of providing cross-border insurance services as prescribed in Article 88 of Decree.

Give documents on eligibility for providing cross-border insurance auxiliary services as prescribed in Article 87 of this Decree to insurers, foreign branches, and insurance brokers licensed in Vietnam that use insurance auxiliary services, or domestic organizations that engage in the process of providing cross-border insurance services.

2. Foreign individuals and organizations providing cross-border insurance auxiliary services in Vietnam shall comply with regulations on provision of auxiliary insurance services in Articles 141 and 142 of the Law on Insurance Business.

3. Within 120 days from the end of the fiscal year, foreign insurers and foreign insurance brokers providing cross-border insurance services shall send to the Ministry of Finance their financial statement of the previous year, certified by an independent auditing organization, and a written statement from their home country’s competent authority on their compliance with of home country’s enterprise law.

4. Foreign insurers and insurance brokers providing cross-border insurance services; foreign individuals and organizations providing cross-border insurance auxiliary services shall pay taxes and other financial liabilities related to the provision of cross-border insurance services, cross-border insurance auxiliary services in Vietnam in accordance with tax laws.

Article 90. Responsibilities of entities related to the provision of cross-border insurance service and cross-border insurance auxiliary services

Insurers, foreign branches, and insurance brokers licensed in Vietnam and providers of insurance auxiliary services that provide cross-border insurance services as prescribed in Article 88 of Decree shall:

1. Keep documents proving that the provider of cross-border insurance services in Vietnam with which they jointly provide insurance services satisfies the requirements specified in Article 86 of this Decree; keep documents proving that foreign individuals or organizations providing cross-border insurance auxiliary services in Vietnam satisfy the requirements specified in Article 87 of this Decree and provide these documents to competent authorities upon request.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Use or provide cross-border insurance auxiliary services together with foreign individuals or organizations that satisfy the requirements specified in Article 86 of this Decree.

Chapter V

COOPERATION IN MANAGEMENT, SUPERVISION, AND INSPECTION OF FOREIGN BRANCHES IN VIETNAM

Article 91. Mechanism for coordination in management and supervision of foreign branches in Vietnam

1. The Ministry of Finance shall coordinate with foreign insurance authority through sharing information on management and supervision of foreign branches in Vietnam in order to protect the legitimate rights and interests of parties in insurance business and ensure the healthy and sustainable development of Vietnam's insurance market.

2. Information sharing with foreign insurance authorities shall be carried out on the basis of written requests, on the case to case basis, or through a communication cooperation mechanism under international agreements on cooperation and information sharing with foreign insurance authorities in the home country where the foreign non-life insurer, foreign reinsurer with foreign branch in Vietnam is headquartered.

3. The content and scope of information shared between the Ministry of Finance and the foreign insurance authority shall comply with the following provisions:

a) Based on the requirements of management and supervision on a case-by-case basis, the Ministry of Finance shall clearly determine the need to request the foreign insurance authority to provide information related to professional operations, financial situation, corporate governance, risk management and the observance of the law on insurance business by the foreign non-life insurer, or foreign reinsurer with foreign branch in Vietnam;

b) In case of receiving a request to share information from a foreign insurance authority, the Ministry of Finance shall assess and clearly determine the extent and scope of information that can be shared with each individual request, providing that the sharing ensures state management objectives, complies with the law on protection of state secrets, protection of private life, personal secrets, family secrets and business secrets;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The signing of an international agreement by a competent Vietnamese authority on cooperation and information sharing with foreign insurance authorities can be done bilaterally or multilaterally under regional and international cooperation frameworks of the International Association of Insurance Supervisors (IAIS), in compliance with the Law of International Agreements.

5. Contents of international agreements on cooperation and information sharing with foreign insurance authorities must contain the following:

a) Principles and scope of cooperation and information sharing;

b) Method of requesting information sharing;

c) Procedures for settlement of requests for information sharing of the parties to the agreement;

d) Providing information in some exceptional cases, including cases where foreign non-life insurers, foreign reinsurers, or foreign branches in Vietnam of these insurers/reinsurers do not meet the requirement pertaining to  capital adequacy ratio; the case of a fiscal crisis;

dd) Regulations on information confidentiality and regulations on consultation and periodic review of agreement contents.

Article 92. Inspection of foreign branches in Vietnam

The inspection of insurance business of foreign branches in Vietnam shall comply with the following:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The foreign insurance authority where the enterprise's head office is located shall inspect the operation of the foreign branch in Vietnam as follows:

a) Before conducting the inspection, the foreign insurance authority where the enterprise is headquartered must notify the inspection plan to the Ministry of Finance;

b) After the inspection is completed, the foreign insurance authority where the enterprise is headquartered must provide inspection results for the Ministry of Finance.

Chapter VI

THE FUND FOR THE PROTECTION OF THE INSURED

Article 93. Principles of management and use of the Fund for the protection of the Insured

1. The Fund for the protection of the Insured shall be managed and decided by the Ministry of Finance in a safe, efficient manner and with proper purposes.

2. The Fund for the protection of the Insured is managed and used separately for each type of insurance:  life insurance, non-life insurance and health insurance.

3. Investment activities of the Fund for the protection of the Insured are carried out as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Within 3 years from the effective date of the Law on Insurance Business, the entire balance of the Fund for the Protection of the Insured can be invested in Vietnam to buy Government bonds;

b) The Ministry of Finance may invest the Fund's idle money itself or by entrusting an organization to do so. In the case of investment entrustment, the entrusted organization must be licensed by a competent authority to conduct investment entrustment in accordance with the investment entrustment activity.

4. Where it is necessary to use the Fund for Protection of the Insured as prescribed in Clause 5 of this Article, the Ministry of Finance shall set up a Council to consider making payouts. The Council shall have composition and duties as follows:

a) The Council is composed of representatives of the Ministry of Finance, representatives of the Association of Vietnamese Insurers, representatives of insurers receiving the transfer the portfolios of insurance policies (in a case that the Ministry of Finance assigns the insurer to receive the transfer the portfolios of insurance policies from a bankrupt or insolvent insurer);

b) Duties of the Council: examine the insurance claims; develop a plan to use the Fund and submit it to the Ministry of Finance for approval (including a plan to pay out insurance policies of the bankrupt or insolvent insurer, and a plan to use the Fund's assets to carry out perform assigned tasks).

The Council may outsource the performance of assigned tasks.

c) The Council is allowed to use the seal of the authority tasked to manage the Fund for the Protection of the Insured when performing its duties.

5. The Fund for the Protection of the Insured is used in the following cases:

a) In case an insurer or a branch of foreign non-life insurer becomes insolvent and has taken measures to restore solvency but still cannot rectify it, the insurer or branch may use the Fund for Protection of the Insured under the decision of the Ministry of Finance on termination of measures to restore solvency;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) In case the insurer receives the transfer the portfolios of insurance policies from the bankrupt or insolvent insurers, The Fund for the Protection of the Insured will be used to cover the shortfall between the insurance assets and liabilities, as well as shortages of corresponding technical reserves.

6. The Fund for the Protection of the Insured will be used to make insurance payouts, the cash surrender value; pay insurance compensation; refund the premiums as prescribed in the insurance policy at the request of an insolvent insurer, or a branch of foreign non-life insurer, or a bankrupt insurer and make a lump sum payment for each claim for insurance payout, refund of cash surrender value, insurance compensation, or premium refund; compensate for the shortfall between insurance assets and liabilities, as well as the shortages of corresponding technical reserves for the bankrupt or insolvent insurers.

7. As for insurers, branches of foreign non-life insurers owed to the Fund for Protection of the Insured:

a) Insurers, branches of foreign non-life insurers shall bear the overdue payment interest of 0.03% per day to the Fund based on their overdue payment amount. The overdue payment time shall be counted from the effective date of this Decree to the day before the overdue payment amount is remitted into the state budget.

b) Insurers, branches of foreign non-life insurers must complete the payment of the outstanding amount to the Fund and the overdue payment interest at Point a of this Clause before January 1, 2024. After the mentioned time limit, if an insurer or a branch of foreign non-life insurer has not yet paid the outstanding amount owed and the amount of overdue payment to the Fund, the Ministry of Finance shall request the credit institution that holds an account of the insurer or branch to freeze their account and collect the arrears and overdue payment interest to the Fund.

Article 94. Expenditures of the Fund for the Protection of the Insured

1. The Fund for the Protection of the Insured may have the following expenditures:

a) Insurance payout, refund of cash surrender value, insurance compensation, or premium refund as prescribed in the insurance policy upon request of the insolvent insurer or branch of foreign non-life insurer under the decision of the Ministry of Finance on termination of measures to restore solvency, or upon request of the bankrupt insurer under the judge’s decision on declaration of bankruptcy;

b) The shortfall between the insurance assets and liabilities, as well as shortages of corresponding technical reserves for the insurer that is assigned to receive the transfer the portfolios of insurance policies from the bankrupt or insolvent insurers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Expenses for performing the tasks of the Council decided by the Ministry of Finance in the plan for using the Fund's assets to perform the assigned tasks as prescribed at Point b, Clause 4, Article 93 of this Decree.

2. The payment from the Fund for Protection of the Insured under Points a and b, Clause 1 of this Article shall be made according to the following principles:

a) The Fund only pays for the original insurance policy and pays once for each claim for insurance payout, refund of cash surrender value, insurance compensation, or premium refund;

b) In case the insurance policies are transferred from the insolvent insurer or branch of foreign non-life insurer, or the bankrupt insurer to another insurer or branch, the amount paid by the Fund according to the limit specified in Article 95 of this Decree shall be transferred directly to receiving insurer or branch;

c) In case the insurer or branch of foreign non-life insurer becomes insolvent, the Fund shall only pay the difference between the amount of money the insurer, branch of non-life insurer has to pay under the insurance policy and the amount the insured receives from the insurer or branch of the foreign non-life insurer;

d) In case an insurer goes bankrupt, the Fund will only pay the difference between the amount the insurer has to pay under the insurance policy and the amount the insured receives in accordance with the law on bankruptcy;

dd) In case the insured is obliged to repay the debt of the insurer or branch of foreign non-life insurer as agreed in the insurance policy and regulations of law, the Fund shall only pay the difference between the amount of money the insured receives according to the limit specified in Article 95 of this Decree and the amount owed by the insured to the insurer or branch of foreign non-life insurer.

Article 95. Payment limit of the Fund for the Protection of the Insured

1. As for life insurance policies, the Fund shall pay up to 90% of the extent of liability of the life insurer, but not more than 200 million VND/insured/policy. The extent of liability of the life insurer corresponding to each case is prescribed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) As for policies that have savings feature, cash surrender value, and remain valid, the extent of liability of the insurer shall correspond to the cash surrender value of the policy at the time when the competent authority declares the insurer insolvent or bankrupt;

c) As for policies that only have protection feature, have no cash surrender value, and remain valid, the extent of liability of the insurer shall correspond to the premium paid for the remaining period of the insurance policy;

d) As for investment-linked insurance policies that remain valid, the extent of liability of the insurer shall correspond to the value of the customer’s account at the time when the competent authority declares the insurer insolvent or bankrupt;

dd) If a life insurance policy has multiple insured persons, the maximum payment limit of the Fund specified at Points a, b, c and d, Clause 1 of this Article shall apply to each insured person, unless otherwise agreed between the insured and the insurer in the insurance policy.

2. As for health insurance policies, the Fund shall pay up to 90% of the extent of liability of the insurer or branch of foreign non-life insurer, but not more than 200 million VND/insured/policy. The extent of liability of an insurer or a branch of foreign non-life insurer corresponding to each case is specified as follows:

a) As for policies where the insured event has occurred but the insurance benefits have not been paid, the extent of liability of the insurer or branch of foreign non-life insurer is the insurance benefits to be enjoyed as agreed in the insurance policy;

b) As for valid insurance policies, the extent of liability of the insurer or branch of foreign non-life insurer is in proportion to the premium paid for the remaining period of the insurance policy;

c) If a health insurance policy has multiple insured persons, the maximum payment limit of the Fund shall apply to each insured person, unless otherwise agreed between the insured and the insurer/branch in the insurance policy.

3. With respect to non-life insurance policies:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) As for insurance policies in other types of insurance, the Fund shall pay up to 80% of the extent of liability of the insurer or branch of foreign non-life insurer, but not more than 100 million VND/insured/policy;

c) The extent of liability for non-life insurance policies of non-life insurers and branches of foreign non-life insurers includes insurance benefits to be enjoyed as agreed upon in the insurance policy and premium paid in proportion to the remaining period of the insurance policy.

Article 96. Procedures for payment from the Fund for the Protection of the Insured

1. Bankrupt or insolvent insurers and branches of foreign non-life insurers must submit to the Ministry of Finance one set of application, including the following documents:

a) An application for use of the Fund specified in Appendix XVIII to this Decree;

b) A written certification from a competent authority that the plan on division of the value of the insurer's assets has been completed (in case the insurer goes bankrupt);

a) List of insured persons, claims for insurance payout, refund of cash surrender value, insurance compensation, or premium refund as prescribed in the insurance policy that the insolvent insurer or branch of foreign non-life insurer cannot pay; compensation from the third person under the decision of the Ministry of Finance on termination of measures to restore solvency, or at the time the bankrupt insurer’s asset value division plan has been completed;

d) Statistical documents on technical reserves and assets corresponding to the technical reserves of the portfolios of insurance policies expected to be transferred of the insolvent or bankrupt insurer or branch of foreign non-life insurer, the shortfall between the insurance assets and liabilities, as well as the lack of corresponding technical reserves for the designated insurer to receive the portfolio of insurance policies from the bankrupt or insolvent insurer.

2. Within 14 days of receiving the application of the insurer or branch of foreign non-life insurer, the Ministry of Finance shall set up a Council as prescribed in Clause 4, Article 93 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Check the completeness and validity of the application for insurance payout and refund of cash surrender value; refund of insurance premiums filed by the insurer or branch of foreign non-life insurer in order to accurately determine the amount; check documentation on technical reserves and corresponding assets in case of designation to receive the portfolio of insurance policies;

b) Develop a plan for insurance payout, refund of cash surrender value; payment of compensation.

4. Within 5 working days from the date the Ministry of Finance approves the insurance payout plan, the Council shall make public the payment to the insured in daily newspapers (at least in a central newspaper or a local newspaper where the head office, branches and transaction offices of the insurer or branch of foreign non-life insurer are located in Vietnamese in 3 consecutive issues, as well as post up the list of beneficiaries at these head office, branches and transaction offices, and on the websites of the Ministry of Finance, the insurer or branch of foreign non-life insurer. The notice must clearly state the location, time, and method of payment of the Fund.

5. The Council shall make insurance payouts from the Fund for Protection of the Insured in accordance with the insurance payout plan approved by the Ministry of Finance.

6. Recipients of insurance payouts, cash surrender value, and compensation; refund of insurance premiums must meet the following conditions:

a) They are named in the list of recipients, with supporting documents enclosed, approved by the Ministry of Finance;

b) There are documents proving their lawful interests in the Fund's payments, including:  citizen's identity card, personal identity card, passport, or other lawful personal identification documents; an insurance policy; power of attorney to receive money (if any).

Chapter VII

INVESTMENT-LINKED INSURANCE AND RETIREMENT INSURANCE

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 97. General principles

1. During the course of operation of investment-linked insurance and retirement insurance, the insurer must ensure compliance with the following regulations:

a) Maintain a solvency margin higher than the minimum solvency margin:  VND 200 billion (for investment-linked insurance); VND 300 billion (for retirement insurance);

b) Operate an information technology system that meets the requirements of Clause 2 of this Article.

2. The information technology system of an insurer providing investment-linked insurance and retirement insurance must:

a) Monitor and manage in detail each transaction of the investment-linked insurance policy (for the investment-linked insurance ) and each retirement insurance account (for the retirement insurance);

b) Ensure up-to-date and accurate data on insurance policies between divisions in the enterprise; ensure the setting aside of technical reserves and recognition of revenue and expenses;

c) To roll out the unit-linked insurance, the information technology system must assist in checking information on account value and number of units of each unit-linked fund; compare the premium pending for allocation with the premium paid by the customer by the end of the fiscal year and the end of the policy year; track the details of the sale and purchase of units of the unit-linked insurance policy.

3. An insurer that rolls out investment-linked insurance and retirement insurance must ensure that the information on their operation of universal life-linked fund, voluntary retirement fund and unit-linked funds is updated transparently, clearly, and regularly updated on their website, at least containing:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Selling price, purchase price of units of the unit-linked fund (hereinafter referred to as fund units); net asset value per unit of the unit-linked fund on the working day immediately following the valuation date (in case the insurer rolls out the unit-linked insurance product).

The insurer must ensure that information on the selling prices and purchase prices of units are kept and can be looked up on their website within 3 years.

4. The insurer must set up calculation tools and instructions so that customers can build their own insurance plans according to each insurance product provided on their website. The calculation tool must meet the following minimum requirements:

a) As for universal life insurance products: Customers can choose the basic insurance premium, the extra premium (if any) with at least 2 illustrated investment interest rates (including the guaranteed interest rate and the assumed interest rate selected by the policyholder), the expected premium payment term to assess the account value during the insurance policy term or for a minimum period of 20 years;

b) As for unit-linked insurance products:  Customers may choose the basic premium rate, extra premium (if any), expected premium payment term, expected interest rate, expected unit-link fund to evaluate the value of the account for a maximum period of 20 years;

c) As for retirement insurance products:  Customers may build an individual's retirement plan through the selection of input factors such as the illustrated investment interest rate, expected retirement benefits in the future, the expected premium payment period, the expected period of receiving periodic retirement benefits;

d) The expected interest rate used in the calculation tool does not exceed the maximum interest rate used in the sales materials of the respective investment-linked insurance product or retirement insurance product;

dd) The data illustrated in the calculation tool must clearly show the following minimum data:  benefits of the insurance policy; fees charged to customers and premiums for each policy year.

Enterprises must ensure compliance with this Clause within 1 year from the effective date of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Premiums of investment-linked insurance policies, retirement insurance policies include:

a) Basic insurance premium as prescribed in Clause 2 of this Article;

b) Additional insurance premiums as prescribed in Clause 3 of this Article.

2. Basic premium:

a) Basic premium is the premium determined based on the sum insured chosen by the customer and specified in the investment-linked insurance policy, the retirement insurance policy. The basic premium is paid periodically or once as agreed in the insurance policy;

b) The compulsory payment period for an investment-linked insurance policy with periodic basic premiums shall not exceed 4 years. During the compulsory payment period, the insurer must ensure that the investment-linked insurance policy is not lapsed if the customer has fully paid the basic premium and there is no withdrawal from the account.

3. Extra premium:

a) In addition to the basic insurance premium, the policyholder may pay an extra premium to invest in the universal life fund (for universal life insurance product) or to purchase units (for unit-linked insurance product) or to invest in a voluntary retirement fund (for retirement insurance product);

b) As for investment-linked insurance policies, in each policy year, the total extra premiums paid must not exceed 5 times the annual basic premium rate of the current policy year (for regular premium policy) or does not exceed the basic premium (for single premium policy).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Fees charged to the policyholder include:

a) Initial fee: used to cover expenses related to the use of insurance policies, capital costs of the insurer. The initial fee is deducted as a percentage (%) of the premium when the policyholder pays the premium. The premium after deducting the initial fee is the part that is invested and allocated to the investment-linked fund (for investment-linked insurance policy), voluntary retirement fund (for retirement insurance policy) within 30 days from the date the insurer receives the premium;

b) Policy management fee: used to cover costs related to maintaining the insurance policy and providing information related to the insurance policy for the insurance buyer. Policy management fee is deducted from the account value of the policyholder;

c) Risk fee: used to pay death and disability benefits as committed in the insurance policy. Risk fee is deducted from the account value of the policyholder;

d) Fund management fee: used to pay for investment, asset valuation, fund supervision and management. The fund management fee is determined as a percentage (%) of the net asset value of the investment-linked fund (for investment-linked insurance policy), the voluntary retirement fund (for the retirement insurance policy). Fund management fee is deducted before determining investment returns of investment-linked fund (for investment-linked insurance policy), voluntary retirement fund (for retirement insurance policy);

dd) Early termination fee (applicable to investment-linked insurance product): used to cover reasonable expenses related to the policyholder's termination of the insurance policy early. Early termination fee is deducted from the account value of the policyholder;

e) Unit-linked fund conversion fee (applicable to unit-linked insurance product): is the fee charged to the policyholder when converting investment assets between unit-linked funds;

g) Retirement insurance account transfer fee (applicable to retirement insurance product): is a fee that a policyholder must pay to the current insurer when transferring their retirement insurance account to a new insurer.

2. The insurer is responsible for calculating fees charged to the policyholder in an accurate, fair, and reasonable manner, in accordance with the method and basis of charging fees for products registered with the Ministry of Finance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 100. Fund management companies

1. An insurer that rolls out universal life insurance products, retirement insurance products is entitled to manage and invest assets of the universal life fund, voluntary retirement fund on its own initiative, or entrust a fund management company to invest assets of the universal life fund, the voluntary retirement fund, or engage a fund management company to manage the portfolio of the assets of the universal life fund, the voluntary retirement fund.

2. An insurer that rolls out unit-linked insurance products shall entrust a fund management company that has experience in managing member funds or open-ended funds to invest in assets from unit-linked funds.

3. Entrusted assets are registered as owned by the insurer and deposited in the depository account of the insurer. The fund management company must separately manage investment assets from the investment-linked fund, the voluntary retirement fund of the insurer from other funds of the insurer and other customers. The fund management company may not use the assets of the investment-linked fund or voluntary retirement fund to perform any transaction or purpose not specified in the entrustment contract of the insurer.

4. When acting as a trustee to invest assets from unit-linked funds, the fund management company shall, at least weekly, or more frequently as agreed in the entrustment contract and before the next valuation date, provide information and value of investment assets for the insurer. The fund management company shall coordinate with the custodian bank and insurer to evaluate the net asset value of the unit-linked fund and the net asset value per fund unit on a periodic basis, and report on the investment portfolio, valuation, and performance of the unit-linked fund.

The insurer shall compare the investments of the fund management company and the depository account at the bank. The insurer must ensure the consistency of data specified at points a and b of this clause on the valuation date:

a) The total value of the insurance premium allocated to the unit-linked fund (the number of fund units of the policyholder on the valuation date multiplied by the buying price of the fund unit) and the value of the owner's contribution in the unit-linked fund (the number of fund units of the owner on the valuation date multiplied by buying price of the fund units);

b) Net asset value of the unit-linked fund.

5. When acting as a trustee or managing the portfolio of assets of the voluntary retirement fund, the fund management company must have at least 3 employees with at least 3 years of experience in managing retirement funds or insurance policyholder fund or investment portfolio management experience with an average investment term of more than 5 years. These employees must have a fund management practice certificate issued by the State Securities Commission or be a member of the Chartered Financial Analysts (CFA) or obtain a bachelor’s degree, master’s degree, or doctorate degree in finance or investment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Section 2. INVESTMENT-LINKED INSURANCE

Subsection 1. CHARACTERISTICS AND BENEFITS OF INVESTMENT-LINKED INSURANCE

Article 101. Characteristics of investment-linked insurance

1. Investment-linked insurance includes universal life insurance and unit-linked insurance.

2. Insurance products in the investment-linked insurance have the following characteristics:

a) Benefits of an investment-linked insurance policy are separated between death and disability benefits and investment benefits. A policyholder cannot choose to participate in the investment benefits of an investment-linked insurance policy without also participating in the death and disability benefits;

b) The premium structure is separated between the investment fee and the initial fee as prescribed at Point a, Clause 1, Article 99 of this Decree;

c) The policyholder is entitled to all investment returns from the investment fee after deducting the fees specified at Points b, c and d, Clause 1, Article 99 of this Decree;

d) The policyholder has the flexibility to determine the premium and sum insured in accordance with the terms of the insurance policy.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 102. Benefits of investment-linked insurance policies

1. Benefits of an investment-linked insurance policy include:

a) Death and disability benefits specified in Clause 2 of this Article;

b) Investment benefits specified in Clause 3 of this Article;

c) Other bonus benefits (if any) to increase the account value in the investment-linked insurance policy.

2. Death and disability benefits:

a) Death and disability benefits include death benefits and total and permanent disability benefits;

b) Death and disability benefits must meet the minimum level as follows:

As for single premium policy: VND 50,000,000 or 125% of single premium, whichever is greater;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The insurer can provide death benefits with the sum insured lower than the minimum specified above for the insured from 60 years of age or older, but not less than VND 50,000,000.

3. Investment benefits:  is the entire investment return from the policyholder's investment fee after deducting the fund management fee as agreed in the insurance policy.

4. Within 2 years from the effective date of this Decree, the insurer may continue to provide benefits of investment-linked insurance policies as prescribed in the rules and terms of investment-linked insurance products which have been approved by the Ministry of Finance before the effective date of this Decree.

Subsection 2. UNIVERSAL LIFE INSURANCE

Article 103. Name and design of universal life insurance products

1. The name of the universal life insurance product must be consistent with the nature of the insurance product and contain the phrase “Sản phẩm bảo hiểm liên kết chung” (Universal life insurance product).

2. The account value of the universal life insurance policy is formed from the fee that is invested in the universal life fund and other benefits as agreed in the insurance policy.

3. The insurer must commit the minimum investment interest rate in the universal life insurance policy. In case the investment interest rate of the universal life fund is lower than the committed minimum interest rate, the insurer shall use the assets of the owner's fund to cover the difference between the actual interest rate earned on the investment, of each universal life account, and the minimum interest rate.

4. The cash surrender value of a universal life policy is the account value of that policy on the policy termination date minus the early termination fee.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. An insurer must establish a universal life fund for all universal life insurance policies, ensuring that the assets formed from the universal life fund are separated from the owner’s fund and other policyholder funds.

2. The universal life fund was established before the first universal life insurance policy was signed and has a minimum amount of not less than VND 50 billion.

3. An insurer is entitled to an investment return corresponding to the amount contributed to the establishment of the universal life fund at the announced interest rate applicable to universal life insurance policyholders. The insurer may be refunded a part or the whole of their contributed amount if it still ensures that the total value of the universal life fund is not lower than VND 50 billion.

4. The policyholder is entitled to investment returns corresponding to the value of his/her account at the universal life fund in each fiscal year and not lower than the minimum committed interest rate specified in the insurance policy.

5. Universal life fund shall be managed and used for investment in accordance with the financial regime applicable to insurers.

Subsection 3. UNIT-LINKED INSURANCE

Article 105. Name and design of unit-linked insurance products

1. The name of the unit-linked insurance product must be consistent with the nature of the insurance product and contain the phrase “Sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị” (Unit-linked insurance product).

2. The policyholder may invest fees in the unit-linked fund established by the insurer, enjoy all investment returns and bear all investment risks from the chosen unit-linked fund.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The cash surrender value of the unit-linked insurance policy is equal to the account value of the unit-linked fund on the valuation date after the date on which the policyholder requests to terminate the policy minus the early termination fee.

5. As for a unit-linked insurance policy with single premium plan, the policyholder’s premium is only used to buy fund units with an investment proportion of not less than 60% of value of their total assets in the portfolio of bank deposits and other fixed-income securities.

Article 106. Establishment of a unit-linked fund

1. The insurer must ensure at least two unit-linked funds for each unit-linked insurance product. Each unit-linked fund must have separate investment policy, investment objectives and investment limits, which enables policyholders to tell the difference between unit-linked funds rolled out by the insurer.

2. The name of each unit-linked fund must be clear and consistent with their investment policies and objectives.

3. Before the first unit-linked insurance policy is signed, the insurer must use part of the owner's fund to form the unit-linked fund's assets in accordance with the investment policy, investment objectives, and investment limits of each unit-linked fund, and must ensure that the value of each unit-linked fund is not less than VND 50 billion.

4. If an insurer adds a new unit-linked fund that is managed directly by the fund management company, the enterprise must ensure that the value of each unit-linked fund is not less than VND 50 billion.

5. The insurer is entitled to investment returns corresponding to their amount contributed to the unit-linked fund.  The insurer may be refunded a part or the whole of their contributed amount if it still ensures that the total value of the unit-linked fund is greater than VND 50 billion. If the net asset value of the fund falls below VND 30 billion on the valuation date, the insurer must top up the fund using the owner's fund to ensure that the net asset value is not lower than VND 30 billion within 30 days.

6. An insurer must ensure that the assets formed from the unit-linked fund are separated from the owner’s fund and other policyholder funds. In case an insurer establishes unit-linked funds that are directly managed by the fund management company, the insurer must ensure the assets formed from these unit-linked funds must be separated from other unit-linked funds.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 107. Investment objectives of unit-linked funds

1. The investment objectives of unit-linked funds must be clear and detailed so that policyholders can make an informed assessment of their current state of operation and the risks that they face.

2. The investment objectives of unit-linked funds must be disclosed in a clear and comprehensive manner in brochures and insurance policies.

Article 108. Investment limits of unit-linked funds

1. The investment limits in each portfolio of investment assets of the unit-linked fund must be consistent with the investment policy and investment objectives specified in the method and basis of charging premiums of the products registered with Ministry of Finance and in compliance with Clause 2 of this Article. The investment in assets of the unit-linked fund must comply with the general regulations on investment principles in Clause 2, Article 99 of the Law on Insurance Business No. 08/2022/QH15.

2. Investment limits of each unit-linked fund:

a) Government debt instruments: No restriction;

b) Actively traded securities of issuers:  up to 100% of the total asset value of the unit-linked fund;

c) Actively traded securities of an insurer:  up to 10% of the total value of the actively traded securities of that organization and up to 20% of the total asset value of the unit-linked fund;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Investment in companies in the same group of companies with ownership relations in the following cases: parent company, subsidiary company; companies owning more than 35% of each other's shares and contributed capital; group of subsidiaries having the same parent company: up to 30% of the total asset value of the unit-linked fund;

e) Investment in securities investment funds, shares of securities investment companies established and operating in Vietnam: 0% of the total asset value of the unit-linked fund.

3. The investment limits of the unit-linked fund may differ from those specified  Clauses 1 and 2 of this Article as a result of an increase or decrease in the value of the investment assets, legal payments of the unit-linked fund,  and the full or partial division, consolidation, acquisition of issuers. In such circumstances, the unit-linked fund is not allowed to invest in assets with deviations. Within 3 months from the date of deviation, the insurer must request the fund management company to adjust the investment portfolio to meet the investment limits’ requirements specified in Clauses 1 and 2 of this Article.

The insurer must notify Ministry of Finance in writing of, and disclose information to the policyholder about the causes of the above deviations, the remedial measures taken and the effectiveness of the remedy.

4. If the deviation is caused by the insurer or fund management company's failure to comply with the investment limits specified in Clauses 1 and 2 of this Article or the investment policies and investment objectives of the unit-linked fund, which are specified in the method, the basis on which premiums are charged, the insurer must request the fund management company to readjust the investment portfolio within 15 days from the date of deviation.

5. The insurer shall compensate for damage caused to the policyholder and the unit-linked fund in the following cases:

a) They fail to comply with the investment policies and investment objectives specified in the premium-charging method and basis registered with the Ministry of Finance;

b) Investment in restricted assets or investment in excess of investment limits as prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.

6. The amount of compensation for the policyholder and the unit-linked fund is determined on the basis of the actual damage incurred. Where investment activities under Clause 5 of this Article generate profits, the insurer must account all profits to the unit-linked fund.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 109. Valuation of unit-linked funds

1. The insurer must value the assets in the unit-linked fund's portfolio at least once a week, at market value, or fair value (if market value is unavailable). The insurer must specify the valuation date in the rules and terms of insurance products in order to buy and sell fund units. If the valuation date coincides with a holiday or day off as prescribed by law, the insurer shall determine the valuation date on the next working day.

2. The determination of the net asset value of the unit-linked fund must comply with the principles of determining the net asset value of the open-ended fund in accordance with applicable laws.

3. The custodian bank, which is legally established and operating in Vietnam, approves the determination of the net asset value of the unit-linked fund.

4. Insurers, fund management companies, and custodian banks must have a mechanism and process in place for comparing, reviewing, examining, and supervising the net asset valuation to ensure that it is accurately and suitably calculated.

5. The insurer must take full responsibility in case of misvaluing of fund units, and must compensate policyholders and the unit-linked fund for deviations arising from the purchase and sale of these fund units because the net asset value of the fund is misvalued with the deviation level as follows:

a) Reach at least 0.5% of the net asset value, for a unit-linked fund that invests in stocks. The unit-linked fund invests in stocks no less than 70% of the total asset value in the stock portfolio;

b) Reach at least 0.75% of the net asset value, for a unit-linked fund that invests in bonds. The unit-linked fund invests in stocks no less than 70% of the total asset value in the bond portfolio;

c) Reach at least 1.00% of net asset value for other unit-linked funds of the insurer.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Re-determine the net asset value of the unit-linked fund on each trading day during the time the fund is misvalued;

b) Determine compensations for the fund and compensations for policyholders from mispricing the fund's assets on each trading day. The insurer is not required to compensate the policyholders for deviations of less than VND 100,000, but the entire amount corresponding to the deviation value of less than VND 100,000 must be put into the fund.

7. The amount of compensation for the policyholder and the unit-linked fund from the purchase and sale of fund units in case of misvaluing the fund units is determined as follows:

a) In case the fund is undervalued, the compensation amount for the policyholder and the unit-linked fund is determined as follows:

If the premium is allocated to purchase fund units before the time the fund is misvalued and the units are sold during the period when the fund is misvalued: The amount of compensation to the policyholder is determined based on the margin of error and the number of fund units sold by the policyholder;

If the premium is allocated to purchase fund units during the period when the fund is misvalued and continues to be held after the period when the fund is misvalued: The insurer shall compensate the unit-linked fund. The compensation amount is determined based on the margin of error and the number of fund units that the policyholder has purchased and continues to hold after the misvaluing period.

b) In case the fund is overvalued, the compensation amount for the policyholder and the unit-linked fund is determined as follows:

If the premium is allocated to purchase fund units before the time the fund is misvalued and the units are sold during the period when the fund is misvalued: The insurer shall compensate the unit-linked fund. The compensation amount is determined based on the margin of error and the number of fund units that the policyholder has sold during the mispricing period;

If the premium is allocated to purchase fund units during the period when the fund is misvalued and continues to be held after the period when the fund is misvalued: The compensation amount is determined based on the margin of error and the number of fund units that the policyholder has purchased and continues to hold after the mispricing period.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. Within 7 working days from the date on which the error is found, the insurer must report to the Ministry of Finance the plan to remedy the error when valuing the fund units, the plan to compensate for damage to the fund and the policyholders. The plan must clearly state the cause of the incident, the time when the fund was misvalued, the extent of the fund's damage, the extent of the policyholder's damage, together with a list of the policyholders with impaired benefits to be compensated and compensation amount for each policyholder. Within 15 working days from the date of the report to the Ministry of Finance, the insurer must pay compensation for the damage incurred to the policyholders and the unit-linked fund.

Article 110. Determination of selling and buying prices of fund units

1. Selling price is the price of one fund unit when the insurer sells it to the policyholder on the valuation date.

2. Buying price is the price of one fund unit when the insurer buys it from the policyholder on the valuation date.

3. Fund unit is the asset of the unit-linked fund which is divided into units of equal value.

4. The selling price and buying price of fund units are determined based on the net asset value of each fund unit on the valuation date immediately following the day when the insurer receives request to buy or sell fund units. The difference between the selling price and the buying price of a fund unit must not exceed 5% of the selling price.

5. Net asset value of each fund unit is equal to the total value of assets in the unit-linked fund minus related liabilities divided by the total number of fund units.

Article 111. Buying and selling fund units

1. The policyholder has the right to buy more fund units from or redeem fund units to the insurer.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The insurance policy of the policyholder is still valid and contains the amount for additional purchase;

b) There is a request to buy more fund units according to the insurer's form, specifying the amount of the sum they want to buy more fund units, the percentage of each unit-linked fund, and confirmation on the request to buy additional fund units.

3. The policyholder may redeem fund units when the following requirements are satisfied:

a) The insurance policy of the policyholder is still valid and the number of fund units to be redeemed meets the regulations on the minimum amount of the insurer for the policyholder’s redemption of fund units;

b) There is a request to redeem fund units according to the insurer's form, specifying the amount of the number of fund units to redeem, the percentage of each unit-linked fund to be deemed, or the sum to be withdrawn, and confirmation on the request to redeem fund units.

4. The insurer shall handle the request to buy more or redeem fund units on the next valuation date. The buying or selling price of fund units is determined according to Article 110 of this Decree.

5. The account value under the unit-linked insurance policy of the policyholder changes according to the request to buy more or redeem fund units, calculated from the time the insurer determines buying price or selling price and complete the purchase and sale of fund units at the request of the policyholder. The insurer must clearly specify the sale and purchase transactions from the unit-linked insurance policy.

6. The insurer is not allowed to refuse the policyholder’s request to buy more or redeem fund units when the policyholder has satisfied the requirements specified in Clauses 2 and 3 of this Article.

Article 112. Unit-linked fund investment council

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Approve the investment policies and procedures of each unit-linked fund on the most prudent basis to ensure the safety of the unit-linked fund's assets and in accordance with their investment objectives and strategies as disclosed to customers. Approve the valuation manual and reach an agreement to use the valuation manual when engaging more than one fund management company to manage the unit-linked fund. Any changes in regulations, policies, and investment procedures of each unit-linked fund must be approved by the Investment Council before they are implemented;

b) Decide to close the unit-linked fund and convert its assets into a new unit-linked fund with the same investment objectives; change the name of the unit-linked fund; split or merge existing fund units or stop valuing fund units and transactions related to insurance policies in exceptional cases specified in insurance policies to protect the interests of the policyholders;

c) Approve investment assets in accordance with the investment limits specified in Article 108 of this Decree;

d) Other tasks at the request of competent authorities and regulations of law.

2. The Investment Council is composed of at least three members, in which:

a) One member is an actuary of the insurer;

b) One member is an employee of the insurer, or the insurer’s parent company, or a fund management company which obtains a certificate of Chartered Financial Analysts (CFA) or a fund management practice certificate issued by State Securities Commission (SSC), or an equivalent professional degree, and have at least three years' experience in managing the operation of an open-ended fund or a unit-linked fund;

c) One member is a lawyer of the insurer, or the insurer’s parent company, who has professional qualifications in law on the field of investment or has at least five years of experience directly working in  insurance, finance or banking.

3. The Investment Council must meet quarterly and may hold ad-hoc meetings at the request of the insurer. Decisions of the Investment Council are passed by voting at in-person meetings, meetings via telephone, internet, and audio-visual media, or in the form of written opinions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. An insurer must engage a custodian bank to perform the following tasks:

a) The asset custody of unit-linked funds must comply with applicable regulations on the establishment and management of open-ended funds;

b) Supervise the asset management of unit-linked funds of the insurer, or the fund management company authorized by the insurer, in accordance with the investment limits, objectives, and investment policies, portfolio structure of the insurer, and regulations of applicable law at all times. If any violation against laws or investment trust contract is found, the custodian bank must report to the Ministry of Finance (the Department of Insurance Management and Supervision) without delay, and notify the fund management company within 24 hours since the detection, and require the corrective measure or remedial action to address the violation within the prescribed time limit;

c) Monitor the expenses of the fund to ensure that they are only paid from the fund's assets, in accordance with applicable law and the fund's investment objectives;

d) Collaborate with the insurer and fund management company to regularly review the net asset value, calculate the value of the unit-linked fund and the net asset value per fund unit, and ensure that these values are calculated correctly, accurately, and in accordance with the law;

dd) Monitor the implementation and evaluation of the outcomes of the consolidation, acquisition, dissolution, and liquidation of the unit-linked fund, in cases where the insurer is authorized to take these measures.

2. The assets of the unit-linked fund that are held by the custodian bank and registered in the name of the insurer are assets owned by the unit-linked fund, not by the custodian bank or the fund management company. The custodian bank may not use the assets of the unit-linked fund to pay or guarantee payment for its own debts or to a third party.

3. The custodian bank shall prepare and maintain documentation in both hard copy and electronic form for 10 years in order to confirm that the insurer and fund management company’s investment complies with the investment objectives of the unit-linked fund and regulations of law. These documents must be provided upon request in writing by the Ministry of Finance.

Section 3. RETIREMENT INSURANCE

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Retirement insurance includes:

a) Retirement insurance for each individual;

b) Retirement insurance for groups of employees (group-type retirement insurance); the policyholder is the employer; the employee will receive all benefits of the insurance policy after a certain period of time as agreed between the parties and recorded in the insurance policy.

2. Products in the retirement insurance have the following characteristics:

a) After the policyholder has paid the insurance premiums in full, the insured starts being paid retirement benefits when reaching the age agreed upon in the insurance policy, but not lower than the retirement age in accordance with regulations of law on retirement age;

b) The premium structure of the retirement insurance product is separated between the investment fee and the initial fee as prescribed at Point a, Clause 1, Article 99 of this Decree;

c) Each insured person under an individual-type policy or a group-type policy has a separate retirement insurance account as prescribed in Article 118 of this Decree.

Article 115. Basic insurance benefits of retirement insurance policies

1. An insurer may design their own retirement insurance products but must include periodic retirement benefits as prescribed in Clause 2 of this Article, and death and disability benefits as prescribed in Clause 3 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Retirement benefits are paid periodically until the death of the insured or for at least 10 years, depending on the terms of the insurance policy;

b) The insurer and the policyholder agree on the amount of retirement benefits each period, the number of periods to receive retirement benefits;

c) Calculating the accrued interest from the unpaid retirement benefits to the policyholder, but not lower than the committed minimum investment interest rate agreed upon in the insurance policy.

3. With regard to death and disability benefits, the insurer must ensure that the policyholder is entitled to these benefits while the insurance premiums are still being paid, and the insurer may continue to provide these benefits while the insurance benefits are being paid, depending on the terms of the insurance policy. Death and disability benefits include at least the following benefits:

a) Funeral allowance benefits:

Upon receipt of a claim for payment of death benefits, the insurer must immediately pay the beneficiary(ies) the funeral allowance agreed upon in the insurance policy, regardless of whether the policyholder had sufficient coverage.

b) Death benefits and total permanent disability benefits:

If the insured person's death or total permanent disability is covered by the insurance policy and occurs within the prescribed time limit, the insurer must pay the beneficiary the sum insured agreed upon in the insurance policy;

The policyholder is entitled to choose the sum insured when entering into the insurance policy and may adjust the sum insured during the effective period of the insurance policy as agreed in the insurance policy.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. When rolling out a retirement insurance, the insurer must set up a voluntary retirement fund, and then keep separate bookkeeping of revenues, expenses, assets, and capital sources of the voluntary retirement fund from other policyholder’s funds and owner’s funds.

2. The voluntary retirement fund is funded by the insurance premiums paid by policyholders and the contributions made by life insurers as prescribed in clause 3 hereof.

3. When setting up a voluntary retirement fund, the insurer must contribute at least 200 billion Vietnam dong from its owner's fund to the fund and must maintain at least 200 billion Vietnam dong in the fund at all times. The insurer is entitled to a portion of investment interest for this contribution corresponding to the announced investment interest rate of the voluntary retirement fund.

4. The investment of voluntary retirement funds is subject to the investment limits prescribed in Article 117 of this Decree.

5. The insurer may not use assets of the voluntary retirement fund to pay fines for violations of the law, debts, and transactions unrelated to the voluntary retirement fund.

6. All assets formed from the premiums allocated to the policyholders of the voluntary retirement fund belong to insured persons.

Article 117. Investment limits of voluntary retirement funds

1. The investment limits in each portfolio of investment assets of the voluntary retirement fund must be consistent with the investment policy and investment objectives specified in the premium-charging method and basis registered with Ministry of Finance and in compliance with Clause 2 of this Article. The investment in assets of the voluntary retirement fund must comply with the general regulations on investment principles in Clause 2, Article 99 of the Law on Insurance Business No. 08/2022/QH15.

2. Investment limits of voluntary retirement fund:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Government debt instruments: not limited to but at least 40% of the total value of assets invested by the voluntary retirement fund;

c) Government-guaranteed bonds, local government bonds, secured corporate bonds: up to 25% of the total value of assets invested by the voluntary retirement fund;

d) Stocks (except shares of securities companies, finance companies, finance leasing companies), unsecured corporate bonds, capital contribution to other enterprises: up to 20% of the total value of assets invested by the voluntary retirement fund;

dd) Investment in issued shares of an enterprise, corporate bonds: up to 5% of the volume of each issuance and up to 5% of the total value of investment assets of the voluntary retirement fund;

e) Investment assets other than those specified at Points a, b, c, d and dd of this Clause: 0% of the total value of assets invested by the voluntary retirement fund.

Article 118. Retirement insurance accounts

1. The retirement insurance account is a separate account for each insured person that holds the accumulated premiums paid after deducting the initial fee. The account is opened, monitored, and managed by the insurer.

2. The insurer must commit the minimum investment interest rate in the retirement insurance account in the insurance policy. At the end of each fiscal year, the insurer is responsible for announcing the investment interest rate and accumulated account value up to that time. If the investment returns of the retirement insurance account are lower than the committed interest rate, the insurer must use the assets of its owner’s fund to cover any shortfalls. In case the insurance policy has an agreement on the accumulation of insurance benefits into the value of the retirement insurance account, these benefits will still be calculated with accrued interest as prescribed at Point c, Clause 2, Article 115 of this Decree.

3. The insured person may not withdraw from the retirement insurance account before the maturity date when he/she reaches the retirement age, as specified in the insurance policy, except for the case specified in Article 119 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The insured is entitled to request for early withdrawal and the insurer is responsible for paying part or all of the value of the retirement insurance account in the following cases:

1. The insured person has a degree of impairment from 61% or more as per applicable law.

2. The insured suffers from a fatal disease as prescribed by law.

3. The insured person is a Vietnamese citizen who is legally permitted to reside in a foreign country by a competent authority.

4. The insured may withdraw from the retirement account early to pay off their personal loans (except for consumer loans) at a bank, provided that the loan contract must remain valid for at least 24 months before the maturity date of the retirement account.

Article 120. Transfer of retirement insurance accounts

1. If the insured person terminates their employment contract or loses their job and is no longer a member of the group-type policy, they have the following options:

a) They transfer the retirement insurance account from the group-type policy to the individual-type policy with the corresponding value at the same insurer; or

b) They transfer their retirement insurance account to a group-type policy of the new enterprise. The new group-type policy may be at the same insurer, or another insurer, depending on the type of the new enterprise.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. In case of switching to a group-type policy at a new insurer, within five working days of receiving the following: a request to transfer the retirement insurance account, and documentation showing that the beneficiary is no longer a member of the group-type policy of the old enterprise and is now a member of group-type policy of the new enterprise, the insurer must transfer the entire value of that account, up to the request date, to the new insurer, after deducting the account transfer fee (if any).

4. The transferred retirement account value will accrue according to the agreement in the new group-type policy.

5. The new insurer is prohibited from charging an initial fee for the value of the transferred retirement insurance account.

Article 121. Suspension of retirement insurance accounts

1. The policyholder and the insurer may agree to suspend the retirement insurance account temporarily if the policyholder cannot afford the premium.

2. During the suspension of the retirement insurance account, the insurer is prohibited from charging any fee to the policyholder. The value of the retirement insurance account is accumulated according to the investment rate announced annually by the insurer as agreed in the insurance policy. The insurer is not obliged to pay out benefits during the suspension period, except for two cases: periodic retirement benefits when the insured reaches a certain age; or death and disability benefits if the insured dies or has total permanent disability (with the entire value of the accumulated retirement insurance account).

3. The policyholder may request the insurer to revalidate the suspended retirement insurance account and resume paying the premium.

Chapter VIII

IMPLEMENTATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. This Decree comes into force as of the date of signing, except for the cases specified in Clause 2 of this Article.

2. Article 33, the articles specified in Section 6, Chapter II, Articles 81, 82, 83, Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6, Article 93 of this Decree take effect from January 1, 2023.

3. In case an insurer, reinsurer, or foreign branch in Vietnam has invested in corporate bonds of an issuing enterprise before January 1, 2023 with the purpose of restructuring the debts of that issuing enterprise, the extension of this investment is not allowed.

4. This Decree replaces the following documents:

a) Decree No. 73/2016/ND-CP dated July 1, 2016 of the Government on elaboration of the Law on Insurance Business and the Law on amendments to the Law on Insurance Business, except Articles 10, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67. Articles 10, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67 of Decree No. 73/2016/ND-CP, take effect until the end of December 31, 2027;

b) Chapter III of Decree No. 151/2018/ND-CP dated November 7, 2018 of the Government on amendments to Decrees regulating investment and business conditions under the scope of state management of the Ministry of Finance;

c) Article 1 of Decree No. 80/2019/ND-CP dated November 1, 2019 of the Government on amendments to Decree No. 73/2016/ND-CP dated July 1, 2016 of the Government on elaboration of the Law on Insurance Business and the Law on amendments to the Law on Insurance Business, Decree No. 98/2013/ND-CP dated August 28, 2013 of the Government on penalties of administrative violations in the field of insurance business and lottery business, which is amended by Decree No. 48/2018/ND-CP dated March 21, 2018 of the Government.

Article 123. Responsibilities for implementation

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Governmental agencies, Presidents of People’s Committees of provinces and centrally affiliated to cities, and regulated entities of the Decree shall implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Le Minh Khai

 

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 46/2023/NĐ-CP ngày 01/07/2023 hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


131.876

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.84.203
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!