Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 41/2009/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH

Số hiệu: 41/2009/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Phạm Minh Huân
Ngày ban hành: 30/12/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------

Số: 41/2009/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2009

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 03/2007/TT-BLĐTBXH NGÀY 30 THÁNG 01 NĂM 2007 VỀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 152/2006/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 12 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

Căn cứ Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc (sau đây gọi tắt là Nghị định số 152/2006/NĐ-CP) và Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện (sau đây gọi tắt là Nghị định số 190/2007/NĐ-CP), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số khoản của Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 01 năm 2007 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH) đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 9 năm 2008 như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản vào Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Mục II chế độ thai sản phần B như sau:

“2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con là 5 tháng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP áp dụng đối với lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kể cả lao động làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; lao động nữ có thời gian làm việc từ đủ 6 tháng trở lên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên, trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con”.

2. Sửa đổi khoản 6 Mục II chế độ thai sản phần B như sau:

“6. Thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, thì cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội trong tháng đó nhưng vẫn được tính là thời gian có đóng bảo hiểm xã hội.”

3. Bổ sung vào cuối khoản 4 Mục III chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phần B như sau:

“Trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sau đó không xác định được thời điểm điều trị xong, ra viện (trong giấy ra viện còn có chỉ định hẹn khám lại; tháo bột; tháo nẹp; tháo vít) thì thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa”.

4. Bổ sung khoản 12 vào Mục IV chế độ hưu trí phần B như sau:

“12. Tính hưởng chế độ hưu trí đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trước đó đã tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

a) Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trước đó đã tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, thì thời gian làm cơ sở tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Ví dụ 1: Ông A, có 10 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, sau đó có 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ hưu trí của ông A là 10 năm + 15 năm = 25 năm.”

b) Mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trước đó tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được tính như sau:

Mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH (Mbqtl,tn)

=

Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện

+

Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc

x

Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc

Tổng số tháng đóng BHXH tự nguyện

+

Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc

Trong đó:

Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP và các khoản 4, 5, 6 mục IV Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 9 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

b1) Khi tính mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội, thì tiền lương, tiền công đối với đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt quy định tại Điều 32 Nghị định số 152/2006/NĐ-CPĐiều 18 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP.

b2) Mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội nêu trên được dùng làm căn cứ tính mức lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp tuất một lần.

Ví dụ 2: Ông A (ở ví dụ 1) có 10 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện với tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau khi điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng là 138.000.000 đồng và có 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc với mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 2.200.000 đồng/tháng. Mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của ông A là:

Mbqtl,tn

=

{138.000.000đ + (2.200.000 đ/tháng x 15 năm x 12 tháng)}

{(10 năm x 12 tháng) + (15 năm x 12 tháng)}

= 1.780.000 đồng/tháng.

Ví dụ 3: Ông B đủ điều kiện hưởng lương hưu từ tháng 01/2013, có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội như sau:

- Từ tháng 01/1993 đến tháng 12/2007 (15 năm) tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, sau đó bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc;

- Từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2008 (1 năm) đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện với tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau khi điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng là 8.200.000 đồng, sau đó bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện;

- Từ tháng 01/2009 đến tháng 12/2009 (1 năm) tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tiếp tục bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc;

- Từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2011 (2 năm) đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện với tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau khi điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng là 25.100.000 đồng, sau đó tiếp tục bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện;

- Từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2012 (1 năm) tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Như vậy, ông B có 17 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 3.000.000 đồng/tháng.

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là 3 năm, tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau khi điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng là:

8.200.000 đồng + 25.100.000 đồng = 33.300.000 đồng.

Mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng góp bảo hiểm xã hội của ông B được tính như sau:

Mbqtl,tn

=

{33.300.000đ + (3.000.000 đ/tháng x 17 năm x 12 tháng)}

{(1 năm + 2 năm) x 12 tháng + (15 năm + 1 năm + 1 năm) x 12 tháng)}

= 2.688.750 đồng/tháng.

c) Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tích số của tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng với mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại điểm b khoản này.

d) Người có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 20 năm trở lên, nếu mức lương hưu hằng tháng sau khi tính theo quy định tại điểm c khoản này mà thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được điều chỉnh bằng mức lương tối thiểu chung.

đ) Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được tính theo quy định tại khoản 4 Điều 28 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại điểm b khoản này.

e) Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trước đó đã tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại điểm b khoản này cho mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng thì mức hưởng bằng 0,75 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công, thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội; đóng bảo hiểm xã hội từ trên 6 tháng đến đủ 1 năm thì mức hưởng bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.”

5. Sửa đổi khoản 4 Mục V chế độ tử tuất Phần B như sau:

“4. Thân nhân của các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 36 nếu bị suy giảm khả năng lao động thì việc giám định mức suy giảm khả năng lao động xét hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP do tổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu. Thời hạn giới thiệu giám định mức suy giảm khả năng lao động trong vòng 4 tháng kể từ khi người lao động bị chết.

Trường hợp khi người lao động chết mà con đang trong độ tuổi hưởng trợ cấp hàng tháng, thì thời hạn giới thiệu giám định mức suy giảm khả năng lao động trong vòng 4 tháng trước và 4 tháng sau thời điểm dừng hưởng trợ cấp theo quy định. Khi có kết luận suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì được hưởng tiếp trợ cấp kể từ tháng dừng hưởng trợ cấp.”

6. Bổ sung khoản 6 vào Mục V chế độ tử tuất Phần B như sau:

“6. Trợ cấp tuất đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trước đó đã tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

a) Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trước đó đã tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, thì thời gian làm cơ sở tính hưởng chế độ tử tuất là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

b) Người đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 36 và Điều 37 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP.

c) Người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 15 năm hoặc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên mà khi chết không có thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần, mức trợ cấp tuất một lần được tính như sau:

Mức trợ cấp tuất một lần = N x 1,5 x Mbqtl,tn

Trong đó:

- N: số năm đóng bảo hiểm xã hội (bao gồm cả bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc).

- Mbqtl,tn : mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 6a mục IV phần B Thông tư này.

Mức trợ cấp tuất một lần thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

d) Người đang hưởng lương hưu mà có dưới 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên nhưng không có thân nhân thuộc diện hưởng tiền tuất hằng tháng thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần, cách tính như quy định tại khoản 2 mục V phần B Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH; mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng trước khi chết.”

7. Bổ sung vào cuối điểm b khoản 5 phần D như sau:

“Thời điểm hưởng lương hưu của đối tượng này tính từ tháng liền kề sau tháng đủ thời gian 20 năm đóng và nộp đủ hồ sơ.

Ví dụ 4: Ông C đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí vào tháng 4/2009, tính đến tháng 4/2009 ông mới có 19 năm 7 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp ông C được đóng tiếp cho 5 tháng còn thiếu. Tháng 5/2009 ông C đóng một lần cho 5 tháng còn thiếu và nộp đủ hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Vậy thời điểm hưởng lương hưu của ông C được tính từ tháng 9/2009.

Ví dụ 5: Trường hợp ông C (ở ví dụ 4), tháng 11/2009 ông C mới đóng đủ tiền cho 5 tháng còn thiếu và nộp đủ hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Vậy thời điểm hưởng lương hưu của ông C được tính từ tháng 12/2009.”

8. Bổ sung vào cuối điểm c khoản 5 phần D như sau:

“Thời điểm hưởng tuất hàng tháng của các đối tượng này tính từ tháng liền kề sau tháng người lao động chết”.

9. Bổ sung các khoản 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 và khoản 20 vào Phần D như sau:

“13. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng trước ngày 01/01/2007 thì việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình được thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản ban hành trước ngày 01/01/2007.

14. Người đang hưởng trợ cấp bệnh binh, sau đó có thời gian tham gia công tác và đóng bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ bệnh binh còn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Thời gian tính hưởng bảo hiểm xã hội là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, thời gian công tác tính hưởng chế độ bệnh binh không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.

15. Bản sao giấy tờ định cư ở nước ngoài đối với người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp ra nước ngoài để định cư quy định tại khoản 4 Điều 120 Luật Bảo hiểm xã hội là Bản thị thực nhập cảnh được lưu trú dài hạn hoặc Thẻ thường trú hoặc Giấy xác nhận lưu trú dài hạn do cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp; các giấy tờ này được dịch và công chứng.

16. Giấy ra viện hoặc phiếu hội chẩn của bệnh viện đối với người lao động mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, quy định tại khoản 2 Điều 112 Luật Bảo hiểm xã hội, trong đó có ghi rõ tên bệnh mà người lao động phải điều trị. Việc thanh toán chế độ ốm đau, được thực hiện theo hồ sơ của từng đợt người lao động nghỉ việc để điều trị (nội trú hoặc ngoại trú).

17. Thời gian là cán bộ xã được tính hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động được coi là thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định để làm cơ sở tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.

18. Việc tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân và công an nhân dân.

19. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không được tính hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

20. Người đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng tạm dừng do mất tích, sau đó tòa án tuyên bố là đã chết thì thời gian từ khi dừng hưởng đến khi tòa án tuyên bố là đã chết không được hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng”.

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.

2. Quy định tại các khoản 1, 2, 4, 6, 7, 8 và các điểm 13, 14, 15, 17, 18, 19, 20 của khoản 9 Điều 1 Thông tư này áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.

Quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư này áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2008.

3. Trong quá trình thực hiện, mọi vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- VP TƯ Đảng và các Ban của Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Công báo: Website Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
- Lưu VT, PC, BHXH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Minh Huân

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------------

No.: 41/2009/TT-BLDTBXH

Hanoi, December 30, 2009

 

CIRCULAR

GUIDING AMENDMENT, SUPPLEMENTATION TO THE CIRCULAR NO.03/2007/TT-BLDTBXH ON JANUARY 30, 2007 ON GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE DECREE NO.152/2006/ND-CP DATED DECEMBER 22, 2006 OF THE GOVERNMENT GUIDING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON SOCIAL INSURANCE ON COMPULSORY SOCIAL INSURANCE

Pursuant to the Decree No.152/2006/ND-CP of December 22, 2006 of the Government guiding a number of Articles of the Law on Social Insurance regarding compulsory social insurance (hereinafter referred to as the Decree No.152/2006/ND-CP) and the Decree No.190/2007/ND-CP of December 28, 2007 of the Government guiding a number of Articles of the Law on Social Insurance on voluntary social insurance (hereinafter referred to as the Decree No.190/2007/ND-CP), the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs guides the amendment and supplementation of a number Clauses of the Circular No.03/2007/TT-BLDTBXH dated January 30, 2007 on guiding the implementation of some Articles of the Decree No.152/2006/ND-CP (hereinafter referred the Circular No.03/2007/TT-BLDTBXH) amended and supplemented in the Circular No.19/2008/TT – BLDTBXH dated September 23, 2008 as follows:

Article 1. To amend and supplement some clauses in the Circular No.03/2007/TT-BLDTBXH

1. To amend and supplement Clause 2, Section II, part B of maternity regime as follows:

"2. Duration for maternity leave entitlement when having baby to be 5 months as prescribed at Point b, Clause 1, Article 15 of the Decree No.152/2006/ND-CP is applied to employees working hard, poisonous and hazardous jobs, including employees working extremely hard, hazardous or dangerous jobs; female employees working full time of 6 months or more in the areas with weighting coefficient of 0.7 or more, during 12 months before giving birth."

2. To amend Clause 6, Section II, part B of maternity regime as follows:

"6. Duration that employees are entitled the maternity leave from 14 working days or more during the month, both the employee and the employer must not pay social insurance in that month but still be counted as duration of payment for social insurance."

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

"In case of labor accidents and occupational diseases which cannot be determined later the time of completion of the treatment, leaving the hospital (in the discharge paper, it still has indication of appointment for re-examination; removing the powder; removing the splint; removing the screw), time to enjoy allowance for labor accidents and occupational diseases every month is calculated from the conclusion month of the Council of Medical Examination ".

4. To supplement Clause 12 into Section IV, Part B of pension regime as follows:

"12. Calculation of pension for people participating in compulsory social insurance previously participated in voluntary social insurance.

a) People participating in compulsory social insurance previously participated in voluntary social insurance and reserved time paid voluntary social insurance, the time as a basis for calculation of pension is the total time paid for compulsory social insurance and voluntary social insurance.

Example 1: Mr. A has 10 years of payment for voluntary social insurance and reserved the duration paid for voluntary social insurance, then has 15 years of payment for compulsory social insurance. The time of paying for social insurance as a basis for calculation of pension of Mr. A is 10 years + 15 years = 25 years. "

b) The average of monthly salaries, wages and income paid for social insurance for people participating in compulsory social insurance previously participated in voluntary social insurance and reserved the period of paying voluntary social insurance under the provisions of Clause 2, Article 40 of the Decree No.152/2006/ND-CP is calculated as follows:

The average of salaries, wages and monthly income paid for social insurance (Mbqtl,tn)

=

Total monthly income paid for voluntary social insurance

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The average of monthly salaries, wages paid for compulsory social insurance

x

Total number of months paid for compulsory social insurance

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

Total number of months paid for voluntary social insurance

+

Total number of months paid for compulsory social insurance

 

In which:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b1) When calculating the average of monthly salaries, wages and income paid for social insurance, salaries or wages for the subjects to the implementation of the wage regime determined by the employer and monthly income paid for voluntary social insurance are adjusted on the basis of cost-of-living index defined in Article 32 of the Decree No.152/2006/ND-CP and Article 18 of the Decree No.190/2007/ND-CP.

b2) The average of monthly salaries, wages and income paid for social insurance mentioned above is used as a basis for calculating pensions, lump-sum allowance as retirement, allowance for lump-sum social insurance, death grant.

Example 2: Mr. A (in example 1) has 10 years paid for voluntary social insurance with the total monthly incomes paid for voluntary social insurance, after adjusted by the consumption price index is 138 million VND and 15-years paid for compulsory social insurance with the average of monthly salaries, wages and income paid for compulsory social insurance is 2.2 million VND/month. The average of monthly salaries, wages and income paid for social insurance of Mr. A is:

Mbqtl,tn

=

{138,000,000VND + (2,200,000 VND/month x 15 years x 12 months)}

{(10 years x 12 months) + (15 years x 12 months)}

= 1,780,000 VND/month.

Example 3: Mr. B is eligible for pension from 01/2013, with the progress of participation in social insurance as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- From 01/2008 to 12/2008 (1 year) paid for voluntary social insurance with the total monthly incomes paid for the voluntary social insurance, after adjusted by the consumption price index is 8.2 million VND, then reserved the period of paying for voluntary social insurance;

- From 01/2009 to 12/2009 (1 year) participated in compulsory social insurance, and continued to reserve the period of paying for compulsory social insurance;

- From 01/2010 to 12/2011 (2 years) paid for voluntary social insurance with the total monthly incomes paid for the voluntary social insurance, after adjusted by the consumption price index is 25.1 million VND, then continued to reserve the period of paying for voluntary social insurance;

- From 01/2012 to 12/2012 (1 year) participated in compulsory social insurance.

As such, Mr. B has 17 years paid for compulsory social insurance, the average of monthly salaries, wages paid for compulsory social insurance is 3,000,000 VND/month.

Period paid for voluntary social insurance is 3 years, the total monthly incomes paid for voluntary social insurance after adjusted by consumption price index is:

8.2 million VND + 25.1 million VND = 33.3 million VND.

The average of monthly salaries, wages and income paid for social insurance of Mr. B is calculated as follows:

Mbqtl,tn

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

{33,300,000VND + (3,000,000 VND/month x 17 years x 12 months)}

{(1 year + 2 year) x 12 months + (15 years + 1 year + 1 year) x 12 months)}

= 2,688,750 VND/month.

c) The monthly pension is calculated equal to the product of the rate of monthly pension with the average of monthly salaries, wages and income paid for social insurance specified at Point b of this Clause.

d) People with total duration paid for compulsory social insurance for full 20 years or more, if the monthly pension after calculating as prescribed at Point c of this Clause is lower than the common minimum wage, it shall be adjusted so as equal to the common minimum wage.

đ) The lump-sum allowance rate as retirement is calculated in accordance with provisions of Clause 4 of Article 28 of the Decree No.152/2006/ND-CP, each year of paying social insurance is calculated equal to 0.5 month of the average of monthly salaries, wages and income paid for social insurance specified at Point b of this Clause.

e) People participating in compulsory social insurance previously participated in voluntary social insurance and reserved the period paid voluntary social insurance, conditions to get lump-sum social insurance shall comply with the provisions in Clause 1, Article 30 of the Decree No.152/2006/ND-CP. The duration of paying social insurance for calculation for getting lump-sum social insurance is total time paid for compulsory social insurance and voluntary social insurance. Rate of lump-sum social insurance entitlement is calculated equal to 1.5 months of the average of monthly salaries, wages and income paid for social insurance specified at Point b of this Clause, for each year of paying social insurance. In case of paying social insurance for full 3 months to full 6 months, rate is equal to 0.75 month of the average of monthly salaries, wages and income paid for social insurance; paying for social insurance for more than 6 months to full one year, rate is equal to 1.5 months of the average of monthly salaries, wages and income paid for social insurance."

5. To amend Clause 4 Section V, Part B of death regime as follows:

"4. Relatives of the subjects specified in Clause 1, Article 36, if they are reduced working capacity, assessment of decrease level of working capacity for reviewing monthly death grant shall comply with Clause 2, Article 36 of the Decree No.152/2006/ND-CP introduced by the social insurance organization. Time limit for introduction of assessment of working capacity decrease is within 4 months after the employee died.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. To supplement Clause 6 in Section V Part B of death regime as follows:

"6. Death grant for people participating in compulsory social insurance previously participated in voluntary social insurance.

a) People participating in compulsory social insurance previously participated in voluntary social insurance and reserved time paid voluntary social insurance, the time as a basis for calculation of death grant is the total time paid for compulsory social insurance and voluntary social insurance.

b) People who have had a duration to pay compulsory social insurance for full 15 years or more when they die, their relatives shall be paid monthly death grant as provided for in Clause 2 of Article 36 and Article 37 of the Decree No.152/2006/ND-CP.

c) People who have had a duration to pay compulsory social insurance for under 15 years or those who have had a duration to pay compulsory social insurance for full 15 years or more but when they die without relatives eligible for monthly death grant, their relatives shall be entitled to get lump-sum death grant, lump-sum death grant rate is calculated as follows:

Lump-sum death grant rate = N x 1.5 x Mbqtl,tn

In which:

- N: the number of years of paying social insurance (including voluntary social insurance and compulsory social insurance).

- Mbqtl,tn: the average of monthly salaries, wages and income paid for social insurance in accordance with provisions of Clause 6a, Section IV, Part B of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Those who are being entitled to pensions that have less than 15 years of paying compulsory social insurance or have from 15 years of paying compulsory social insurance or more, but do not have relatives eligible for monthly death grant, their relatives are entitled to receive lump-sum death grant, method of calculation is the same as specified in Clause 2, Section V, Part B of the Circular No.03/2007/TT-BLDTBXH; Lowest lump-sum death grant rate is equal to three months of pension being received before their death."

7. To add to the end of Point b, Clause 5 of Part D as follows:

"The time for pension entitlement of these subjects is calculated from the month next to the month that is calculated enough time for paying social insurance and submit complete dossier.

Example 4: Mr. C is old enough to enjoy pension in April/2009, up to April/2009, he has 19 years and 7 months of paying social insurance. If Mr. C is continued to pay for 5 missing months, May/2009 Mr C paid once for 5 missing months and submitted a complete dossier to the social insurance agency. So the time of enjoying pension of Mr. C is calculated from September/2009.

Example 5: If Mr. C (example 4), until 11/2009 Mr. C has just paid enough money for 5 missing months and submitted a complete dossier to the social insurance agency. So the time of enjoying pension of Mr.C is calculated from 12/2009."

8. To add to the end of Point c, Clause 5 of Part D as follows:

" The time for monthly death grant entitlement of these subjects is calculated from the month next to the month the employee died."

9. To supplement the Clauses 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 and Clause 20 in Part D as follows:

"13. Those who are being entitled benefits for labor accidents and occupational diseases monthly before 01/01/2007, the equipment of means supporting to living, orthopedic devices shall comply with the guidance in the documents issued before 01/01/2007.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

15. Copies of documents residing abroad for employees entitled lump-sum social insurance regime in the case of going overseas to settle as prescribed in Clause 4 of Article 120 of the Law on Social Insurance is the visa of entry for long-time permanent residence or permanent residence card or long-term residence certificate issued by the competent authorities of the home countries; these documents must be translated and notarized.

16. Paper of discharge or hospital consultation slip for sick workers on the list of diseases requiring long-term treatment, as prescribed for in Clause 2, Article 112 of the Social Insurance Law, which clearly indicates the names of diseases that employees are required treatment. The payment for the sickness regime is carried out according to the profile of each batch that workers leave their jobs for treatment (inpatient or outpatient).

17. Time to be communal officials calculated for social insurance entitlement of workers is considered as the time of paying for social insurance under the salary regime set by the State as the basis for calculating the average of monthly salaries and wages of paying for social insurance.

18. The calculation for working time before January 01, 1995 to enjoy social insurance shall comply with the guidance in the previously prescribed documents on calculation of the working time before January 01, 1995 for enjoying social insurance of officials, public servants, public employees, workers, soldiers and police officers.

19. Workers both having period paid for voluntary social insurance, having period paid for compulsory social insurance, the duration paid for voluntary social insurance are not calculated for enjoying regime of sickness, maternity, labor accidents and occupational diseases.

20. Those who are entitled to pension or monthly social insurance allowance temporarily suspended due to missing, then the court declared dead, then duration calculated from the suspension until the court declared dead is not calculated for enjoying pension, monthly social insurance allowance."

Article 2. Implementation provisions

1. This Circular takes effect 45 days after its signing date.

2. The provisions of clauses 1, 2, 4, 6, 7, 8 and the points 13, 14, 15, 17, 18, 19 and 20 of Clause 9, Article 1 of this Circular are applied from January 01, 2007.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. In the implementation process, any problem arises, the concerned units should report to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for study and settlement./.

 

 

 

FOR MINISTER
DEPUTY MINISTER




Pham Minh Huan

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 41/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2009 hướng dẫn sửa đổi bổ sung Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


23.902

DMCA.com Protection Status
IP: 18.223.213.76
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!