Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 31/2004/TT-BTC xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm hướng dẫn thực hiện Nghị định 118/2003/NĐ-CP

Số hiệu: 31/2004/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Lê Thị Băng Tâm
Ngày ban hành: 12/04/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 31/2004/TT-BTC

Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2004

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 31/2004/TT-BTC NGÀY 12 THÁNG 4 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 118/2003/NĐ-CP NGÀY 13/10/2003 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH BẢO HIỂM

Căn cứ Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2001/QH10 ngày 9/12/2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 2/7/2002;
Căn cứ Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 118/2003/NĐ-CP ngày 13/10/2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng

1.1. Xử phạt vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là "cá nhân, tổ chức") có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm mà không phải là tội phạm và theo qui định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

1.2. Thông tư này áp dụng đối với:

a) Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm quy định tại Chương II, Nghị định số 118/2003/NĐ-CP ngày 13/10/2003 (gọi tắt là Nghị định số 118/2003/NĐ-CP).

b) Cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm qui định tại Nghị định 118/2003/NĐ-CP , trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có qui định khác.

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phải tuân theo các quy định chung về xử phạt vi phạm hành chính nêu tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 2/7/2002 (gọi tắt là Pháp lệnh), Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (gọi tắt là Nghị định số 134/2003/NĐ-CP) và các văn bản pháp luật có liên quan.

3. Trong trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính lập hồ sơ chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra, giải quyết theo quy định của pháp luật.

4. Tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước. Chế độ quản lý biên lai thu tiền phạt và tiền nộp phạt thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.

II. NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN XỬ PHẠT

1. Chỉ những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 25 Nghị định số 118/2003/NĐ-CP mới có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, với hình thức và mức phạt trong phạm vi thẩm quyền quy định. Không được phép tách một vi phạm thành nhiều vi phạm nhỏ hoặc gộp nhiều vi phạm nhỏ thành một vi phạm lớn hơn nhằm mục đích thay đổi thẩm quyền xử phạt.

2. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhưng không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình, các cơ quan chức năng phải chuyển giao hồ sơ vi phạm cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm để xem xét, xử phạt theo quy định tại Nghị định số 118/2003/NĐ-CP .

3. Trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì người đầu tiên thụ lý vụ việc sẽ ra quyết định xử phạt.

4. Trong trường hợp, các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của một người thì người đó sẽ ra một quyết định xử phạt chung, nhưng phải ghi rõ từng hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt đối với từng hành vi.

5. Trong trường hợp, một trong các hành vi vi phạm có thể bị xử lý theo hình thức và mức xử phạt không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển toàn bộ hồ sơ lên cấp có thẩm quyền để xem xét, quyết định trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

6. Thầm quyền xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chánh thanh tra sở Tài chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 118/2003/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:

6.1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 70 triệu đồng;

c) áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 6 Điều 5, khoản 4 Điều 6, điểm a khoản 3 Điều 8, điểm a khoản 2 Điều 9, điểm a khoản 2 Điều 10, điểm a khoản 2 Điều 11, khoản 3 Điều 15, điểm a khoản 2 Điều 17, khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 118/2003/NĐ-CP.

6.2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20 triệu đồng.

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 6 Điều 5, khoản 4 Điều 6, điểm a khoản 3 Điều 8, điểm a khoản 2 Điều 9, điểm a khoản 2 Điều 10, điểm a khoản 2 Điều 11, khoản 3 Điều 15, điểm a khoản 2 Điều 17, khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 118/2003/NĐ-CP.

6.3. Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20 triệu đồng.

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 6 Điều 5, khoản 4 Điều 6, điểm a khoản 3 Điều 8, điểm a khoản 2 Điều 9, điểm a khoản 2 Điều 10, điểm a khoản 2 Điều 11, khoản 3 Điều 15, điểm a khoản 2 Điều 17, khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 118/2003/NĐ-CP.

III. ÁP DỤNG HÌNH THỨC XỬ PHẠT

1. Người ra quyết định xử phạt phải căn cứ vào mức độ, tính chất của hành vi vi phạm được quy định tại Chương II Nghị định số 118/2003/NĐ-CP để quyết định việc áp dụng hình thức xử phạt phù hợp.

2. Việc áp dụng mức phạt tiền, kể cả khi vận dụng các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, đều không được thấp hơn hoặc vượt quá khung phạt tiền đã quy định.

3. Mức tiền phạt cụ thể do người có thẩm quyền xử phạt quyết định trong từng trường hợp căn cứ vào khung tiền phạt được quy định tại Nghị định số 118/2003/NĐ-CP , tính chất, mức độ vi phạm và chủ thể thực hiện hành vi vi phạm.

4. Mức tối thiểu của khung phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính lần đầu, do lỗi vô ý và có tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 8 của Pháp lệnh.

5. Việc xác định mức trung bình của khung tiền phạt được thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP.

6. Mức tối đa của khung phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh.

7. Chỉ được áp dụng một trong hai hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính.

8. Các hình thức xử phạt bổ sung không được áp dụng độc lập mà phải áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.

IV. THỦ TỤC XỬ PHẠT

1. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được thực hiện theo các quy định tại Chương IV Nghị định số 134/2003/NĐ-CP. Các mẫu biên bản và quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Do tính chất đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm nên:

2.1. Thủ tục xử phạt đơn giản theo quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh Điều 19 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP sẽ không áp dụng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Mọi trường hợp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đều phải căn cứ trên biên bản vi phạm hành chính do cơ quan và người có thẩm quyền lập theo nội dung và hình thức do pháp luật quy định.

2.2. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm áp dụng theo qui định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5, Điều 21 của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP.

3. Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Pháp lệnh.

V. HÀNH VI VI PHẠM

Một số hành vi vi phạm quy định tại Nghị định số 118/2003/NĐ-CP được hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép đặt văn phòng đại diện (sau đây gọi tắt là "giấy phép") theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 118/2003/NĐ-CP

1.1. Không công bố hoặc công bố sai sự thật nội dung hoạt động theo các quy định của pháp luật có liên quan là việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không tuân thủ quy định về đăng báo những nội dung chủ yếu của giấy phép theo quy định tại khoản 2, Điều 8 Nghị định số 42/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1/8/2001 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.

1.2. Không hoạt động sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép là việc doanh nghiệp bảo hiểm không tiến hành bất kỳ hoạt động nào được quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật kinh doanh bảo hiểm; doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không tiến hành bất kỳ hoạt động nào được quy định tại Điều 90 Luật kinh doanh bảo hiểm.

1.3. Chậm công bố so với thời hạn qui định các nội dung thay đổi theo quy định là việc sau 30 ngày kể từ ngày được Bộ Tài chính chấp thuận việc thay đổi, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn chưa công bố các nội dung thay đổi đã được chấp thuận theo quy định của pháp luật.

1.4. Kinh doanh hoặc hoạt động không đúng với nội dung ghi trong giấy phép là việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, văn phòng đại diện của công ty bảo hiểm, công ty môi giới bảo hiểm nước ngoài hoạt động trái hoặc ngoài các nội dung được quy định trong giấy phép liên quan đến lĩnh vực hoạt động, nghiệp vụ hoạt động được phép tiến hành, địa bàn hoạt động, đối tượng khách hàng và thời hạn hoạt động.

1.5. Nhận dịch vụ môi giới bảo hiểm do doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài không được phép hoạt động tại Việt Nam cung cấp là việc doanh nghiệp bảo hiểm trong nước nhận các dịch vụ môi giới bảo hiểm cho những rủi ro phát sinh tại Việt Nam do doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trụ sở ở nước ngoài và không được phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam cung cấp.

2. Khuyến mại bất hợp pháp theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 10 Nghị định số 118/2003/NĐ-CP là việc doanh nghiệp sử dụng các hình thức khuyến mại mà Luật Thương mại và các văn bản pháp luật khác có qui định cấm, bao gồm:

a) Khuyến mại các sản phẩm bảo hiểm chưa đăng ký, chưa được Bộ Tài chính ban hành, phê chuẩn;

b) Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về dịch vụ bảo hiểm để lừa dối khách hàng;

c) Khuyến mại làm ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường;

d) Hứa hẹn tặng phẩm, giải thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng;

đ) Các hình thức khuyến mại khác bị cấm theo quy định của pháp luật.

3. Ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm trái pháp luật theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 118/2003/NĐ-CP là việc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân sử dụng ảnh hưởng, các biện pháp hành chính, hoặc những hình thức gây sức ép khác để buộc người có nhu cầu bảo hiểm phải tham gia bảo hiểm tại một doanh nghiệp bảo hiểm, hay doanh nghiệp bảo hiểm phải nhận dịch vụ môi giới bảo hiểm, môi giới tái bảo hiểm trái với ý muốn của họ.

4. Hành vi trục lợi trong việc tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải quyết khiếu nại bảo hiểm theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 118/2003/NĐ-CP là hành vi cố ý lừa dối của tổ chức, cá nhân nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, yêu cầu, giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm, giải quyết khiếu nại bảo hiểm.

Đồng loã với ngưưười thụ hưưưởng bảo hiểm theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 15 Nghị định số 118/2003/NĐ-CP là hành vi cấu kết với người được thụ hưởng bảo hiểm giả mạo giấy tờ, cung cấp thông tin sai sự thật, dựng hiện trường giả hoặc những hành vi trái pháp luật khác trong quá trình yêu cầu giải quyết, giải quyết bồi thường bảo hiểm và trả tiền bảo hiểm.

5. Vi phạm các qui định về thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 118/2003/NĐ-CP

5.1. Hành vi trì hoãn, lẩn tránh hoặc có thủ đoạn đối phó bao gồm:

a) Không cung cấp hoặc cố tình kéo dài thời gian cung cấp các hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của đoàn kiểm tra, thanh tra.

b) Không bố trí, bố trí không kịp thời hoặc bố trí người không có trách nhiệm làm việc với các đoàn kiểm tra, thanh tra.

c) Không cung cấp đúng với thực tế các thông tin, báo cáo, chứng từ, sổ kế toán và những hồ sơ, tài liệu khác theo yêu cầu của đoàn kiểm tra, thanh tra.

d) Các hành vi trì hoãn, lẩn tránh hoặc thủ đoạn đối phó khác theo qui định của pháp luật.

5.2. Can thiệp vào việc xử lý của các cơ quan thanh tra, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

a) Cung cấp thông tin không đúng với cơ quan hành chính cấp trên nhằm gây sức ép với cơ quan có trách nhiệm xử lý.

b) Cung cấp thông tin không đúng sự thật cho các phương tiện thông tin đại chúng nhằm gây sức ép cản trở việc xử lý.

c) Đe đọa hoặc dùng các hình thức khác để cản trở cơ quan xử lý.

VI. PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG TRONG VIỆC XỬ PHẠT

1. Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý Nhà nước tại địa phương, nếu phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, trước khi ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm trao đổi ý kiến bằng văn bản với Bộ Tài chính.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản, Bộ Tài chính có trách nhiệm trả lời bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt ý kiến của mình về việc xử phạt.

Căn cứ ý kiến của Bộ Tài chính người có thẩm quyền xử phạt ở địa phương ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

2. Những hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm và trái với quy định về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác như thuế, chế độ kế toán, đăng ký kinh doanh v.v. sẽ được xử lý theo các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong những lĩnh vực chuyên ngành có liên quan.

3. Trong trường hợp, hành vi vi phạm của một tổ chức, cá nhân xảy ra trên nhiều địa phương khác nhau, thì cơ quan phát hiện hành vi vi phạm phải lập biên bản vi phạm hành chính, đình chỉ vi phạm và thông báo cho cơ quan Thanh tra Bộ Tài chính để cùng phối hợp xử lý vi phạm.

4. Quyết định của Thanh tra Sở Tài chính và Thanh tra Bộ Tài chính về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phải được gửi cho uỷ ban nhân dân địa phương nơi hành vi vi phạm hành chính bị phát hiện và xử lý để theo dõi và đảm bảo thi hành.

5. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi ra quyết định xử phạt, người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm có trách nhiệm gửi một bản sao của quyết định đến Bộ Tài chính để theo dõi và phối hợp giải quyết.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

2. Chánh thanh tra Bộ Tài chính chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, cá nhân trong hệ thống thanh tra tài chính nắm vững và thực hiện nghiêm túc việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, hướng dẫn giải quyết.

Lê Thị Băng Tâm

(Đã ký)

Mẫu biên bản vi phạm hành chính

(Ban hành kèm theo Thông tư số ..../2004/TT-BTC ngày.... tháng 3 năm 2004 của Bộ Tài chính)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

Số:......./BB-VPHC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

A1..... ,ngày.... tháng.... năm.....

BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ LĨNH VỰC KINH DOANH BẢO HIỂM

Hôm nay, hồi........ giờ........ ngày........ tháng........ năm....... tại................

Chúng tôi gồm 2:

1.............................. Chức vụ: ..............;

2. ............................ Chức vụ: ..............;

3. ............................ Chức vụ: ..............;

Với sự chứng kiến của: 3

1. Ông/Bà ............... Nghề nghiệp/chức vụ........ ;

Địa chỉ thường trú (tạm trú) : ......................;

Giấy chứng minh nhân dân số:....... Ngày cấp:........; Nơi cấp:........;

2............... Nghề nghiệp/chức vụ: ........ Địa chỉ thường trú:........;

Giấy chứng minh nhân dân số:.......Ngày cấp:.......; Nơi cấp:.......;

.............................................................,

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đối với:

Ông (bà)/tổ chức 4: ........ Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ........;

Địa chỉ: .............;

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD.......

Cấp ngày........ tại ........;

Đã có các hành vi vi phạm hành chính như sau 5: .............;

Các hành vi trên đã vi phạm vào Điều........ khoản........ điểm........ của Nghị định số 118/2003/NĐ-CPngày 13/10/2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm

Người bị thiệt hại/tổ chức bị thiệt hại (nếu có):

Họ tên:....................;

Địa chỉ: ....................;

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD........;

Cấp ngày........ tại ........ .

Ý kiến trình bày của người vi phạm hành chính/đại diện tổ chức vi phạm hành chính:

Ý kiến trình bày của người làm chứng:

Ý kiến trình bày của người/đại diện tổ chức bị thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra (nếu có):

Người có thẩm quyền xử phạt đã yêu cầu Ông (bà)/tổ chức đình chỉ ngay hành vi vi phạm.

Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính được áp dụng gồm:

........

Chúng tôi tạm giữ những tang vật, phương tiện, vi phạm hành chính và giấy tờ sau để chuyển về:........ để cấp có thẩm quyền giải quyết.

STT

Tên tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ

Số lượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng 6

Ghi chú 7

Ngoài những tang vật, phương tiện, giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

Yêu cầu Ông (bà)/đại diện tổ chức vi phạm có mặt tại 8...... lúc...... giờ...... ngày....... tháng...... năm để giải quyết vụ vi phạm.

Biên bản được lập thành........ bản có nội dung và giá trị như nhau, và được giao cho người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm một bản và ........ 9

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:

Ý kiến bổ sung khác (nếu có) 10:

Biên bản này này gồm.... trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang

NGƯỜI VI PHẠM
(HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM)
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI (NẾU CÓ)
(HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC BỊ THIỆT HẠI)
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN (NẾU CÓ)
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN (NẾU CÓ)
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
(Ký, ghi rõ họ tên)

Lý do người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản 11:

...............................................................................

Lý do người bị thiệt hại, đại diện tổ chức bị thiệt hại không ký biên bản 12:......

Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính

(Ban hành kèm theo Thông tư số....../2004/TT-BTC ngày.... tháng 3 năm 2004 của Bộ Tài chính)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
Số:......./QĐ-XPHC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
A13..... ,ngày.... tháng.... năm.....

QUYẾT ĐỊNH

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ LĨNH VỰC KINH DOANH BẢO HIỂM

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Điều........... Nghị định số 118/2003/NĐ-CPngày 13/10/2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm;

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính do 14........ lập hồi...... giờ....... ngày...... tháng..... năm........tại .........;

Tôi, ...........15; Chức vụ:......................;

Đơn vị...................... ,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với:

Ông (bà)/tổ chức16: ..........;

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ...........;

Địa chỉ: ......................;

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD...........;

Cấp ngày ........... tại......................;

Với các hình thức sau:

1. Hình thức xử phạt chính:

Cảnh cáo/phạt tiền với mức phạt là:............. đồng. (Viết bằng chữ: ...................).

2. Hình thức phạt bổ sung (nếu có):

1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề:........... .

2. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính gồm:...... .

3. Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):

Lý do:

- Đã có hành vi vi phạm hành chính: 17...........

Quy định tại điểm......... khoản........ Điều......... của Nghị định số 118/2003/NĐ-CPngày 13/10/2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm: ......................

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức........ phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt là ngày ......... tháng......... năm........ trừ trường hợp được hoãn chấp hành hoặc...........18.

Quá thời hạn này, nếu Ông (bà)/tổ chức......... cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.

Số tiền phạt quy định tại Điều 1 phải nộp vào tài khoản số:........ của Kho bạc Nhà nước...........19 trong vòng mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.

Ông (bà)/tổ chức ........... có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày....... tháng........ năm.........20.

Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (bà)/tổ chức:........... để chấp hành;

2. Kho bạc.......................... để thu tiền phạt;

3....................... .

Quyết định này gồm.......... trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:

1. Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

2. Ghi rõ họ tên, chức vụ người lập biên bản.

3. Họ và tên người làm chứng. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ.

4. Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

5. Ghi cụ thể giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả hành vi vi phạm.

6. Nếu là phương tiện ghi thêm số đăng ký, nếu là ngoại tệ thì ghi xê ri của từng tờ.

7. Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong không, nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký của người vi phạm (hoặc đại diện của tổ chức vi phạm), có sự chứng kiến của đại diện gia đình, đại diện tổ chức hay đại diện chính quyền khống, nếu không có phải ghi rõ có sự chứng kiến của Ông (bà)....

8. Ghi rõ địa chỉ trụ sở nơi cá nhân, tổ chức vi phạm phải có mặt.

9. Ghi cụ thể những người, tổ chức được giao biên bản.

10. Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.

11,17. Người lập biên bản phải ghi rõ lý do những người này từ chối không ký biên bản.

13. Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

14. Ghi họ tên, chức vụ người lập biên bản.

15. Họ tên người ra quyết định xử phạt.

16. Nếu là tổ chức ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

17. Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.

18. Ghi rõ lý do.

19. Ghi rõ tên, địa chỉ Kho bạc.

20. Ngày ký Quyết định hoặc ngày do người có thẩm quyền xử phạt quyết định.

THE MINISTRY OF FINANCE
-------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

No. 31/2004/TT-BTC

Hanoi, April 12, 2004

 

CIRCULAR

118/2003/ND-CP OF OCTOBER 13, 2003 PROVIDING FOR THE SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLA-TIONS IN THE INSURANCE BUSINESS DOMAIN

Pursuant to December 9, 2000 Insurance Business Law No. 24/2001/QH10 and guiding documents;
Pursuant to July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations;
Pursuant to the Government's Decree No. 134/2003/ND-CP of November 14, 2003 detailing the implementation of a number of articles of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations;
Pursuant to the Government's Decree No. 77/2003/ND-CP of July 1, 2003 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
Pursuant to the Government's Decree No. 118/2003/ND-CP of October 13, 2003 providing for the sanctioning of administrative violations in the insurance business domain;
The Ministry of Finance hereby guides the implementation as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Subjects of regulation and scope of application

1.1. Sanctions against administrative violations in the insurance business domain shall be imposed on individuals, agencies or organizations (hereinafter collectively referred to as "individuals, organizations") that intentionally or unintentionally commit acts of violating law provisions on insurance business activities, which are not criminal offenses but, as prescribed by law, must be subject to administrative sanctions.

1.2. This Circular applies to:

a/ Individuals, organizations committing acts of administrative violation in the insurance business domain as prescribed in Chapter II of Decree No. 118/2003/ND-CP of October 13, 2003 (called Decree No. 118/2003/ND-CP for short).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The sanctioning of administrative violations in the insurance business domain must comply with the general provisions on sanctioning administrative violations in the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations (called the Ordinance for short), the Government's Decree No. 134/2003/ND-CP of November 14, 2003 detailing the implemen-tation of a number of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations (called Decree No. 134/2003/ND-CP for short), and relevant legal documents.

3. In cases where violation acts show criminal signs, the persons competent to sanction administra-tive violations shall compile dossiers and transfer them to competent authorities for investigation and handling according to law provisions.

4. The collected fines on administrative violations in the insurance business domain must be remitted into the State budget via the accounts opened at the State Treasury. The regime of management of fine receipts and fine amounts shall comply with current law provisions.

II. PRINCIPLES FOR DETERMINING THE SANCTIONING COMPETENCE

1. Only the persons competent to sanction administrative violations as prescribed in Article 25 of Decree No. 118/2003/ND-CP shall have competence to issue decisions to sanction administrative violations in the insurance business domain, with the forms and fine levels falling under the scope of their prescribed competence. It is forbidden to divide a violation into many smaller violations or combine many small violations into a bigger violation for the purpose of altering the sanctioning competence.

2. In the course of inspection and examination, if detecting administrative violations in the insurance business domain, which do not fall under their sanctioning competence, the functional agencies must transfer the violation dossiers to the persons with competence to sanction administrative violations in the insurance business domain for consideration and sanctioning as provided for in Decree No. 118/2003/ND-CP.

3. Where an act of administrative violation falls under the sanctioning competence of many persons, the person who first receives the case shall issue the sanctioning decision.

4. Where many acts of violation fall under the sanctioning competence of a person, such person shall issue a common sanctioning decision which must, however, clearly state each act of violation, the sanctioning form and fine level for every act.

5. Where one of acts of violation may be sanctioned in a form and with a fine falling outside or beyond the competence of the sanctioning person, such person must, within 15 working days after making a written record of the administrative violations, transfer the whole dossier to the competent level for consideration and decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6.1. The provincial-level People's Committee presidents shall have the following rights:

c/ To apply remedial measures defined in Clause 6 of Article 5, Clause 4 of Article 6, Point a, Clause 3 of Article 8, Point a, Clause 2 of Article 9, Point a, Clause 2 of Article 10, Point a, Clause 2 of Article 11, Clause 3 of Article 15, Point a, Clause 2 of Article 17, Clause 2 of Article 18, of Decree No. 118/2003/ND-CP.

6.2. The district-level People's Committee presidents shall have the following rights:

c/ To apply remedial measures defined in Clause 6 of Article 5, Clause 4 of Article 6, Point a, Clause 3 of Article 8, Point a, Clause 2 of Article 9, Point a, Clause 2 of Article 10, Point a, Clause 2 of Article 11, Clause 3 of Article 15, Point a, Clause 2 of Article 17, Clause 2 of Article 18, of Decree No. 118/2003/ND-CP.

6.3. The chief inspectors of the provincial/municipal Finance Services shall have the following rights:

c/ To apply remedial measures defined in Clause 6 of Article 5, Clause 4 of Article 6, Point a, Clause 3 of Article 8, Point a, Clause 2 of Article 9, Point a, Clause 2 of Article 10, Point a, Clause 2 of Article 11, Clause 3 of Article 15, Point a, Clause 2 of Article 17, Clause 2 of Article 18, of Decree No. 118/2003/ND-CP.

III. APPLICATION OF SANCTIONING FORMS

1. Persons issuing sanctioning decisions must base themselves on the seriousness and nature of the acts of violation as provided for in Chapter II of Decree No. 118/2003/ND-CP to decide on the application of appropriate sanctioning forms.

2. The levels of imposed fines, even after taking into consideration extenuating or aggravating circumstances, must be neither lower nor higher than the prescribed fine bracket.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The lowest level of the fine bracket shall be applied to first-time administrative-violation acts which are unintentionally committed and involve extenuating circumstances prescribed in Article 8 of the Ordinance.

5. The determination of the average level of the fine bracket shall comply with the provisions of Article 24 of Decree No. 134/2003/ND-CP.

6. The highest level of the fine bracket shall be applied to acts of violation involving many aggravating circumstances prescribed in Article 9 of the Ordinance.

7. Only one of the two principal sanctioning forms, either caution or fine, can be applied to one act of administrative violation.

8. Additional sanctioning forms must not be applied independently but be applied in association with principal sanctioning forms.

IV. SANCTIONING PROCEDURES

1. The procedures for sanctioning administrative violations in the insurance business domain shall be carried out in accordance with the provisions in Chapter IV of Decree No. 134/2003/ND-CP. The record and decision forms used for the sanctioning of administrative violations in the insurance business domain are issued together with this Circular (not printed herein).

2. Due to the specific characteristics of business insurance activities:

2.1. The simple sanctioning procedures prescribed in Article 54 of the Ordinance and Article 19 of Decree No. 134/2003/ND-CP shall not apply to acts of administrative violation in the insurance business domain. All cases of sanctioning administrative violations in the insurance business domain must be based on the written records of administrative violations, made by competent agencies and persons in the forms and with the contents prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The forcible execution of administrative violation-sanctioning decisions shall comply with Article 66 and Article 67 of the Ordinance.

V. ACTS OF VIOLATION

A number of acts of violation provided for in Decree No. 118/2003/ND-CP are guided in detail as follows:

1. Violating the regulations on management and use of establishment and operation licenses, representative office-establishing licenses (hereinafter called licenses for short) as prescribed in Article 5 of Decree No. 118/2003/ND-CP

1.1. Failing to publicize or untruthfully publicizing the contents of operation according to relevant law provisions means non-complying by insurance enterprises or insurance brokerage enterprises with the regulations on the publication in the press of principal contents of their licenses as provided for in Clause 2, Article 8 of the Government's Decree No. 42/2001/ND-CP of August 1, 2001, which details the implementation of a number of articles of the Insurance Business Law.

1.2. Failing to operate after 12 months as from the date of being granted the licenses means non-performing any activities provided for in Clause 1, Article 60 of the Insurance Business Law by insurance enterprises; any activities provided for in Article 90 of the Insurance Business Law by insurance brokerage enterprises.

1.3. Publicizing late as compared to the prescribed deadline the changed contents as prescribed means failing by insurance enterprises to publicize the approved changed contents according to law provisions after 30 days as from the date the Ministry of Finance approves such changes.

1.4. Doing business or operating at variance with the contents inscribed in the licenses means opera-ting by insurance enterprises, insurance brokerage enterprises, representative offices of foreign insurance companies or insurance brokerage companies in contravention of or outside their licenses' contents related to the operation domains, the permitted professional operations, geographical areas of operation, target clients and operation duration.

1.5. Accepting insurance brokerage services provided by foreign insurance brokerage enterprises not permitted to operate in Vietnam means accepting by domestic insurance enterprises the insurance brokerage services for risks arising in Vietnam provided by insurance brokerage enterprises headquartered overseas and not permitted to do business in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Sale promotion of insurance products which have not yet been registered, promulgated or approved by the Ministry of Finance;

Sale promotion which is untruthful or causes misunderstanding of insurance services so as to cheat clients;

Sale promotion causing harms to the landscape or environment;

3. Illegally forcing to enter insurance contracts as prescribed in Article 11 of Decree No. 118/2003/ND-CP means abusing by agencies, organizations, enterprises or individuals their influence on, or applying administrative measures against, or other forms of putting pressure on, people with insurance demands to purchase insurance at a certain insurance enterprise, or insurance enterprises to receive insurance brokerage or re-insurance brokerage services against their will.

4. Acts of seeking personal profits in insurance participation, insurance indemnification, insurance sum payment and insurance-complaint settlement prescribed in Article 15 of Decree No 118/2003/ND-CP means deceitful acts deliberately committed by organizations or individuals in order to make illicit profits in insurance participation, insurance indemnification, insurance sum payment and insurance-complaint settlement.

Colluding with insurance beneficiaries prescribed at Point b, Clause 2, Article 15 of Decree No. 118/2003/ND-CP means acts of colluding with insurance beneficiaries in forging documents, supplying false information, framing scenes or other illegal acts in the process of claiming for insurance sums, settling insurance claims or paying insurance sums.

5. Violating the regulations on inspection, examination and supervision by competent State authorities as prescribed in Article 24 of Decree No. 118/2003/ND-CP

5.1. Acts of delaying, shirking or employing tricks, including:

a/ Failing to supply, or deliberately prolonging the time of supplying, dossiers, documents at the requests of examination or inspection teams.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



VI. COORDINATION AMONG FUNCTIONAL AGENCIES IN THE SANCTIONING

1. In the course of performing the State manage-ment function in localities, if discovering acts of administrative violation in the insurance business domain, before issuing sanctioning decisions, the persons with sanctioning competence shall have to exchange opinions in writing with the Ministry of Finance.

Within 10 working days after receiving the written requests, the Ministry of Finance shall have to reply in writing to the persons with sanctioning competence on its opinion on the sanctioning.

Basing themselves on the opinion of the Ministry of Finance, the persons with sanctioning competence in localities shall issue decisions to sanction administrative violations in the insurance business domain.

2. Acts of administrative violation related to insurance business activities, which are against the State management regulations in other domains such as tax, accounting regime, business registration', shall be handled according to the decrees on sanctioning of administrative violations in the relevant specialized domains.

3. Where an organization or individual commits acts of violation in different localities, the agencies which detect such acts must make written records of the administrative violations, stop such violations and notify the Finance Ministry's inspection agency thereof for coordination in handling the violations.

4. Decisions of the inspectorates of the provincial/municipal Finance Services and the Ministry of Finance on sanctioning administrative violations in the insurance business domain must be sent to the People's Committees of the localities where the acts of administrative violation are detected and handled for monitoring and assurance of execution.

5. Within seven working days after issuing decisions to sanction administrative violations in the insurance business domain, the persons issuing such decisions shall have to send one copy thereof to the Ministry of Finance for monitoring and coordinated settlement.

VII. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The chief inspector of the Ministry of Finance shall direct and guide units and individuals within the financial inspection system to firmly grasp and seriously carry out the sanctioning of administrative violations in the insurance business domain.

3. In the course of implementation, any problems should be promptly reported to the Ministry of Finance for consideration and settlement guidance.

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Le Thi Bang Tam

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 31/2004/TT-BTC ngày 12/04/2004 hướng dẫn Nghị định 118/2003/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.581

DMCA.com Protection Status
IP: 3.239.90.61
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!