BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
26/2017/TT-BLĐTBXH
|
Hà Nội, ngày 20
tháng 09 năm 2017
|
THÔNG TƯ
QUY
ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
BẮT BUỘC
Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động số
84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng
02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng
5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt
buộc;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
ban hành thông tư quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp bắt buộc.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết một số điều của Luật
An toàn, vệ sinh lao động và hướng dẫn thi hành Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày
15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An
toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc
(sau đây gọi tắt là Nghị định số 37/2016/NĐ-CP).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của
pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
b) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người
làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội
nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật
công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân
phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng
sinh hoạt phí;
c) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác
định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa
vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12
tháng;
d) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn
từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
đ) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều
hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
e) Người làm việc theo hợp đồng lao động được ký kết
giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15
tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
g) Người lao động quy định tại điểm
b khoản 2 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của
Chính phủ thuộc các đối tượng quy định tại điểm c, d và đ khoản này.
2. Người lao động đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc
trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp mà bị bệnh nghề nghiệp
trong thời gian bảo đảm theo quy định của Bộ Y tế.
3. Người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo
hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
5. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội,
trợ cấp hàng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì thực hiện theo quy định
tại Khoản 9, Khoản 10 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội.
Các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
này sau đây gọi tắt là người lao động.
Chương II
CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG,
BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Điều 3. Tham gia quỹ bảo hiểm
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động quy định tại khoản
1 Điều 2 Thông tư này mà được cử đi học tập, thực tập, công tác trong nước
và nước ngoài có hưởng tiền lương hoặc nghỉ việc do bị ngừng việc, chờ việc có
hưởng tiền lương thì người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm vào quỹ bảo
hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian đi học tập, thực tập,
công tác, ngừng việc, chờ việc.
2. Trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng
đầu đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc
trong tháng đầu trở lại làm việc đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp sau thời gian đóng bảo hiểm gián đoạn do chấm dứt hợp đồng lao
động thì người sử dụng lao động phải đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp của tháng đó.
3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp trong thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động được
người sử dụng lao động nơi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động quy định tại khoản 3 Điều
38 của Luật An toàn, vệ sinh lao động và đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội vào
các quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đủ bảo
hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bao gồm cả tiền lãi theo quy định đối
với người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để kịp thời giải quyết quyền
lợi cho người lao động.
Điều 4. Thời gian, tiền lương
tháng làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Thời gian làm căn cứ tính hưởng
chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tổng thời gian đóng bảo hiểm vào
quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động, không kể thời
gian đóng trùng của các hợp đồng lao động; thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo
hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu không liên tục thì được cộng dồn;
thời gian người lao động giữ các chức danh theo quy định tại Nghị định số
09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 trước ngày 01 tháng 01 năm 1998 mà được
tính hưởng bảo hiểm xã hội thì thời gian đó được tính hưởng chế độ tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp.
2. Thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm
đau theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, thời gian không làm việc hoặc nghỉ
việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó người
sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và
tháng đó không được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp trừ trường hợp quy định tại Khoản 2
Điều 3 Thông tư này.
3. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo
quy định của Luật Bảo hiểm xã hội từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng người
sử dụng lao động không phải đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp nhưng được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, cụ thể như sau:
a) Trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong
thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế
độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn được tính
là thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi hợp đồng lao động hết thời hạn không được
tính là thời gian đã đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp.
b) Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động
chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm
sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi quy định tại khoản
4 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội không được tính là thời gian đã đóng bảo
hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
c) Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời
hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ
việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian
đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, kể từ thời
điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng
chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc
khoản 3 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội nhưng người sử dụng lao động phải
đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
d) Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi
dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hưởng chế độ thai
sản mà không nghỉ việc thì người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm vào quỹ
bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
4. Người lao động quy định tại Khoản
1 Điều 2 của Thông tư này khi bị tạm giam, bị tạm đình chỉ công tác mà phải
tạm dừng tham gia quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu sau đó được
đóng bù theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội thì thời gian đóng bù được
tính là thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp.
5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng
bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng chế độ
bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
6. Tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp:
a) Đối với trường hợp bị tai nạn lao động là tổng số
năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tính đến
tháng trước liền kề tháng bị tai nạn lao động;
b) Đối với trường hợp bị bệnh nghề nghiệp là tổng số
năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tính đến
tháng trước liền kề tháng làm công việc mà công việc đó gây ra bệnh nghề nghiệp.
Một năm tính đủ 12 tháng.
Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp đồng
lao động với nhiều người sử dụng lao động thì thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo
hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trùng nhau của các hợp đồng lao động chỉ
được tính một lần.
7. Tiền lương đóng bảo hiểm vào
quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp làm căn cứ tính hưởng chế độ
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hiểu là tiền lương tháng liền kề trước
tháng bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; là tiền lương tháng cuối cùng đóng
bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của công việc đã
làm mà công việc đó gây ra bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp bị bệnh nghề
nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có
nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp. Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động ngay
trong tháng đầu đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong tháng đầu trở lại làm việc
đóng bảo hiểm sau thời gian đóng gián đoạn do chấm dứt hợp đồng lao động thì bằng
tiền lương đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của chính
tháng đó. Trường hợp người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày
01 tháng 01 năm 2016 mà thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước
quy định thì mức tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp được tính trên cơ sở hệ số
tiền lương và phụ cấp (nếu có) nhân với mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng trợ
cấp.
Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp đồng
lao động với nhiều người sử dụng lao động thì tiền lương tính hưởng trợ cấp bằng
tổng các mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp của tất cả các hợp đồng lao động tại tháng liền kề trước tháng
bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp của lần sau cùng nhưng không quá
20 tháng lương cơ sở.
Điều 5. Trợ cấp tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được giám định mức suy giảm khả năng
lao động lần đầu.
1. Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp một lần quy định tại Khoản 2 Điều 48 của Luật An
toàn, vệ sinh lao động được tính như sau:
Mức trợ cấp một lần
|
=
|
Mức trợ cấp tính
theo mức suy giảm khả năng lao động
|
+
|
Mức trợ cấp tính
theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp
|
|
=
|
{5 x Lmin
+ (m-5) x 0,5 x Lmin}
|
+
|
{0,5 x L + (t-1) x
0,3 x L}
|
Trong đó:
- Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
- m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30).
- L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều
4 Thông tư này.
- t: tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 6 Điều 4
Thông tư này.
Ví dụ 1: Ông A là công chức bị tai nạn lao động
ngày 16 tháng 6 năm 2017. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ra viện ngày 05
tháng 7 năm 2017. Ông A được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai
nạn lao động là 20%. Ông A có 10 năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp; mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp tháng 5 năm 2017 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với hệ
số là 3,66. Mức lương cơ sở tại thời điểm tháng 7 năm 2017 là 1.300.000 đồng,
thì mức trợ cấp tai nạn lao động một lần đối với ông A được tính như sau:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:
5 x 1.300.000 + (20 - 5) x 0,5 x 1.300.000 =
16.250.000 (đồng)
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng quỹ bảo hiểm
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
0,5 x 3,66 x 1.300.000 + (10 - 1) x 0,3 x 3,66 x
1.300.000 = 15.225.600 (đồng).
- Mức trợ cấp một lần của ông A là:
16.250.000 + 15.225.600 = 31.475.600 (đồng)
Ví dụ 2: Ông B bị tai nạn lao động ngày 12 tháng 5
năm 2017. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ra viện ngày 10 tháng 8 năm
2017. Ông B được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động
là 20%.
Ông B bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 01
năm 2016 thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, có
01 năm 4 tháng đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mức tiền
lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 4
năm 2017 với hệ số là 2,34; Với mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng tại thời điểm
tháng 8 năm 2017, thì mức trợ cấp tai nạn lao động một lần đối với ông B được
tính như sau:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:
5 x 1.300.000 + (20 - 5) x 0,5 x 1.300.000 =
16.250.000 (đồng)
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ
bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 0,5 x 2.831.400 = 1.415.700 (đồng)
(mức đóng bảo hiểm xã hội tháng 4 năm 2017 của ông
B là: 2,34 x 1.210.000 = 2.831.400 đồng)
- Mức trợ cấp một lần của ông B là:
16.250.000 + 1.415.700 = 17.665.700 (đồng)
Ví dụ 3: Ông Đ bị tai nạn lao động tháng 8 năm
2016. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ông Đ được giám định có mức suy giảm
khả năng lao động do tai nạn lao động là 20%. Ông Đ có 14 năm đóng bảo hiểm xã
hội (trong đó có 01 năm đóng bảo hiểm xã hội theo Nghị định số 09/NĐ-CP ngày 23
tháng 01 năm 1998 của Chính phủ, 02 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, 01 năm
đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hai chế độ hưu trí, tử tuất và 10 năm đóng vào quỹ
bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp); mức tiền lương đóng bảo hiểm vào
quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 7 năm 2016 là 3.200.000 đồng;
mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.210.000 đồng/tháng.
Ông Đ thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động
một lần với mức trợ cấp được tính như sau:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:
5 x 1.210.000+ (20- 5) x 0,5 x 1.210.000 =
15.125.000 (đồng)
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ
bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
0,5 x 3.200.000 + (10 - 1) x 0,3 x 3.200.000 =
10.240.000 (đồng)
- Mức trợ cấp một lần của ông Đ là:
15.125.000 + 10.240.000 = 25.365.000 (đồng).
Ví dụ 4: Ông B tham gia đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp X từ tháng 9 năm 2016 và bị tai nạn
lao động vào ngày 16 tháng 9 năm 2016. Sau khi thương tật ổn định và được Hội đồng
giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động 20%, mức
tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
tháng 9 năm 2016 là 3.200.000 đồng. Mức lương cơ sở tại tháng hưởng là
1.210.000 đồng/tháng. Ông B thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động một
lần với mức trợ cấp được tính như sau:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:
5 x 1.210.000+ (20-5) x 0,5 x 1.210.000 =
15.125.000 (đồng)
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ
bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 0,5 x 3.200.000 = 1.600.000 (đồng)
- Mức trợ cấp một lần của ông B là:
15.125.000 + 1.600.000 = 16.725.000 (đồng)
2. Mức hưởng trợ cấp tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng quy định tại Khoản 2
Điều 49 của Luật An toàn, vệ sinh lao động được
tính như sau:
Mức trợ cấp hằng
tháng
|
=
|
Mức trợ cấp tính
theo mức suy giảm khả năng lao động
|
+
|
Mức trợ cấp tính
theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
|
Trong đó:
{0,3 x Lmin
+ (m-31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t-1) x 0,003 x L}
- Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
- m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100).
- L: Mức tiền lương, đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều
4 Thông tư này.
- t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư
này.
Ví dụ 5: Ông E trên đường đi họp bị tai nạn giao
thông vào tháng 8 năm 2016. Sau khi điều trị ổn định thương tật ông E được giám
định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 40%.
Ông E có 12 năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 7 năm 2016 là 3.400.000 đồng. Mức
lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.210.000 đồng/tháng. Ông E thuộc đối tượng hưởng
trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng với mức trợ cấp được tính như sau:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:
0,3 x 1.210.000 + (40 - 31) x 0,02 x 1.210.000 =
580.800 (đồng/tháng)
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ
bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
0,005 x 3.400.000 + (12 - 1) x 0,003 x 3.400.000 =
129.200 (đồng/tháng)
- Mức trợ cấp hằng tháng của ông E là:
580.800 đồng/tháng + 129.200 đồng/tháng = 710.000
(đồng/tháng).
Ví dụ 6: Ông M tham gia đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp X từ tháng 9 năm 2016 và bị tai nạn
lao động vào ngày 05 tháng 9 năm 2016. Sau khi thương tật ổn định và được Hội đồng
giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động 40%, mức
tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
tháng 9 năm 2016 là 3.400.000 đồng. Mức lương cơ sở tại tháng hưởng là
1.210.000 đồng/tháng. Ông M thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng
tháng với mức trợ cấp được tính như sau:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:
0,3 x 1.210.000 + (40 - 31) x 0,02 x 1.210.000 =
580.800 (đồng/tháng)
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ
bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 0,005 x 3.400.000 = 17.000 (đồng/tháng)
- Mức trợ cấp hằng tháng của ông E là:
580.800 đồng/tháng + 17.000 đồng/tháng = 597.800 (đồng/tháng)
Ví dụ 7: Ông Q có thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo
hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp X từ tháng 01 năm 2015
đến tháng 12 năm 2017 với mức lương là 17.000.000 đồng/tháng. Có thời gian đóng
bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp Z
từ tháng 01 năm 2017 đến tháng 12 năm 2018 và với mức lương là 5.000.000 đồng/tháng.
Ngày 09 tháng 01 năm 2017 ông Q bị tai nạn lao động.
Như vậy, Doanh nghiệp Z vẫn phải đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp trong tháng 01 năm 2017 đối với ông Q và thời gian, tiền lương
làm căn cứ để tính khoản trợ cấp tai nạn lao động theo số năm đóng vào quỹ bảo
hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với ông Q như sau:
- Thời gian tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động của
ông Q chỉ được tính từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 12 năm 2016.
- Tiền lương làm căn cứ tính hưởng trợ cấp theo thời
gian đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của ông Q được
xác định:
+ Là tổng tiền lương của tháng 12 năm 2016 tại
Doanh nghiệp X và tiền lương của tháng 01 năm 2017 tại Doanh nghiệp Z nếu ông Q
bị tại nạn lao động tại doanh nghiệp Z;
+ Là tiền lương của tháng 12/2016 tại Doanh nghiệp
X nếu ông Q bị tai nạn lao động tại Doanh nghiệp X.
Ví dụ 8: Ông A giao kết hợp đồng lao động và tham
gia bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp
X. Đồng thời, Ông A có hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với Doanh nghiệp Y. Tháng 8 năm 2016, trên
đường đi hội nghị theo sự phân công của người sử dụng lao động doanh nghiệp X
thì Ông A bị tai nạn giao thông. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ông A được
giám định có mức suy giảm khả năng lao động là 40%.
Ông A có 12 năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp; tổng mức tiền lương đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp tại doanh nghiệp X và Doanh nghiệp Y là 13.400.000 đồng. Mức lương
cơ sở tại tháng bắt đầu hưởng trợ cấp tai nạn lao động là 1.210.000 đồng/tháng.
Ông A thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng với mức trợ cấp được tính như
sau:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động
= 0,3 x 1.210.000 + (40 - 31) x 0,02 x 1.210.000 = 580.800 đồng/tháng.
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp = 0,005 x 13.400.000 + (12 - 1) x 0,003 x
13.400.000 = 509.200 đồng/tháng.
- Mức trợ cấp hàng tháng là 580.800 + 509.200 =
1.090.000 đồng/tháng. Doanh nghiệp X có trách nhiệm lập hồ sơ và nộp cho cơ
quan bảo hiểm xã hội nơi đang đóng bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ tai nạn
lao động cho ông A.
Ví dụ 9: Tháng 8 năm 2016, ông A đồng thời có hợp đồng
lao động và tham gia bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
tại Doanh nghiệp X và Doanh nghiệp Y. Ngày 20 tháng 8 năm 2016, trên đường đi hội
nghị theo sự phân công của người sử dụng lao động doanh nghiệp X thì ông A bị
tai nạn giao thông. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ông A được giám định
có mức suy giảm khả năng lao động là 40%.
Tổng mức tiền lương đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp X và Doanh nghiệp Y là 13.400.000 đồng.
Giả sử mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.210.000 đồng/tháng. Ông A thuộc đối
tượng hưởng trợ cấp hàng tháng với mức trợ cấp được tính như sau:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động
= 0,3 x 1.210.000 + (40 - 31) x 0,02 x 1.210.000 = 580.800 đồng/tháng.
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp = 0,005 x 13.400.000 = 67.000 đồng/tháng.
- Mức trợ cấp hàng tháng là 580.800 đồng/tháng +
67.000 đồng/tháng = 647.800 đồng/tháng.
Doanh nghiệp X có trách nhiệm lập hồ sơ và nộp cho
cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang đóng bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ tai
nạn lao động cho ông A.
3. Người đang hưởng trợ cấp tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi ra nước ngoài để định cư mà có
yêu cầu thì được giải quyết hưởng trợ cấp một lần, mức trợ cấp một lần bằng 3
tháng mức trợ cấp đang hưởng.
Ví dụ 10: Bà A đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động
hằng tháng với mức trợ cấp tại thời điểm tháng 12 năm 2016 là 2.000.000 đồng.
Tháng 01 năm 2017 bà A ra nước ngoài định cư, bà A được hưởng mức trợ cấp một lần
bằng: 3 x 2.000.000 đồng = 6.000.000 đồng.
4. Người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi
ro nghề nghiệp trong khi thi hành nhiệm vụ được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp
hàng tháng bằng mức hưởng của người lao động bị bệnh nghề nghiệp do suy giảm khả
năng lao động thấp nhất là 61% không phải qua giám định y khoa.
Trường hợp giám định y khoa mà tỷ lệ suy giảm khả
năng lao động cao hơn thì mức hưởng được tính theo mức suy giảm khả năng lao động
tại kết luận của Hội đồng Giám định y khoa và hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
trong trường hợp này phải có Biên bản giám định y khoa.
Điều 6. Giải quyết trợ cấp tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được giám định lại mức
suy giảm khả năng lao động sau khi thương tật, bệnh tật tái phát
1. Đối với người lao động đang hưởng trợ cấp tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội trước
ngày 01 tháng 01 năm 2007:
a) Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp một lần theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội
trước ngày 01 tháng 01 năm 2007:
- Trường hợp sau khi giám định lại có mức suy giảm
khả năng lao động dưới 31% thì được hưởng mức trợ cấp một lần theo quy định
sau:
Mức suy giảm khả
năng lao động trước khi giám định lại
|
Mức suy giảm khả
năng lao động sau khi giám định lại
|
Mức trợ cấp một
lần
|
Từ 5% đến 10%
|
Từ 10% trở xuống
|
Không hưởng khoản trợ cấp mới
|
Từ 11% đến 20%
|
4 tháng lương cơ sở
|
Từ 21% đến 30%
|
8 tháng lương cơ sở
|
Từ 11% đến 20%
|
Từ 20% trở xuống
|
Không hưởng khoản trợ cấp mới
|
Từ 21% đến 30%
|
4 tháng lương cơ sở
|
Từ 21% đến 30%
|
Từ 30% trở xuống
|
Không hưởng khoản trợ cấp mới
|
- Trường hợp sau khi giám định lại có mức suy giảm
khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp hằng tháng. Mức hưởng theo quy định tại điểm b khoản này.
Ví dụ 11: Ông B bị tai nạn lao động tháng 10/2006 với
mức suy giảm khả năng lao động là 21%, đã nhận trợ cấp một lần là 5.400.000 đồng.
Tháng 3/2017, do thương tật tái phát ông B được giám định lại, mức suy giảm khả
năng lao động mới là 45%. Ông B có mức suy giảm khả năng lao động thuộc nhóm 2,
được hưởng mức trợ cấp hàng tháng bằng 0,6 mức lương cơ sở.
Giả định mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám
định lại của Hội đồng giám định y khoa là 1.210.000 đồng/tháng. Mức trợ cấp
hàng tháng của ông B là: 0,6 x 1.210.000 = 720.000 (đồng/tháng).
b) Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội
trước ngày 01 tháng 01 năm 2007, sau khi giám định lại thì căn cứ vào kết quả
giám định lại mức suy giảm khả năng lao động, được hưởng mức trợ cấp hằng tháng
theo quy định sau:
Mức suy giảm khả
năng lao động
|
Mức trợ cấp hàng tháng
|
Nhóm 1: Từ 31% đến 40%
|
0,4 tháng lương cơ sở
|
Nhóm 2: Từ 41% đến 50%
|
0,6 tháng lương cơ sở
|
Nhóm 3: Từ 51% đến 60%
|
0,8 tháng lương cơ sở
|
Nhóm 4: Từ 61% đến 70%
|
1,0 tháng lương cơ sở
|
Nhóm 5: Từ 71% đến 80%
|
1,2 tháng lương cơ sở
|
Nhóm 6: Từ 81% đến 90%
|
1,4 tháng lương cơ sở
|
Nhóm 7: Từ 91% đến 100%
|
1,6 tháng lương cơ sở
|
2. Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp một lần từ ngày 01 tháng 01 năm 2007:
a) Sau khi giám định lại, có mức suy giảm khả năng
lao động tăng so với trước đó và dưới 31% thì hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp
một lần được tính bằng hiệu số giữa mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng
lao động mới với mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động trước đó.
Ví dụ 12: Ông C bị tai nạn lao động tháng 8/2013 với
mức suy giảm khả năng lao động là 20%. Tháng 10/2016, do thương tật tái phát
ông C được giám định lại, mức suy giảm khả năng lao động mới là 30%. Mức lương
cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là
1.210.000 đồng/tháng. Ông C được hưởng mức trợ cấp một lần như sau:
{5 x Lmin + (30 - 5) x 0,5 x Lmin}
- {5 x Lmin + (20 - 5) x 0,5 x Lmin} =
= (5 x Lmin + 12,5 x Lmin) -
(5 x Lmin + 7,5 x Lmin) = 5 x Lmin =
= 5 x 1.210.000 đồng = 6.050.000 đồng
Trong đó:
- Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
b) Sau khi giám định lại, có mức suy giảm khả năng
lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng, trong đó mức trợ cấp
tính theo mức suy giảm khả năng lao động được tính trên mức suy giảm khả năng
lao động mới; mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội được tính với số
năm đóng bảo hiểm xã hội và tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đã
tính hưởng trợ cấp một lần trước đó.
Ví dụ 13: Ông P bị tai nạn lao động tháng 8/2016 với
mức suy giảm khả năng lao động là 20%. Tính đến trước tháng bị tai nạn lao động,
ông P có 10 năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
và tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm của tháng liền kề trước tháng bị
tai nạn lao động là 3.500.000 đồng. Do thương tật tái phát, tháng 10/2018, ông
P được giám định lại, mức suy giảm khả năng lao động mới là 32%. Giả sử mức
lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa
là 1.300.000 đồng/tháng. Ông P được hưởng mức trợ cấp hằng tháng tính theo công
thức sau:
Mức trợ cấp hàng
tháng
|
=
|
Mức trợ cấp tính
theo mức suy giảm khả năng lao động
|
+
|
Mức trợ cấp tính
theo số năm đóng BHXH
|
|
=
|
{0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin}
|
+
|
{0,005 x L + (t-1)
x 0,003 x L}
|
Trong đó:
- Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
- m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100).
- L: Mức tiền lương, đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều
4 Thông tư này.
- t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư
này.
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động
mới là:
0,3 x Lmin + (32 - 31) x 0,02 x Lmin
= 0,3 x Lmin + 0,02 x Lmin = 0,32 x Lmin
= 0,32 x 1.300.000 = 416.000 đồng
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội
là:
0,005 x L + (10 - 1) x 0,003 x L = 0,005 x L +
0,027 x L = 0,032 x L
= 0,032 x 3.500.000 = 112.000 đồng
- Mức trợ cấp hằng tháng của ông P là:
416.000 đồng + 112.000 đồng = 528.000 đồng
3. Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi, khi
giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động thay đổi thì mức trợ cấp hằng
tháng mới được tính theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư
này, trong đó mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động được
tính trên mức suy giảm khả năng lao động mới. Mức trợ cấp tính theo số năm đóng
bảo hiểm xã hội là mức hiện hưởng.
Ví dụ 14: Ông D bị tai nạn lao động tháng 9/2016 với
mức suy giảm khả năng lao động là 40%, được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng
tháng, trong đó mức trợ cấp tính theo số năm tham gia quỹ bảo hiểm tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp hiện hưởng là 112.000 đồng/tháng. Do thương tật tái
phát, tháng 11/2018, ông D được giám định lại, mức suy giảm khả năng lao động mới
là 45%. Giả định mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng
giám định y khoa là 1.300.000 đồng/tháng.
Ông D được hưởng mức trợ cấp hàng tháng tính theo
công thức sau:
Mức trợ cấp hàng
tháng
|
=
|
Mức trợ cấp tính
theo mức suy giảm khả năng lao động
|
+
|
Mức trợ cấp tính
theo số năm đóng BHXH
|
Trong đó:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động
mới là:
0,3 x 1.300.000+ (45-31) x 0,02 x 1.300.000=
754.000 (đồng/tháng)
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là mức hiện hưởng bằng 112.000 đồng/tháng.
- Mức trợ cấp hàng tháng mới của ông D là:
754.000 đồng + 112.000 đồng = 866.000 đồng
4. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp mà mức suy giảm khả năng lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp mà thương tật, bệnh tật tái phát sau khi giám định mức
suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp thì mức trợ cấp tính theo quy định tại Khoản 1 và
Khoản 2 Điều 5.
5. Mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối
với người lao động được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động quy định tại
Khoản 2 và Khoản 3 Điều này được tính theo mức lương cơ sở tại tháng có kết luận
giám định lại của Hội đồng Giám định y khoa.
6. Hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
được giám định lại sau khi thương tật, bệnh tật tái phát, gồm:
a) Sổ bảo hiểm xã hội đối với trường hợp bị tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức
suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp; bản sao hợp lệ (là bản sao được chứng
thực sao từ sổ gốc hoặc sao từ bản chính hoặc bản sao đã được đối chiếu với bản
chính) hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp
đã được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
c) Biên bản điều tra tai nạn lao động hoặc kết quả
đo đạc môi trường có yếu độc hại đối với trường hợp điều trị xong, ra viện trước
ngày 01/7/2016 mà lần giám định trước không đủ điều kiện về mức suy giảm khả
năng lao động để hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị
tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm một trong các
giấy tờ sau: Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn
giao thông hoặc Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều
tra hình sự quân đội.
d) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động
lần trước gần nhất của Hội đồng Giám định y khoa đối với trường hợp đã được
giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng
trợ cấp.
đ) Biên bản giám định lại mức suy giảm khả năng lao
động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật tái phát của Hội đồng giám định y
khoa.
e) Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở
chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện trợ
giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có).
Điều 7. Giải quyết chế độ trợ cấp
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đã hưởng trợ cấp một
lần hoặc hằng tháng mà bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mới hoặc nhiễm
HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp được giám định tổng hợp
1. Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp một lần hoặc hằng tháng mà từ ngày 01 tháng 01 năm
2007 trở đi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mới thì tùy thuộc vào mức suy
giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định
tổng hợp để giải quyết hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trong
đó:
a) Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao
động mới được tính theo mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định tổng hợp
của Hội đồng giám định y khoa hoặc tại tháng được cấp giấy xác nhận nhiễm
HIV/AIDS.
b) Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định tổng hợp được tính theo số
năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đến thời điểm bị
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng và mức tiền lương tháng đóng vào quỹ
bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản
7 Điều 4 Thông tư này của lần bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh
nghề nghiệp sau cùng.
Ví dụ 15: Bà K có thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp X từ ngày 01 tháng 01 năm
2015 đến tháng 10 năm 2017 với mức lương là 15.000.000 đồng/tháng. Ngày
09/7/2016 bà K bị tai nạn lao động, được hội đồng giám định y khoa giám định mức
suy giảm khả năng lao động là 20%, bà K đã được hưởng chế độ tai nạn lao động một
lần. Từ ngày 01/01/2017 đến ngày 31/12/2017 bà K có hợp đồng lao động và tham
gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với Doanh nghiệp Z với mức
lương là 4.000.000 đồng/tháng. Ngày 21/3/2017, Bà K tiếp tục bị tai nạn lao động
và được hội đồng giám định y khoa giám định mức suy giảm khả năng lao động tổng
hợp là 27%.
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động
khi được giám định tổng hợp:
5 x 1.210.000 + (27- 5) x 0,5 x 1.210.000 =
19.360.000 đồng
- Mức trợ cấp tính theo thời gian đóng vào quỹ bảo
hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
+ Thời gian tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là:
từ tháng 01/2015 đến tháng 02/2017 và từ tháng 01/2017 đến tháng 02 năm 2017 bằng
28 tháng. Do thời gian tham gia trùng từ tháng 1/2017 đến tháng 2/2017, nên thời
gian tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là 26 tháng bằng 2 năm 2 tháng
+ Mức lương tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là:
15.000.000 đồng + 4.000.000 đồng = 19.000.000 đồng
+ Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng:
0,5 x 19.000.000 + (2-1) x 0,3 x 19.000.000 =
15.200.000 đồng
- Mức trợ cấp tai nạn lao động mới là:
19.360.000 đồng + 15.200.000 đồng = 34.560.000 đồng
Ví dụ 16: Ông G bị tai nạn lao động tháng 8/2016 với
mức suy giảm khả năng lao động là 40%. Tháng 10/2016 ông G lại bị tai nạn lao động,
được điều trị tại bệnh viện. Sau khi điều trị ổn định, tháng 11/2016 ông G ra
viện và tháng 12/2016 ông được giám định tổng hợp tại Hội đồng giám định y khoa
với mức suy giảm khả năng lao động sau khi giám định tổng hợp là 45%. Tính đến
tháng 9/2016, ông G có 13 năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, mức tiền lương đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
tháng 9/2016 là 3.680.000 đồng. Giả định mức lương cơ sở tại tháng có kết luận
giám định tổng hợp của Hội đồng Giám định y khoa là 1.210.000 đồng/tháng. Trợ cấp
hằng tháng của ông G được tính như sau:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động
sau khi được giám định tổng hợp:
0,3 x 1.210.000 + (45 - 31) x 0,02 x 1.210.000 =
701.800 (đồng/tháng)
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
0,005 x 3.680.000 + (13 - 1) x 0,003 x 3.680.000 =
150.880 (đồng/tháng)
- Mức trợ cấp hàng tháng mới của ông G là:
701.800 đồng/tháng + 150.880 đồng/tháng = 852.680
(đồng/tháng)
Ví dụ 17: Ông A có thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp X từ ngày 01 tháng 01 năm
2013 đến tháng 10 năm 2015 với mức lương là 20.000.000 đồng/tháng. Ngày
01/3/2014 ông bị tai nạn lao động, được hội đồng giám định y khoa giám định tỷ
lệ thương tật là 45%, được hưởng chế độ tai nạn lao động hàng tháng. Từ tháng
01/2016 đến tháng 12/2016 ông A có thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp Y với mức lương 24.200.000 đồng/tháng.
Đồng thời, ông A có hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp với Doanh nghiệp Z từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến tháng 12 năm
2016 với mức lương là 3.000.000 đồng/tháng.
Ngày 01/12/2016, ông A bị tai nạn lao động, được Hội
đồng giám định y khoa kết luận tỷ lệ thương tật là 58%. Giả định mức lương cơ sở
tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là 1.210.000
đồng/tháng. Trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng của ông A được tính như sau:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động
khi được giám định tổng hợp:
0,3 x 1.210.000 + (58-31) x 0,02 x 1.210.000=
1.016.400 (đồng/tháng)
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
+ Mức lương tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là:
24.200.000 + 3.000.000 = 27.200.000 (đồng) lớn hơn
20 lần lương cơ sở nên chỉ được tính bằng 20 lần lương cơ sở = 24.200.000 đồng.
+ Thời gian tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là:
34 tháng (từ tháng 01/2013 đến tháng 10/2015) + 11 tháng (từ tháng 01/2016 đến
tháng 11 năm 2016) = 45 tháng = 3 năm 09 tháng
Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng:
0.005 x 24.200.000 + (3-1) x 0.003 x 24.200.000 =
266.200 đồng
- Mức trợ cấp tai nạn lao động mới là:
1.016.400 + 266.200 = 1.282.600 (đồng/tháng)
2. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở nhiều hợp đồng
lao động, sau đó tiếp tục bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà tại thời điểm
bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp với số lượng hợp đồng lao động ít hơn số lượng hợp đồng lao động
khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lần trước mà mức trợ cấp theo số năm
đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi tính theo Khoản
1 Điều này thấp hơn mức hiện hưởng thì giữ nguyên mức hiện hưởng.
Ví dụ 18: Trường hợp ông A nêu tại ví dụ 17, giả sử
hợp đồng của Ông A với Doanh nghiệp Z từ ngày 01 tháng 07 năm 2016 đến tháng 12
năm 2018 với mức lương là 3.000.000 đồng/tháng.
Ngày 01/3/2018, ông A tiếp tục bị tai nạn lao động,
được Hội đồng giám định y khoa kết luận tỷ lệ thương tật là 70%. Giả định mức
lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa
là 1.210.000 đồng/tháng. Trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng của ông A được
tính như sau:
- Mức trợ cấp hiện hưởng của Ông A là: 1.282.600 (đồng/tháng)
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động
khi được giám định tổng hợp:
0,3 x 1.210.000 + (70-31) x 0,02 x 1.210.000=
1.306.800 (đồng/tháng)
- Thời gian tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là:
34 tháng (từ tháng 01/2013 đến tháng 10/2015) + 26 tháng (từ tháng 01/2016 đến
tháng 02 năm 2018) = 60 tháng = 5 năm
+ Mức lương tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là:
3.000.000 (đồng).
+ Thời gian tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động mới
là: 5 năm.
Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp bằng:
0.005 x 3.000.000 + (5 - 1) x 0.003 x 3.000.000 =
51.000 đồng
Như vậy mức trợ cấp mới tính theo số năm đóng bảo
hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thấp hơn mức đang hưởng, nên giữ nguyên
như mức hiện hưởng là 266.200 đồng
- Mức trợ cấp tai nạn lao động mới là:
1.306.800 + 266.200 = 1.573.000 (đồng)
3. Thời điểm hưởng trợ cấp được tính kể từ tháng
người lao động điều trị xong, ra viện của lần điều trị đối với tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp sau cùng hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y
khoa trong trường hợp không điều trị nội trú hoặc trong trường hợp không xác định
được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện.
4. Hồ sơ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp sau khi giám định tổng hợp do tiếp tục bị tai nạn lao động hoặc bệnh
nghề nghiệp, gồm:
a) Sổ bảo hiểm xã hội; Bản sao hợp lệ (là bản sao
được chứng thực sao từ sổ gốc hoặc sao từ bản chính hoặc bản sao đã được đối
chiếu với bản chính) hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối
với trường hợp đã được giải quyết hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp.
b) Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau
khi đã điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của lần điều trị nội trú sau
cùng.
c) Biên bản điều tra tai nạn lao động; trường hợp bị
tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm một trong các
giấy tờ sau: Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn
giao thông hoặc biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều
tra hình sự quân đội đối với trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01
tháng 7 năm 2016 mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.
d) Kết quả đo đạc môi trường có yếu độc hại đối với
trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà chưa được
giám định mức suy giảm khả năng lao động.
đ) Biên bản giám định tổng hợp mức suy giảm khả
năng lao động của Hội đồng giám định của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp
lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trước đã được giám định mức suy giảm
khả năng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thì có thêm biên bản
giám định mức suy giảm khả năng lao động của lần giám định đó.
e) Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp theo mẫu đối với lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau
cùng; trường hợp lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trước đó nhưng chưa
được giải quyết chế độ thì có thêm văn bản đề nghị giải quyết của đơn vị nơi đã
xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trước.
g) Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở
chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện trợ
giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có).
Điều 8. Quy định về cấp tiền
mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình và niên hạn cấp.
1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì tùy theo tình trạng
thương tật, bệnh tật được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt và
dụng cụ chỉnh hình theo chỉ định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh
hình và phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của
bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên (gọi tắt là cơ sở chỉnh hình và phục
hồi chức năng).
2. Loại phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh
hình và niên hạn
a) Tay giả;
b) Máng nhựa tay;
c) Chân giả;
d) Máng nhựa chân;
đ) Một đôi giày hoặc một đôi dép chỉnh hình;
e) Nẹp đùi, nẹp cẳng chân;
g) Áo chỉnh hình;
h) Xe lăn hoặc xe lắc hoặc phương tiện thay thế bằng
mức tiền cấp mua xe lăn hoặc xe lắc;
i) Nạng;
k) Máy trợ thính;
l) Lắp mắt giả;
m) Làm răng giả theo số răng bị mất; lắp hàm giả do
hỏng hàm;
n) Mua các đồ dùng phục vụ sinh hoạt đối với trường
hợp bị liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn hoặc bị tâm thần thể kích động.
Trường hợp vừa bị thể tâm thần kích động đồng thời
bị liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn chỉ được cấp một lần tiền để mua các đồ
dùng sinh hoạt;
o) Trường hợp cấp xe lăn hoặc xe lắc đồng thời cấp
chân giả thì thời hạn sử dụng của mỗi phương tiện là 06 năm.
3. Mức tiền cấp mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt,
dụng cụ chỉnh hình (bao gồm cả tiền mua vật phẩm phụ, bảo trì phương tiện),
niên hạn cấp theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Việc cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt,
dụng cụ chỉnh hình (bao gồm cả tiền mua vật phẩm phụ, bảo trì phương tiện) cho
cả niên hạn sử dụng được thực hiện cùng một lần.
Điều 9. Cấp tiền mua phương tiện
trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
1. Người được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng
cụ chỉnh hình nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội chỉ định của cơ sở chỉnh hình và
phục hồi chức năng có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 8
Thông tư này về việc sử dụng phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh
hình.
2. Cơ quan Bảo hiểm xã hội
a) Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được các giấy tờ hợp lệ quy định tại Khoản 1 Điều này, có trách nhiệm kiểm tra,
đối chiếu hồ sơ, ra quyết định cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng
cụ chỉnh hình theo niên hạn cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
b) Trường hợp giấy tờ nộp không hợp lệ thì trong thời
gian 03 ngày làm việc phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do kèm theo toàn bộ giấy
tờ đã nộp cho người đề nghị.
Điều 10. Trình tự, hồ sơ giải
quyết chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc không còn
làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp
1. Trường hợp người lao động đã nghỉ hưu, thôi việc
mà còn trong thời gian bảo đảm, người lao động gửi hồ sơ sức khỏe cá nhân đến
cơ sở khám bệnh nghề nghiệp để khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, sau khi có kết
quả khám phát hiện bệnh nghề nghiệp thì cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hoàn thiện
hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định của Bộ Y tế.
2. Trường hợp người lao động chuyển việc khác không
còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp mà còn
trong thời gian bảo đảm, người lao động gửi hồ sơ sức khỏe cá nhân đến cơ sở
khám bệnh nghề nghiệp để khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, sau khi khám phát hiện
bệnh nghề nghiệp thì người lao động hoặc người sử dụng lao động nơi người lao động
đang làm việc lập hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp trên cơ sở hồ sơ quản lý sức khỏe
của người lao động.
Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi
trả toàn bộ chi phí khám bệnh nghề nghiệp cho các trường hợp quy định tại Khoản
1 và Khoản 2 Điều này sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả.
3. Sau khi hoàn thiện hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp,
người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động hoặc đề
nghị đơn vị nơi người lao động đã từng làm việc hoặc đang làm việc giới thiệu.
4. Sau khi có kết quả giám định mức suy giảm khả
năng lao động từ 5% trở lên thì gửi hồ sơ theo quy định tại Khoản
3 Điều 6 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP đến cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành
phố để giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh
nghề nghiệp của người lao động theo mẫu quy định tại Khoản 4,
Điều 58 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
5. Thời điểm hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp được
tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
Ví dụ 19: Ông T có thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp H với công việc là công
nhân khai thác đá thủ công từ tháng 01 năm 1990 đến tháng 6 năm 2016; từ tháng
7 năm 2016 chuyển sang làm việc công việc văn phòng. Ông T bị bệnh bụi phổi
silic nghề nghiệp do ảnh hưởng của điều kiện lao động khi làm công nhân khai
thác đá thủ công. Tháng 7 năm 2017, ông T được Hội đồng giám định y khoa kết luận
bị suy giảm khả năng lao động 20% do bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp.
Như vậy, tiền lương tháng làm căn cứ tính khoản phụ
cấp theo thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp đối với trường hợp của ông T được xác định là tiền lương tháng làm căn cứ
đóng bảo hiểm tại tháng 6 năm 2016; thời điểm hưởng trợ cấp kể từ tháng 7 năm
2017.
Điều 11. Một số trường hợp người
lao động không được hưởng chế độ tai nạn lao động và giải quyết chế độ tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp cá biệt
Các trường hợp người lao động không được hưởng chế
độ tai nạn lao động và một số trường hợp cá biệt quy định tại Điều
40 của Luật An toàn, vệ sinh lao động về, như sau:
1. Đối với trường hợp người lao động sau khi về hưu
mới đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động thì người sử dụng lao động nơi
người bị tai nạn lao động lập thủ tục hồ sơ theo quy định chuyển cơ quan Bảo hiểm
xã hội nơi chi trả lương hưu và trong trường hợp này hồ sơ không gồm sổ bảo hiểm
xã hội. Trường hợp đơn vị đang làm thủ tục giải thể thì Hội đồng giải thể có
trách nhiệm lập thủ tục hồ sơ; nếu đơn vị đã giải thể thì cơ quan, đơn vị quản
lý cấp trên trực tiếp chịu trách nhiệm lập thủ tục hồ sơ.
2. Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp
đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp thì đơn vị nơi phân công nhiệm vụ, công việc cho người lao động khi chịu
trách nhiệm lập hồ sơ và đề nghị giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp.
3. Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp
đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà bị tai nạn trên đường đi từ
nơi làm việc của đơn vị này đến nơi làm việc của đơn vị khác mà được xác định
là tai nạn lao động, thì đơn vị nơi người lao động đến làm việc được xác định
là đơn vị nơi người lao động bị tai nạn lao động và người sử dụng lao động của
đơn vị đó phải chịu trách nhiệm lập hồ sơ và đề nghị giải quyết hưởng chế độ
tai nạn lao động cho người lao động.
4. Tai nạn do các yếu tố bệnh lý trong quá trình
lao động thì căn cứ kết quả điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn
lao động sau khi được thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt để
giải quyết chế độ cho người lao động.
5. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp trong thời gian không đăng ký đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết quyền lợi đối
với người lao động theo Khoản 4 Điều 39 của Luật An toàn, vệ
sinh lao động.
6. Các trường hợp người lao động không được hưởng
chế độ tai nạn lao động
a) Tai nạn do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người
gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
b) Tai nạn do người lao động cố ý tự hủy hoại sức
khỏe của bản thân;
c) Tai nạn do say rượu, bia hoặc sử dụng chất ma
túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số
82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành danh mục các chất
ma túy và tiền chất và Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2015 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm
theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành
các danh mục chất ma túy và tiền chất hoặc chất gây nghiện khác trái với quy định
của pháp luật.
Chương III
HỖ TRỢ TỪ QUỸ BẢO HIỂM
TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Điều 12. Kế hoạch tài chính,
quản lý, sử dụng và quyết toán
1. Hằng năm, căn cứ dự toán thu quỹ bảo hiểm tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch
thực hiện các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp đảm bảo không vượt quá 10% nguồn thu quỹ bảo hiểm tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp.
2. Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội
Công an nhân dân lập kế hoạch các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp trong Bộ Quốc phòng, Công an nhân dân đảm bảo không
vượt quá 10% nguồn thu quỹ bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp thuộc quản lý của
Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân.
3. Hằng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp kinh
phí hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp đã thực hiện trong năm.
Điều 13. Xác định đối tượng và
kế hoạch hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Trình tự phê duyệt đối tượng, kế hoạch hỗ trợ kinh
phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Điều
36 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP được thực hiện cụ thể như sau:
1. Trước ngày 10 tháng 6 hàng năm, người sử dụng
lao động có nhu cầu hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho năm tiếp
theo, có văn bản (Mẫu số II-01 Phụ lục II) kèm theo danh sách các đối tượng đề
nghị hỗ trợ huấn luyện (Mẫu số II - 02 Phụ lục II) gửi đến Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội nơi đóng trụ sở chính của đơn vị để xem xét.
2. Trước ngày 20 tháng 6 hằng năm, Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội tổng hợp đề xuất của doanh nghiệp, lựa chọn đúng đối tượng
theo quy định, phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phương và lập bảng tổng hợp
nhu cầu kinh phí hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động của năm tiếp theo
gửi về Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Mẫu số II-03
Phụ lục II).
3. Cục An toàn lao động chủ
trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp nhu cầu hỗ trợ huấn luyện an
toàn, vệ sinh lao động của các địa phương. Sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày Bảo
hiểm xã hội Việt Nam nhận được quyết định giao dự toán thu, chi của Thủ tướng
Chính phủ, Cục An toàn lao động phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên cơ sở
dự toán chi quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giao năm kế hoạch,
trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định phân bổ kinh phí cho các địa
phương để hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trong các ngành, lĩnh vực,
khu vực cần ưu tiên hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gửi Bảo
hiểm xã hội Việt Nam để tổng hợp giao dự toán cho Bảo hiểm xã hội các tỉnh,
thành phố làm cơ sở tổ chức thực hiện.
Điều 14. Triển khai huấn luyện
an toàn, vệ sinh lao động
1. Căn cứ phê duyệt kinh phí hỗ trợ huấn luyện an
toàn, vệ sinh lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội thông báo cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các
ngành, lĩnh vực, khu vực cần ưu tiên hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp được hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo hướng dẫn hằng
năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Căn cứ vào đối tượng được ưu tiên hỗ trợ theo hướng
dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và khả năng của doanh nghiệp hoặc
các tổ chức dịch vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, người lao động có thể
tham gia lớp huấn luyện do doanh nghiệp tổ chức hoặc được người sử dụng lao động
cử tham dự lớp huấn luyện tập trung để bảo đảm tiết kiệm và phù hợp với khả
năng triển khai của địa phương.
3. Kế hoạch hỗ trợ sẽ được thông báo đến doanh nghiệp
được hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp
tỉnh (theo mẫu số II - 04 Phụ lục II).
4. Trong trường hợp các đối tượng ở từng doanh nghiệp
không bảo đảm số lượng tổ chức lớp huấn luyện riêng thì doanh nghiệp có thể
đăng ký với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương đề cử người tham dự
các lớp huấn luyện ghép với những người cùng nhóm đối tượng huấn luyện của các
doanh nghiệp khác.
Căn cứ vào số lượng người lao động được các doanh
nghiệp đăng ký huấn luyện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định lựa
chọn các tổ chức dịch vụ đủ điều kiện theo quy định để tổ chức lớp huấn luyện với
sự tham gia của những người cùng một đối tượng huấn luyện đến từ nhiều doanh
nghiệp.
Quy mô lớp huấn luyện, nội dung, chương trình và
các điều kiện huấn luyện khác được thực hiện theo quy định tại Nghị định
44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ.
Điều 15. Mẫu văn bản đề nghị hỗ
trợ từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Văn bản của người sử dụng lao động đề nghị hỗ trợ
kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp; khám bệnh nghề nghiệp, chữa bệnh nghề nghiệp, phục hồi chức
năng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và huấn
luyện an toàn, vệ sinh lao động theo Mẫu III-01, Phụ lục III ban hành kèm theo
Thông tư này.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ
hồ sơ của doanh nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định mức và
kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp hoặc người lao động theo Mẫu IV- 01 Phụ lục
IV. Nếu không đồng ý thì phải có văn bản thông báo cho doanh nghiệp hoặc người
lao động và nêu rõ lý do.
3. Trường hợp doanh nghiệp tự tổ chức huấn luyện,
thì doanh nghiệp lập 02 bộ hồ sơ, 01 bộ lưu tại doanh nghiệp để theo dõi và gửi
01 bộ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để được xem xét, phê duyệt. Hồ sơ
gồm:
a) Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí huấn luyện an
toàn, vệ sinh lao động theo Mẫu III-01, Phụ lục III, ban hành kèm theo Thông tư
này;
b) Bảng tổng hợp chi phí tổ chức huấn luyện kèm
theo bản sao các chứng từ hợp lệ trong trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện tự
huấn luyện, hoặc bản sao hợp đồng, thanh lý hợp đồng huấn luyện và hóa đơn tài
chính trong trường hợp doanh nghiệp thuê Tổ chức huấn luyện đủ điều kiện thực
hiện.
c) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra hồ
sơ đề nghị của doanh nghiệp và căn cứ giá dịch vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh
lao động để quyết định hỗ trợ kinh phí huấn luyện cho doanh nghiệp theo Mẫu IV-
01 Phụ lục IV và Mẫu IV- 02 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Căn cứ quyết định của Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội, cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chuyển
kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận
được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Chương IV
CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO HIỂM
TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Điều 16. Nội dung thông tin,
tuyên truyền về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Các chế độ, chính sách về bảo hiểm tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp.
2. Điều kiện, quy trình, thủ tục giải quyết các chế
độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp.
3. Quy định của pháp luật an toàn, vệ sinh lao động
về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Điều 17. Nội dung thực hiện
các nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo
hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Thực hiện giải quyết các thủ tục về Bảo hiểm tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và
cơ quan Bảo hiểm xã hội các cấp; quản lý các đối tượng tham gia, đối tượng thụ
hưởng chính sách về Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tạo lập chứng
từ điện tử.
3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp với các cơ
quan của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về
đóng, giải quyết và chi trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để quản
lý đối tượng tham gia, thụ hưởng.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12
năm 2017.
2. Các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp quy định tại Thông tư này áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
3. Đối tượng quy định tại điểm d,
khoản 1 Điều 2 được áp dụng quy định tại Thông tư này kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2018.
Điều 19. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ
quan liên quan triển khai thực hiện và đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi
phạm và giải quyết vướng mắc, sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện Thông
tư này.
2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn thực hiện việc
tham gia đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; ghi, xác nhận quá
trình đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc trên sổ
bảo hiểm xã hội đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với một hoặc
nhiều người sử dụng lao động để làm căn cứ giải quyết chế độ tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp theo quy định và có trách nhiệm triển khai thực hiện Thông tư
này.
3. Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội
Công an nhân dân có trách nhiệm giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp đối với người lao động đang công tác trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
theo quy định tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị
phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để kịp thời nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính
phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc CP;
- Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan TW các đoàn thể và các Hội;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở LĐTBXH tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty hạng đặc biệt;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Đăng Công báo;
- Cổng TTĐT của Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, Cục ATLĐ, PC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Doãn Mậu Diệp
|
PHỤ LỤC I
MỨC TIỀN CẤP MUA PHƯƠNG TIỆN TRỢ GIÚP, DỤNG CỤ CHỈNH HÌNH,
VẬT PHẨM PHỤ VÀ VẬT DỤNG KHÁC
(Kèm theo Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 09 năm 2017 của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Số TT
|
Tên sản phẩm/nhóm
sản phẩm
|
Niên hạn cấp
|
Mức cấp (đồng)
|
1
|
Tay giả tháo khớp vai
|
03 năm
|
2.800.000
|
2
|
Tay giả trên khuỷu
|
03 năm
|
2.600.000
|
3
|
Tay giả dưới khuỷu
|
03 năm
|
2.000.000
|
4
|
Chân tháo khớp hông
|
03 năm
|
4.800.000
|
5
|
Chân giả trên gối
|
03 năm
|
2.200.000
|
6
|
Nhóm chân giả tháo khớp gối
|
03 năm
|
2.800.000
|
7
|
Chân giả dưới gối có bao da đùi
|
03 năm
|
1.800.000
|
8
|
Chân giả dưới gối có dây đeo số 8
|
03 năm
|
1.600.000
|
9
|
Chân giả tháo khớp cổ chân
|
03 năm
|
1.750.000
|
10
|
Nhóm nẹp Ụ ngồi-Đai hông
|
03 năm
|
2.500.000
|
11
|
Nẹp đùi
|
03 năm
|
950.000
|
12
|
Nẹp cẳng chân
|
03 năm
|
800.000
|
13
|
Nhóm máng nhựa chân và tay
|
05 năm
|
3.000.000
|
14
|
Giầy chỉnh hình
|
01 năm
|
1.300.000
|
15
|
Dép chỉnh hình
|
01 năm
|
750.000
|
16
|
Áo chỉnh hình
|
05 năm
|
1.980.000
|
17
|
Xe lắc tay
|
04 năm
|
4.100.000
|
18
|
Xe lăn tay
|
04 năm
|
2.250.000
|
19
|
Nạng cho người bị cứng khớp gối
|
02 năm
|
500.000
|
20
|
Máy trợ thính
|
02 năm
|
1.000.000
|
21
|
Răng giả
|
05 năm
|
1.000.000/chiếc
|
22
|
Hàm giả (chỉ cấp một lần duy nhất)
|
|
4.000.000
|
23
|
Mắt giả (chỉ cấp một lần duy nhất)
|
|
5.000.000
|
24
|
Vật phẩm phụ:
|
|
|
|
- Người được cấp chân giả
|
01 niên hạn
|
510.000
|
|
- Người được cấp tay giả
|
01 niên hạn
|
180.000
|
|
- Người được cấp áo chỉnh hình
|
01 niên hạn
|
750.000
|
25
|
Bảo trì phương tiện đối với trường hợp được cấp
tiền mua xe lăn, xe lắc
|
01 năm
|
300.000
|
26
|
Kính râm và gậy dò đường
|
01 năm
|
100.000
|
27
|
Đồ dùng phục vụ sinh hoạt
|
01 năm
|
1.000.000
|
PHỤ LỤC II
Mẫu II -01:
Văn bản đề xuất kế hoạch hỗ trợ chi phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
(Kèm theo Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20
tháng 09 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
UBND/Cơ quan chủ
quản (1)….
TÊN CƠ SỞ
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Kính gửi: - Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội ………..(1).........
Tên cơ sở đề nghị:
.............................................................................................................
Địa chỉ:
...............................................................................................................................
Điện thoại:
..........................................................................................................................
Người đại diện ………………………………………..chức vụ..............................................
Đề nghị hỗ trợ huấn luyện cho người lao động đang
làm việc tại cơ sở (có danh sách và dự trù kinh phí huấn luyện kèm theo) theo
quy định tại Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ.
Nơi nhận:
|
……….., ngày….
tháng…… năm……
GIÁM ĐỐC
|
____________________
(1) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương/cơ
quan chủ quản;
Mẫu II-02:
Danh sách các đối tượng đề nghị hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
(Kèm theo theo Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 09 năm 2017 của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội)
UBND/Cơ quan chủ
quản (1)….
TÊN CƠ SỞ
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
DANH SÁCH CÁC ĐỐI
TƯỢNG ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
(kèm theo Văn bản đề nghị số....của....)
TT
|
Họ và tên
|
Năm sinh
|
Số sổ BHXH/ Mã số
BHXH
|
Nhóm đối tượng huấn
luyện
|
Thời gian đóng Bảo
hiểm TNLĐ - BNN
|
Mức kinh phí đề
nghị hỗ trợ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG KINH PHÍ ĐỀ
NGHỊ
|
|
|
|
……., ngày …..
tháng……. năm
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)
|
Mẫu II -03:
Bảng tổng hợp nhu cầu kinh phí hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
(Ban hành theo Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 09 năm 2017 của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội)
UBND tỉnh (thành
phố)
SỞ LAO ĐỘNG - TB&XH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
|
, ngày
tháng năm ……..
|
BẢNG TỔNG HỢP NHU
CẦU KINH PHÍ HỖ TRỢ HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
TT
|
Tên doanh nghiệp
|
Lĩnh vực hoạt động
chủ yếu
|
Tổng số lao động
tham gia bảo hiểm
|
Số người đề nghị hỗ
trợ huấn luyện
|
Tổng kinh phí đề
nghị hỗ trợ
|
Tổng số
|
Nhóm 1
|
Nhóm 2
|
Nhóm 3
|
Nhóm 5
|
Nhóm 6
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BẢNG
|
|
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)
|
Mẫu II - 04:
Kế hoạch hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
(Ban hành theo Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 09 năm 2017 của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội)
UBND tỉnh (thành
phố)
SỞ LAO ĐỘNG - TB&XH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Kính gửi: Bảo hiểm
xã hội ………
Căn cứ kinh phí huấn luyện vệ sinh, an toàn lao động
đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê phân bổ, Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội gửi Bảo hiểm xã hội.... kế hoạch hỗ trợ kinh phí huấn luyện an
toàn, vệ sinh lao động theo danh sách dưới đây:
STT
|
Tên đơn vị
|
Địa chỉ đơn vị
|
Mã số đơn vị
|
Mức tiền hỗ trợ
(đồng)
|
Ghi chú
|
1
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BẢNG
|
…………..,
ngày……tháng……năm 20…..
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)
|
Ghi chú: chỉ hiển thị những nội dung có phát
sinh
PHỤ LỤC III
Mẫu III- 01:
Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp/chữa bệnh nghề nghiệp/phục
hồi chức năng lao động/huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
(Kèm theo Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20
tháng 09 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
UBND/Cơ quan chủ
quản (1)….
TÊN CƠ SỞ
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Kính gửi: - Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội ……….(1) …………
I - THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ
1. Tên cơ sở đề nghị (2): .....................................................................................................
Địa chỉ (3):
...........................................................................................................................
Điện thoại (4):
......................................................................................................................
Người đại diện (5): ……………………………….chức vụ
....................................................
II - THÔNG TIN VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NỘI DUNG YÊU CẦU
ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
1. Danh sách và thông tin về người lao động đề nghị
hỗ trợ (6):
2. Nội dung yêu cầu giải quyết (7):
□ Hỗ trợ chi phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, với
kinh phí là:...đồng
□ Hỗ trợ chi phí khám bệnh nghề nghiệp, với kinh
phí là: …….đồng
□ Hỗ trợ chi phí chữa khám bệnh nghề nghiệp, với
kinh phí là: …..đồng
□ Hỗ trợ chi phí phục hồi chức năng lao động, với
kinh phí là: ……đồng
□ Hỗ trợ chi phí huấn luyện ATVSLĐ, với kinh phí
là: ……đồng
3. Yêu cầu khác: (8) ............................................................................................................
4. Hình thức nhận tiền hỗ trợ (9)
□ Tiền mặt □ Tại cơ quan
BHXH □ Qua tổ chức dịch vụ BHXH
□ ATM: Chủ tài khoản……………………………………….. số
CMND:………………………. Số tài khoản …………………Ngân hàng…………………. Chi nhánh
|
…….., ngày……
tháng……. năm…….
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
HƯỚNG DẪN LẬP MẪU
III-01
(1) Ghi tên địa phương doanh nghiệp, cơ sở tham gia
bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động được đề nghị giải
quyết chế độ;
(2) Ghi đầy đủ tên cơ sở
(3) Ghi đầy đủ địa chỉ nơi cơ sở đóng trụ sở: số
nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn),
huyện (thị xã, thành phố), tỉnh, thành phố;
(4) Ghi rõ số điện thoại của đơn vị
(5) Ghi tên người đại diện của đơn vị
(6) Ghi danh sách những người lao động được đề nghị
giải quyết chế độ cùng với các thông tin theo mẫu III-02 Phụ lục III; III-03 Phụ
lục III; III-04 Phụ lục III; III-05 Phụ lục III.
(7) Đánh dấu vào ô tương ứng với nội dung yêu cầu hỗ
trợ và ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ
(8) Trường hợp có yêu cầu khác thì ghi rõ nội dung
yêu cầu và các thông tin liên quan đến yêu cầu giải quyết.
(9) Đánh dấu vào các ô tương ứng để chọn hình thức
nhận tiền hỗ trợ.
Nếu nhận bằng tiền mặt thì đánh dấu tiếp để chọn
nơi nhận là tại cơ quan BHXH hay thông qua tổ chức dịch vụ BHXH; nếu nhận thông
qua tài khoản ATM thì ghi bổ sung tên chủ tài khoản, số chứng minh nhân dân, số
tài khoản, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng mở tài khoản
Mẫu III - 02:
Danh sách đề nghị hỗ trợ chi phí khám bệnh nghề nghiệp
(kèm theo Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 09 năm 2017 của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội)
TÊN CƠ SỞ…...
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số TT
|
Họ và Tên
|
Ngày tháng năm
sinh
|
Giới tính
|
Số sổ BHXH/ Mã số
BHXH
|
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ
căn cước
|
Số điện thoại (nếu
có)
|
Công việc đang làm
khi phát hiện bệnh nghề nghiệp
|
Bệnh nghề nghiệp
được phát hiện
|
Kinh phí khám bệnh
nghề nghiệp
|
Ghi chú
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…….., ngày
……tháng….. năm……..
GIÁM ĐỐC (Ký, ghi rõ họ tên)
|
Mẫu III - 03:
Danh sách đề nghị hỗ trợ chi phí chữa bệnh nghề nghiệp
(kèm theo Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 09 năm 2017 của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội)
TÊN CƠ SỞ…...
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số TT
|
Họ và Tên
|
Ngày tháng năm
sinh
|
Giới tính
|
Số sổ BHXH/ Mã số
BHXH
|
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ
căn cước
|
Số điện thoại (nếu
có)
|
Công việc đang làm
|
Bệnh nghề nghiệp
khi điều trị
|
Kinh phí chữa bệnh
nghề nghiệp
|
Ghi chú
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…….., ngày
……tháng….. năm……..
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Mẫu III-04:
Danh sách đề nghị hỗ trợ chi phí phục hồi chức năng lao động
(kèm theo Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội)
TÊN CƠ SỞ…...
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số TT
|
Họ và Tên
|
Ngày tháng năm
sinh
|
Giới tính
|
Số sổ BHXH/ Mã số
BHXH
|
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ
căn cước
|
Số điện thoại (nếu
có)
|
Công việc đang làm
|
Đơn vị phục hồi chức
năng lao động/ Bệnh nghề nghiệp
|
Kinh phí phục hồi
chức năng lao động
|
Ghi chú
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…….., ngày
……tháng….. năm……..
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Mẫu III - 05:
Danh sách đề nghị hỗ trợ chi phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
(kèm theo Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 09 năm 2017 của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội)
TÊN CƠ SỞ…...
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số TT
|
Họ và Tên
|
Ngày tháng năm
sinh
|
Giới tính
|
Số sổ BHXH/ Mã số
BHXH
|
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ
căn cước
|
Số điện thoại (nếu
có)
|
Công việc đang
làm/ nhóm đối tượng
|
Đơn vị phục hồi chức
năng lao động/ Bệnh nghề nghiệp
|
Kinh phí phục hồi
chức năng lao động
|
Ghi chú
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…….., ngày
……tháng….. năm……..
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Mẫu III - 06:
Danh sách đề nghị hỗ trợ chi phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp
(Ban hành theo Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 09 năm 2017 của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội)
TÊN CƠ SỞ…...
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số TT
|
Họ và Tên
|
Ngày tháng năm
sinh
|
Giới tính
|
Số sổ BHXH/ Mã số
BHXH
|
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ
căn cước
|
Số điện thoại (nếu
có)
|
Công việc khi bị
TNLĐ/BNN
|
Công việc sau khi
chuyển đổi nghề
|
Kinh phí đào tạo
nghề
|
Ghi chú
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…….., ngày
……tháng….. năm……..
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
PHỤ LỤC IV
Mẫu IV-01:
Quyết định hỗ trợ kinh phí từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
(Kèm theo Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20
tháng 9 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
UBND tỉnh/thành phố…..
SỞ LAO ĐỘNG - TB&XH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ………../………..
|
…………, ngày …..
tháng …. năm …….
|
QUYẾT ĐỊNH
Về việc hỗ trợ kinh
phí chuyển đổi nghề nghiệp/khám bệnh nghề nghiệp/chữa bệnh nghề nghiệp/ phục hồi
chức năng lao động/ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG
- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI...
- Căn cứ Nghị định 37/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5
năm 2016 của Chính phủ;
- Căn cứ Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20
tháng 9 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội;
- Căn cứ hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chuyển đổi
nghề nghiệp/ khám bệnh nghề nghiệp/ chữa bệnh nghề nghiệp/ phục hồi chức năng
lao động/ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động của …………………..
- Theo đề nghị của ……………………………..
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Hỗ trợ kinh phí chuyển đổi nghề nghiệp,
khám bệnh nghề nghiệp, chữa bệnh nghề nghiệp, phục hồi chức năng lao động, huấn
luyện an toàn, vệ sinh lao động cho doanh nghiệp/cơ quan/tổ chức/ông
(bà):......
Tổng kinh phí hỗ trợ là: …………………………….
Chi tiết theo danh sách đính kèm
Điều 2. Trách nhiệm thực hiện
Cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố... chịu
trách nhiệm chuyển kinh phí hỗ trợ cho theo đúng quy định.
Điều 3. Điều khoản thi hành
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký
………………………..., cơ quan BHXH tỉnh (TP), tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
|
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)
|
PHỤ LỤC IV
Mẫu IV- 02: DANH SÁCH CHI TRẢ HỖ TRỢ KINH PHÍ ĐÀO TẠO CHUYỂN ĐỔI
NGHỀ NGHIỆP, KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NGHỀ NGHIỆP, PHỤC HỒI CHỨC NĂNG LAO ĐỘNG, HUẤN
LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
(Ban hành theo Quyết định số ngày
tháng năm của Giám đốc Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh...)
Đợt ……..tháng…….
năm ………..
Tên đơn vị: …………………………….. Mã đơn vị: ……………………
Số tài khoản: …………………Mở tại: …………..Chi nhánh:
…………………
STT
|
Họ và tên
|
Ngày, tháng,
năm sinh
(…/…/…)
|
Mã số BHXH
|
Thời gian đóng
bảo hiểm TNLĐ-BNN
(năm-tháng)
|
Mức tiền hỗ trợ
(đồng)
|
Ghi chú
|
A
|
Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp
|
|
|
|
|
|
1
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
B
|
Hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp
|
|
|
|
|
|
1
|
|
|
|
|
|
|
….
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
C
|
Hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp
|
|
|
|
|
|
1
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
|
D
|
Hỗ trợ phục hồi chức năng lao động
|
|
|
|
|
|
1
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
|
E
|
Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
|
|
|
|
|
|
I
|
Nhóm 1
|
|
|
|
|
|
1
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
|
II
|
Nhóm 2
|
|
|
|
|
|
1
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
(Số tiền bằng chữ:
…………………………………………………………………………đồng)
NGƯỜI LẬP BẢNG
|
…….., ngày…..
tháng….. năm 20....
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)
|