BỘ LAO ĐỘNG,
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********
|
CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
21/2005/TT-BLĐTBXH
|
Hà Nội, ngày
09 tháng 8 năm 2005
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ LAO ĐỘNGTHƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 21/2005/TT-BLĐTBXH
NGÀY 09/8/2005 HƯỚNG DẪN BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 11/2005/TT-BLĐTBXH NGÀY 05/01/2005
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH LƯƠNG HƯU VÀ TRỢ CẤP BẢO HIỂM XÃ HỘI
Thi hành Nghị định số
208/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về việc điều chỉnh lương
hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội, sau khi có ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công
an, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Bộ Lao động-
Thương binh và Xã hội hướng dẫn bổ sung một số điểm của Thông tư số
11/2005/TT-BLĐTBXH ngày 5 tháng 01 năm 2005 về việc điều chỉnh lương hưu và trợ
cấp bảo hiểm xã hội (dưới đây gọi là Thông tư số 11/2005) như sau:
I - BỔ SUNG
TIẾT A ĐIỂM 2 MỤC II THÔNG TƯ SỐ 11/2005 QUY ĐỊNH CÁCH TÍNH MỨC BÌNH QUÂN TIỀN
LƯƠNG THÁNG LÀM CĂN CỨ ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI, ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHỈ HƯU TỪ
01/10/2004 TRỞ ĐI
1- Đối với quân nhân chuyển
ngành; công an nhân dân chuyển sang công tác tại các cơ quan Đảng, Nhà nước,
đoàn thể ngoài lực lượng vũ trang; người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, thuộc
diện được lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối
trước khi chuyển ngành theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 6 Nghị định số
04/2001/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ; điểm 3 khoản 6 Điều 1
Nghị định số 89/2003/NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ; điểm b khoản
4 Điều 6 Nghị định số 102/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ hoặc
công an nhân dân thuộc diện được tính bình quân tiền lương của 10 năm đóng bảo
hiểm xã hội theo quy định tại điểm 4 khoản 6 Điều 1 Nghị định số 89/2003/NĐ-CP
ngày 05 tháng 8 năm 2003 của chính phủ thì mức bình quân tiền lương tháng đóng
bảo hiểm xã hột để làm cơ sở tính lương hưu, trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu được
tính như sau:
a) Thời gian đóng bảo hiểm xã hội
trước tháng 10/2004 thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính
theo quy định tại Điều 3 và khoản 1 Điều 5 Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5
năm 1993 của Chính phủ;
b) Thời gian đóng bảo hiểm xã hội
từ tháng 10/2004 trở về sau thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được
tính theo quy định tại các Điều 3,4,5,6,7,8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14
tháng 12 năm 2004 của Chính phủ;
c) Mức tiền lương quy định tại
tiết a và tiết b nói trên tính trên cơ sở hệ số của các mức lương nhân với mức
lương tối thiểu chung do Chính phủ quy, định tại thời điểm nghỉ hưu.
Ví dụ 1: Đồng chí Nguyễn
Văn A, Trung tá, trung đoàn trưởng, nhập ngũ tháng 02/1970, chuyển ngành tháng
12/2004, nghỉ hưu tháng 5/2005, thuộc đối tượng được tính mức bình quân tiền
lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của năm cuối cùng trước khi chuyển ngành để
tính lương hưu, có diễn biến tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trong 5 năm
cuối trước khi chuyển ngành như sau:
- Từ tháng 12/1999 đến tháng
8/2001 (21 tháng) là Thiếu tá có hệ số lương cũ là 4,8; phụ cấp thâm niên 3/%;
phụ cấp chức vụ lãnh đạo 0,5.
- Từ tháng 9/2001 đến tháng
9/2004 (37 tháng) là Trung tá có hệ số lương cũ là 5,3; phụ cấp thâm niên 34%;
phụ cấp chức vụ lãnh đạo 0,5.
- Từ tháng 10/2004 đến tháng
11/2004 (2 tháng) 1à Trung tá, chuyển xếp lương với hệ số lương mới là 6,6; phụ
cấp chức vụ lãnh đạo 0,7; phụ cấp thấm niên 34% (tính trên hệ số 6,6 + 0,7).
Cách tính mức bình quân tiền
lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng lương hưu của đồng chí A
như sau:
- Từ tháng 12/1999 đến tháng
8/2001
{290.000 x (4,8 + 0,5) + 290.000
x 4,8 x 0,31} x 21 tháng = 41.338.920 đồng;
- Từ tháng 9/2001 đến tháng
9/2004:
{290.000 x (5,3 + 0,5) + 290.000
x 5,3 x 0,34} x 37 tháng = 81.569.460 đồng;
- Từ tháng 10/2004 đến tháng
11/2004:
{290.000 x (6,6 + 0,7) x l,34} x
2 tháng = 5.673.560 đồng;
- Tổng số tiền lương tháng đóng
bảo hiểm xã hội trong 5 năm cuối trước khi chuyển ngành:
41.338.920 đồng + 81.569.460 đồng
+ 5.673.560.đồng = 128.581.940 đồng
Mức bình quân tiền lương tháng
đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi chuyển ngành:
128.581.940 đồng : 60 tháng = 2.
143.032 đồng/tháng.
Ông A nghỉ hưu vào tháng 5/2005
có mức lương hưu được điều chỉnh với mức điều chỉnh lương hưu tăng thêm 9% ứng
với tháng chuyển ngành (12/2004) như sau:
Mức lương hưu = 2.143.032 đồng x
75% x 1,09 = 1.751.929 đồng
tháng 5/2005
2- Đối với quân nhân, người làm
công tác cơ yếu chuyển ngành thuộc diện được cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên
trước khi chuyển ngành để tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã
hội của 5 năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều
6 Nghị định số 04/2001/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ và điểm a
khoản 4 Điều 6 Nghị định số 102/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2004 của Chính
phủ thì khoản phụ cấp thâm niên được tính trên mức tiền lương trước khi chuyển
ngành như sau:
a) Đối với người chuyển ngành
trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 khoản phụ cấp thâm niên được tính theo các mức
tiền lương cấp hàm quy định tại 1 khoản 1 Điều 5 Nghị định số 25/CP ngày
23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ.
b) Đối với người chuyển ngành
sau ngày 01 tháng 10 năm 2004, khoản phụ cấp thâm niên được tính theo các mức
tiền lương cấp hàm, phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu
có) quy định tại tiết a khoản 8 Điều 6 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14
tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.
c) Mức tiền lương để làm cơ sở
tính phụ cấp thâm niên quy định tại tiết a và tiết b nói trên tính trên cơ sở hệ
số mức lương nhân với mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định tại thời
điểm nghỉ hưu.
Ví dụ 2: Đồng chí Nguyễn
Văn B, Đại uý, đại đội trưởng nhập ngũ tháng 02/1968 chuyển ngành tháng 8/1983
nghỉ việc hưởng lương hưu từ tháng 5/2005, có mức bình quân tiền lương tháng
đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu là 2.500.000
đồng. Đồng chí B thuộc diện được cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên quân đội trước
khi chuyển ngành để làm cơ sở tính lương hưu. Mức bình quân tiền lương tháng
đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu như sau:
- Khoản phụ cấp thâm niên quân đội
trước khi chuyển ngành được tính trên mức tiền lương quy định tại khoản 1 Điều
5 Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ:
290.000 đồng x 4,15 x 15% = 180.525
đồng.
Mức bình quân tiền lương tháng
đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu:
2.500.000 đồng + 180.525
đồng = 2.680.525 đồng/tháng.
Ví dụ 3: Đồng chí Nguyễn
Văn C, Trung tá, có 30 năm tuổi quân, chuyển ngành tháng 11/2004, nghỉ việc hưởng
lương hưu tháng 7/2005, có mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
của 5 năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu là 2.800.000 đồng. Đồng chí C thuộc diện
được cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên quân đội trước khi chuyển ngành, mức
bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu như
sau:
Khoản phụ cấp thâm niên quân đội
trước khi chuyển ngành được tinh trên mức tiền lương quy đinh tại Nghị đinh số
204/2004/NĐ-CP ngay14/12/2004 của Chính phủ:
290.000 tháng x 6,6 x 30% =
574.200 đồng/tháng
- Mức bình quân tiền lương tháng
đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu:
2.800.000 đồng + 574.200
đồng = 3.374.200 đồng/tháng.
3- Đối với người thuộc diện được
lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm liền kề cao
nhất làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để làm cơ sở tính
lương hưu theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 01/2003/NĐ-CP
ngày 09 tháng 01 năm 2003 và điểm 2 khoản 6 Điều 1 Nghị định số
89/2003/NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ thì mức bình quân tiền
lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu, trợ cấp 1 lần
khi nghỉ hưu được tính như sau:
a) Thời gian đóng bảo hiểm xã hội
trước tháng 10/2004 thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính
theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 26/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính
phủ.
b) Thời gian đóng bảo hiểm xã hội
từ tháng 10/2004 trở đi thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được
tính theo quy định tại các Điều 3,4,5,6 Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14
tháng 12 nam 2004 của Chính phủ.
c) Mức tiền lương tháng đóng bảo
hiểm xã hội quy định tại tiết a và tiết b nói trên tính trên cơ sở hệ số mức
lương nhân với mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định tại thời điểm
nghỉ hưu.
Ví dụ 4: ông Nguyễn Văn
D, công nhân có 5 năm đóng bảo hiểm xã hội trong đó có đủ 15 năm làm việc và
đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương của nghề nặng nhọc, độc hại; nghỉ hưu tháng
02/2005. Trong quá trình làm việc ông D có thời gian 5 năm (từ tháng 12/1999 đến
tháng 11/2004) hưởng tiền lương theo nghề nặng nhọc độc hại cao hơn mức tiền
lương trước khi nghỉ hưu. Ông D có diễn biến tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã
hội trong 5 năm cuối làm nghề nặng nhọc, độc hại như sau:
- Từ tháng 12/1999 đến
tháng 11/2000 (12 tháng) làm nghề nặng nhọc, độc hại hưởng mức lương cơ khí hệ
số 2.49.
- Từ tháng 12/2000 đến tháng
11/2002 (24 tháng) làm nghề nặng nhọc, độc hại hưởng mức lương cơ khí hệ số
3,05.
- Từ tháng 12/2002 đến tháng
9/2004 (22 tháng) làm nghề nặng nhọc, độc hại hưởng mức lương cơ khí hệ số
3,73.
- Từ tháng 10/2004 đến tháng
11/2004 (2 tháng) làm nghề nặng nhọc, độc hại hưởng mức lương cơ khí hệ số
4,80.
Cách tính mức bình quân tiền
lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng lương hưu của ông D như
sau:
- Từ tháng 12/1999 đến tháng
11/2000:
290.000 đồng x 2,49 x 12 tháng =
8.665.200 đồng;
- Từ tháng 12/2000 đến tháng
11/2002:
290.000 đồng x 3,05 x 24 tháng =
21.228.000 đồng;
- Từ tháng 12/2002 đến tháng
9/2004:
290.000 đồng x 3,73 x 22 tháng =
23.797.400 đồng;
- Từ tháng 10/2004 đến tháng
11/2004:
290.000 đồng x 4,80 x 2 tháng =
2.784.000 đồng;
- Tổng số tiền lương tháng đóng
bảo hiểm xã hội của 5 năm liền kề cao nhất làm nghề nặng nhọc, độc hại là:
8.665.200 đồng + 21.228.000 đồng
+ 23.797.400 đồng + 2.784.000 đồng = 56.474.600 đồng
- Mức bình quân tiền lương đóng
bảo hiểm xã hội là:
56.474.600 đồng : 60 tháng =
941.243 đồng/tháng
4- Đối với người có thời gian đi
làm chuyên gia ở nước ngoài thuộc diện được nâng bậc lương khi nghỉ hưu theo
quy định tại Thông tư số 02/LĐTBXH-TT ngày 11 tháng 02 năm 1998 của Bộ Lao động-
Thương binh và Xã hội, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
trong 5 năm cuối cùng để làm cơ sở tính lương hưu thực hiện như sau:
a) Thời gian đóng bảo hiểm xã hội
trước tháng 10/2004 thì tính mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định
tại Điều 3 và khoản 1 Điều 5 Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ;
b) Thời gian đóng bảo hiểm xã hội
từ tháng 10/2004 đến khi nghỉ hưu, thì tính mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm
xã hội theo quy định 'tại các Điều 3,4,5,6,7,8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày
14/12/2004 của Chính phủ.
c) Mức tiền lương quy định tại
tiết a và tiết b nêu trên tính trên cơ sở hệ số lương nhân với mức lương tối
thiểu chung do Chính phủ quy định tại thời điểm nghỉ hưu.
Ví dụ 5: Ông Nguyễn Văn K
là cán bộ Nhà nước được cử đi làm chuyên gia từ tháng 4/1991, về nước tháng
11/1994 hưởng mức lương 3,91, diễn biến tiền lương đến khi nghỉ hưu như sau:
tháng 11/1997 hưởng lương hệ số 4,19, tháng 11/2000 hưởng lương hệ số 4,47,
tháng 11/2003 hưởng lương hệ số 4,75, tháng 10/2004 chuyển xếp sang lương mới hệ
số 6,10, nghỉ hưu tháng 8/2005.
Ông K đã có 3 năm làm chuyên gia
nước ngoài nên thuộc diện được nâng 1 bậc lương từ 6,10 lên 6,44 để làm cơ sở
tính lương hưu. Theo quy định tại Thông tư số 02/LĐTBXH-TT ngày 11/2/1998, khi
tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, mức tiền lương mói được
nâng để làm cơ sở tính bình quân của 3 năm cuối và mức tiền lương liền kề để
tính bình quân của 2 năm trước đó, cụ thể như sau:
- Tiền lương tháng đóng bảo hiểm
xã hội từ tháng 8/2000 đến hết tháng 7/2002 (2 năm) tính theo mức tiền lương hệ
số 4,75:
290.000 đồng x 4,75 x 24 tháng =
33.060.000 đồng.
- Tiền lương tháng đóng bảo hiểm
xã hội từ tháng 8/2002 đến hết tháng 7/2005 (3 năm cuối):
+ Từ tháng 8/2002 đến hết
tháng 9/2004, tính theo mức tiền lương hệ số 5,03 (mức tiền lương mới được nâng
tính theo Nghị định số 25/CP):
290.000 đồng x 5,03 x 26 tháng =
37.926.200 đồng.
+ Từ tháng 10/2004 đến hết
tháng 7/2005, tính theo mức tiền lương hệ số 6,44 (chuyển đổi từ mức lương hệ số
5,03 sang tiền lương mới quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP):
290.000 đồng x 6,44 x 10 tháng =
18.676.000 đồng.
- Tổng số tiền lương tháng đóng
bảo hiểm xã hội 5 năm cuối:
33.060.000 đồng + 37.926.200
đồng + 18.676.000 đồng = 89.662.200 đồng - Mức bình quân tiền lương
tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu:
89.662.200 đồng : 60 tháng =
1.494.370 đồng/tháng
5- Đối với người lao động làm việc
theo các loại hợp đồng lao động quy định tại Bộ luật Lao động ở các Công ty Nhà
nước chuyển thành Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành
viên; Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước 2 thành viên trở lên, khi nghỉ hưu
được lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối
cùng để làm cơ sở tính hưởng lương hưu nếu Công ty thực hiện đầy đủ các quy định
dưới đây:
a) Áp dụng thang lương, bảng lương
do Nhà nước quy định và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP
ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Bộ luật Lao động về tiền lương;
b) Thực hiện chuyển xếp lương,
nâng bậc, nâng ngạch lương theo quy định của Nhà nước đối với Công ty Nhà nước
trên cơ sở thang lương, bảng lương được áp dụng tại khoản a nói trên;
c) Đóng bảo hiểm xã hội trên cơ
sở mức lương quy định tại tiết a,b nêu trên.
Trường hợp Công ty không thực hiện
đầy đủ các quy định trên thì người lao động khi nghỉ hưu được tính mức bình
quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu theo quy định
tại khoản 2 Điều 29 Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số
12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ.
II- Bổ sung
tiết b điểm 2 Mục II Thông tư số 11/2005.
Sau khi điều chỉnh mức lương hưu
theo quy định tại tiết b điểm 2 Mục II Thông tư số 11/2005, đối với người có mức
lương hưu thấp hơn mức tiền lương tối thiểu chung thì được bù cho bằng mức tiền
lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định tại thời điểm nghỉ hưu; đối với người
nghỉ hưu sống cô đơn sau khi điều chỉnh có mức lương hưu dưới 435.000 đồng/tháng
thì được bù cho bằng 435.000 đồng/tháng.
III- Bổ sung
điểm 3 mục III Thông tư số 11/2005.
Trường hợp cơ quan, đơn vị cũ giải
thể, đã có quyết định tuyên bố phá sản của Toà án nhân dân có thẩm quyền quy định
tại Điều 7 của Luật Phá sản ngày 15 tháng 6 năm 2004, mà người lao động không được
chuyển xếp lương mới, thì thực hiện việc tính hưởng lương hưu cho người lao động
đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí tính theo mức tiền lương cũ và điều chỉnh
tăng thêm 10% lương hưu.
IV- Tổ chức
thực hiện.
Thông tư này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định tại Thông tư này áp dụng
kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội nghiên cứu,
giải quyết./.