ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 977/QĐ-UBND
|
Quảng Nam, ngày
13 tháng 4 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VƯỚNG
MẮC TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM Y TẾ TỈNH QUẢNG NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế
ngày 14/11/2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
ngày 13/6/2014;
Căn cứ Nghị định số
146/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn
biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;
Căn cứ Quyết định số
3047/QĐ-UBND ngày 25/10/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc kiện toàn Tổ công
tác giải quyết vướng mắc trong thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Y tế tại Tờ trình số 106/TTr-SYT ngày 06/4/2022 về việc ban hành Quy chế hoạt động
của Tổ Công tác giải quyết vướng mắc trong thực hiện chính sách pháp luật về bảo
hiểm y tế tỉnh Quảng Nam.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của
Tổ công tác giải quyết vướng mắc trong thực hiện chính sách, pháp luật về bảo
hiểm y tế tỉnh Quảng Nam.
Điều 2.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Y tế, Tài
chính, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và các thành viên Tổ công tác chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành
kể từ ngày ký.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Văn Tân
|
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VƯỚNG MẮC TRONG THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM Y TẾ TỈNH QUẢNG NAM
(Kèm theo Quyết định số: 977/QĐ-UBND ngày 13/4/2022 của UBND tỉnh Quảng Nam)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục
đích
Đảm bảo giải quyết kịp thời những
khó khăn, vướng mắc của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT),
người bệnh, các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thực hiện chính sách, pháp
luật về BHYT theo thẩm quyền quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hiện
hành.
Điều 2.
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định nguyên tắc,
trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ, chế độ làm việc và điều kiện hoạt động của Tổ
công tác giải quyết vướng mắc trong thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT tỉnh
Quảng Nam (viết tắt là Tổ công tác) và được áp dụng đối với các thành viên Tổ
công tác.
Điều 3.
Nguyên tắc làm việc
Tổ công tác làm việc theo
nguyên tắc tập trung dân chủ trên cơ sở các quy định của pháp luật; thành viên
Tổ công tác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và tuân thủ các quy định của pháp
luật, quy chế hoạt động và sự điều hành của Tổ trưởng, Tổ phó; phối hợp chặt chẽ,
thống nhất trao đổi thông tin giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn được phân công. Tổ công tác họp định kỳ mỗi quý một lần hoặc đột xuất
khi cần thiết.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Nhiệm
vụ chung của Tổ công tác
1. Tiếp nhận, tổng hợp, phân
tích thông tin những khó khăn, vướng mắc liên quan đến thực hiện chính sách,
pháp luật về BHYT (những bất cập liên quan đến hợp đồng khám chữa bệnh BHYT,
công tác tổ chức khám chữa bệnh và cung cấp dịch vụ y tế, tạm ứng và
thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh, tình trạng sử dụng các dịch vụ trong
khám chữa bệnh chưa hợp lý, hành nghề khám chữa bệnh không phù hợp với phạm vi
hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề và những vướng mắc khác về thực
hiện chính sách, pháp luật về BHYT của Nhà nước) từ cơ sở khám chữa bệnh, người
tham gia BHYT, cơ quan BHXH và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Những khó khăn vướng mắc này nếu không được giải quyết kịp thời sẽ ảnh hưởng đến
quyền lợi của người tham gia BHYT, điều kiện hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh,
sự cân đối quỹ BHYT và ảnh hưởng đến mục tiêu BHYT toàn dân.
2. Đôn đốc các cơ quan, đơn vị,
cá nhân liên quan theo thẩm quyền, giải quyết kịp thời vướng mắc trong việc thực
hiện chính sách pháp luật về BHYT; trong hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT, tạm
ứng, thanh toán, quyết toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT; quyền lợi người tham
gia BHYT theo quy định.
3. Báo cáo, tham mưu đề xuất
Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam về hướng giải quyết
khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách pháp luật về BHYT.
4. Tham mưu đề xuất Giám đốc Sở
Y tế, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam báo cáo UBND tỉnh hoặc Bộ Y tế chỉ
đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách pháp luật về BHYT
trên địa bàn tỉnh.
Điều 5. Nhiệm
vụ của các thành viên Tổ công tác
1. Nhiệm vụ của Tổ trưởng
a) Lãnh đạo toàn diện hoạt động
của Tổ, quyết định triệu tập, chủ trì và kết luận các cuộc họp của Tổ.
b) Phân công nhiệm vụ cho Tổ
phó và các thành viên Tổ công tác để giải quyết theo thẩm quyền hoặc đôn đốc cơ
quan, đơn vị mình đang công tác để thực hiện kịp thời khó khăn, vướng mắc đã được
Tổ Công tác đề nghị giải quyết; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ
được giao.
c) Rà soát, đánh giá tiến độ,
hiệu quả giải quyết vướng mắc.
d) Báo cáo xin ý kiến Giám đốc
Sở Y tế, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam trong những trường hợp cần thiết
để kịp thời chỉ đạo giải quyết.
2. Nhiệm vụ của Tổ phó
a) Điều hành công việc theo ủy
quyền của Tổ trưởng.
b) Phụ trách, điều hành công việc
theo phân công của Tổ trưởng.
c) Chủ động đề xuất Tổ trưởng tổ
chức họp xem xét các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách pháp luật về
BHYT.
3. Nhiệm vụ của thư ký
a) Tiếp nhận thông tin từ các
thành viên Tổ công tác, cá nhân, tổ chức bằng văn bản, đơn thư, báo chí, hội
nghị, hội thảo, thực tế địa phương hoặc chỉ đạo của lãnh đạo.
b) Tổng hợp, phân tích thông
tin, báo cáo đề xuất với Tổ trưởng đầu mối giải quyết và thời gian hoàn thành.
c) Theo dõi tiến độ giải quyết,
đôn đốc thực hiện và tổng hợp kết quả giải quyết.
d) Lập kế hoạch, chuẩn bị nội
dung cho các cuộc họp, mời họp, ghi biên bản và tổng hợp kết quả cuộc họp của Tổ.
e) Tổng hợp và báo cáo kết quả
giải quyết vướng mắc.
f) Thực hiện công tác khác theo
yêu cầu, phân công của Tổ trưởng Tổ công tác.
4. Các thành viên Tổ công tác
a) Các thành viên Tổ công tác
theo chức năng và nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm tiếp nhận thông tin, tổng
hợp gửi về thư ký; giải quyết đối với những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền
hoặc tham mưu cho cơ quan, đơn vị để kịp thời chỉ đạo, thực hiện theo sự phân
công của Tổ trưởng, Tổ phó.
b) Chuyển nội dung vướng mắc, kết
quả giải quyết tại đơn vị mình về Tổ trưởng Tổ công tác, phối hợp với Thư ký Tổ
công tác chuẩn bị nội dung các cuộc họp.
Điều 6. Chế
độ làm việc của Tổ công tác
1. Tổ Công tác họp mỗi quý 01 lần,
khi cần thiết có thể tổ chức họp đột xuất để giải quyết công việc.
2. Đối với một số vấn đề cấp
bách hoặc xét thấy không cần thiết phải triệu tập cuộc họp, Tổ trưởng trao đổi
với Tổ phó và một số thành viên liên quan để lấy ý kiến giải quyết.
3. Giấy mời, nội dung chương
trình, tài liệu liên quan đến cuộc họp của Tổ công tác phải được gửi đến các
thành viên chậm nhất trước 02 ngày diễn ra cuộc họp (trừ trường hợp đột xuất).
Điều 7.
Trao đổi thông tin, thời gian giải quyết
1. Cách thức trao đổi thông tin
a) Tiếp nhận trao đổi thông tin
qua thư điện tử cá nhân, đơn vị của các thành viên trong Tổ công tác hoặc nhóm
zalo Tổ Công tác.
b) Thông tin thông qua cuộc họp
Tổ công tác.
c) Cung cấp thông tin cho thư
ký Tổ công tác qua email, office, Zalo.
2. Tiến độ giải quyết
a) Trong thời gian 05 ngày làm
việc kể từ khi tiếp nhận được thông tin, văn bản liên quan khó khăn, vướng mắc
tại cơ quan, đơn vị, thành viên Tổ công tác có trách nhiệm thông báo cho Thư ký
Tổ công tác để tổng hợp, báo cáo Tổ trưởng Tổ công tác.
b) Hằng tháng, thành viên Tổ
công tác có trách nhiệm báo cáo kết quả việc giải quyết vướng mắc theo nhiệm vụ
được phân công về Thư ký để tổng hợp trình cuộc họp.
c) Hằng quý, Tổ công tác tổ chức
họp giải quyết vướng mắc (họp đột xuất theo tính chất công việc); kết quả giải
quyết vướng mắc được thống nhất về nội dung, hướng giải quyết và có văn bản gửi
các đơn vị liên quan để giải quyết theo thẩm quyền.
d) Trong 05 ngày làm việc kể từ
khi tiếp nhận văn bản của Tổ công tác, thành viên Tổ công tác (trong đơn vị
mình) có trách nhiệm đôn đốc cơ quan, đơn vị giải quyết nhanh khó khăn, vướng mắc.
e) Trường hợp khó khăn, bất cập
liên quan đến triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mà chưa thống nhất giải
quyết được ngay thì Tổ công tác tổng hợp nội dung, đề xuất giải pháp và báo cáo
Sở Y tế để chỉ đạo giải quyết.
f) Tổ công tác có trách nhiệm tổng
hợp, báo cáo kết quả tham mưu, đề xuất giải quyết khó khăn, vướng mắc (theo mẫu
quy định) về UBND tỉnh, Bộ Y tế định kỳ 03 tháng một lần hoặc đột xuất khi cần
thiết (kèm theo file điện tử và địa chỉ email) để UBND tỉnh, Bộ Y tế xem xét,
chỉ đạo kịp thời.
Điều 8.
Kinh phí hoạt động của Tổ công tác
Kinh phí cho các hoạt động của
Tổ công tác được chi từ nguồn kinh phí hoạt động của các đơn vị và các nguồn hợp
pháp khác (nếu có).
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Điều
khoản thi hành
1. Các thành viên Tổ công tác
căn cứ Quy chế này để tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được phân
công.
2. Trong quá trình tổ chức thực
hiện, nếu có phát sinh những nội dung chưa phù hợp, cần sửa đổi, bổ sung; cơ
quan, đơn vị có trách nhiệm báo cáo cho Tổ công tác để tổng hợp, báo cáo Sở Y tế
trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp./.