Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 644/QĐ-BHXH Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bảo hiểm xã hội Việt Nam Người ký: Nguyễn Thế Mạnh
Ngày ban hành: 24/04/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 644/QĐ-BHXH

Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM VÀ CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ CỦA CÁC PHÒNG, KHOA, VĂN PHÒNG, CƠ SỞ BỒI DƯỠNG TRỰC THUỘC TRƯỜNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI

TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 89/2020/NĐ-CP ngày 04/8/2020 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 178/QĐ-BHXH ngày 06/02/2023 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội;

Căn cứ Quyết định số 480/QĐ-BHXH ngày 27/3/2023 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 2 Quyết định số 178/QĐ-BHXH ngày 06/02/2023 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Hiệu trưởng Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Khoa Bồi dưỡng nghiệp vụ

1. Chức năng

Khoa Bồi dưỡng nghiệp vụ là đơn vị trực thuộc Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội (sau đây gọi là Trường), có chức năng tham mưu giúp Hiệu trưởng Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội (sau đây gọi là Hiệu trưởng) xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các chương trình bồi dưỡng khác được giao; tổ chức quản lý, thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn

2.1. Tham mưu giúp Hiệu trưởng:

a) Xây dựng các chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam gửi Vụ Tổ chức cán bộ trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Giám đốc) quyết định thành lập Hội đồng thẩm định và phê duyệt theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, cá nhân liên quan biên soạn, biên tập tài liệu các chương trình bồi dưỡng theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

c) Trình Tổng Giám đốc quyết định việc tổ chức thẩm định hoặc phê duyệt tài liệu được giao biên soạn trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Sau khi có ý kiến của Tổng Giám đốc, chủ trì, phối hợp với các đơn vị, cá nhân có liên quan tổ chức việc thẩm định hoặc phê duyệt tài liệu bồi dưỡng theo quy định, quyết định ban hành tài liệu bồi dưỡng; quản lý, cập nhật, bổ sung, sử dụng để giảng dạy theo quy định.

2.2. Tổ chức thực hiện:

a) Các chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các chương trình bồi dưỡng khác được giao.

b) Phối hợp với Phòng Quản lý đào tạo, bồi dưỡng và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chi tiết đối với các lớp Khoa được giao thực hiện; xây dựng kế hoạch công tác năm của Khoa.

c) Bố trí viên chức thuộc Khoa tham gia giảng dạy và đề xuất mời giảng viên thỉnh giảng đối với các khóa bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam thuộc chức năng của Khoa và các khóa bồi dưỡng khác được giao.

d) Tổ chức ra đề thi, đề kiểm tra và đáp án; tổ chức chấm bài thi, bài kiểm tra, bài thu hoạch, bài tiểu luận theo phân công của Hiệu trưởng.

đ) Phối hợp nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ của Khoa.

e) Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng, chất lượng đội ngũ giảng viên của Khoa; tổ chức sinh hoạt chuyên môn giữa các giảng viên trong Khoa với các giảng viên kiêm nhiệm.

g) Tổ chức nghiên cứu khoa học, hội thảo, tọa đàm; tham gia các dự án hợp tác về đào tạo, bồi dưỡng của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam; cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập phù hợp với thực tiễn.

h) Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam liên kết bồi dưỡng; phối hợp với với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tổ chức thực hiện các dịch vụ bồi dưỡng theo chức năng, nhiệm vụ của Khoa và theo quy định của pháp luật.

i) Phối hợp với các đơn vị thuộc Trường phân công giảng viên của Khoa tham gia các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế.

k) Thực hiện công tác: Cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định; thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy và học tập; áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN theo chức năng, nhiệm vụ được giao; tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo chức năng, nhiệm vụ của Khoa.

l) Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ công việc liên quan đến nhiệm vụ của Khoa theo quy định.

m) Quản lý viên chức và tài sản của Khoa theo quy định.

n) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Khoa Bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý

1. Chức năng

Khoa Bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý là đơn vị trực thuộc Trường có chức năng tham mưu giúp Hiệu trưởng tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương; công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương; chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương. Phối hợp thực hiện: bồi dưỡng lý luận chính trị; kiến thức dân tộc; kiến thức đối ngoại; kỹ năng hành chính, tài chính - kế toán và các kiến thức bổ trợ khác theo quy định. Quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ giảng dạy; biên soạn, biên tập chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo quy định.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn

2.1. Tham mưu giúp Hiệu trưởng:

a) Xây dựng các chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam gửi Vụ Tổ chức cán bộ trình Tổng Giám đốc quyết định thành lập Hội đồng thẩm định và phê duyệt theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan biên soạn, biên tập tài liệu các chương trình bồi dưỡng theo chức năng, nhiệm vụ được giao; tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn, nghiệp vụ của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

c) Trình Tổng Giám đốc quyết định việc tổ chức thẩm định hoặc phê duyệt tài liệu được giao biên soạn trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Sau khi có ý kiến của Tổng Giám đốc, chủ trì, phối hợp với các đơn vị, cá nhân có liên quan tổ chức việc thẩm định hoặc phê duyệt tài liệu bồi dưỡng theo quy định, quyết định ban hành tài liệu bồi dưỡng; quản lý, cập nhật, bổ sung, sử dụng để giảng dạy theo quy định.

d) Phối hợp thực hiện: bồi dưỡng lý luận chính trị; bồi dưỡng kiến thức dân tộc; kiến thức đối ngoại, kỹ năng hành chính, tài chính - kế toán và các kiến thức bổ trợ khác theo quy định.

2.2. Tổ chức thực hiện:

a) Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương; công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương; chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương.

b) Phối hợp với Phòng Quản lý đào tạo, bồi dưỡng và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chi tiết đối với các lớp Khoa được giao thực hiện; xây dựng kế hoạch công tác năm của Khoa.

c) Bố trí viên chức thuộc Khoa tham gia giảng dạy và đề xuất mời giảng viên thỉnh giảng đối với các khóa học theo chức năng, nhiệm vụ của Khoa và các khóa bồi dưỡng khác được giao.

d) Tổ chức ra đề thi, đề kiểm tra và đáp án; tổ chức chấm bài thi, bài kiểm tra, bài thu hoạch, bài tiểu luận theo phân công của Hiệu trưởng.

đ) Phối hợp nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo chức năng nhiệm vụ của Khoa.

e) Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng, chất lượng đội ngũ giảng viên của Khoa; tổ chức sinh hoạt chuyên môn giữa các giảng viên trong Khoa với các giảng viên kiêm nhiệm.

g) Tổ chức nghiên cứu khoa học, hội thảo, tọa đàm; tham gia các dự án hợp tác về đào tạo, bồi dưỡng của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam; cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập phù hợp với thực tiễn.

h) Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam liên kết bồi dưỡng; phối hợp với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tổ chức thực hiện các dịch vụ bồi dưỡng theo chức năng, nhiệm vụ của Khoa và theo quy định của pháp luật.

i) Phối hợp với các đơn vị thuộc Trường phân công giảng viên của Khoa tham gia các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế.

k) Thực hiện công tác: Cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định; thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy và học tập; áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN theo chức năng, nhiệm vụ được giao; tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo chức năng, nhiệm vụ của Khoa.

l) Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ công việc liên quan đến nhiệm vụ của Khoa theo quy định.

m) Quản lý viên chức và tài sản của Khoa theo quy định.

n) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

Điều 3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Quản lý đào tạo, bồi dưỡng

1. Chức năng

Phòng Quản lý đào tạo, bồi dưỡng là đơn vị trực thuộc Trường, có chức năng tham mưu giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, liên kết bồi dưỡng; xây dựng các quy chế, quy định, quy trình về hoạt động bồi dưỡng; công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế của Trường.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn

2.1. Tham mưu giúp Hiệu trưởng:

a) Xây dựng, trình Tổng Giám đốc quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hằng năm về phát triển Trường phù hợp với yêu cầu bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

b) Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hằng năm cho công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam; chủ trì, phối hợp với các đơn vị, phòng, khoa xây dựng kế hoạch chi tiết bồi dưỡng cho công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam sau khi được Tổng Giám đốc phê duyệt.

2.2. Tổ chức thực hiện:

a) Tổ chức, quản lý các lớp bồi dưỡng của Trường theo quy định; thực hiện các thủ tục cấp chứng chỉ, chứng nhận và giấy khen cho học viên sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng do Trường tổ chức theo quy định.

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Trường tổ chức đánh giá chất lượng bồi dưỡng; báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam (qua Vụ Tổ chức cán bộ); nghiên cứu, đề xuất nâng cao chất lượng bồi dưỡng phù hợp với đặc thù và yêu cầu của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Trường xây dựng định mức giờ giảng theo quy định.

d) Chủ trì nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

đ) Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên của Trường; căn cứ nhu cầu bồi dưỡng, tham mưu giúp Hiệu trưởng ký hợp đồng với chuyên gia làm giảng viên thỉnh giảng của Trường theo quy định của pháp luật; xây dựng kế hoạch công tác năm của Phòng.

e) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Trường và các đơn vị liên quan xây dựng các quy chế, quy định, quy trình liên quan đến hoạt động bồi dưỡng; hoạt động khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế của Trường.

g) Tổ chức và quản lý thư viện của Trường phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin của học viên và công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam; nghiên cứu tài liệu chuyên ngành, các tư liệu khác có liên quan về đào tạo, bồi dưỡng.

h) Tổ chức quản lý, vận hành Hệ thống bồi dưỡng trực tuyến (Elearning); các phần mềm bồi dưỡng trực tuyến khác; quản lý phần mềm học viên; trang thông tin điện tử của Trường; tổ chức quay và biên tập video bài giảng theo quy định.

i) Tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển lý luận làm cơ sở khoa học phục vụ các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

k) Chủ trì hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các đơn vị, tổ chức trong nước thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng được giao; thực hiện các thủ tục hợp đồng liên kết bồi dưỡng và các dịch vụ bồi dưỡng của Trường với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo quy định của pháp luật; phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế trong hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngoài nước thực hiện hoạt động bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tham gia các dự án quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng; tư vấn, cung cấp các dịch vụ về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

l) Thực hiện công tác: Cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định; thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, giảng dạy và học tập; áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN theo chức năng, nhiệm vụ được giao; tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo chức năng, nhiệm vụ của phòng.

m) Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ công việc liên quan đến nhiệm vụ của Phòng theo quy định.

n) Quản lý viên chức, người lao động và tài sản của Phòng theo quy định.

o) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

Điều 4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng

1. Chức năng

Văn phòng là đơn vị trực thuộc Trường, có chức năng tham mưu giúp Hiệu trưởng quản lý và tổ chức thực hiện các công tác: Tổ chức cán bộ, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, thi đua - khen thưởng, kỷ luật; tổng hợp, hành chính, quản trị, văn thư - lưu trữ; tài chính - kế toán; quản trị, vận hành hệ thống công nghệ thông tin; thực hiện quy chế dân chủ, bảo vệ chính trị nội bộ; tổ chức thực hiện chế độ chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc Trường theo quy định của pháp luật và của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn

a) Tham mưu giúp Hiệu trưởng: Xây dựng nội quy, quy chế làm việc, quy chế chi tiêu nội bộ của Trường (bao gồm quy định về định mức quản lý và sử dụng khoản kinh phí lớp học); tổng hợp, chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Trường xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của Trường và theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện sau khi được Hiệu trưởng phê duyệt.

b) Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, quản lý hồ sơ viên chức, người lao động; công tác thi đua - khen thưởng, kỷ luật; công tác chính trị nội bộ, quy chế dân chủ và các chế độ chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động theo quy định.

c) Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ; tiếp nhận, phân luồng, theo dõi, xử lý văn bản đến, phát hành văn bản đi của Trường; quản lý văn bản và quản lý con dấu theo quy định của Nhà nước và của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

d) Thực hiện rà soát thể thức, tính pháp lý văn bản của Trường trước khi phát hành; tổng hợp báo cáo định kỳ theo quy định hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Hiệu trưởng.

đ) Chủ trì, đầu mối thẩm định, tổng hợp dự toán của Cơ sở bồi dưỡng tại Hà Tĩnh và Cơ sở bồi dưỡng tại Bình Thuận.

e) Tổ chức thực hiện dự toán đối với những lớp, chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Cơ sở bồi dưỡng tại Hà Tĩnh và Cơ sở bồi dưỡng tại Bình Thuận.

g) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Trường xây dựng định mức biên soạn chương trình tài liệu bồi dưỡng theo quy định.

h) Chủ trì tổ chức thực hiện công tác: Cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ chính trị nội bộ theo quy định; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN theo chức năng, nhiệm vụ được giao; tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng.

i) Quản lý tài chính, tài sản, tổ chức công tác kế toán của Trường và tổ chức thực hiện các chế độ kế toán theo quy định; lập, tổng hợp dự toán thu, chi hằng năm của Trường và dự toán kinh phí các lớp bồi dưỡng do Trường tổ chức theo quy định. Thực hiện thanh, quyết toán các chế độ chi tiêu nội bộ theo quy định; thực hiện hạch toán kế toán, mở và ghi chép sổ sách, lập báo cáo quyết toán tài chính; bảo quản chứng từ, sổ sách kế toán, tài chính theo quy định của Nhà nước và của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam; thực hiện trích, nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hằng tháng cho công chức, viên chức và người lao động theo quy định.

k) Thực hiện chuyển kinh phí và hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán theo phân cấp về tài chính của Trường và thực hiện tổng hợp, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đối với Cơ sở bồi dưỡng tại Hà Tĩnh và Cơ sở bồi dưỡng tại Bình Thuận.

l) Thực hiện thu học phí, phí dịch vụ tư vấn đối với các hoạt động bồi dưỡng đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật.

m) Thực hiện công tác hành chính, lễ tân, hội nghị, hội họp, khánh tiết của Trường.

n) Phối hợp với các đơn vị thuộc Trường thực hiện kế hoạch bồi dưỡng hàng năm của Trường; liên kết bồi dưỡng và các dịch vụ bồi dưỡng cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo quy định của pháp luật; in và quản lý phôi chứng chỉ, chứng nhận, giấy khen; phối hợp với Phòng Quản lý đào tạo, bồi dưỡng thực hiện các thủ tục cấp chứng chỉ, chứng nhận và giấy khen cho học viên sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng do Trường tổ chức theo quy định; phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ tổ chức các lớp bồi dưỡng (cơ sở vật chất, kỹ thuật và thực hiện các thủ tục hợp đồng thuê địa điểm ăn, nghỉ, học tập cho học viên, giảng viên).

o) Mua sắm, quản trị và quản lý tài sản của Trường theo quy định; đảm bảo công tác bảo vệ an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ theo quy định.

p) Vận hành Hệ thống hội nghị truyền hình; hệ thống thiết bị máy tính của Trường; thực hiện công tác an toàn, an ninh và bảo mật thông tin; công tác quản trị mạng; bảo trì, sửa chữa và khắc phục sự cố kỹ thuật hệ thống mạng máy tính của Trường.

q) Tổ chức thực hiện công tác chuyển đổi số của Trường.

r) Tổ chức thực hiện các dự án, nhiệm vụ liên quan thuộc lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập của Trường.

s) Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ công việc liên quan đến nhiệm vụ của Văn phòng theo quy định.

t) Quản lý viên chức, người lao động và tài sản của Văn phòng theo quy định.

u) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

Điều 5. Cơ sở bồi dưỡng tại Hà Tĩnh

1. Chức năng:

1.1. Cơ sở bồi dưỡng tại Hà Tĩnh là đơn vị trực thuộc Trường, có chức năng giúp Hiệu trưởng quản lý và điều hành các hoạt động phục vụ công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại Cơ sở.

1.2. Cơ sở bồi dưỡng tại Hà Tĩnh chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Hiệu trưởng.

1.3. Cơ sở bồi dưỡng tại Hà Tĩnh được sử dụng con dấu thứ hai của Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, được mở tài khoản tại ngân hàng, hạch toán báo sổ, có trụ sở tại Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn

2.1. Tham mưu giúp Hiệu trưởng:

a) Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ các khóa bồi dưỡng, tập huấn, hội nghị, hội thảo khi tổ chức tại Cơ sở theo kế hoạch của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam và của Trường.

b) Xây dựng kế hoạch cải tạo, sửa chữa; thực hiện mua sắm tài sản; quản lý, sử dụng tài sản và các phương tiện hoạt động khác tại Cơ sở theo quy định.

2.2. Tổ chức thực hiện:

a) Phối hợp với Văn phòng xây dựng dự toán hằng năm, dự toán các lớp, chương trình đào tạo bồi dưỡng của Cơ sở theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

b) Xây dựng kế hoạch hoạt động, chương trình công tác hằng năm của Cơ sở trình Hiệu trưởng và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

c) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về hoạt động của Cơ sở theo quy định.

d) Phối hợp với các đơn vị thuộc Trường tổ chức quản lý lớp học, học viên trong thời gian tổ chức các lớp bồi dưỡng tại Cơ sở.

đ) Phối hợp thực hiện công tác hành chính giáo vụ, công tác thư viện và công tác y tế chăm sóc sức khỏe cho công chức, viên chức, giảng viên, học viên trong thời gian công tác và học tập tại Cơ sở.

e) Tổ chức thực hiện công tác tài chính - kế toán theo hướng dẫn, phân cấp và Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường.

g) Tiếp đón, phục vụ ăn, nghỉ cho học viên, giảng viên, công chức, viên chức trong thời gian công tác và học tập tại Cơ sở.

h) Quản lý viên chức và người lao động làm việc tại Cơ sở; tham mưu giúp Hiệu trưởng giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan tới hoạt động tại Cơ sở; thực hiện phát ngôn theo ủy quyền bằng văn bản của Hiệu trưởng.

i) Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho công chức, viên chức, giảng viên, học viên khi lưu trú tại Cơ sở theo quy định của pháp luật; thực hiện công tác bảo vệ an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, đảm bảo an toàn về người và tài sản tại Cơ sở.

k) Chấp hành đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật tại Cơ sở.

l) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

3. Trách nhiệm của Giám đốc cơ sở

3.1. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đối với Cơ sở.

3.2. Giúp Hiệu trưởng phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

3.3. Ký hợp đồng liên kết các dịch vụ bồi dưỡng theo chức năng, nhiệm vụ của Trường với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tại Cơ sở sau khi được Hiệu trưởng ủy quyền, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, trước pháp luật về tổ chức thực hiện hợp đồng đã ký.

3.4. Căn cứ khối lượng công việc thực tế của Cơ sở, đề xuất Hiệu trưởng được ký hợp đồng lao động, hợp đồng dịch vụ để thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ tại Cơ sở sau khi được Tổng Giám đốc phê duyệt.

3.5. Thực hiện công tác: cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định; thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy và học tập; áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN theo chức năng, nhiệm vụ được giao; tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo chức năng, nhiệm vụ của Cơ sở.

3.6. Quyết định các công việc thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hiện tượng tiêu cực khác tại Cơ sở; duy trì kỷ cương, kỷ luật lao động, kỷ luật phát ngôn và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, trước Tổng Giám đốc khi để xảy ra hành vi vi phạm.

3.7. Thực hiện các quy định của pháp luật, của Tổng Giám đốc và của Hiệu trưởng.

4. Tài chính, tài sản

4.1. Nguồn kinh phí hoạt động của Cơ sở gồm:

a) Kinh phí được Trường cấp.

b) Các nguồn thu hợp pháp khác.

4.2. Các khoản thu, chi tại Cơ sở phải thực hiện theo Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường, phải được quản lý theo chế độ thống kê, kế toán hiện hành, theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phân cấp và hướng dẫn của Trường.

4.3. Cơ sở chịu trách nhiệm quản lý tài sản được giao theo quy định của Nhà nước, của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam và của Trường.

Điều 6. Cơ sở bồi dưỡng tại Bình Thuận

1. Chức năng:

1.1. Cơ sở bồi dưỡng tại Bình Thuận là đơn vị trực thuộc Trường, có chức năng giúp Hiệu trưởng quản lý và điều hành các hoạt động phục vụ công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại Cơ sở.

1.2. Cơ sở bồi dưỡng tại Bình Thuận chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Hiệu trưởng.

1.3. Cơ sở bồi dưỡng tại Bình Thuận được sử dụng con dấu thứ ba của Trường, được mở tài khoản tại ngân hàng, hạch toán báo sổ, có trụ sở tại Mũi Né, Phan Thiết, Bình Thuận.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn

2.1. Tham mưu giúp Hiệu trưởng:

a) Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ các khóa bồi dưỡng, tập huấn, hội nghị, hội thảo khi tổ chức tại Cơ sở theo kế hoạch của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam và của Trường.

b) Xây dựng kế hoạch cải tạo, sửa chữa; thực hiện mua sắm tài sản; quản lý, sử dụng tài sản và các phương tiện hoạt động khác tại Cơ sở theo quy định.

2.2. Tổ chức thực hiện:

a) Phối hợp với Văn phòng xây dựng dự toán hằng năm, dự toán các lớp, chương trình đào tạo bồi dưỡng của Cơ sở theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

b) Xây dựng kế hoạch hoạt động, chương trình công tác hằng năm của Cơ sở trình Hiệu trưởng và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

c) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về hoạt động của Cơ sở theo quy định.

d) Phối hợp với các đơn vị thuộc Trường tổ chức quản lý lớp học, học viên trong thời gian tổ chức các lớp bồi dưỡng tại Cơ sở.

đ) Phối hợp thực hiện công tác hành chính giáo vụ, công tác thư viện và công tác y tế chăm sóc sức khỏe cho công chức, viên chức, giảng viên, học viên trong thời gian công tác và học tập tại Cơ sở.

e) Tổ chức thực hiện công tác tài chính - kế toán theo hướng dẫn, phân cấp và Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường.

g) Tiếp đón, phục vụ ăn, nghỉ cho học viên, giảng viên, công chức, viên chức trong thời gian công tác và học tập tại Cơ sở.

h) Quản lý viên chức và người lao động làm việc tại Cơ sở; tham mưu giúp Hiệu trưởng giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan tới hoạt động tại Cơ sở; thực hiện phát ngôn theo ủy quyền bằng văn bản của Hiệu trưởng.

i) Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho công chức, viên chức, giảng viên, học viên khi lưu trú tại Cơ sở theo quy định của pháp luật; thực hiện công tác bảo vệ an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, đảm bảo an toàn về người và tài sản tại Cơ sở.

k) Chấp hành đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật tại Cơ sở.

l) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

3. Trách nhiệm của Giám đốc cơ sở

3.1. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đối với Cơ sở.

3.2. Giúp Hiệu trưởng phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

3.3. Ký hợp đồng liên kết các dịch vụ bồi dưỡng theo chức năng, nhiệm vụ của Trường với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tại Cơ sở sau khi được Hiệu trưởng ủy quyền, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, trước pháp luật về tổ chức thực hiện hợp đồng đã ký.

3.4. Căn cứ khối lượng công việc thực tế của Cơ sở, đề xuất Hiệu trưởng được ký hợp đồng lao động, hợp đồng dịch vụ để thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ tại Cơ sở sau khi được Tổng Giám đốc phê duyệt.

3.5. Thực hiện công tác: Cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định; thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy và học tập; áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN theo chức năng, nhiệm vụ được giao; tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo chức năng, nhiệm vụ của Cơ sở.

3.6. Quyết định các công việc thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hiện tượng tiêu cực khác tại Cơ sở; duy trì kỷ cương, kỷ luật lao động, kỷ luật phát ngôn và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, trước Tổng Giám đốc khi để xảy ra hành vi vi phạm.

3.7. Thực hiện các quy định của pháp luật, của Tổng Giám đốc và của Hiệu trưởng.

4. Tài chính, tài sản

4.1. Nguồn kinh phí hoạt động của Cơ sở gồm:

a) Kinh phí được Trường cấp.

b) Các nguồn thu hợp pháp khác.

4.2. Các khoản thu, chi tại Cơ sở phải thực hiện theo Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường, phải được quản lý theo chế độ thống kê, kế toán hiện hành, theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phân cấp và hướng dẫn của Trường.

4.3. Cơ sở chịu trách nhiệm quản lý tài sản được giao theo quy định của Nhà nước, của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam và của Trường.

Điều 7. Chế độ quản lý và điều hành

1. Các Phòng, Khoa, Văn phòng, Cơ sở bồi dưỡng (sau đây gọi chung là Phòng) quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6 Quyết định này do Trưởng phòng, Trưởng khoa, Chánh Văn phòng, Giám đốc cơ sở (sau đây gọi chung là Trưởng phòng và tương đương) quản lý, điều hành theo chế độ thủ trưởng.

2. Viên chức, người lao động thuộc Phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và tương đương, trước Hiệu trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.

3. Biên chế của các Phòng do Hiệu trưởng quyết định trong tổng số biên chế được giao của Trường. Viên chức, người lao động thuộc Phòng được tuyển dụng theo quy định hiện hành và làm việc theo Quy chế làm việc của Trường và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Điều 8. Trách nhiệm của Trưởng phòng và tương đương

1. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đối với Phòng.

2. Giúp Hiệu trưởng phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

3. Trưởng phòng và tương đương phân công hoặc ủy quyền cho Phó Trưởng phòng và tương đương giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Trưởng phòng và tương đương. Phó Trưởng phòng và tương đương chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và tương đương, trước pháp luật về nhiệm vụ được giao. Trưởng phòng và tương đương phải chịu trách nhiệm về quyết định của Phó Trưởng phòng và tương đương được phân công hoặc ủy quyền giải quyết.

4. Trưởng phòng và tương đương trực tiếp quản lý và phân công nhiệm vụ đối với viên chức, người lao động thuộc Phòng; đôn đốc, kiểm tra viên chức, người lao động thực hiện nội quy, Quy chế làm việc của Trường và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

5. Tổ chức thực hiện cải cách hành chính trong hoạt động của Phòng; bảo đảm chế độ thông tin, báo cáo của Phòng theo quy định.

6. Quyết định các công việc thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của Phòng; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hiện tượng tiêu cực khác trong Phòng; chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước Tổng Giám đốc khi để xảy ra hành vi vi phạm.

7. Thực hiện các quy định của pháp luật, của Tổng Giám đốc và của Hiệu trưởng.

Điều 9. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2023 và thay thế các Quyết định: Quyết định số 420/QĐ-BHXH ngày 01/3/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và chế độ quản lý của các Phòng, Khoa trực thuộc Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội; Quyết định số 214/QĐ-BHXH ngày 18/02/2020 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Cơ sở bồi dưỡng tại Hà Tĩnh thuộc Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội; Quyết định số 215/QĐ-BHXH ngày 18/02/2020 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Cơ sở bồi dưỡng, nghỉ dưỡng tại Bình Thuận thuộc Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội.

Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hiệu trưởng Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 9;
- Tổng Giám đốc;
- Các Phó Tổng Giám đốc;
- Lưu: VT, TCCB (3).

TỔNG GIÁM ĐỐC




Nguyễn Thế Mạnh

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 644/QĐ-BHXH ngày 24/04/2023 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và chế độ quản lý của các Phòng, Khoa, Văn phòng, Cơ sở bồi dưỡng trực thuộc Trường Đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


201

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.181.42
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!