BẢO
HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3636/QĐ-BHXH
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH CẤP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG SỔ BẢO HIỂM XÃ HỘI
TỔNG GIÁM ĐỐC
Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội
số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ
hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
Căn cứ Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã
hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu
hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ
hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện;
Căn cứ Nghị định số 135/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội;
Căn cứ Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về
chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Xét đề nghị của Trưởng ban Thu bảo hiểm xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này: Quy định về cấp, quản lý và sử dụng sổ bảo
hiểm xã hội.
Điều 2.
Quyết định này thay thế Quyết định số 2352/1999/QĐ-BHXH ngày 28 tháng 9 năm
1999 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm
2008.
Điều 3.
Trưởng Ban Thu bảo hiểm xã hội, Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị trực
thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng cơ quan bảo hiểm xã hội thuộc Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ LĐTB&XH, T.Chính, N.vụ;
- HĐQL – BHXH VN;
- TGĐ, các phó TGĐ;
- Lưu: VT + BT (11b).
|
TỔNG
GIÁM ĐỐC
Nguyễn Huy Ban
|
QUY ĐỊNH
CẤP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG SỔ BẢO HIỂM XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3636/QĐ-BHXH ngày 16 tháng 06 năm 2008
của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
Phần 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh: Văn bản
này quy định thủ tục, hồ sơ và quy trình cấp, quản lý và sử dụng sổ bảo hiểm xã
hội (BHXH) đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc và người tham gia BHXH
tự nguyện (sau đây được viết là người tham gia BHXH), người sử dụng lao động và
tổ chức BHXH theo quy định của Luật BHXH.
2. Sổ BHXH do BHXH Việt Nam phát hành theo quy định tại Quyết định số 3339/QĐ-BHXH ngày 16/5/2008 của Tổng Giám đốc BHXH
Việt Nam, được quản lý và lưu hành trong phạm vi cả nước. Người sử dụng lao
động có trách nhiệm bảo quản sổ BHXH trong thời gian người tham gia BHXH đang
làm việc. Người tham gia BHXH tự bảo quản sổ BHXH khi không còn làm việc hoặc
khi tham gia BHXH tự nguyện.
3. Mỗi người tham gia BHXH được
cấp một sổ BHXH với một số sổ duy nhất để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ
BHXH và là căn cứ để giải quyết các chế độ BHXH theo quy định của pháp luật.
Phần 2.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. ĐỐI TƯỢNG CẤP SỔ BHXH
1. Người tham gia BHXH bắt buộc
quy định tại Điều 2, Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ
hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; khoản 1 và 2, Điều 2,
Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với quân nhân, công an
nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công
an nhân dân.
2. Người tham gia BHXH tự nguyện
quy định tại Điều 2 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Chính phủ
hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện.
II. THỦ TỤC
HỒ SƠ VÀ QUY TRÌNH CẤP SỔ BHXH
1. Hồ sơ
cấp sổ BHXH lần đầu
1.1. Đối với người tham gia BHXH
bắt buộc:
1.1.1. Người sử dụng lao động
nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH theo quy định tại điểm 1.1 và 1.2, mục IV, phần II,
Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26/6/2007 Quy định về quản lý thu bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế bắt buộc và điểm 5.2, khoản 5, Điều 1 Quyết định số
1333/QĐ-BHXH ngày 21/02/2008 sửa đổi bổ sung một số điểm tại Quyết định số
902/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam. Đối với những người tham gia BHXH còn vướng mắc
về hồ sơ chưa được cấp sổ BHXH kỳ trước thì lập thêm Danh sách lao động cấp sổ BHXH
(Mẫu số 01/SBH của văn bản này).
1.1.2. Đối với người lao động
làm việc thuộc khu vực Nhà nước, nghỉ chờ việc từ ngày 01/11/1987 đến trước
ngày 01/01/1995 do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức không sắp xếp, bố trí được
việc làm, chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp BHXH một lần tính đến ngày
31/12/1994 vẫn còn có tên trong danh sách lao động của đơn vị (không bao gồm
người bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc tự ý bỏ việc, bị phạt tù giam trước ngày
01/01/1995, ra nước ngoài hoặc ở nước ngoài không hợp pháp) nếu chưa được cấp
sổ BHXH thì được cơ quan BHXH cấp sổ BHXH. Hồ sơ đề nghị cấp sổ BHXH của mỗi
người bao gồm:
- Tờ khai tham gia BHXH, BHYT
(Mẫu số 01-TBH quy định tại Quyết định số 1333/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam).
- Lý lịch gốc và lý lịch bổ sung
của người lao động (nếu có), quyết định tiếp nhận, hợp đồng lao động, các giấy
tờ có liên quan khác như: quyết định nâng bậc lương, quyết định điều động hoặc
quyết định chuyển công tác, quyết định phục viên xuất ngũ, chuyển ngành, giấy
thôi trả lương, danh sách quản lý nhân sự hoặc danh sách lao động và tiền lương
của đơn vị có tên của người lao động đó đến ngày 31/12/1994, hoặc các giấy tờ
xác định người lao động đó còn có tên trong danh sách của đơn vị đến
31/12/1994.
- Quyết định nghỉ chờ việc,
trường hợp không có quyết định nghỉ chờ việc thì phải có xác nhận bằng văn bản
và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận đó của thủ trưởng
đơn vị tại thời điểm lập hồ sơ đề nghị cấp sổ BHXH, trong đó đảm bảo đến ngày
31/12/1994 người lao động vẫn còn có tên trong danh sách của đơn vị không thuộc
đối tượng bị kỷ luật… và chưa hưởng các khoản trợ cấp 1 lần.
- Riêng hồ sơ của người đi lao
động, học tập theo Quyết định 107/2007/QĐ-TTg ngày 13/7/2007 của Thủ tướng
Chính phủ, ngoài thủ tục quy định tại điểm 1 và 2, mục IV Thông tư số
24/2007/TT-BLĐTBXH ngày 09/11/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì
thêm Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu số 01-TBH).
1.2. Đối với người tham gia BHXH
tự nguyện: Lập tờ khai tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu số 01-TN quy định tại công
văn số 1564/BHXH-BT ngày 02/6/2008 của BHXH Việt Nam) kèm theo 01 bản sao Giấy
khai sinh nộp cho BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây
được viết là BHXH huyện) nơi cư trú.
2. Trình
tự cấp và ghi sổ BHXH lần đầu
2.1. Cơ quan BHXH
- Phòng cấp và quản lý sổ, thẻ
hoặc phòng Thu đối với BHXH tỉnh chưa thành lập phòng cấp và quản lý sổ, thẻ
(sau đây được viết là phòng sổ, thẻ) thuộc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (sau đây được viết là BHXH tỉnh) và BHXH huyện thẩm định tờ khai của
người tham gia BHXH bắt buộc và người tham gia BHXH tự nguyện (sau đây được
viết là tờ khai) theo phân cấp quản lý thu của BHXH tỉnh.
- Sau khi thẩm định tờ khai BHXH
tỉnh và BHXH huyện nhập toàn bộ thông tin trên tờ khai hoặc bổ sung những thông
tin còn thiếu trên tờ khai vào cơ sở dữ liệu (đã được nhập trước theo mẫu số
02a-TBH vào phần mềm quản lý thu BHXH). BHXH huyện thường xuyên hoặc định kỳ
chuyển dữ liệu bằng (Email hoặc đĩa…) về BHXH tỉnh, nếu chuyển định kỳ thì
không quá 10 ngày so với thời điểm cơ quan BHXH nhận hồ sơ hợp lệ của người
tham gia BHXH. BHXH tỉnh khi nhận được cơ sở dữ liệu do BHXH huyện chuyển đến,
tích hợp vào cơ sở dữ liệu chung, sau đó chuyển lại cho BHXH huyện để in.
- Phòng sổ, thẻ hoặc BHXH huyện
(theo phân cấp) in 02 bản Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (Mẫu số
02a-TBH) tại Quyết định số 1333/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam, có đầy đủ số sổ,
những trường hợp thiếu hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp sổ thì in 02 bản danh sách
cấp sổ BHXH theo mẫu 01/SBH (sau đây được viết là Danh sách 01/SBH và 02a-TBH);
tổ chức ghi số sổ vào tờ khai và ghi các nội dung từ cơ sở dữ liệu vào trang 1,
trang 2 của sổ BHXH; trình Giám đốc BHXH tỉnh hoặc Giám đốc BHXH huyện ký tên,
đóng dấu vào bản danh sách này, tờ khai và trang 2 của sổ BHXH. Sau đó, chuyển
trả cho người tham gia hoặc người sử dụng lao động như sau: Đối với người tham
gia BHXH tự nguyện gồm sổ BHXH và tờ khai; đối với người tham gia BHXH bắt buộc
gồm 01 bản Danh sách 02a-TBH, 01 bản danh sách 01/SBH (nếu có), sổ BHXH và tờ khai.
- Trường hợp người tham gia BHXH
bắt buộc có thời gian đóng BHXH trước ngày 31/12/2008, nhưng chưa được cấp sổ
BHXH thì từ ngày 01/01/2009 trở đi thực hiện cấp sổ lần đầu, theo mẫu sổ BHXH
quy định tại Quyết định số 3339/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam. Khi ghi sổ BHXH để
xác nhận thời gian đã đóng BHXH (từ khi bắt đầu đóng đến thời gian cấp sổ BHXH)
phần tiêu đề trang sổ tờ rời ghi dòng chữ: “Đóng BHXH bắt buộc từ tháng…
năm… đến tháng… năm…”. Thời gian đóng BHXH ghi trên 01 tờ mà không đủ thì
được ghi tiếp vào các tờ tiếp theo, tiêu đề của các tờ tiếp theo ghi như tờ
đầu.
Ví dụ: Ông A đã có
quá trình đóng BHXH từ tháng 5/2000 và tham gia liên tục đến năm 2009, nhưng do
người sử dụng lao động sơ suất đến tháng 02/2009 mới hoàn thiện hồ sơ cấp sổ,
hoặc cấp lại sổ thì việc cấp sổ thực hiện như sau:
+ Cấp sổ cho người tham gia theo
mẫu sổ quy định tại quyết định số 3339/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam;
+ Đầu trang sổ tờ rời (Mẫu số 02
của Quyết định số 3339/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam) dưới dòng “Đóng BHXH…”
ghi từ tháng 5/2000 đến tháng 12/2008, trường hợp ghi không đủ thì được ghi vào
các trang tiếp theo và đánh số thứ tự cho các trang này (từ 1, 2 đến… n);
+ Trang cuối (nếu có) ghi thêm
dòng chữ “Thời gian đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất đến tháng 12/2008 là
08 năm 08 tháng”.
2.2. Người sử dụng lao động (chỉ
áp dụng đối với người tham gia BHXH bắt buộc): Khi nhận sổ BHXH và hồ sơ cấp sổ
từ cơ quan BHXH, phải kiểm tra nội dung ghi trên sổ BHXH, nếu đảm bảo đầy đủ,
chính xác thì chuyển sổ BHXH cho người tham gia BHXH để họ ký vào nơi quy định
trên sổ BHXH, sau đó lưu tại đơn vị sổ BHXH, 01 bản danh sách (Mẫu số 02a-TBH),
01 bản danh sách (01/SBH nếu có) và tờ khai; chuyển cho người tham gia BHXH 01
tờ khai để lưu giữ. Đối với người tham gia BHXH còn vướng mắc về hồ sơ thì
người sử dụng lao động hướng dẫn người tham gia BHXH hoàn thiện hồ sơ và tờ
khai, sau đó chuyển lại cho người sử dụng lao động để người sử dụng lao động
tập hợp vào 02 bản danh sách (Mẫu 01/SBH) gửi cơ quan BHXH để tiếp tục làm thủ
tục cấp sổ.
2.3. Người tham gia BHXH: Kiểm
tra, đối chiếu các nội dung ghi trên sổ với tờ khai, ký và ghi rõ họ tên vào
nơi quy định trên trang 2 của sổ. Người tham gia BHXH bắt buộc lưu giữ 01 tờ
khai, người tham gia BHXH tự nguyện lưu giữ sổ BHXH và 01 tờ khai. Trường hợp
người tham gia BHXH tàn tật hoặc không biết chữ thì điểm chỉ thay chữ ký, người
sử dụng lao động (nếu là người tham gia BHXH bắt buộc) hoặc thân nhân của người
tham gia BHXH (nếu là người tham gia BHXH tự nguyện), ghi thay họ, tên của
người tham gia BHXH vào nơi quy định.
3. Cấp lại
sổ BHXH
3.1. Sổ BHXH bị mất hoặc hỏng:
Người tham gia BHXH hoặc người sử dụng lao động làm mất hoặc hỏng sổ BHXH và
các trang sổ tờ rời do cháy, mối xông, nhòe, rách… mà không đọc được các nội
dung ghi trên sổ thì cơ quan BHXH xem xét để cấp lại.
3.2. Điều kiện cấp lại sổ BHXH
- Người tham gia BHXH: Người
đang tham gia phải có đơn đề nghị cấp lại sổ nêu rõ lý do bị mất, hỏng, nếu là
các trang sổ tờ rời thì ghi rõ mất, hỏng của năm nào và cam kết chịu trách
nhiệm trước pháp luật về việc chưa được giải quyết chế độ BHXH một lần, kèm
theo tờ khai, sổ BHXH (nếu hỏng) và các hồ sơ, giấy tờ liên quan. Trường hợp
người đang ngừng đóng hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH ngoài các hồ sơ nêu
trên còn phải nộp thêm bản ghi quá trình đóng BHXH (Mẫu số 06/SBH) do BHXH tỉnh
cũ hoặc BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ cấp. Đối với người
tham gia BHXH tự nguyện phải xuất trình thêm phiếu thu tiền đóng BHXH.
- Người sử dụng lao động: Đối
với trường hợp người tham gia BHXH đang làm việc tại đơn vị thì phải lập công
văn đề nghị cấp lại sổ BHXH và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về các
trường hợp cấp lại sổ mà chưa hưởng trợ cấp BHXH 1 lần, kèm theo Biên bản nêu
rõ nguyên nhân, số lượng sổ và các trang sổ tờ rời bị mất hoặc bị hỏng.
- Các trường hợp cấp lại sổ BHXH
ngoài việc phải đảm bảo đủ hồ sơ nêu trên còn phải kèm theo sổ BHXH đã cấp (trừ
trường hợp mất).
3.3. Trình tự cấp lại sổ BHXH
3.3.1. Người tham gia BHXH: Nếu
là đối tượng BHXH bắt buộc thì nộp hồ sơ theo quy định tại tiết 3.2, điểm 3 mục
này cho người sử dụng lao động, nếu đã thôi việc khi chưa có nơi làm việc mới
thì nộp cho người sử dụng lao động trước khi ngừng việc. Trường hợp đơn vị cũ
không còn do phá sản, giải thể… thì nộp cho cơ quan BHXH trước khi ngừng việc. Khi
di chuyển nơi làm việc ngoài địa bàn tỉnh hoặc ngoài Bộ Quốc phòng, Bộ Công an,
Ban Cơ yếu Chính phủ thì nộp cho người sử dụng lao động nơi chuyển đến để phối
hợp với cơ quan BHXH để giải quyết. Nếu là người tham gia BHXH tự nguyện thì
nộp cho cơ quan BHXH huyện trước khi ngừng đóng.
3.3.2. Người sử dụng lao động:
Khi tiếp nhận hồ sơ cấp lại sổ của người tham gia BHXH, phải kiểm tra với hồ sơ
ban đầu nếu đủ điều kiện thì nộp cho cơ quan BHXH để giải quyết.
3.3.3. Cơ quan BHXH:
- Phòng sổ, thẻ tiếp nhận hồ sơ
và công văn đề nghị cấp lại sổ của các đơn vị do BHXH tỉnh quản lý, BHXH huyện
chuyển đến hoặc của người tham gia BHXH nộp. Thực hiện đối chiếu hồ sơ cấp lại
sổ BHXH với cơ sở dữ liệu hiện đang quản lý, Danh sách người tham gia BHXH nghỉ
hưởng trợ cấp BHXH một lần, hưu trí hàng tháng (do Trung tâm Công nghệ Thông
tin cung cấp). Nếu đủ điều kiện thì thực hiện cấp lại sổ BHXH, nếu chưa đủ điều
kiện thì thông báo cho người sử dụng lao động hoặc người tham gia BHXH được
biết để hoàn thiện.
- Trường hợp người tham gia BHXH
có thời gian đóng BHXH ở nhiều tỉnh hoặc từ các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ
Công an và Ban cơ yếu Chính phủ chuyển đến, nếu có nghi vấn giai đoạn nào thì
BHXH tỉnh (nơi tiếp nhận hồ sơ) phải liên hệ với BHXH tỉnh đó hoặc BHXH Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ, để xác minh lại.
Ví dụ: Ông A có 03
năm đóng BHXH tại tỉnh B, 02 năm đóng BHXH tại tỉnh C, sau đó xin chuyển công
tác sang tỉnh D. Trong quá trình di chuyển ông A làm mất sổ BHXH và có đơn đề
nghị BHXH tỉnh D (nơi ông làm việc mới) cấp lại sổ BHXH thì BHXH tỉnh D, nếu có
nghi vấn thời gian đóng BHXH ở tỉnh C thì liên hệ với BHXH tỉnh C để xác minh
thời gian này.
- Trình tự cấp lại sổ BHXH thực
hiện như trình tự cấp sổ BHXH lần đầu quy định tại mục 2 phần này.
4. Thời hạn
cấp sổ BHXH
- Cấp sổ BHXH lần đầu không quá
30 ngày đối với người tham gia BHXH bắt buộc; 20 ngày đối với người tham gia
BHXH tự nguyện, tính theo ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ
hợp lệ.
- Cấp lại sổ BHXH không quá 45
ngày, tính theo ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
III. GHI SỔ
BẢO HIỂM XÃ HỘI
1. Ghi số
sổ BHXH
- Số sổ BHXH là mã số người tham
gia BHXH khi đăng ký tham gia lần đầu do BHXH tỉnh quản lý để cấp cho người
tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh; trường hợp người lao động tham gia BHXH lần
đầu ở tỉnh khác và đã được cấp mã số thì BHXH tỉnh nơi đến phải giữ mã số đã
được BHXH tỉnh nơi người lao động đăng ký tham gia lần đầu cấp để quản lý thu
và cấp sổ. BHXH tỉnh, huyện phải mở sổ theo dõi chặt chẽ việc cấp số sổ cho
người tham gia BHXH.
- BHXH huyện định kỳ trước ngày
15 của tháng cuối quý (riêng quý IV trước ngày 15 hàng tháng), lập 02 bản Đăng
ký kế hoạch cấp số sổ BHXH (Mẫu số 11/SBH), gửi Phòng sổ, thẻ, để Phòng sổ, thẻ
cho số sổ BHXH vào bản đăng ký kế hoạch trong từng đợt (từ số… đến số…). BHXH
huyện căn cứ số sổ do Phòng sổ, thẻ cấp, ghi vào Tờ khai của người tham gia
BHXH.
- Phòng sổ, thẻ phải thường
xuyên kiểm tra số sổ của từng huyện, để thu hồi số sổ thừa (nếu có), không để trùng
số sổ trong năm.
2. Ghi các
nội dung liên quan trên sổ BHXH
Ghi theo mẫu sổ tờ rời quy định
tại Quyết định số 3339/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam.
2.1. Đối với người tham gia BHXH
bắt buộc.
Mức tiền lương, tiền công làm
căn cứ đóng BHXH, ghi theo mức tiền lương, tiền công ghi trên quyết định (tiếp
nhận, nâng lương, điều chuyển…) hoặc hợp đồng lao động, cụ thể như sau:
- Người tham gia BHXH thuộc đối
tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức tiền lương theo
ngạch, bậc và phụ cấp chức vụ ghi bằng hệ số; phụ cấp thâm niên nghề, thâm niên
vượt khung (nếu có) ghi bằng tỷ lệ (%).
- Người tham gia BHXH hưởng tiền
lương, tiền công theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định
thì ghi bằng bằng Việt Nam đồng, kể cả người hưởng lương bằng ngoại tệ.
- Người tham gia BHXH làm việc
theo hợp đồng lao động tại các Công ty Nhà nước chuyển thành Công ty cổ phần;
Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước từ một thành viên trở lên nếu áp dụng
thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định đã đăng ký với cơ quan quản lý Nhà
nước về lao động cấp tỉnh và thực hiện chuyển xếp lương, nâng bậc, chuyển ngạch
lương theo quy định tại điểm 6, mục D Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày
30/01/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì ghi sổ BHXH bằng hệ số
như đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
- Trường hợp người tham gia BHXH
bắt buộc, được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu theo quy định tại Điều
58 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006; Điều 3 Nghị định số 110/2007/NĐ-CP
ngày 26/6/2007, Điều 50 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 và Điều 2
Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ thì cột 1, cột 2 ghi
thời gian “Từ tháng… năm… đến tháng… năm…” cột 3 ghi “Đóng BHXH theo
quy định tại…”; các cột 4, 5, 6, 7 ghi tiền lương, phụ cấp và tỷ lệ đóng.
Ví dụ: Ông A trước
khi nghỉ việc có hệ số lương đóng BHXH là 3,0, phụ cấp chức vụ là 0,5. Ông được
đóng tiếp 6 tháng (từ tháng 01/2008 đến tháng 06/2008) còn thiếu để hưởng chế
độ BHXH theo Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ ghi như sau:
+ Cột 1, cột 2: Ghi từ tháng
01/2008 đến tháng 6/2008.
+ Cột 3: Ghi “Đóng theo quy
định tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ”.
+ Cột 4: Ghi tiền lương đóng
BHXH: 3,0.
+ Cột 5: Ghi ký hiệu phụ cấp
được hưởng: “CV".
+ Cột 6: Ghi mức phụ cấp được
hưởng: 0,5.
+ Cột 7: Ghi tỷ lệ % đóng BHXH:
16%.
- Trường hợp người sử dụng lao
động đóng chậm, đóng thiếu của năm trước nhưng đến năm sau đơn vị đóng đủ số
phát sinh trong năm và số đóng chậm, đóng thiếu của năm trước thì khi ghi thời
gian đóng BHXH phải ghi cả những tháng đóng chậm, đóng thiếu của năm trước và
những tháng phát sinh của năm sau.
Ví dụ: Đơn vị X
năm 2008 mới đóng BHXH cho người tham gia đến hết tháng 10/2008, sang năm 2009
đơn vị đóng đủ 12 tháng và đóng cả 02 tháng thiếu của năm 2008 thì việc ghi sổ
như sau:
+ Năm 2008: Phương pháp ghi sổ
(Mẫu 02 của Quyết định số 3339/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam) cuối trang ghi thời
gian đã đóng BHXH từ tháng 01/2008 đến tháng 10/2008 là 0 năm 10 tháng.
+ Năm 2009: Đầu trang, dưới dòng
“Đóng BHXH…” từ tháng 11/2008 đến tháng 12/2009”, phương pháp ghi tương
tự như trên dòng cuối của trang ghi thời gian đóng BHXH hết năm 2009 là 01 năm
02 tháng.
2.2. Đối với người tham gia BHXH
tự nguyện: Hàng năm cơ quan BHXH căn cứ vào phiếu thu tiền hoặc chứng từ chuyển
tiền và sổ theo dõi quá trình đóng BHXH tự nguyện (Mẫu số 04-TN) ban hành kèm
theo công văn số 1564/BHXH-BT ngày 02/6/2008 của BHXH Việt Nam, để ghi quá
trình đóng BHXH tự nguyện trên trang sổ tờ rời, kể cả những người đã được cấp
sổ BHXH theo mẫu sổ quy định tại Quyết định số 1443/LĐ-TBXH ngày 09/10/1995 của
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
3. Ghi sổ
khi người tham gia BHXH thay đổi căn cứ đóng BHXH
3.1. Đối với người tham gia
BHXH:
- Người tham gia bắt buộc: Khi
thay đổi một trong những yếu tố về tiền lương, tiền công hoặc cấp bậc, chức vụ,
chức danh nghề, phụ cấp công việc, nơi làm việc (tên cơ quan, đơn vị, địa chỉ),
mức đóng BHXH (doanh nghiệp đã được xếp hạng phải ghi rõ hạng doanh nghiệp)
hoặc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí tử tuất hoặc nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau,
thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, nghỉ sinh con, nuôi con nuôi
thì người sử dụng lao động phải chuyển danh sách điều chỉnh lao động và mức
đóng BHXH, BHYT (Mẫu số 03a-TBH theo hướng dẫn tại Quyết định số 1333/QĐ-BHXH
của BHXH Việt Nam) cho cơ quan BHXH để cập nhật bổ sung vào cơ sở dữ liệu. Khi
lập biểu mẫu 03a-TBH phải ghi rõ cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, công việc
nặng nhọc, độc hại… nếu tiêu thức nào chưa có trong biểu mẫu thì ghi ở cột 18
(ghi chú).
- Người tham gia BHXH tự nguyện:
Khi thay đổi mức đóng hoặc tạm dừng đóng, sau đó lại tiếp tục đóng thì phải
nhập các nội dung thay đổi vào cơ sở dữ liệu.
3.2. Đối với cơ quan BHXH:
Hàng năm, BHXH tỉnh và BHXH
huyện thực hiện ghi thời gian đóng BHXH của người tham gia BHXH từ cơ sở dữ
liệu vào trang sổ tờ rời bao gồm cả thời gian và trợ cấp nghỉ ốm đau, thai sản.
Sau đó chuyển lại cho người sử dụng lao động hoặc người tham gia BHXH tự nguyện
ký vào nơi quy định và lưu giữ. Trường hợp người tham gia BHXH đã có thời gian
đóng BHXH ở tỉnh khác chuyển đến thì phải đối chiếu giữa nội dung ghi trên sổ
với bản ghi quá trình đóng BHXH theo (Mẫu số 06/SBH) do BHXH tỉnh cũ cấp, nếu
khớp đúng thì cập nhật vào cơ sở dữ liệu.
4. Ghi nội
dung điều chỉnh trên sổ BHXH
4.1. Điều chỉnh về mức đóng: Sổ
BHXH đã ghi, xác nhận, sau đó người tham gia BHXH và người sử dụng lao động có
văn bản đề nghị điều chỉnh các nội dung liên quan đến mức đóng BHXH (chênh lệch
tiền lương, tiền công hoặc các loại phụ cấp) thì BHXH huyện hoặc Phòng thu BHXH
tỉnh kiểm tra, đối chiếu và nhập bổ sung những nội dung thay đổi vào cơ sở dữ
liệu và ghi nội dung điều chỉnh trên sổ: sau dòng ghi quá trình đóng BHXH, cột
1, 2 ghi từ tháng, năm đến tháng, năm; cột 3 ghi nội dung điều chỉnh; các cột
4, 5, 6 ghi mức chênh lệch, cột 7 để trống.
4.2. Điều chỉnh về chức danh
nghề, công việc nặng nhọc độc hại hoặc nơi làm việc có phụ cấp khu vực từ 0,7
trở lên: Khi người tham gia BHXH bổ sung hồ sơ có liên quan đến các điều kiện nói
trên thì Phòng sổ, thẻ kiểm tra, đối chiếu với danh mục chức danh nghề theo quy
định tại các Quyết định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Thông tư
liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của Liên Bộ Nội
vụ - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính – Ủy ban Dân tộc hướng
dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực thì sau dòng ghi quá trình đóng BHXH của
năm được điều chỉnh thì ghi tiếp nội dung điều chỉnh, cột 1, 2 ghi từ tháng năm
đến tháng năm điều chỉnh, cột 3 ghi chức vụ, chức danh nghề, công việc nặng
nhọc độc hại hoặc nơi làm việc có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên được điều
chỉnh; các cột còn lại để trống.
4.3. Điều chỉnh về cộng nối thời
gian: Khi người tham gia BHXH bổ sung hồ sơ gốc mà đủ điều kiện cộng nối thời
gian tham gia BHXH (do ghi sai hoặc ghi chưa đầy đủ) sau dòng ghi quá trình
đóng BHXH của năm cộng nối thì ghi tiếp nội dung điều chỉnh: cột 1, cột 2 ghi
thời gian từ tháng, năm đến tháng, năm; cột 3 ghi cấp bậc, chức vụ, chức danh
nghề, công việc, nơi làm việc; cột 4, 5, 6 và 7 ghi mức tiền lương, phụ cấp làm
căn cứ đóng BHXH và tỷ lệ đóng BHXH.
4.4. Điều chỉnh về nhân thân:
Khi thay đổi (họ tên, ngày, tháng, năm sinh…) theo quy định tại Nghị định số
158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ thì người tham gia BHXH phải có
đơn đề nghị nêu rõ lý do, kèm theo hồ sơ gốc liên quan (sơ yếu lý lịch, lý lịch
đảng viên, quyết định tuyển dụng, hợp đồng lao động, giấy khai sinh…), sổ BHXH.
Đối với người tham gia BHXH bắt buộc, người sử dụng lao động phải lập danh sách
(Mẫu 03b-TBH) và công văn đề nghị điều chỉnh gửi cơ quan BHXH trực tiếp quản
lý. Đối với người tham gia BHXH tự nguyện thì nộp cho BHXH huyện trực tiếp quản
lý. Phòng sổ, thẻ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ của người tham gia BHXH thuộc
các đơn vị do phòng thu quản lý hoặc BHXH huyện chuyển đến, nhập bổ sung nội
dung những nội dung điều chỉnh vào cơ sở dữ liệu, đồng thời ghi nội dung thay
đổi trên trang 3 của sổ theo quy định tại tiết 1.3, điểm 1 Quyết định số
3339/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam.
4.5. Giám đốc BHXH tỉnh, Giám
đốc BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban cơ yếu Chính phủ ký, đóng dấu sau
phần ghi điều chỉnh.
5. Ghi các
chế độ được hưởng: Người tham gia BHXH được giải quyết các chế
độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; Trợ cấp BHXH một lần; hưu trí, tử tuất
thì phòng Chế độ chính sách phải ghi vào phần các chế độ BHXH đã được hưởng
trên trang 3 của sổ BHXH.
6. Ghi sổ
BHXH cấp lại
- Phòng sổ, thẻ căn cứ vào cơ sở
dữ liệu ghi các nội dung trên trang của sổ BHXH và các trang sổ tờ rời. Quá trình
đóng BHXH phải ghi đầy đủ các thời kỳ đóng BHXH đã ghi tại (sổ cũ), Số sổ phải
lấy theo số sổ cũ, kể cả số sổ do tỉnh khác cấp và ghi thêm dòng chữ “Cấp
lần thứ 2…n” ở góc trên bên phải trên trang 2 của sổ BHXH.
- Trường hợp người tham gia BHXH
đã được cấp sổ BHXH theo mẫu sổ cũ thì ghi thời gian đóng BHXH trên mẫu sổ BHXH
mới, phần phụ cấp cột 5 để trống, cột 6 ghi tổng số phụ cấp được hưởng. Nếu
người tham gia BHXH vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc, vừa có thời gian đóng
BHXH tự nguyện thì thời gian đóng BHXH bắt buộc ghi theo mẫu 02, thời gian đóng
BHXH tự nguyện ghi theo mẫu 03 (Quyết định số 3339/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam).
Ví dụ: Ông A đóng
BHXH bắt buộc từ tháng 01/1996 đến tháng 06/2008, từ tháng 07/2008 đến tháng
10/2009 đóng BHXH tự nguyện, từ tháng 11/2009 đến tháng 12/2010 đóng BHXH bắt
buộc. Thì khi cấp lại sổ BHXH ghi như sau:
+ Từ tháng 01/1996 đến tháng
06/2008 ghi theo mẫu số 02.
+ Từ tháng 07/2008 đến tháng
10/2009 ghi theo mẫu số 03.
+ Từ tháng 11/2009 đến tháng
12/2010 ghi theo mẫu số 02.
7. Xác nhận
thời gian đóng BHXH
- Đối với sổ BHXH (Mẫu sổ cũ) đã
cấp trước ngày 31/12/2008 thực hiện chốt sổ theo quy định tại Quyết định số
2352/1999/QĐ-BHXH ngày 28/9/1999 của BHXH Việt Nam, từ ngày 01/01/2009 trở đi,
việc xác nhận quá trình đóng BHXH cho người tham gia BHXH bắt buộc ghi vào
trang sổ tờ rời theo mẫu sổ quy định tại quyết định 3339/QĐ-BHXH của BHXH Việt
Nam.
- Sổ BHXH của người tham gia
BHXH di chuyển ngoài địa bàn tỉnh, ngoài đơn vị Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và
Ban Cơ yếu Chính phủ hoặc sổ BHXH cấp lại hoặc bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc
giải quyết các chế độ trợ cấp BHXH một lần, hưu trí, tử tuất dưới phần ghi thời
gian đóng BHXH của người tham gia BHXH phải ghi thêm dòng chữ “Thời gian
đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất đến tháng… năm… là… năm… tháng”.
- Người tham gia BHXH, đóng đến
thời điểm nào thì xác nhận quá trình đóng BHXH đến thời điểm đó. Giám đốc BHXH
tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ ký, ghi họ tên và
đóng dấu.
8. Thẩm
quyền ký xác nhận sổ BHXH
8.1. Thẩm định hồ sơ cấp sổ BHXH
- BHXH huyện: Thẩm định tờ khai
tham gia BHXH của người tham gia BHXH do BHXH huyện quản lý, trừ các trường hợp
người tham gia BHXH đã có thời gian làm việc trong khu vực Nhà nước trước ngày
01/01/1995.
- BHXH tỉnh: Thẩm định tờ khai
tham gia BHXH, BHYT của người tham gia BHXH do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý và
người tham gia BHXH có thời gian làm việc trong khu vực Nhà nước trước ngày
01/01/1995 thuộc BHXH huyện quản lý; cấp lại sổ BHXH; các nội dung điều chỉnh
trên sổ BHXH.
- BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công
an, Ban Cơ yếu Chính phủ: Thẩm định tờ khai và các nội dung điều chỉnh trên sổ
BHXH của người tham gia BHXH do đơn vị quản lý.
8.2. Ký, xác nhận trên sổ BHXH
- BHXH huyện: Ký và đóng dấu khi
cấp sổ BHXH lần đầu và các lần đóng BHXH tiếp theo hoặc thay đổi về nơi làm
việc (tên cơ quan, đơn vị, địa chỉ), cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, mức đóng
BHXH đối với người tham gia BHXH thuộc các đơn vị do BHXH huyện quản lý.
- BHXH tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng,
Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ: Ký, đóng dấu trong các trường hợp cấp sổ lần
đầu, cấp lại sổ BHXH, các nội dung điều chỉnh, bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc
di chuyển ngoài địa bàn tỉnh, ngoài đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban
Cơ yếu Chính phủ hoặc chốt thời gian đóng BHXH để giải quyết các chế độ BHXH.
Trường hợp ký, xác nhận thời gian đóng BHXH hàng năm, có thể ủy quyền cho
Trưởng phòng sổ, thẻ.
VI. QUẢN LÝ
VÀ SỬ DỤNG SỔ BHXH
1. Quản
lý, sử dụng sổ BHXH
1.1. Người tham gia BHXH:
- Bảo quản sổ BHXH trong các
trường hợp: Đóng BHXH tự nguyện, tự đóng, ngừng đóng BHXH, bảo lưu thời gian
tham gia đóng BHXH, di chuyển đơn vị (ngoài địa bàn huyện, tỉnh hoặc ngoài Bộ
Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ) hoặc đã hưởng các chế độ trợ cấp
một lần, trợ cấp hưu trí. Trường hợp người tham gia BHXH chuyển đến nơi làm
việc mới phải nộp sổ BHXH và bản xác nhận quá trình đã đóng BHXH do cơ quan
BHXH quản lý cấp trước khi bảo lưu hoặc di chuyển cho người sử dụng lao động
hoặc cơ quan BHXH nơi đến.
- Sổ BHXH đã giải quyết chế độ
trợ cấp một lần, nếu người tham gia BHXH tiếp tục đóng BHXH thì được sử dụng
tiếp để ghi quá trình đóng, hưởng BHXH.
- Không được tự ý sửa chữa, tẩy
xóa làm sai lệch nội dung ghi trên sổ BHXH.
1.2. Người sử dụng lao động: Bảo
quản sổ BHXH khi người tham gia BHXH đang làm việc, không để hư hỏng hoặc làm
mất. Trường hợp người tham gia BHXH bỏ việc mà chưa nhận sổ BHXH thì người sử
dụng lao động có trách nhiệm thông báo để người tham gia BHXH đến nhận sổ BHXH.
Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày thông báo nếu người tham gia BHXH không đến
nhận sổ thì người sử dụng lao động nộp sổ BHXH đó cho cơ quan BHXH quản lý trực
tiếp.
1.3. Cơ quan Bảo hiểm xã hội:
- Bảo quản cẩn thận không để hư
hỏng giấy tờ, công văn và hồ sơ liên quan của người tham gia BHXH và người sử
dụng lao động khi cấp sổ lần đầu, khi cấp lại sổ và khi điều chỉnh…; sổ BHXH
của những người tham gia BHXH đã bỏ việc mà người sử dụng lao động nộp lại cho
cơ quan BHXH.
- Khi giao – nhận sổ BHXH với
người sử dụng lao động hoặc người tham gia BHXH phải ghi đầy đủ nội dung trên
trang 1, trang 2 của sổ; ký và đóng dấu vào nơi quy định trên sổ BHXH; lập Biên
bản giao, nhận sổ BHXH (Mẫu số 02/SBH) và mở Sổ theo dõi giao, nhận sổ BHXH
(Mẫu số 06/SBH).
2. Phôi sổ
BHXH
2.1. Lập kế hoạch phôi sổ BHXH
2.1.1. BHXH huyện: Căn cứ nhu
cầu sử dụng sổ BHXH, lập kế hoạch đăng ký phôi sổ BHXH (kể cả số lượng các
trang sổ tờ rời) sử dụng cho năm sau gửi BHXH tỉnh trước ngày 25/8 hàng năm.
2.1.2. BHXH tỉnh, BHXH Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ: Căn cứ nhu cầu sử dụng sổ BHXH, lập kế
hoạch đăng ký phôi sổ BHXH sử dụng cho năm sau gửi BHXH Việt Nam trước ngày 01/9 hàng năm.
2.1.3. BHXH Việt Nam
- Ban Thu BHXH: Tổng hợp kế
hoạch đăng ký phôi sổ BHXH sử dụng cho năm sau của BHXH các tỉnh, BHXH Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ trình Tổng Giám đốc phê duyệt, sau đó
gửi Văn phòng và thông báo cho BHXH các tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an,
Ban Cơ yếu Chính phủ trước 15/9 hàng năm.
- Văn phòng: Chủ trì phối hợp
với Ban Thu BHXH tổ chức in và cấp phát phôi sổ (bao gồm cả túi nylon để bảo
quản sổ BHXH) cho BHXH tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính
phủ theo kế hoạch trước ngày 20/11 hàng năm;
2.2. Giao, nhận phôi sổ BHXH:
Quá trình giao, nhận đều phải thực hiện kiểm đếm và được theo dõi chặt chẽ trên
sổ kho (Mẫu S21-BH của QĐ số 51/2007/QĐ-BTC); hàng quý, hàng năm, thực hiện
kiểm kê theo quy định. Trường hợp số lượng phôi sổ BHXH thiếu hoặc chất lượng
phôi sổ không đảm bảo như: rách, bẩn, thiếu trang… thì BHXH tỉnh, BHXH Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ lập biên bản, kèm phôi sổ hỏng do lỗi
của nhà in gửi về BHXH Việt Nam để BHXH Việt Nam yêu cầu nhà thầu in cấp bù.
3. Quản lý
phôi và sổ BHXH bị hỏng không sử dụng được
3.1. Cơ quan BHXH tổ chức quản
lý và mở sổ theo dõi giao, nhận sổ BHXH kể cả các trang sổ tờ rời theo số
serial (Mẫu số 06/SBH) nếu để hư hỏng hoặc mất thì phải chịu trách nhiệm và bồi
thường thiệt hại.
3.2. Bìa sổ BHXH hoặc trang sổ
tờ rời in hỏng, BHXH huyện phải chuyển về BHXH tỉnh để kiểm tra, xử lý; Sổ BHXH
thu hồi để cấp lại không được hủy, phải lưu cùng hồ sơ cấp sổ BHXH.
3.3. Định kỳ hàng năm BHXH tỉnh
tổ chức hủy sổ BHXH hỏng (do cơ quan BHXH in hỏng). Khi hủy sổ BHXH phải thành
lập Hội đồng hủy sổ do Giám đốc BHXH tỉnh làm Chủ tịch, lãnh đạo phòng sổ, thẻ
và các phòng nghiệp vụ liên quan khác làm ủy viên; kiểm tra, lập bảng kê chi
tiết về số lượng, tình trạng của sổ BHXH hỏng không sử dụng được; lập Biên bản
hủy và gửi kèm theo Quyết định, cùng bảng kê chi tiết sổ BHXH hủy về BHXH Việt
Nam (Mẫu số 03/SBH).
4. Chế độ
thông tin báo cáo
4.1. BHXH huyện, tỉnh mở sổ theo
dõi gồm: Sổ theo dõi giao, nhận sổ BHXH (Mẫu số 07/SBH); Sổ theo dõi tình hình
cấp sổ BHXH của đơn vị theo (Mẫu số 08/SBH); BHXH tỉnh mở thêm sổ theo dõi quản
lý số sổ cấp cho người tham gia BHXH (Mẫu 12/SBH).
4.2. Hàng quý, hàng năm BHXH
huyện, tỉnh có trách nhiệm lập báo cáo tổng hợp tình hình cấp, quản lý và sử
dụng sổ BHXH trên địa bàn huyện (Mẫu 09/SBH), tỉnh (Mẫu 10/SBH):
- BHXH huyện lập và chuyển về
BHXH tỉnh trước ngày 20 tháng đầu quý sau.
- BHXH tỉnh lập và chuyển về
BHXH Việt Nam trước ngày 25 tháng đầu quý sau.
4.3. Cơ sở dữ liệu chuyển qua
đường truyền FPT về BHXH Việt Nam (Trung tâm Công nghệ thông tin):
- Trước ngày 05 tháng đầu quý
sau, BHXH tỉnh chuyển cơ sở dữ liệu của quý trước về Trung tâm Công nghệ thông
tin (CNTT) để tổng hợp, sau đó Trung tâm CNTT chuyển cho các Ban Nghiệp vụ có
liên quan để theo dõi và chỉ đạo.
- Trước ngày 05 hàng tháng đối
với BHXH tỉnh và trước ngày 05 tháng đầu quý sau đối với BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ
Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ, chuyển cơ sở dữ liệu “Danh sách người tham gia
BHXH nghỉ hưởng trợ cấp một lần, hưu trí hàng tháng” của tháng trước về Trung
tâm CNTT; Trung tâm CNTT có trách nhiệm tổng hợp cơ sở dữ liệu chung trong toàn
quốc, sau đó chuyển lại cho BHXH các tỉnh và BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an,
Ban Cơ yếu Chính phủ trước ngày 15 hàng tháng, để làm căn cứ đối chiếu trước
khi cấp lại sổ và giải quyết chế độ BHXH một lần hoặc hưu trí cho người tham
gia BHXH.
Phần 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Quy định chuyển tiếp.
- Sổ BHXH đã cấp theo mẫu quy
định tại Quyết định số 1443/LĐ-TBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,
được tiếp tục sử dụng để ghi, chốt thời gian đóng BHXH cho người tham gia BHXH
bắt buộc đến hết ngày 31/12/2008 theo quy định tại Quyết định số 2352/QĐ-BHXH
của BHXH Việt Nam. Thời gian đóng, xác nhận và chốt sổ BHXH từ ngày 01/01/2009
trở đi thực hiện ghi từ cơ sở dữ liệu vào trang sổ tờ rời theo mẫu quy định tại
Quyết định số 3339/QĐ-BHXH và Quyết định này của BHXH Việt Nam. Khi người tham gia BHXH thay đổi nhân thân căn cứ vào văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền, đơn đề nghị của người tham gia BHXH và công văn của người sử dụng lao
động, Phòng sổ, thẻ ghi các nội dung thay đổi vào trang 46 của (sổ cũ).
- Đối với người tham gia BHXH
được hưởng nhiều loại phụ cấp từ ngày 01/01/2007 đến trước ngày 31/12/2008 thì
phương pháp ghi như sau: Cột 1, 2 ghi từ tháng, đến tháng, Cột 3 ghi cấp bậc,
chức vụ, chức danh nghề…, cột 4 ghi tiền lương, tiền công được hưởng, cột 5 ghi
hệ số hoặc tỷ lệ % phụ cấp được hưởng, cột 6, 7 ghi tỷ lệ đóng BHXH, cột 8 ghi
tổng số tiền đóng BHXH 1 tháng.
Ví dụ: Ông A được
hưởng phụ cấp chức vụ là 0,5; phụ cấp thâm niên vượt khung là 10%; phụ cấp thâm
niên nghề là 15% thì ghi như sau:
+ Cột 3: Dưới phần ghi cấp bậc,
chức vụ, chức danh nghề…, ghi loại phụ cấp được hưởng theo thứ tự dòng như sau:
Phụ cấp chức vụ; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề.
+ Cột 5: Tương ứng với dòng phụ
cấp ghi ở cột 3, ghi mức phụ cấp được hưởng: 0,5; 10%; 15%.
- Trường hợp một người tham gia
tại nhiều đơn vị khác nhau được cấp từ 02 sổ BHXH trở lên thì cơ quan BHXH lập
biên bản thu hồi các sổ BHXH đã cấp, đồng thời ghi thời gian đóng BHXH của
người tham gia BHXH tại các sổ BHXH cấp sau vào sổ BHXH cấp lần đầu.
2. Trách nhiệm của Giám đốc BHXH
tỉnh: Chỉ đạo, hướng dẫn BHXH các huyện, người sử dụng lao động và người tham
gia BHXH thực hiện đúng các quy định tại văn bản này. Việc cấp sổ đối với cán
bộ công chức thuộc ngành BHXH thực hiện theo Quyết định số 1556/QĐ-BHXH-TCCB
ngày 29/10/2003 của BHXH Việt Nam.
3. Trách nhiệm của Giám đốc BHXH
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ: Căn cứ quy định tại văn bản
này sau khi có sự thỏa thuận với BHXH Việt Nam để hướng dẫn cho phù hợp với
điều kiện cụ thể về số sổ, thẩm quyền ký tờ khai, cấp sổ lần đầu… của Bộ và của
Ban, đảm bảo việc quản lý đối với người tham gia BHXH được thuận tiện và chặt
chẽ.
4. Xử lý vi phạm: Cơ quan, đơn
vị, tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm các Điều, khoản quy định của Luật
BHXH như:
- Gây phiền hà không nộp hồ sơ
để cơ quan BHXH cấp sổ BHXH, không cấp hoặc ghi, chốt sổ đúng thời gian quy
định làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia BHXH;
- Kê khai và xác nhận không đúng
sự thật hoặc gian lận, giả mạo hồ sơ hoặc sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội
dung ghi trên sổ BHXH.
Tùy theo mức độ, nếu vi phạm
hành chính trong lĩnh vực BHXH bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị
định số 135/2007/NĐ-CP ngày 16/8/2007 của Chính phủ, nếu gây thiệt hại cho quỹ
BHXH thì phải bồi thường, nếu nghiêm trọng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
DANH MỤC
BIỂU MẪU SỔ BHXH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3636/QĐ-BHXH ngày 16 tháng 6 năm 2008
của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam)
Số
TT
|
Tên
biểu mẫu
|
Số
hiệu
|
Trách
nhiệm lập
|
1
|
Danh sách lao động cấp sổ BHXH
|
01/SBH
|
Đơn
vị SDLĐ
|
2
|
Biên bản giao, nhận sổ BHXH
|
02/SBH
|
BHXH
tỉnh, BHXH huyện và đơn vị SDLĐ
|
3
|
Biên bản hủy sổ BHXH
|
03/SBH
|
BHXH
tỉnh
|
4
|
Đăng ký kế hoạch cấp sổ BHXH
|
04/SBH
|
BHXH
tỉnh, BHXH huyện
|
5
|
Đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH
|
05/SBH
|
Người
tham gia BHXH
|
6
|
Bản ghi quá trình đóng BHXH
|
06/SBH
|
BHXH
tỉnh
|
7
|
Sổ theo dõi giao, nhận sổ BHXH
|
07/SBH
|
BHXH
tỉnh, BHXH huyện
|
8
|
Sổ theo dõi tình hình cấp sổ
BHXH
|
08/SBH
|
BHXH
tỉnh, BHXH huyện
|
9
|
Báo cáo tổng hợp tình hình sổ
BHXH
|
09/SBH
|
BHXH
huyện
|
10
|
Báo cáo tổng hợp tình hình sổ
BHXH
|
10/SBH
|
BHXH
tỉnh
|
11
|
Đăng ký kế hoạch cấp số sổ
BHXH
|
11/SBH
|
BHXH
huyện
|
12
|
Sổ theo dõi việc cấp số sổ
BHXH
|
12/SBH
|
BHXH
tỉnh
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------
Mẫu số: 02/SBH
BIÊN BẢN GIAO, NHẬN
SỔ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Hôm nay, ngày… tháng… năm…
Tại:........................................................................................................................
Chúng tôi gồm:
BÊN GIAO (tên đơn vị giao):...................................................................................
- Địa chỉ:................................................................................................................
- Ông, bà:…………………………… chức danh........................................... là
đại diện
- CMT số:…………………………… do Công
an…………………….. cấp ngày..............
BÊN NHẬN (tên đơn vị nhận):..................................................................................
- Địa chỉ:................................................................................................................
- Ông, bà:…………………………… chức danh........................................... là
đại diện
- CMT số:…………………………… do Công
an…………………….. cấp ngày..............
Thực hiện giao, nhận sổ BHXH như
sau:
1- Số lượng (bằng số)
- Bìa sổ (bằng số):………………… bìa,
bằng chữ:....................................................
- Trang sổ tờ rời (bằng số):………
tờ, bằng chữ.......................................................
2- Hiện trạng sổ BHXH lúc giao
nhận:......................................................................
.............................................................................................................................
Biên bản được lập vào hồi ……..
giờ ……… phút, ngày…… tháng……. năm…….
Biên bản được lập 2 bản: Bên
giao giữ 01 bản, bên nhận giữ 01 bản.
ĐẠI
DIỆN BÊN GIAO
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
ĐẠI
DIỆN BÊN NHẬN
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Mục đích: Để ghi nhận
việc giao hoặc nhận sổ BHXH giữa Cơ quan BHXH và Đơn vị sử dụng lao động (khi
bàn giao sổ BHXH cấp mới hoặc thu hồi sổ BHXH hỏng).
Phương pháp lập: Cơ quan
BHXH và đại diện đơn vị sử dụng lao động lập, khi thực hiện giao, nhận sổ BHXH.
- Ghi rõ ngày tháng, địa điểm
nơi giao, nhận sổ BHXH.
- Bên giao ghi đầy đủ, họ tên,
chức danh… của người đại diện cho bên giao.
- Bên nhận ghi đầy đủ, họ tên,
chức danh… của người đại diện cho bên nhận.
- Các nội dung giao nhận phải
ghi cụ thể số lượng, hiện trạng sổ BHXH khi giao, nhận.
- Đại diện bên giao và bên nhận
ký, ghi rõ họ tên.
BHXH……………………
BHXH…………………….
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
|
Mẫu số 03/SBH
|
BIÊN BẢN HỦY SỔ BHXH
Hôm nay, ngày… tháng… năm…
Tại:.......................................................................................................................
Hội đồng xử lý sổ BHXH hỏng,
không sử dụng được tỉnh, thành phố....... bao gồm:
- Ông, bà:………………………………………………………. -
Chủ tịch:
- Ông, bà:………………………………………………………. -
Ủy viên
- …………………………………………………………………. -
Ủy viên
Sau khi kiểm tra, xác định số
lượng, thực trạng sổ BHXH hỏng, không sử dụng được, Hội đồng hủy sổ BHXH xử lý
theo quy định của BHXH Việt Nam, cụ thể như sau:
1- Số lượng sổ hủy:
- Bìa sổ (bằng số):………………………….
bìa, bằng chữ:.........................................
- Trang sổ tờ rời (bằng số):………………..
tờ, bằng chữ..........................................
2. Tình trạng sổ BHXH hỏng:
- Ghi sai khi cấp sổ BHXH:
+ Bìa sổ (bằng số):………………………….
bìa, bằng chữ:........................................
+ Trang sổ tờ rời (bằng
số):……………….. tờ, bằng chữ.........................................
- Khác:
+ Bìa sổ (bằng số):………………………….
bìa, bằng chữ:........................................
+ Trang sổ tờ rời (bằng
số):……………….. tờ, bằng chữ.........................................
3. Phương pháp xử lý:
- Cắt, xén, xé.................................... c
- Đốt................................................... c
- Hủy bằng hóa chất............................... c
- Khác........................................................ c
4. Kiến nghị:
Hội đồng đã hoàn thành việc hủy
số sổ BHXH nêu trên, theo đúng phương pháp quy định vào hồi….. giờ….. phút cùng
ngày, với đầy đủ các thành viên tham gia có ký tên dưới đây. Biên bản được lập thành
03 bản: 02 bản lưu tại BHXH tỉnh, 01 bản gửi về BHXH Việt Nam để báo cáo.
CÁC
ỦY VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh)
|
CHỦ
TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký tên, đóng dấu)
|
Mục đích: Để ghi nhận trình
tự, thủ tục, nội dung hủy sổ BHXH hỏng, không sử dụng được.
Phương pháp lập: Ghi rõ
ngày tháng, địa điểm, họ tên, chức danh các thành viên trong Hội đồng hủy sổ
BHXH.
- Mục 1: Ghi số lượng sổ BHXH
hủy.
- Mục 2: Ghi tình trạng sổ BHXH
hỏng khi hủy.
- Mục 3: Ghi các phương pháp xử
lý.
- Mục 4: Ghi những nội dung kiến
nghị của hội đồng hủy sổ BHXH.
- Chủ tịch Hội đồng ký, ghi rõ
họ tên, đóng dấu; các ủy viên ký, ghi rõ họ tên từng người.
BHXH……………………
BHXH…………………….
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
|
Mẫu số 04/SBH
|
ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH CẤP
SỔ BHXH
Năm……………
1. Sổ BHXH tồn năm trước chuyển
sang:
- Bìa sổ BHXH:
- Các trang tờ sổ rời:
2. Đã nhận trong năm:
- Bìa sổ BHXH:
- Các trang tờ sổ rời:
3. Dự kiến sử dụng trong năm:
- Bìa sổ BHXH:
- Các trang tờ sổ rời:
4. Dự kiến số tồn chuyển sang
năm sau:
- Bìa sổ BHXH:
- Các trang tờ sổ rời:
5. Kế hoạch sử dụng sổ BHXH năm
sau.
5.1. Số lượng:
- Bìa sổ BHXH:
Trong đó: - Cấp mới:
- Cấp
lại:
- Các trang tờ sổ rời:
5.2. Thời gian nhận sổ BHXH.
- Quý I:
- Quý II:
- Quý III:
- Quý IV:
6. Ghi chú:
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
TRƯỞNG PHÒNG……
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
……,
ngày… tháng… năm……
GIÁM ĐỐC
(Ký, tên, đóng dấu)
|
Mục đích: Để BHXH tỉnh và
BHXH huyện đăng ký số lượng sổ BHXH sử dụng năm sau.
Phương pháp lập:
- Chỉ tiêu 1: Ghi số tồn năm
trước chuyển sang.
- Chỉ tiêu 2: Ghi số lượng bìa
sổ và các trang sổ tờ rời nhận trong năm.
- Chỉ tiêu 3: Ghi dự kiến kế
hoạch sử dụng bìa sổ và các trang sổ tờ rời trong năm.
- Chỉ tiêu 4: Ghi dự kiến số
lượng bìa sổ và các trang sổ tờ rời tồn chuyển sang năm sau.
- Chỉ tiêu 5: Ghi kế hoạch sử
dụng BHXH của năm sau (ghi cụ thể từng quý).
- Chỉ tiêu 6: Ghi những nội dung
cần giải trình.
Ghi chú: BHXH huyện lập
thì bỏ nội dung Trưởng phòng.
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Mẫu số 05/SBH
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI
SỔ BHXH
Kính
gửi: Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố………….
Tên tôi
là:…………………………………………………………. Giới tính:........................
Ngày, tháng, năm sinh:...........................................................................................
Nguyên quán:.........................................................................................................
Nơi cư trú (thường trú hoặc tạm
trú):.......................................................................
.............................................................................................................................
Giấy chứng minh thư số:........................................................................................
Nơi cấp:…………………………………………………………..
ngày cấp:.......................
Số sổ BHXH:.........................................................................................................
Nơi cấp sổ BHXH lần đầu (BHXH
tỉnh hoặc huyện):..................................................
.............................................................................................................................
Nơi làm việc (đối với người tham
gia BHXH bắt buộc) hoặc nơi tham gia BHXH (đối với người tham gia BHXH tự
nguyện):
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Lý do cấp lại sổ BHXH hoặc trang
sổ tờ rời:............................................................
.............................................................................................................................
Tôi xin cam đoan và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai trên, đề nghị cơ quan BHXH xem xét
cấp lại sổ BHXH cho tôi.
|
……...,
ngày… tháng… năm……
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Mục đích: Để người tham
gia BHXH kê khai nội dung, lý do cấp lại sổ BHXH khi mất hoặc hỏng bìa sổ BHXH
và các trang sổ tờ rời.
Phương pháp lập: Người
tham gia BHXH kê khai đầy đủ các nội dung có trong mẫu đơn như: Họ tên, ngày
tháng năm sinh, nguyên quán, nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú), nơi làm việc
hoặc nơi đóng BHXH (đối với người tham gia BHXH tự nguyện), lý do cấp lại sổ
BHXH.
Ghi chú: Người đang tham
gia BHXH thì ghi tên cơ quan, đơn vị, địa chỉ nơi làm việc hoặc nơi đóng BHXH.
Trường hợp ngừng đóng BHXH thì ghi tên cơ quan, đơn vị, địa chỉ nơi làm việc
hoặc nơi đóng BHXH trước khi ngừng việc.
BHXH……………………
BHXH…………………….
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
|
Mẫu số 06/SBH
|
BẢN GHI QUÁ TRÌNH
ĐÓNG BHXH
Số
sổ:…………………………………….
- Họ và tên:………………………………………………………….
Giới tính:....................
- Ngày tháng năm
sinh:…../……/…………., Dân tộc:………….., Quốc tịch:................
- Nguyên quán:......................................................................................................
- Nơi cư trú:...........................................................................................................
- Giấy chứng minh thư
số:………………Nơi cấp:……………….. Ngày cấp:…/…/.......
- Số tài khoản cá
nhân:……………………………; tại ngân hàng:................................
- Số điện thoại:……………………………………..;
Email:...........................................
- Số thẻ bảo hiểm y tế (nếu có):..............................................................................
- Quyền lợi khám chữa bệnh:..................................................................................
Từ
tháng/ năm
|
Đến
tháng/ năm
|
Cấp
bậc, chức vụ, chức danh nghề, công việc, nơi làm việc hoặc nơi đăng ký đóng
BHXH
|
Tiền
lương, tiền công hoặc mức thu nhập tháng
|
Phụ
cấp
|
Tỷ
lệ đóng BHXH
|
Chức
vụ
|
TN
VK
|
TN
nghề
|
Khác
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thời gian đóng BHXH vào quỹ hưu
trí, tứ tuất đến tháng… năm… là… năm… tháng.
|
……,
ngày… tháng… năm…….
GIÁM ĐỐC
(Ký, tên, đóng dấu)
|
Mục đích: Để ghi, xác
nhận quá trình đóng BHXH của người tham gia BHXH.
Phương pháp lập: BHXH
tỉnh in, cấp cho người tham gia BHXH trong các trường hợp di chuyển ngoài tỉnh
hoặc bảo lưu thời gian đóng BHXH.
- Ghi đầy đủ các nội dung liên
quan đến việc quản lý người tham gia BHXH. Riêng đối với người tham gia BHXH tự
nguyện chỉ ghi các tiêu thức có trong Tờ khai tham gia BHXH tự nguyện.
- Bảng quá trình đóng BHXH:
+ Cột 1, 2: Ghi thời gian đóng
BHXH từ tháng… đến tháng…
+ Cột 3: Ghi đầy đủ cấp bậc,
chức vụ, chức danh nghề, công việc, nơi làm việc (tên cơ quan, đơn vị, địa
chỉ). Riêng người tham gia BHXH tự nguyện ghi địa chỉ nơi đăng ký đóng BHXH.
+ Cột 4: Ghi mức tiền lương,
tiền công hoặc mức thu nhập tháng (đối với người tham gia BHXH tự nguyện) làm
căn cứ đóng BHXH.
+ Cột 5, 6, 7, 8: Ghi hệ số hoặc
tỷ lệ % phụ cấp người tham gia BHXH được hưởng.
+ Cột 9: Ghi tỷ lệ đóng BHXH.
- Dưới bảng quá trình đóng BHXH,
ghi tổng thời gian (số năm, số tháng) đã đóng BHXH.
Ghi chú: Mẫu này không có
giá trị để giải quyết các chế độ BHXH.
BHXH……………………
BHXH…………………….
SỔ THEO DÕI GIAO, NHẬN SỔ
BHXH
Năm:…………………..
Mẫu số 07/SBH
Tên đơn
vị:………………………………………………………… Mã đơn vị:....................
Địa chỉ:..................................................................................................................
Điện thoại:………………………..
Fax:………………….. Email:....................................
Ngày
tháng năm giao, nhận
|
Đại
diện đơn vị (ghi rõ họ tên)
|
Số
giấy giới thiệu hoặc CMT
|
Số
lượng giao
|
Ghi
chú
|
Giao
|
Nhận
|
Bìa
sổ
|
Tờ
rời
|
Bìa
sổ
|
Tờ
rời
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
……………
|
|
|
|
|
|
|
|
……………
|
|
|
|
|
|
|
|
……………
|
|
|
|
|
|
|
|
……………
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
quý
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
năm
|
|
|
|
|
|
|
|
Mục đích: Để theo dõi
việc giao, nhận sổ BHXH giữa cơ quan BHXH và đơn vị sử dụng lao động.
Phương pháp lập: BHXH
tỉnh hoặc huyện căn cứ vào Biên bản giao, nhận sổ BHXH để mở chi tiết cho từng
đơn vị (mỗi đơn vị mở 01 trang sổ để theo dõi quá trình giao, nhận sổ BHXH
trong năm).
- Cột 1: Ghi ngày, tháng, năm
giao, nhận sổ BHXH.
- Cột 2: Ghi họ và tên người đại
diện đơn vị sử dụng lao động giao, nhận sổ BHXH.
- Cột 3: Ghi số Giấy giới thiệu
của đơn vị sử dụng lao động hoặc số Giấy chứng minh nhân dân của người giao,
nhận sổ BHXH.
- Cột 4, 5, 6, 7: Ghi số lượng
sổ BHXH giao, nhận (bài sổ và các trang tờ rời).
- Cột 8: Ghi những điểm cần lưu
ý (nếu bàn giao sổ hỏng để cấp lại thì ghi “cấp lại”, nếu bàn giao sổ BHXH do
người lao động không đến nhận thì ghi “thu hồi”).
Ghi chú:
- Hàng quý, năm phải cộng chân.
Khi mở sổ phải ghi rõ số quyển, số trang, năm mở, họ tên người mở sổ, giám đốc
BHXH tỉnh hoặc huyện ký, đóng dấu.
- Hàng quý, năm BHXH tỉnh mở sổ
này để theo dõi việc giao nhận sổ giữa tỉnh với huyện khi cấp sổ BHXH của người
tham gia BHXH do BHXH huyện quản lý.