BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 935/KH-BHXH
|
Hà Nội, ngày 20
tháng 03 năm 2014
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI NĂM 2014
Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục
pháp luật ngày 20/6/2012, hướng dẫn của Bộ Tư pháp về công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật và trên cơ sở nhiệm vụ trọng tâm năm 2014
của Ngành, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng Kế hoạch
triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngành Bảo hiểm xã hội năm 2014
như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
(PBGDPL) nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật của công chức,
viên chức trong Ngành và tổ chức, cá nhân, nhất là pháp luật
về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) để tổ chức
thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị và của Ngành; đồng thời
nâng cao ý thức tự giác tham gia BHXH, BHYT của các tổ chức cá nhân tiến tới mục
tiêu BHYT toàn dân và BHXH cho mọi người lao động.
2. Yêu cầu
a) Công tác PBGDPL cần bám sát nội
dung, yêu cầu trong các văn bản của Đảng, Nhà nước của Bộ Tư pháp về PBGDPL;
công tác PBGDPL cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và được xây dựng
trong chương trình công tác của cơ quan BHXH các cấp.
b) Lựa chọn và cập nhật kịp thời nội
dung của pháp luật mới, để phổ biến phù hợp với đối tượng, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả thiết thực.
c) Đảm bảo sự kết hợp hài hòa các
hình thức PBGDPL, tập trung việc tổ chức PBGDPL về BHXH cấp tỉnh, cấp huyện.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC
VÀ THỜI GIAN PBGDPL
1. Đối tượng
a) Công chức, viên chức giữ chức vụ
quản lý thuộc hệ thống cơ quan BHXH Việt Nam.
b) Viên chức và lao động hợp đồng làm
chuyên môn nghiệp vụ thuộc BHXH Việt Nam và BHXH cấp tỉnh, cấp huyện.
c) Một số tổ chức, cá nhân tham gia
BHXH, BHYT.
2. Nội dung PBGDPL
Phổ biến các chính sách, pháp luật
chung của Nhà nước liên quan đến hoạt động của Ngành và pháp luật về BHXH,
BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp, trong đó tập trung vào các văn bản quy phạm pháp luật
sau:
- Hiến pháp năm 2013;
- Bộ Luật Lao động;
- Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn
thi hành;
- Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn
thi hành;
- Luật Viên chức và các luật liên
quan;
- Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày
22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày
14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt trong lĩnh vực y tế;
- Các văn bản hướng dẫn liên quan.
(Riêng đối với Luật BHXH, Luật
BHYT, thời gian phổ biến sau khi Luật BHXH và Luật BHYT được sửa đổi, bổ sung).
3. Hình thức và thời gian
PBGDPL
a) Hình thức
- Tổ chức hội nghị PBGDPL theo nhóm đối
tượng để lựa chọn quy mô và nội dung phù hợp.
- Lồng ghép nội dung trong công tác
tuyên truyền, các hội nghị tập huấn triển khai công tác nghiệp vụ. Ưu tiên tập
trung PBGDPL cho nhóm cán bộ mới tuyển dụng vào Ngành tư thời điểm tháng
10/2011 đến nay.
- Tổ chức tạo điều kiện để công chức,
viên chức tự nghiên cứu văn bản quy phạm pháp luật. Đối với
các công chức, viên chức giữ chức vụ quản lý, thường xuyên tự nghiên cứu các
văn bản quy phạm pháp luật để cập nhật kịp thời thông tin phục vụ cho công tác
quản lý, điều hành.
- Riêng đối với BHXH các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương cần phối hợp với Sở Tư pháp địa phương để PBGDPL.
b) Thời gian
- Tại BHXH Việt Nam: tổ chức vào quý
II, quý III, quý IV, mỗi quý 01 hội nghị.
- Tại BHXH các tỉnh, thành phố lựa chọn
thời gian phù hợp vào các quý II, quý III, quý IV để tổ chức,
mỗi quý ít nhất 01 hội nghị.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của các đơn
vị trực thuộc
a) Ban Pháp chế xây
dựng kế hoạch chi tiết cho từng hội nghị tại BHXH Việt
Nam. Giúp Tổng Giám đốc theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra công tác PBGDPL và tổng hợp,
báo cáo tình hình tổ chức thực hiện PBGDPL theo quy định.
b) Các Ban nghiệp vụ theo chức năng,
nhiệm vụ được giao chuẩn bị tài liệu và nội dung PBGDPL
thuộc lĩnh vực phụ trách.
c) Văn phòng chuẩn bị cơ sở vật chất
và các điều kiện để tổ chức PBGDPL.
d) Ban Tuyên truyền, Báo BHXH, Tạp
chí BHXH: Tổ chức tuyên truyền pháp luật BHXH, BHYT và các luật liên quan theo
quy định.
2. Bảo hiểm xã hội các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương
a) Căn cứ nội dung và hình thức nêu
trên xây dựng Kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện PBGDPL
năm 2014 tại địa phương.
b) Báo cáo kết quả thực hiện công tác
PBGDPL 6 tháng đầu năm trước ngày 30/5/2014 và báo cáo 01 năm trước ngày
30/11/2014 về BHXH Việt Nam (qua Ban Pháp chế) để tổng hợp.
3. Kinh phí tổ chức thực hiện
a) Kinh phí cho công tác PBGDPL thực
hiện theo quy định hiện hành được đảm bảo và tổng hợp vào
dự toán kinh phí chi quản lý bộ máy của đơn vị.
b) Ban Pháp chế chủ
trì, phối hợp với Văn phòng và Ban Tài chính - Kế toán xây dựng dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch, trình Tổng Giám đốc
xem xét, phê duyệt.
c) BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí từ nguồn kinh phí do BHXH Việt Nam phân bổ theo dự toán
chi quản lý bộ máy đã được Tổng Giám đốc BHXH phê duyệt./.
Nơi nhận:
- Tổng Giám đốc (để b/c);
- Các Phó Tổng Giám đốc;
- Các đơn vị trực thuộc BHXHVN:
- BHXH các tỉnh, TP;
- Lưu: VT, PC (05).
|
KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Đỗ Văn Sinh
|