Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 4107/KH-UBND 2018 thực hiện cải cách chính sách bảo hiểm xã hội Hải Dương

Số hiệu: 4107/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương Người ký: Lương Văn Cầu
Ngày ban hành: 22/11/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4107/KH-UBND

Hải Dương, ngày 22 tháng 11 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 28-NQ/TW NGÀY 23/5/2018 HỘI NGHỊ LẦN THỨ BẢY BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHÓA XII VỀ CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI

Căn cứ Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (sau đây gọi tt là Nghị quyết số 28-NQ/TW); Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 13/8/2018 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 102/NQ-CP); Nghị quyết số 125/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 125/NQ-CP); Kế hoạch số 109-KH/TU ngày 07/9/2018 của Tỉnh ủy Hải Dương thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 21/5/2018 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (sau đây gọi tắt là Kế hoạch số 109-KH/TU). Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Xác định tầm quan trọng của chính sách bảo hiểm xã hội thực sự là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội góp phần ổn định chính trị xã hội để phát triển kinh tế, tiến ti công bằng xã hội; tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động của lãnh đạo các ngành, các cấp, người lao động, người sử dụng lao động và nhân dân:

2. Việc tổ chức triển khai thực hiện phải bảo đảm đúng mục tiêu, quan điểm chỉ đạo theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW, Nghị quyết số 102/NQ-CP , Nghị quyết số 125/NQ-CP và các quy định của Nhà nước; bảo đảm nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình theo Kế hoạch s109-KH/TU nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh.

3. Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân và người đứng đầu chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp một cách đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm và trọng điểm theo lộ trình phù hợp và hiệu quả.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Thực hiện cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để bo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân. Phát triển hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Nâng cao nâng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Từ năm 2018 đến năm 2021

- Đây là giai đoạn hết sức khó khăn vì vậy, cần tập trung mọi nguồn lực giải pháp cố gắng phấn đấu đạt 50% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 1,05% lực lượng lao động trong độ tuổi; phấn đấu có khoảng 42% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

- Có khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; tỷ lệ giao dịch điện tử đạt 100%; thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; giảm số giờ giao dịch giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp đạt mức ASEAN 4; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 80%.

2.2. Từ năm 2022 đến năm 2025

- Cgắng phấn đấu đạt khoảng 55% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2,6% lực lượng lao động trong độ tuổi cần tập trung thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện; khoảng 47% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo him tht nghiệp.

- Có khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ sđánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 85%.

2.2. Từ năm 2026 đến năm 2030

- Phấn đấu đạt khoảng 61% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó người tham gia bảo him xã hội tự nguyện chiếm khoảng 5,1% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 52% lực lượng lao động trong độ tui tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

- Có khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 90%.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung của ci cách chính sách bảo hiểm xã hội nhằm nâng cao nhận thức, đi mới tư duy, phương pháp, cách làm, tạo sự đồng thuận cao ở các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân và nhân dân trong việc thực hiện chtrương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm xã hội.

2. Nâng cao hiệu lc, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, kịp thời xử lý khó khăn vướng mắc phát sinh. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo him thất nghiệp, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nhất là các hành vi trốn đóng, nợ đóng, gian lận, trục lợi tiền bảo hiểm xã hội.

- Tăng cường công tác phối hợp, chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu giữa các ngành liên quan để nâng cao hiệu quả quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Xây dựng Kế hoạch phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp hằng năm phù hợp với từng địa phương và theo lộ trình Kế hoạch số 109-KH/TU.

3. Nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo tinh thần của Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII theo hướng tinh gọn hiệu lực, hiệu qu.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong giải quyết công việc, đơn giản hóa các quy trình, thủ tục hồ sơ, đăng ký đóng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, thay đổi tác phong làm việc theo hướng thân thiện, công khai, minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị sử dụng lao động, người lao động và nhân dân.

- Tiếp tục hiện đại hóa quản lý bảo hiểm xã hội, đầu tư phát triển công nghệ và phương pháp quản lý tiên tiến trong tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; từng bước thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên tất cả các lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia và thụ hưởng chính sách bo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Tăng cường giao dịch điện tử tiến tới 100% giao dịch điện tử.

4. Mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

4.1. Các cấp, các ngành tham mưu đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Tăng cường các giải pháp thu hút đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh thu hút được nhiều lao động làm việc để đẩy mạnh phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

4.2. Tổ chức rà soát, mở rộng phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

- Đối với khu vực Nhà nước: Yêu cầu nghiêm túc thực hiện đóng nộp bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ cho người lao động thuộc diện tham gia theo quy định; chủ động cân đối nguồn ngân sách cấp kinh phí kịp thời.

- Đối với khu vực doanh nghiệp: Đẩy mạnh các hoạt động quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; tăng cường tuyên truyền vận động người lao động, người sử dụng lao động phải thực hiện đóng nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ theo quy định; xử lý vi phạm kịp thời, đặc biệt là các đơn vị nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp kéo dài. Khắc phục tình trạng trốn đóng, đóng không đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

- Đối với nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

+ Thường xuyên đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, tổ chức thực hiện điểm bảo hiểm xã hội tự nguyện tại một số làng nghề, tổ hợp tác, tiểu thương tại các khu chợ...từ đó nhân rộng ra toàn tỉnh; tăng cường vận động, tư vấn người có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội đã nghviệc tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí.

+ Thường xuyên tổ chức đào tạo các hệ thống Đại lý thu bảo hiểm xã hội mang tính chuyên nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận thông tin và tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện dễ dàng.

+ Huy động các tổ chức, cá nhân, ngân sách hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bảo hiểm xã hội tỉnh

- Phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức hội, đoàn thể, Mặt trận tổ quốc, các cơ quan truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền về bảo him xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để phát triển đối tượng tham gia.

- Tăng cường cải cách thủ tục hành chính, đơn giản các quy trình, thủ tục hồ sơ, đăng ký đóng hưng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, thay đổi tác phong làm việc theo hướng thân thiện tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đến giao dịch, làm việc.

- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng kế hoạch mở rộng phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo lộ trình.

2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội

- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể, các cơ quan truyền thông liên quan thường xuyên tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tại các đơn vị sử dụng lao động.

3. Sở Tài chính: Chủ động nguồn ngân sách phối hợp với Bảo hiểm xã hội để cấp kinh phí hỗ trợ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện kịp thời.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tham mưu tăng cường các giải pháp thu hút đầu tư theo đề án “Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2020” để thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh và tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phát triển Doanh nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2020 theo Quyết định số 4183/QĐ-UBND ngày 12/11/2018 của Ủy ban nhân dân tnh.

- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành đoàn thể liên quan tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra tình trạng hoạt động các đơn vị được cấp phép sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, kp thời thu hồi giấy phép hoạt động sản xuất, kinh doanh của những đơn vị không còn hoạt động thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội và các đơn vị có liên quan.

5. Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh: Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành đoàn thể liên quan tăng cường quản lý, kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động về việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

6. Cục thuế tỉnh: Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tăng cường quản lý khai báo mã số thuế, thu nhập cá nhân, kịp thời chia sẻ thông tin về tình hình người lao động tại các đơn vị sử dụng lao động có thu nhập về tiền lương, tiền công chưa đóng hoặc trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp với Sở lao động thương binh xã hội và Bo hiểm xã hội tỉnh.

7. Các Sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành ph

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao xây dựng, ban hành Kế hoạch thực hiện trong quý IV năm 2018;

- Định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm báo cáo tình hình triển khai thực hiện gửi về Bảo hiểm xã hội tỉnh để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

8. Đề nghị Liên đoàn lao động tỉnh:

- Nâng cao vai trò và trách nhiệm của tổ chức công đoàn, tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đến đơn vị sử dụng lao động, người lao động đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích hp pháp, chính đáng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội.

- Giám sát và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội; khởi kiện ra Tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hp pháp của người lao động, tập thể người lao động theo quy định.

9. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

- Ủy ban mặt trận tổ quốc tỉnh phát huy vai trò giám sát, phản biện việc thực hiện cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Phối hợp với cơ quan có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đến các tổ chức thành viên và nhân dân.

- Các tổ chức chính trị xã hội phối hợp với cơ quan có liên quan tăng cường tuyên truyền chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đến đoàn viên, hội viên và nhân dân.

Trên đây là Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW; Nghị quyết số 102/NQ-CP ; Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 08/10/2018; Kế hoạch số 109-KH/TU. Trong quá trình tổ chức, thực hiện nếu có vướng mắc các cơ quan, đơn vị báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét chỉ đạo giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bo hiểm xã hội Việt Nam;
- Thường trực Tỉnh y;
- Đoàn ĐBQH tnh;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh, các PCT UBND tỉnh;
- y ban MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- Các Sở ngành liên quan;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
-
Lưu: VT, VX. Lai (40).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lương Văn Cầu

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 4107/KH-UBND ngày 22/11/2018 thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội do tỉnh Hải Dương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.490

DMCA.com Protection Status
IP: 3.12.34.192
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!