Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 122/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên Người ký: Trần Quang Nhất
Ngày ban hành: 19/12/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 122/KH-UBND

Phú Yên, ngày 19 tháng 12 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 538/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THỰC HIỆN LỘ TRÌNH TIẾN TỚI BHYT TOÀN DÂN GIAI ĐOẠN 2012-2015 VÀ 2020.

Thực hiện Quyết định số 538/QĐ-TTg, ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020; Kế hoạch số 36-KH/TU, ngày 06/01/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị (Khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020; UBND Tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai như sau:

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.

1. Các nhóm đối tượng tham gia đến tháng 9/2013.

Nhóm đối tượng

Số đối tượng

Số đã có thẻ BHYT

Tỷ lệ có thẻ BHYT

Số chưa có thẻ BHYT

Tỷ lệ chưa có thẻ BHYT

I. Nhóm có trách nhiệm tham gia

590.126

483.120

81,60%

108.697

18,40%

1. Người LĐ và NSD LĐ đóng

55.374

46.761

84,40%

8.613

15,60%

- Hành chính sự nghiệp

30.139

29.537

98,00%

602

2%

- Doanh nghiệp và tổ chức khác

25.235

17.224

68,30%

8.011

31,7%

2. Cơ quan BHXH đóng

8.918

8.918

100%

0

0,00%

Hưu trí, trợ cấp mất sức lao động

6.643

6.643

100%

0

0%

Trợ cấp TNLĐ-BNN

53

53

100%

0

0%

Thôi hưởng MSLĐ hưởng lại

121

121

100%

0

0%

Cán bộ xã hưởng trợ cấp BHXH

69

69

100%

0

0%

Người hưởng trợ cấp BHTN

2.032

2.032

100%

0

0%

3. NSNN hỗ trợ 100%

266.950

265.131

99,32%

1.819

0,68%

Đại biểu quốc hội, HĐND

761

761

100%

0

0%

Chất độc hóa học

151

151

100%

0

0%

Người có công

8.592

8.592

100%

0

0%

Bảo trợ xã hội

9.927

9.927

100%

0

0%

Cựu chiến binh

252

252

100%

0

0%

Đối tượng nghèo, dân tộc thiểu số

117.975

117.975

100%

0

0%

Người cao tuổi

15.443

15.443

100%

0

0%

Thân nhân sĩ quan nghiệp vụ công an

3.984

3.984

100%

0

0%

Cán bộ phường xã không chuyên trách

2.133

2.133

100%

0

0%

Thân nhân người có công

2.090

2.090

100%

0

0%

Kháng chiến chống Mỹ (QĐ 290, 188)

1.129

1.129

100%

0

0%

Trẻ em dưới 6 tuổi

91.950

90.131

98%

1.819

1,98%

Thân nhân quân đội

12.468

12.468

100%

0

0%

Đối tượng khác

95

95

100%

0

0%

4. NSNN hỗ trợ một phần

258.884

158.609

61,27%

98.265

37,96%

- Cận nghèo

113.122

38.845

34,34%

74.277

65,66%

- Học sinh, sinh viên

145762

119.764

82,16%

25.998

17,84%

II. Nhóm tự nguyện tham gia BHYT và tự đóng BHYT

287.026

49.244

17,16%

237.782

82,9%

Tổng cộng

877.152

532.364

60,69%

346.479

39,31%

(Số liệu trên đã bao gồm đối tượng thân nhân công an, quân đội; không tính lực lượng quân đội, công an )

2. Tình hình khám chữa bệnh BHYT trong những năm qua.

Năm

 

Số lượt người KCB BHYT

Bình quân số lần KCB/năm

Tổng chi phí KCB BHYT

(Triệu đồng)

Tổng số

Nội trú

Ngoại trú

2007

490,381

32,627

457,754

1.58

40.108

2008

546,865

33,689

513,176

1.61

54.258

2009

802,503

50,092

752,411

2.01

93.156

2010

974,097

67,049

907,048

2.47

129.022

2011

1,150,490

73,907

1,076,583

2.36

165.433

2012

1,273,104

93,367

1,179,737

2.71

227.180

3. Một số nguyên nhân chính các đối tượng chưa tham gia BHYT.

- Công tác truyền thông, tuyên truyền:

Công tác truyền thông, tuyên truyền về chính sách BHYT thực hiện chưa thường xuyên, phương thức chưa đa dạng, chưa có chiều sâu dẫn tới việc tiếp cận vớthông tin về chính sách BHYT của người dân còn hạn chế. Một số địa phương chưa thấy rõ hết trách nhiệm tuyên truyền về chính sách BHYT, còn xem đây là trách nhiệm của riêng ngành BHXH nên công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHYT chưa được quan tâm đúng mức. Vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội chưa phát huy trong công tác tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia BHYT.

- Khả năng đáp ứng và tiếp cận dịch vụ y tế:

Chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) nhìn chung đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân, nhất là tuyến y tế cơ sở và các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa do điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, vật lực ngành y tế còn hạn chế. Thủ tục khám chữa bệnh BHYT, quy định về chuyển tuyến điều trị, nhất là tuyến Trung ương chưa được cải cách, còn mất nhiều thời gian, gây phiền hà cho người dân... Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho người dân chưa tích cực tham gia BHYT.

- Đối tượng nhân dân tham gia BHYT tự nguyện:

Nhận thức, trách nhiệm cộng đồng xã hội về BHYT của một bộ phận người dân còn hạn chế, chưa có thói quen phòng xa các rủi ro trong cuộc sống, nhất là trong lĩnh vực sức khỏe và ý thức cùng chia sẻ trong cộng đồng chưa cao, chỉ khi nào có bệnh mới tham gia… nên số người tự nguyện tham gia BHYT còn thấp, đa số người tham gia BHYT là những người mắc bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo có chi phí điều trị cao.

- Chính sách đối với hộ cận nghèo chưa thúc đẩy việc tham gia BHYT:

Điều kiện kinh tế của nhóm đối tượng cận nghèo thực sự không khác biệt nhiều so với nhóm đối tượng nghèo nhưng các chính sách ưu đãi cho nhóm đối tượng cận nghèo lại hạn chế hơn nhiều so với đối tượng người nghèo. Mặt khác, mức cùng chi trả 20% như quy định hiện nay là một trong những nguyên nhân làm hạn chế sự tiếp cận của đối tượng cận nghèo đối với các dịch vụ y tế, đặc biệt là các dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn.

- Đối với người lao động trong các doanh nghiệp:

Nhận thức của người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp (chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân) về chính sách BHYT chưa đầy đủ, trách nhiệm thực thi pháp luật chưa nghiêm, nên đã không đóng, trốn đóng hoặc đóng không đầy đủ BHYT cho người lao động. Người lao động còn thiếu thông tin về quyền lợi BHYT hoặc ít hiểu về chính sách của BHYT nên không chủ động yêu cầu được đáp ứng quyền lợi chính đáng hoặc không muốn tham gia vì sợ ảnh hưởng tới thu nhập; tổ chức công đoàn ở nhiều nơi chưa thực hiện tốt việc bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động theo quy định của pháp luật.

- Đối với học sinh, sinh viên (HSSV):

Là đối tượng bắt buộc tham gia, nhưng không có biện pháp chế tài, lãnh đạo các trường chưa kiên quyết bắt buộc HSSV tham gia, còn mang tính vận động thuyết phục. Bên cạnh đó, học sinh, sinh viên cũng đang tham gia nhiều loại hình bảo hiểm khác nên cũng ảnh hưởng đến việc tham gia BHYT.

- Đối với trẻ em dưới 6 tuổi:

Là đối tượng được nhà nước hỗ trợ 100% nhưng công tác quản lý lập danh sách ở cấp xã, phường, thị trấn chưa chặt chẽ còn bỏ sót nên vẫn còn trẻ em dưới 6 tuổi đi KCB không có thẻ BHYT, phải sử dụng giấy khai sinh, giấy chứng sinh đã gây khó khăn trong việc quản lý sử dụng quỹ BHYT, thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

Kế hoạch này là căn cứ để các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân (UBND) các huyện, thị xã, thành phố lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hóa thành chương trình công tác, các chỉ tiêu nhiệm vụ của địa phương, đơn vị mình theo chức năng nhiệm vụ được phân công, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020.

Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố xem đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cần được triển khai kịp thời, thiết thực có hiệu quả.

III. MỤC TIÊU.

1. Mục tiêu chung:

Thực hiện tốt các chính sách, chế độ BHYT; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng BHYT, nhất là BHYT tự nguyện, phấn đấu thực hiện BHYT toàn dân; góp phần tạo nguồn tài chính ổn định cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân theo hướng công bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015:

a) Tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT:

- Tiếp tục duy trì các nhóm đối tượng đã tham gia BHYT đạt tỷ lệ 100%;

- Phấn đấu đến năm 2014 đạt tỷ lệ 68% và năm 2015 đạt tỷ lệ trên 72% dân số của tỉnh tham gia BHYT.

b) Nâng cao chất lượng, khám, chữa bệnh BHYT; bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT theo quy định của pháp luật, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người tham gia BHYT. Cải cách thủ tục hành chính trong KCB; trong thanh quyết toán chi phí KCB, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh khi đến khám, chữa bệnh.

c) Chỉ tiêu cụ thể về bao phủ BHYT của huyện, thị xã, thành phố giai đoạn 2012-2015 (bảng phụ lục kèm theo).

3. Mục tiêu cụ thể năm 2016 đến 2020:

a) Tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT:

Tiếp tục duy trì, mở rộng tỷ lệ bao phủ BHYT của các nhóm đối tượng đã tham gia BHYT; thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ người dân tham gia BHYT để đến năm 2020 đạt tỷ lệ trên 80% dân số tham gia BHYT.

b) Thực hiện tốt chủ trương đổi mới cơ chế tài chính theo hướng đầu tư trực tiếp cho người thụ hưởng dịch vụ y tế thông qua hình thức hỗ trợ tham gia BHYT, bảo đảm cân đối thu - chi quỹ BHYT.

- 100% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đóng tiền BHYT cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật.

c) Chỉ tiêu cụ thể về bao phủ BHYT của huyện, thị xã, thành phố giai đoạn 2016-2020 (bảng phụ lục kèm theo).

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU.

1. Tăng cường sự chỉ đạo của UBND các cấp trong việc thực hiện tốt chính sách pháp luật, các chương trình, mục tiêu, kế hoạch về BHYT giai đoạn 2012- 2015 và 2020 trên địa bàn tỉnh:

Cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp chỉ đạo triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư TW Đảng về Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mớivà Kế hoạch số 36-KH/TU ngày 06/01/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020.

Hàng năm, căn cứ chương trình làm việc của Hội đồng nhân dân tỉnh (HĐND), các cấp, các ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về thực hiện chính sách BHYT; đưa chỉ tiêu thực hiện BHYT thành chỉ tiêu bắt buộc về kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như các huyện, thị xã, thành phố.

Các cấp, các ngành phải xem việc thực hiện BHYT toàn dân là một nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và thực hiện mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội.

Thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nước để bảo vệ quyền lợi và đáp ứng nhu cầu của người dân về BHYT thông qua sự phối hợp, chỉ đạo các Sở, ban ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHYT theo quy định của pháp luật.

Bảo đảm kinh phí đóng BHYT cho các đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ đóng theo quy định của Luật BHYT.

2. Tăng cường hoạt động phối hợp của các Sở, ban ngành, Đoàn thể các cấp với cơ quan Bảo hiểm xã hội bằng quy chế cụ thể để triển khai thực hiện Luật BHYT:

Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan xây dựng quy chế phối hợp cụ thể với các Sở, ban ngành, đoàn thể để triển khai thực hiện luật BHYT. Nhất là công tác kiểm tra, giám sát và tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của mọi người dân về chính sách BHYT, về quyền lợi và trách nhiệm của người tham gia BHYT.

Các Sở, ban ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp với cơ quan BHXH thực hiện tốt Kế hoạch BHYT toàn dân. Tổ chức phát triển số người tham gia BHYT của các nhóm đối tượng đảm bảo theo mục tiêu đề ra.

3. Tăng tỷ lệ bao phủ BHYT:

Đối với nhóm đối tượng đã đạt tỷ lệ bao phủ trên 85% thì tiếp tục duy trì tỷ lệ bao phủ và có lộ trình tiến tới thực hiện 100% BHYT.

Đối với một số nhóm đối tượng có tỷ lệ tham gia BHYT thấp, ngoài những giải pháp chung cần tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật BHYT, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT, tăng tính hấp dẫn của chính sách BHYT, tổ chức các đại lý BHYT bảo đảm thuận lợi cho việc tham gia BHYT, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT ở các đơn vị, doanh nghiệp; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo Nghị định số 92/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT.

Thực hiện những giải pháp cụ thể cho từng nhóm đối tượng như sau:

a) Nhóm người lao động trong các doanh nghiệp:

* Chỉ tiêu phấn đấu: Đến năm 2015 đạt 75%, đến năm 2020 đạt 90% số người tham gia.

* Giải pháp cụ thể:

- BHXH tỉnh phối hợp với các ngành liên quan, nhất là Sở Kế hoạch-Đầu tư và Cục Thuế, Cục Thống kê tỉnh để rà soát đưa hết số doanh nghiệp trên địa bàn vào quản lý và tham gia BHYT.

- Củng cố cơ sở y tế trong các cơ quan, doanh nghiệp, các trạm y tế tuyến xã đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại nơi làm việc.

- Định kỳ 6 tháng, 1 năm cơ quan BHXH kịp thời báo cáo UBND Tỉnh về tình hình thực hiện BHYT của các doanh nghiệp trên địa bàn, đồng thời đề xuất các giải pháp phù hợp để chỉ đạo thực hiện tiếp theo đạt hiệu quả.

b) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo (trừ đối tượng cận nghèo theo Quyết định 705/QĐ-TTg ngày 08/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ V/v nâng mức hỗ trợ đóng BHYT cho 01 số đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo).

* Chỉ tiêu phấn đấu: Đến 2015 đạt 50% và đến năm 2020 đạt 100% số người thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia.

* Giải pháp cụ thể:

- Sở Y tế chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, các Sở, ban ngành liên quan tham mưu, đề xuất UBND Tỉnh kế hoạch huy động nguồn lực để hỗ trợ 30% mức đóng còn lại sau khi ngân sách nhà nước đã hỗ trợ (70%) cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia BHYT.

- Giao trách nhiệm cho UBND huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan và UBND xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện.

c) Học sinh, sinh viên:

* Chỉ tiêu phấn đấu: Đến năm 2015 đạt 95% và đến năm 2020 đạt 100% số HSSV tham gia.

* Giải pháp cụ thể:

- Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục và các đơn vị trực thuộc thực hiện tham gia BHYT; phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện BHYT trong trường học theo đúng quy định.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất để bảo đảm các trường học đều có phòng làm việc của nhân viên y tế (phòng y tế), mỗi trường phải bố trí một cán bộ y tế trường học theo quy định. Sử dụng quỹ khám chữa bệnh BHYT tại các trường đúng quy định, có hiệu quả, chất lượng; đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, sinh viên ngay tại trường học.

- Sở Y tế chủ trì phối hợp Sở Tài chính và các Sở, ban ngành liên quan tham mưu, đề xuất UBND Tỉnh phương án huy động các nguồn lực để hỗ trợ thêm 20% mức đóng còn lại sau khi ngân sách nhà nước đã hỗ trợ cho HSSV tham gia BHYT.

d) Hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình.

* Chỉ tiêu phấn đấu: Đến năm 2015 đạt 45% và đến năm 2020 đạt 70% số người tham gia.

* Giải pháp cụ thể:

- Sở Lao động -Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo bình xét hộ nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình hàng năm (sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành tiêu chí hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình và hướng dẫn điều tra của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội). Trên cơ sở kết quả điều tra Sở Lao động -Thương binh và Xã hội phối hợp với các ngành liên quan lập dự toán kinh phí chuyển Sở Tài chính thẩm định theo quy định, trình UBND Tỉnh.

- Thực hiện đóng BHYT theo hình thức hộ gia đình, có áp dụng giảm mức đóng theo quy định của Luật BHYT. UBND huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể và chỉ tiêu hàng năm về vận động các hộ gia đình tham gia BHYT. Xác định trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc triển khai thực hiện BHYT hộ gia đình và đưa chỉ tiêu BHYT hộ gia đình trên địa bàn vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương.

đ) Nhóm tự nguyện tham gia BHYT.

* Chỉ tiêu phấn đấu: Đến năm 2015 đạt 40%, đến năm 2020 đạt 60% số người tham gia.

* Giải pháp cụ thể:

- Có cơ chế hỗ trợ mức đóng BHYT cho người lao động tự do.

- UBND huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch phát triển đối tượng cụ thể và chỉ tiêu hàng năm về vận động đối tượng này tự nguyện tham gia BHYT.

- Cơ quan BHXH mở rộng hệ thống đại lý thu, kiến nghị tăng mức chi hoa hồng để đảm bảo cho đại lý hoạt động có hiệu quả cao.

- Tích cực vận động tham gia BHYT hình thức theo hộ gia đình và thực hiện giảm trừ mức đóng theo quy định.

e) Nhóm trẻ em dưới 6 tuổi

* Chỉ tiêu phấn đấu: Đến năm 2015 đạt 100% và 2020 đạt 100% số người tham gia.

* Một số giải pháp cụ thể:

- UBND huyện, thị xã, thành phố giao trách nhiệm cụ thể cho cán bộ Tư pháp của UBND các xã, phường, thị trấn khi đăng ký khai sinh cho trẻ, đồng thời lập danh sách chuyển cho cán bộ thương binh xã hội xã, phường, thị trấn để kịp thời chuyển cho cơ quan BHXH huyện, thị xã, thành phố để cấp thẻ BHYT đúng quy định.

- Cơ quan BHXH hỗ trợ kinh phí lập danh sách cấp và trả thẻ BHYT của đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi cho cán bộ trực tiếp thực hiện. Đồng thời có giải pháp để cấp thẻ đối với những trường hợp dùng giấy chứng sinh, giấy khai sinh khi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở KCB.

4. Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện, tạo mọi thuận lợi cho đơn vị sử dụng lao động, người dân đăng ký tham gia BHYT.

- Cơ quan BHXH nghiên cứu, đổi mới phương thức thu đóng BHYT, công tác quản lý và cấp thẻ BHYT phù hợp theo hướng cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia BHYT, minh bạch hóa quá trình giải quyết công việc, giảm phiền hà, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc giải quyết thủ tục hành chính về BHYT.

- Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống mạng, các thiết bị công nghệ thông tin để triển khai đồng bộ các phần mềm nghiệp vụ, kết nối dữ liệu giữa BHXH tỉnh với BHXH các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ đối tượng tham gia BHYT.

- Đổi mới phong cách phục vụ, nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ, viên chức nhằm tạo thuận lợi cho đối tượng đăng ký tham gia BHYT.

5. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, bảo đảm quyền lợi cho người có thẻ BHYT.

Việc phát triển đối tượng tham gia BHYT phải thực hiện từng bước và đồng bộ với việc củng cố, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT, đảm bảo quyền lợi cho người có BHYT bằng một số giải pháp chủ yếu sau:

- Cải cách thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh, trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh, ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian chờ đợi, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh khi đến khám chữa bệnh.

- Nâng cao năng lực chuyên môn và y đức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác y tế. Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị, các kỹ thuật mới để nâng cao chất lượng điều trị tại các cơ sở KCB, nhất là tuyến y tế cơ sở, đảm bảo ngày càng đáp ứng với sự hài lòng của người bệnh.

- Từng bước đổi mới phương thức giám định chi phí KCB BHYT. Tăng cường quản lý giá thuốc, vật tư y tế; chống các hành vi trục lợi quỹ BHYT có hiệu quả, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT và cân đối quỹ.

- Các cơ quan, ban, ngành liên quan tăng cường công tác phối hợp, thanh tra, kiểm tra, giám sát về thực hiện chính sách BHYT bảo đảm đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHYT theo quy định của pháp luật.

6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT.

- Bảo hiểm xã hội tỉnh là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm chính, phối hợp cùng các Sở, ban ngành, Hội, đoàn thể trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền về chính sách pháp luật BHYT.

- Đổi mới nội dung và đa dạng về hình thức công tác thông tin, tuyên truyền. Hoạt động thông tin, tuyên truyền phải thường xuyên, liên tục, sâu rộng đến tất cả các nhóm đối tượng với nhiều hình thức phù hợp và những cách tiếp cận khác nhau như trao đổi thông tin, xây dựng các phóng sự, chuyên đề, chuyên mục; tổ chức tọa đàm, đối thoại; đưa tin, trả lời phỏng vấn trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình, các trang báo điện tử của cơ quan Bảo hiểm xã hội, các địa phương; phản ánh kết quả thực hiện chính sách BHYT… để cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc hoặc tư vấn cho người dân về BHYT.

- Nội dung tuyên truyền tập trung vào vai trò, ý nghĩa của chính sách BHYT trong hệ thống an sinh xã hội, làm cho nhân dân hiểu rõ hơn về quan điểm mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển BHYT trong giai đoạn mới, làm rõ trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách BHYT. Thông tin đầy đủ cho người sử dụng lao động, người lao động và nhân dân về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHYT, cách thức tham gia, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người tham gia BHYT; những kết quả đạt được của chính sách BHYT trong thời gian qua để động viên các tầng lớp nhân dân tích cực chủ động tham gia BHYT.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Công tác chỉ đạo:

Thành lập Ban chỉ đạo các cấp để chỉ đạo thực hiện Đề án BHYT toàn dân giai đoạn 2013-2015 và 2020.

a) Cấp tỉnh: Ban Chỉ đạo cấp tỉnh do lãnh đạo UBND Tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc BHXH tỉnh làm Phó ban, các thành viên là đại diện lãnh đạo các Sở: Nội vụ, Tài chính, Lao động-Thương binh và Xã hội, Kế hoạch-Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Ban Dân tộc, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng một số thành viên khác thuộc các tổ chức đoàn thể xã hội.

b) Cấp huyện: Ban Chỉ đạo cấp huyện do lãnh đạo UBND huyện làm Trưởng ban, Trưởng Phòng Y tế, Giám đốc BHXH huyện, thị xã, thành phố làm Phó ban, các thành viên là Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện, thị xã, thành phố và đại diện lãnh đạo các phòng, ban, các tổ chức đoàn thể, xã hội có liên quan tại địa phương.

2. Phân công trách nhiệm.

2.1. Sở Y tế:

- Là cơ quan thường trực, chủ trì, phối hợp với BHXH tỉnh, các Sở, ban, ngành liên quan triển khai xây dựng chương trình cụ thể để thực hiện các giải pháp của Kế hoạch theo từng giai đoạn, từng năm. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu củng cố kiện toàn Ban chỉ đạo cấp tỉnh. Nghiên cứu tham mưu, đề xuất mở rộng chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với người tham gia BHYT cho các đối tượng chính sách, người thuộc hộ gia đình cận nghèo, học sinh, sinh viên; đồng bào ở các vùng đặc biệt khó khăn, miền núi, đảm bảo thực hiện được mục tiêu đề ra.

- Tăng cường chỉ đạo nâng cao chất lượng KCB, bảo đảm quyền lợi cho người có thẻ BHYT, nhất là năng lực KCB tại các Trạm y tế. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; cải cách thủ tục KCB, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh; đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; nâng cao y đức, tinh thần, thái độ phục vụ trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của ngành để phục vụ tốt nhu cầu KCB cho nhân dân.

- Phối hợp với BHXH tỉnh chỉ đạo thực hiện các giải pháp để sử dụng có hiệu quả và cân đối được quỹ BHYT, tránh lạm dụng lãng phí. Thực hiện đấu thầu thuốc tập trung để đảm bảo quản lý thống nhất giá thuốc, hóa chất, vật tư y tế tại các cơ sở KCB, cung ứng thuốc đúng thời gian, sử dụng thuốc hiệu quả.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn; xử lý hoặc kiến nghị xử lý vi phạm pháp luật về BHYT kịp thời theo thẩm quyền. Thường xuyên đôn đốc và định kỳ báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện.

2.2. Bảo hiểm xã hội tỉnh:

- Theo dõi và đôn đốc việc thực hiện các chỉ tiêu đã xây dựng, thường xuyên báo cáo tiến độ thực hiện với Sở Y tế và UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo. Tập trung đẩy mạnh thực hiện mục tiêu tăng tỷ lệ tham gia BHYT tại các địa phương có tỷ lệ tham gia BHYT thấp.

- Chỉ đạo BHXH cấp huyện phối hợp các phòng liên quan và UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện mua BHYT cho các đối tượng cận nghèo (không bao gồm đối tượng cận nghèo theo quyết định 705/QĐ-TTg).

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền và lập dự toán sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí tuyên truyền của BHXH Việt Nam phân bổ.

- Phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách BHYT của Đảng và Nhà nước.

- Tăng cường công tác quản lý, đổi mới điều hành, kiện toàn tổ chức bộ máy BHXH các cấp, đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống BHYT theo hướng phục vụ đảm bảo quyền lợi, giảm phiền hà cho người tham gia BHYT.

- Hướng dẫn quy định về quản lý thu, cấp và quản lý thẻ BHYT cho các đối tượng trên địa bàn tỉnh. Thực hiện các chế độ, chính sách về BHYT, quản lý và sử dụng quỹ BHYT theo quy định của pháp luật. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết tốt các chế độ BHYT.

- Củng cố, xây dựng và mở rộng hệ thống đại lý thu tại các xã, phường, thị trấn, đảm bảo tiếp nhận tham gia BHYT của người dân tại các địa phương được thuận lợi.

- Xây dựng phần mềm quản lý đối tượng tham gia BHYT để loại bỏ những trường hợp cấp trùng thẻ BHYT.

- Hàng năm BHXH tỉnh chủ trì xây dựng và thực hiện tốt Quy chế phối hợp trong thực hiện chính sách pháp luật BHXH, BHYT với các ngành: Y tế, Lao động- Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng các cá nhân, đơn vị thực hiện tốt; kiến nghị xử phạt các đơn vị vi phạm pháp luật về BHYT.

2.3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Hàng năm chỉ đạo công tác bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình (theo hướng dẫn của Bộ Lao động-TB&XH), làm cơ sở thực hiện chính sách BHYT cho đối tượng.

- Phối hợp với BHXH, Sở Y tế hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn lập danh sách đối tượng mua BHYT bắt buộc được Nhà nước hỗ trợ 100% chi phí mua thẻ BHYT gồm: hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Quyết định 705/QĐ-TTg ngày 08/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ, trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng bảo trợ xã hội và đối tượng chính sách người có công theo quy định.

- Hàng năm lập dự toán kinh phí đóng, hỗ trợ đóng BHYT cho năm sau của các đối tượng chính sách thuộc phạm vi quản lý, gửi Sở Tài chính để tổng hợp dự toán ngân sách chung của tỉnh.

- Hàng năm xây dựng và thực hiện tốt chương trình phối hợp giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và BHXH tỉnh về thực hiện chính sách pháp luật BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật về lao động của các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với BHXH tỉnh kiểm tra việc triển khai thực hiện chính sách BHYT cho các đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi ở cơ sở…

2.4. Sở Tài chính:

- Hàng năm, trên cơ sở dự toán do cơ quan BHXH, các ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố cung cấp, có trách nhiệm thẩm định dự toán ngân sách đóng BHYT cho các đối tượng thuộc diện ngân sách tỉnh đóng và hỗ trợ mức đóng theo quy định của pháp luật, báo cáo UBND Tỉnh tổng hợp trình HĐND Tỉnh xem xét bố trí trong dự toán ngân sách của tỉnh.

- Hướng dẫn việc lập dự toán, chuyển và quyết toán nguồn kinh phí thực hiện đóng, hỗ trợ đóng từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ban ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu UBND Tỉnh việc huy động các nguồn lực để hỗ trợ đóng BHYT cho một số đối tượng khó khăn, có tỷ lệ tham gia BHYT thấp (hộ cận nghèo, học sinh sinh viên, các đối tượng lao động tự do...).

2.5. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Chỉ đạo các trường công lập, ngoài công lập trên địa bàn tỉnh thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Luật BHYT, đến năm 2015 tối thiểu đạt 95% số HSSV tham gia BHYT. Phấn đấu 100% HSSV tham gia BHYT là một nhiệm vụ quan trọng cần phải đạt được của nhà trường. Đưa chỉ tiêu tham gia BHYT học sinh, sinh viên vào kế hoạch năm học và đánh giá công tác thi đua việc thực hiện của các trường học.

- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục học sinh, sinh viên về ý thức chấp hành pháp luật nói chung, chấp hành Luật BHYT nói riêng; giáo dục các em hiểu về ý nghĩa, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm cộng đồng khi tham gia BHYT.

- Nghiên cứu, tham mưu đề xuất các chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích và hỗ trợ học sinh sinh viên tham gia BHYT, nhất là các địa bàn khó khăn.

- Phối hợp với BHXH tỉnh và Sở Y tế củng cố và phát triển mạng lưới y tế trường học để làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh, sinh viên ngay tại trường học, sử dụng kinh phí y tế học đường đúng mục đích, đúng quy định theo Thông tư số 14/2007/TT-BTC ngày 08/3/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện công tác y tế trong các trường học.

2.6. Cục Thuế, Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Cập nhật kịp thời tình hình biến động của các doanh nghiệp, danh sách các đơn vị mới đăng ký hoạt động, doanh nghiệp đang hoạt động; doanh nghiệp phá sản, rút giấy phép kinh doanh… Định kỳ hàng quý cung cấp danh sách các doanh nghiệp đã thực hiện đăng ký thuế trên địa bàn tỉnh để cơ quan BHXH tổ chức quản lý đơn vị tham gia BHYT.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư hàng năm phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh xây dựng, đề xuất phương án rà soát, xử lý đối với các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động nhưng không tham gia BHYT cho người lao động.

2.7. Yêu cầu Sở Thông tin - Truyền thông các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của tỉnh phối hợp các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT và kế hoạch lộ trình BHYT toàn dânvới nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phù hợp với tính chất đặc thù của các loại hình báo chí, đảm bảo công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, chất lượng tốt, đạt hiệu quả cao.

2.8. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Phú Yên:

- Phối hợp với Sở Y tế, BHXH tỉnh và các Sở, ban ngành liên quan xây dựng chuyên trang, chuyên mục về chính sách BHYT toàn dân để tuyên truyền đến mọi người dân trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách BHYT toàn dân, trả lời hộp thư truyền hình, xây dựng các chuyên đề giới thiệu về BHYT toàn dân…

2.9. Đề nghị Ban thường trực UB MTTQVN tỉnh và các hội, đoàn thể tỉnh:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia chương trình BHYT toàn dân. Vận động các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đóng góp, ủng hộ kinh phí để hỗ trợ thêm, ngoài mức hỗ trợ của Nhà nước, phấn đấu có 100% người cận nghèo của tỉnh được tham gia BHYT.

- Liên đoàn Lao động tỉnh hàng năm phối hợp với BHXH tỉnh xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp về thực hiện chính sách pháp luật BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh. Đồng thời phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện luật BHYT tại các cơ quan, doanh nghiệp, bảo đảm cho người lao động được tham gia BHYT đầy đủ và hưởng chính sách đúng quy định.

- Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Liên minh Hợp tác xã, Hiệp hội doanh nghiệp… tập trung tuyên truyền, vận động hội viên tích cực tham gia BHYT; đồng thời tham gia đề xuất các chính sách hỗ trợ nông dân tự nguyện tham gia BHYT.

2.10. UBND các huyện, thành phố:

- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch BHYT toàn dân giai đoạn 2013-2015 và 2020.

- Tăng cường quản lý, phối hợp, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp trong kế hoạch triển khai thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn năm 2013 - 2015 và 2020 của tỉnh.

- Tổ chức thực hiện Kế hoạch BHYT toàn dân trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố đảm bảo các mục tiêu đề ra, đưa chỉ tiêu dân số tham gia BHYT vào chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, xem kết quả thực hiện chính sách BHYT là một trong những chỉ tiêu đánh giá nhiệm vụ chính trị của địa phương; thực hiện công tác sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân trên địa bàn quản lý.

- Chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH huyện, thị xã, thành phố trong tổ chức thực hiện Luật BHYT, chỉ đạo Đài Truyền thanh địa phương dành thời lượng phát sóng tuyên truyền, phổ biến các chính sách BHYT toàn dân cho cán bộ, nhân dân, chú trọng các đối tượng học sinh, sinh viên, hộ gia đình cận nghèo, người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, hộ kinh doanh cá thể và nông dân ở khu vực nông thôn.

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn và các ban, ngành thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT.

- Chỉ đạo cho các phòng ban liên quan phối hợp cùng UBND các xã, phường, thị trấn rà soát, lập danh sách đối tượng được Nhà nước hỗ trợ mua thẻ BHYT như: hộ nghèo, cận nghèo; hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình; trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng bảo trợ xã hội, người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn…: đảm bảo chính xác, không trùng lắp.

- Bảo đảm nguồn ngân sách Nhà nước mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách khác.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHYT theo quy định pháp luật.

2.11. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn tỉnh:

Nghiêm túc thực hiện Luật BHYT; có trách nhiệm vận động người lao động tham gia BHYT, báo cáo và trích nộp BHYT đầy đủ, kịp thời cho người lao động đúng quy định của pháp luật.

Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nghiêm túc triển khai thực hiện tốt nội dung Kế hoạch này; định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo tiến độ, kết quả triển khai thực hiện BHYT về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo UBND Tỉnh chỉ đạo kịp thời, nhằm thực hiện tốt các chính sách BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và đến năm 2020, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh./.

 

 

Nơi nhận:
-TT Tỉnh ủy ( b/c);
-TT HĐND Tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND Tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Ban Dân vận Tỉnh ủy;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh;
- Các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- Cơ quan báo, đài;
- LĐ VPUBND tỉnh (Tha);
- Lưu: VT, Vx(Ty).

TM.UBND TỈNH
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Trần Quang Nhất

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 122/KH-UBND ngày 19/12/2013 thực hiện Quyết định 538/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 do tỉnh Phú Yên ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.492

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.136.210
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!