ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
08/CT-UBND
|
Vĩnh
Long, ngày 17 tháng 6 năm 2010.
|
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI.
Trong những năm qua Chính phủ,
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành nhiều
văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Bộ Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và
việc tổ chức thực hiện Bộ Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh
đã từng bước đi vào nề nếp, từ đó quyền lợi người lao động được bảo đảm, góp
phần ổn định xã hội.
Tuy nhiên, việc thực hiện các quy
định của Bộ Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội ở một số cơ quan, ban, ngành nhất
là khu vực sản xuất kinh doanh chưa được thực hiện nghiêm túc, cụ thể như:
- Một số doanh nghiệp chưa thực
hiện ký kết hợp đồng lao động đầy đủ với người lao động, một số lao động làm
việc có tính chất lâu dài nhưng chỉ được ký hợp đồng lao động thời vụ.
- Việc ký kết hợp đồng lao động
và lập sổ lao động còn chậm, một số đơn vị chưa ký thỏa ước lao động tập thể,
việc thành lập hội đồng hòa giải cơ sở chưa được thực hiện một cách tích cực.
- Còn nhiều doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất kinh doanh chưa xây dựng nội qui lao động, thỏa ước lao động, chưa xây
dựng thang bảng lương.
Ngoài ra, việc tham gia bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số lao động theo quy định; mức lương tham
gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp thấp hơn mức lương thực tế của người
lao động được lãnh; việc chậm nộp bảo hiểm xã hội còn xảy ra ở nhiều cơ quan, doanh
nghiệp,…làm thiệt hại quyền lợi của người lao động.
Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà
nước và thực hiện tốt Bộ Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Giám đốc Sở Lao động
-Thương binh và Xã hội:
a. Chủ trì và thường xuyên phối
hợp với Bảo hiểm Xã hội Vĩnh Long, các cơ quan thông tin đại chúng như Đài Phát
thanh và Truyền hình Vĩnh Long, Báo Vĩnh Long, … đẩy mạnh công tác thông tin
tuyên truyền, phổ biến Bộ Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội sâu rộng trong
nhân dân để mọi người dân hiểu và tự nguyện thực hiện.
b. Chủ trì phối hợp với các cơ
quan chức năng, thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Bộ Luật Lao động,
Luật Bảo hiểm xã hội đối với các cơ quan, các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc
mọi thành phần kinh tế đóng trên địa bàn tỉnh.
2. Giám đốc Bảo hiểm Xã hội
tỉnh Vĩnh Long:
a. Tổ chức tuyên truyền Luật Bảo
hiểm xã hội đến các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh có thuê mướn lao động
nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động về quyền,
lợi ích trong việc tham gia Bảo hiểm xã hội, để họ tự giác tham gia cũng như
giải quyết đúng các quyền lợi cho người lao động.
b. Tổ chức kiểm tra, giám sát
việc trích nộp, thanh quyết toán trong việc giải quyết các chế độ theo quy định
của Luật Bảo hiểm xã hội, bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định.
c. Theo dõi, tổng hợp kết quả
thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội và hàng năm có báo cáo tổng kết đánh giá cụ thể
để tìm nguyên nhân khắc phục những tồn tại thiếu sót; nhân rộng điển hình, chịu
trách nhiệm chủ trì phối hợp với cơ quan chức năng xem xét, đề nghị khen thưởng
những đơn vị thực hiện tốt Luật Bảo hiểm xã hội theo qui định.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố:
Tổ chức kiểm tra việc thực hiện Bộ
Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội đối với các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh
doanh đóng trên địa bàn huyện, thành phố, cụ thể như:
- Kiểm tra đối với các cơ quan, đơn
vị, UBND cấp xã, …thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
- Tổ chức kiểm tra các đơn vị
sản xuất kinh doanh có thuê mướn sử dụng dưới 50 lao động (trừ những doanh
nghiệp thuộc kế hoạch thanh tra kiểm tra của Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội).
4. Rà soát chấp hành Bộ luật
Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội:
Yêu cầu thủ trưởng các sở, ban,
ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, giám đốc các đơn vị sản xuất
kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đóng trên địa bàn tỉnh:
- Tổ chức rà soát lại việc thực
hiện Bộ Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội của cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh
nghiệp mình. Nếu trong việc thực hiện còn thiếu sót, tồn tại, như: số lao động
chưa được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chưa ký hợp đồng lao
động, chưa xây dựng thang bảng lương, nội qui lao động, … thì cần tiến hành tổ
chức thực hiện theo qui định.
- Những cơ quan, đơn vị chậm nộp
bảo hiểm xã hội, cần có kế hoạch nộp đủ số đã nợ và hàng tháng trích nộp về cơ
quan bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Đồng thời, cần có
sự kết hợp chặt chẽ với cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan Lao động - Thương binh
và Xã hội để giải quyết kịp thời chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
cho người lao động.
5. Thực hiện chế độ báo cáo:
Hàng năm các cơ quan thực hiện
thanh tra, kiểm tra Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, có trách nhiệm báo
cáo 6 tháng và 01 năm về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo
cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 10 tháng 6; báo cáo
năm gửi trước ngày 15 tháng 11 hàng năm)./.
Nơi nhận:
- TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT.UBT;
- Sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND huyện, thành phố;
- LĐVP.UBND tỉnh;
- Phòng VHXH;
- Lưu: VT, 3.8.2.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Thanh Xuân
|