CHƯƠNG 19

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Điều 19.1: Định nghĩa

Trong Chương này:

(a) Bên khởi kiện nghĩa là bất cứ Bên hoặc các Bên nào mà yêu cầu tham vấn theo khoản 1 Điều 19.6 (Tham vấn);

(b) Các Bên tranh chấp nghĩa là Bên khởi kiện và Bên bị kiện;

(c) Bên tranh chấp nghĩa là Bên khởi kiện hoặc Bên bị kiện;

(d) Bên bị kiện nghĩa là Bên mà yêu cầu tham vấn được gửi đến theo khoản 1 Điều 19.6 (Tham vấn);

(e) Quy tc th tc nghĩa là Quy tắc Thủ tục cho Tố tụng của Hội đồng trọng tài do Ủy ban hỗn hợp RCEP thông qua; và

(f) Bên Thứ ba nghĩa là Bất cứ bên nào đưa ra thông báo theo khoản 2 Điều 19.10 (Bên Thứ ba).

Điều 19.2: Mục tiêu

Mục tiêu của Chương này là quy định các quy tắc và thủ tục hiệu quả và minh bạch để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ Hiệp định.

Điều 19.3: Phạm vi1

1. Trừ khi Hiệp định này có quy định khác, Chương này sẽ áp dụng:

(a) nhằm giải quyết tranh chấp giữa các Bên về giải thích và áp dụng Hiệp định này; và

(b) khi một Bên nhận thấy rằng một biện pháp của Bên khác không phù hợp với các nghĩa vụ của Hiệp định này hoặc Bên khác đó đã không thực hiện các nghĩa vụ theo Hiệp định này.

2. Tuân theo Điều 19.5 (Lựa chọn Diễn đàn), Chương này sẽ không ảnh hưởng đến quyền của một Bên sử dụng các thủ tục giải quyết tranh chấp sẵn có trong các hiệp định khác mà Bên đó là thành viên.

Điều 19.4: Các Điều khoản chung

1. Hiệp định này sẽ được giải thích theo các quy tắc tập quán về giải thích công pháp quốc tế.

2. Đối với bất cứ điều khoản nào của Hiệp định WTO mà đã được hợp nhất trong Hiệp định này, hội đồng trọng tài cũng sẽ em xét các giải thích liên quan trong báo cáo của Ban Hội thẩm WTO và Cơ quan Phúc thẩm WTO do Cơ quan Giải quyết tranh chấp WTO thông qua. Các kết luận và phán quyết của hội đồng trọng tài không thể làm gia tăng hoặc giảm đi các quyền và nghĩa theo Hiệp định này.2

3. Tất cả các thông báo, yêu cầu, và trả lời được đưa ra theo Chương này phải bằng văn bản.

4. Các Bên tranh chấp được khuyến khích vào mỗi giai đoạn của tranh chấp nỗ lực thông qua hợp tác và tham vấn để đạt được một giải pháp chung thống nhất cho tranh chấp. Khi một giải pháp chung thống nhất đạt được, các điều khoản và điều kiện của thỏa thuận đó sẽ được các Bên tranh chấp cùng nhau thông báo cho các Bên khác.

5. Bất cứ khoảng thời gian nào được quy định trong Chương này có thể được sửa đổi bằng thỏa thuận của các Bên tranh chấp miễn là bất cứ sửa đổi nào cũng không ảnh hưởng đến quyền của Bên Thứ ba được quy định tại Điều 19.10 (Bên Thứ ba).

6. Việc giải quyết nhanh chóng các tranh chấp mà trong đó một Bên nhận thấy rằng bất cứ lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp theo Hiệp định này của Bên đó bị tổn hại do biện pháp của Bên khác thực hiện là thiết yếu đối với việc thực thi hiệu quả Hiệp định này và duy trì cân bằng hợp lý quyền và nghĩa vụ của các Bên.

Điều 19.5: Lựa chọn Diễn đàn giải quyết tranh chấp

1. Khi một tranh chấp liên quan quyền và lợi ích tương đương đáng kể theo Hiệp định này và hiệp định thương mại hoặc đầu tư quốc tế khác mà các Bên tranh chấp là thành viên, Bên khởi kiện có thể lựa chọn diễn đàn để giải quyết tranh chấp và diễn đàn được lựa chọn sẽ loại trừ các diễn đàn khác.

2. Vì mục đích của Điều khoản này, Bên Khởi kiện sẽ được coi là đã lựa chọn diễn đàn để giải quyết tranh chấp khi yêu cầu thành lập hội đồng trọng tài theo khoản 1 Điều 19.8 (Yêu cầu Thành lập Hội đồng trọng tài) hoặc yêu cầu thành lập, hoặc đưa vấn đề lên, ban hội thẩm hoặc hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp theo hiệp định thương mại hoặc đầu tư khác.

3. Điều khoản này sẽ không áp dụng khi các Bên tranh chấp đồng ý bằng văn bản rằng Điều khoản này sẽ không áp dụng đối với một tranh chấp cụ thể.

Điều 19.6: Tham vấn

1. Bất kỳ Bên nào cũng có thể yêu cầu tham vấn với bất kỳ Bên nào khác liên quan đến bất kỳ vấn đề nào được mô tả tại khoản 1 Điều 19.3 (Phạm vi). Bên bị kiện sẽ xem xét hợp lý yêu cầu tham vấn do Bên khởi kiện đưa ra và sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc tham vấn đó.

2. Bất kỳ yêu cầu tham vấn được thực hiện theo khoản 1 sẽ đưa ra lý do tham vấn, bao gồm việc xác định biện pháp tranh chấp và tình tiết và căn cứ pháp lý của khiếu kiện.

3. Bên Khởi kiện sẽ đồng thời cung cấp một bản sao yêu cầu tham vấn được thực hiện theo khoản 1 tới các Bên khác.

4. Bên bị kiện sẽ ngay lập tức xác nhận việc đã nhận được yêu cầu tham vấn được thực hiện theo khoản 1, bằng cách thông báo cho Bên khởi kiện, ngày nhận được yêu cầu tham vấn, nếu không ngày yêu cầu tham vấn được đưa ra sẽ được coi là ngày mà Bên bị kiện nhận được yêu cầu tham vấn. Bên bị kiện sẽ đồng thời cung cấp một bản sao thông báo tới các Bên khác.

5. Bên bị kiện sẽ:

(a) trả lời yêu cầu tham vấn được thực hiện theo khoản 1 không muộn hơn bảy ngày sau ngày nhận được yêu cầu; và

(b) đồng thời cung cấp một bản sao trả lời các Bên khác.

6. Bên bị kiện sẽ tiến hành tham vấn không muộn hơn:

(a) 15 ngày sau ngày nhận được yêu cầu tham vấn được thực hiện theo khoản 1 trong trường hợp khẩn cấp bao gồm các trường hợp liên quan đến hàng hóa dễ hư hỏng; hoặc

(b) 30 ngày sau ngày nhận được yêu cầu tham vấn được thực hiện theo khoản 1 liên quan đến bất cứ trường hợp khác.

7. Các Bên tranh chấp sẽ tiến hành tham vấn thiện chí và bằng mọi nỗ lực để đạt được một giải pháp chung thống nhất thông qua tham vấn. Để đạt được mục tiêu này, các Bên tranh chấp sẽ:

(a) cung cấp đầy đủ thông tin trong quá trình tham vấn nhằm giúp xem xét toàn diện vấn đề, bao gồm việc các biện pháp tranh chấp có thể ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện hoặc áp dụng Hiệp định này;

(b) xử lý bất cứ thông tin mật hoặc độc quyền được trao đổi trong quá trình tham vấn ở mức ngang với mức Bên cung cấp thông tin; và

(c) nỗ lực để nhân sự của các cơ quan chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền khác phụ trách hoặc có chuyên môn về vấn đề sẵn sàng tham gia tham vấn.

8. Tham vấn sẽ bí mật và không ảnh hưởng đến quyền của bất kỳ Bên tranh chấp nào trong các quy trình tố tụng tiếp theo hoặc quy trình tố tụng khác.

9. Khi một Bên ngoài các Bên tranh chấp nhận thấy rằng Bên đó có quyền lợi thương mại đáng kể trong tham vấn, Bên đó có thể thông báo cho các Bên tranh chấp không muộn hơn bảy ngày sau ngày nhận được bản sao yêu cầu tham vấn được đề cập đến tại khoản 3 về mong muốn tham gia vào các cuộc tham vấn. Bên thông báo sẽ đồng thời gửi bản sao thông báo đến các Bên khác. Bên thông báo sẽ tham gia vào quá trình tham vấn nếu các Bên tranh chấp đồng ý.

Điều 19.7: Trung gian, Hòa giải

1. Các Bên tranh chấp có thể vào bất cứ thời điểm nào tự nguyện tiến hành phương thức giải quyết tranh chấp thay thế, bao gồm trung gian hoặc hòa giải. Thủ tục cho các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế có thể bắt đầu vào bất cứ thời điểm nào, và có thể kết thúc bởi bất cứ Bên tranh chấp nào vào bất cứ thời điểm nào.

2. Nếu các Bên tranh chấp đồng ý, các thủ tục được đề cập tại khoản 1 có thể tiếp tục trong khi vấn đề đang được hội đồng trọng tài xem xét theo Chương này.

3. Quy trình tố tụng liên quan đến các thủ tục được đề cập tại khoản 1 và quan điểm của một Bên tranh chấp trong suốt các quy trình tố tụng này sẽ là bảo mật và không ảnh hưởng đến quyền của bất cứ Bên tranh chấp trong các quy trình tố tụng tiếp theo hoặc các quy trình tố tụng khác.

Điều 19.8: Yêu cầu Thành lập Hội đồng trọng tài

1. Bên khởi kiện có thể yêu cầu thành lập hội đồng trọng tài để xem xét vấn đề, bằng cách thông báo cho Bên bị kiện, nếu:

(a) Bên bị kiện không:

(i) Trả lời yêu cầu tham vấn phù hợp với khoản 5(a) của Điều 19.6 (Tham vấn); hoặc

(ii) Tiến hành tham vấn phù hợp với khoản 6 Điều 19.6 (Tham vấn); hoặc

(b) tham vấn không thể giải quyết tranh chấp trong vòng:

(i) 20 ngày sau ngày Bên bị kiện nhận được yêu cầu tham vấn được đưa ra theo khoản 1 Điều 19.6 (Tham vấn) trong các trường hợp khẩn cấp bao gồm các trường hợp liên quan hàng hóa dễ hư hỏng; hoặc

(ii) 60 ngày sau ngày Bên bị kiện nhận được yêu cầu tham vấn được đưa ra theo khoản 1 Điều 19.6 (Tham vấn) liên quan đến các vấn đề khác.

2. Một yêu cầu thành lập hội đồng trọng tài được thực hiện theo khoản 1 sẽ xác định biện pháp tranh chấp cụ thể và cung cấp chi tiết về các tình tiết và cơ sở pháp lý cho việc khiếu kiện, bao gồm các điều khoản liên quan của Hiệp định này, mà hội đồng trọng tài sẽ xem xét, đủ để trình bày vấn đề rõ ràng.

3. Bên khởi kiện sẽ đồng thời gửi một bản sao yêu cầu thành lập hội đồng trọng tài được đưa ra theo khoản 1 tới các Bên khác.

4. Bên bị kiện sẽ ngay lập tức xác nhận việc nhận được yêu cầu thành lập hội đồng trọng tài được thực hiện theo khoản 1, bằng cách thông báo cho Bên khởi kiện, chỉ ra ngày nhận được yêu cầu, nếu không ngày yêu cầu được đưa ra sẽ được coi là ngày Bên bị kiện nhận được yêu cầu. Bên bị kiện sẽ đồng thời gửi một bản sao thông báo đến các Bên khác.

5. Khi yêu cầu thành lập hội đồng trọng tài được thực hiện theo khoản 1, hội đồng trọng tài sẽ được thành lập phù hợp với Điều 19.11 (Thành lập và Triệu tập lại Hội đồng trọng tài).

Điều 19.9: Thủ tục Khiếu kiện nhiều bên

1. Khi hơn một Bên yêu cầu thành lập hoặc triệu tập lại một hội đồng trọng tài liên quan đến cùng một vấn đề, một hội đồng trọng tài duy nhất nên được thành lập hoặc triệu tập lại để xem xét các khiếu kiện liên quan đến vấn đề đó bất cứ khi nào có thể.

2. Hội đồng trọng tài duy nhất sẽ tiến hành xem xét và đưa ra các kết luận và phán quyết cho các Bên tranh chấp theo cách mà quyền của các Bên tranh chấp sẽ được hưởng nếu các hội đồng trọng tài xem xét các khiếu kiện sẽ không bị tổn hại.

3. Nếu hơn một hội đồng trọng tài được thành lập hoặc tái triệu tập để xem xét các khiếu kiện liên quan đến cùng một vấn đề, các Bên tranh chấp sẽ nỗ lực để đảm bảo cùng các cá nhân sẽ là các hội thẩm viên của mỗi một hội đồng trọng tài riêng biệt. Các hội đồng trọng tài sẽ tham vấn lẫn nhau và các Bên tranh chấp sẽ đảm bảo, ở chừng mực nhiều nhất có thể, rằng quy trình xét xử của các hội đồng trọng tài sẽ hài hoà.

Điều 19.10: Bên Thứ ba

1. Lợi ích của các Bên tranh chấp và lợi ích của các Bên khác sẽ được tính đến đầy đủ trong suốt quá trình xem xét của hội đồng trọng tài.

2. Bất kỳ Bên nào có lợi ích đáng kể đối với một vấn đề được hội đồng trọng tài xem xét có thể thông báo cho các Bên tranh chấp về lợi ích của Bên đó không muộn hơn 10 ngày sau ngày yêu cầu được đưa ra theo:

(a) khoản 1 Điều 19.8 (Yêu cầu Thành lập Hội đồng trọng tài); hoặc

(b) khoản 1 Điều 19.16 (Rà soát Tuân thủ); hoặc

(c) khoản 13 Điều 19.17 (Đền bù và Tạm ngừng Ưu đãi hoặc các Nghĩa vụ khác).

Bên thông báo sẽ đồng thời cung cấp một bản sao thông báo tới các Bên khác.

3. Bất cứ Bên nào thông báo về lợi ích đáng kể theo khoản 2 sẽ có quyền và nghĩa vụ của một Bên Thứ ba.

4. Tuân thủ việc bảo vệ thông tin bí mật, mỗi Bên tranh chấp sẽ cung cấp cho mỗi Bên Thứ ba các đệ trình văn bản, bản viết các tuyên bố bằng miệng, và các trả lời bằng văn bản đối với các câu hỏi, được thực hiện trước khi ban hành báo cáo tạm thời, tại thời điểm các đệ trình, tuyên bố, và trả lời được nộp cho hội đồng trọng tài.

5. Một Bên Thứ ba sẽ có quyền:

(a) tuân thủ việc bảo vệ thông tin bí mật, có mặt tại phiên xét xử lần đầu tiên và lần thứ hai của hội đồng trọng tài với các Bên tranh chấp trước khi ban hành báo cáo tạm thời;

(b) nộp tối thiểu một bản đệ trình bằng văn bản trước phiên xét xử đầu tiên;

(c) phát biểu trước hội đồng trọng tài và trả lời các câu hỏi từ hội đồng trọng tài trong suốt một phiên họp của phiên xét xử đầu tiên của hội đồng trọng tài được dành cho mục đích đó; và

(d) trả lời bằng văn bản đối với bất cứ câu hỏi nào từ hội đồng trọng tài cho Bên Thứ ba.

6. Nếu một Bên Thứ ba cung cấp bất cứ đệ trình nào hoặc tài liệu khác cho hội đồng trọng tài, Bên đó sẽ đồng thời cung cấp cho các Bên Thứ ba và các Bên Thứ ba khác.

7. Một hội đồng trọng tài có thể, với thoả thuận của các Bên tranh chấp, mở rộng các quyền bổ sung cho Bên Thứ ba liên quan việc tham gia của Bên Thứ ba vào quy trình tố tụng của hội đồng trọng tài.

Điều 19.11: Thành lập và Triệu tập lại Hội đồng trọng tài

1. Khi yêu cầu thành lập hội đồng trọng tài được thực hiện theo khoản 1 Điều 19.8 (Yêu cầu Thành lập Hội đồng trọng tài), một hội đồng trọng tài sẽ được thành lập phù hợp với Điều khoản này.

2. Trừ khi các Bên tranh chấp có thoả thuận khác, hội đồng trọng tài gồm ba hội thẩm viên. Các chỉ định và đề cử hội thẩm viên theo Điều này sẽ phù hợp với các yêu cầu được đề cập đến tại khoản 10 và khoản 13.

3. Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thành lập hội đồng trọng tài được thực hiện theo 1 Điều 19.8 (Yêu cầu Thành lập Hội đồng trọng tài), các Bên tranh chấp sẽ tiến hành tham vấn nhằm đạt được thoả thuận về thủ tục hình thành hội đồng trọng tài, có tính đến tình tiết, và các vấn đề kỹ thuật và pháp lý của tranh chấp. Bất cứ thủ tục nào được thống nhất sẽ cũng được sử dụng vì mục đích của các khoản 15 và 16.

4. Nếu các Bên tranh chấp không thể đạt được thoả thuận về thủ tục thành lập hội đồng trọng tài trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thành lập hội đồng trọng tài được thực hiện theo khoản 1 Điều 19.8 (Yêu cầu Thành lập Hội đồng trọng tài), bất cứ Bên tranh chấp nào có thể vào bất cứ thời điểm nào sau đó thông báo cho Bên tranh chấp khác rằng Bên đó muốn sử dụng thủ tục được nêu trong các khoản từ 5 đến 7.

5. Bên khởi kiện sẽ chỉ định một trọng tài viên trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo được đưa ra theo khoản 4. Bên bị kiện sẽ chỉ định một trọng tài viên trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được thông báo được đưa ra theo khoản 4. Một Bên tranh chấp sẽ thông báo việc chỉ định trọng tài viên cho Bên tranh chấp khác.

6. Sau khi chỉ định trọng tài viên phù hợp với khoản 5, các Bên tranh chấp sẽ đồng ý việc chỉ định trọng tài viên thứ ba người sẽ đóng vai trò là chủ tịch hội đồng trọng tài. Để giúp đạt được đồng thuận, mỗi Bên tranh chấp có thể cung cấp cho Bên tranh chấp kia một danh sách tối đa ba ứng cử viên cho chủ tịch hội đồng trọng tài.

7. Nếu bất cứ một trọng tài viên không được chỉ định trong vòng 35 ngày kể từ ngày nhận được thông báo được thực hiện theo khoản 4, bất cứ Bên tranh chấp nào, trong khoảng thời gian 25 tiếp theo, có thể yêu cầu Tổng Giám đốc WTO chỉ định các trọng tài viên còn lại trong vòng 30 ngày kể từ ngày có yêu cầu. Bất cứ danh sách ứng viên nào được quy định theo khoản 6 cũng sẽ được cung cấp cho Tổng Giám đốc WTO, và có thể được sử dụng để tiến hành thực hiện các chỉ định bắt buộc.

8. Nếu Tổng Giám đốc WTO thông báo cho các Bên tranh chấp rằng không thể thực hiện nhiệm vụ, hoặc không chỉ định các trọng tài viên còn lại trong vòng 30 ngày kể từ ngày yêu cầu được thực hiện theo khoản 7, bất cứ Bên tranh chấp nào đều có thể yêu cầu Tổng Thư ký của Toà Trọng tài thường trực để chỉ định các trọng tài viên còn lại ngay lập tức. Bất cứ danh sách ứng viên nào được quy định theo khoản 6 cũng sẽ được cung cấp cho Tổng Thư ký của Toà Trọng tài thường trực, và cũng có thể được sử dụng để tiến hành các chỉ định bắt buộc theo khoản 12.3

9. Ngày thành lập hội đồng trọng tài sẽ là ngày mà trọng tài viên cuối cùng được chỉ định.

10. Mỗi trọng tài viên sẽ:

(a) có chuyên môn hoặc kinh nghiệm về luật pháp, thương mại quốc tế, các vấn đề được điều chỉnh bởi Hiệp định này, hoặc giải quyết tranh chấp phát sinh từ các hiệp định thương mại quốc tế;

(b) được lựa chọn khắt khe trên nền tảng khách quan, tin cậy, và phán quyết chặt chẽ;

(c) độc lập, và không liên quan hoặc nhận chỉ đạo, từ bất cứ Bên nào;

(d) chưa từng liên quan đến vấn đề dưới bất cứ tư cách nào;

(e) tiết lộ, cho các Bên tranh chấp, thông tin mà có thể tạo ra nghi ngờ hợp lý về tính độc lập và khách quan của trọng tài viên; và

(f) tuân thủ Quy tắc ứng xử đính k m Quy tắc thủ tục cho tố tụng của hội đồng trọng tài.

11. Thêm vào các yêu cầu của khoản 10, mỗi trọng tài viên được chỉ định theo khoản 7 hoặc 8 sẽ:

(a) có chuyên môn về luật pháp bao gồm công pháp quốc tế, luật thương mại quốc tế, và việc giải quyết tranh chấp phát sinh theo hiệp định thương mại quốc tế;

(b) là cá nhân thuộc chính phủ hoặc phi chính phủ có trình độ mà đã phục vụ Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm WTO hoặc tại Ban Thư ký WTO, đã dạy hoặc xuất bản về luật hoặc chính sách thương mại quốc tế, hoặc đã là cán bộ chính sách thương mại cấp cao của một Thành viên WTO; và

(c) đối với chủ tọa ban hội thẩm, bất cứ khi nào có thể:

(i) đã phục vụ cho ban hội thẩm WTO hoặc Cơ quan Phúc thẩm WTO; và

(ii) có chuyên môn hoặc kinh nghiệm liên quan đến chủ thể của tranh chấp.

12. Khi chỉ định trọng tài viên theo khoản 8, và phù hợp với các yêu cầu được đề cập đến tại khoản 10 và 11, thủ tục sau đây sẽ được sử dụng, trừ khi các Bên tranh chấp có thỏa thuận khác:

(a) Tổng Thư ký Tòa Trọng tài thường trực sẽ thông báo các Bên tranh chấp về một danh sách giống nhau có tên ít nhất ba ứng cử viên cho vị trí trọng tài viên;

(b) trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách được đề cập đến tại khoản (a), mỗi Bên tranh chấp có thể gửi lại danh sách cho Tổng Thư ký Tòa Trọng tài Thường trực sau khi đã bỏ bất cứ ứng cử viên nào Bên đó phản đối và sắp xếp các ứng cử viên còn lại trong danh sách theo thứ tự ưu tiên;

(c) sau khi kết thúc quãng thời gian được đề cập đến tại khoản (b), Tổng Thư ký Tòa Trọng tài Thường trực sẽ chỉ định các trọng tài viên từ các ứng cử viên còn lại trong danh sách được gửi lại cho Tổng Thư ký và phù hợp với thứ tự ưu tiên được các Bên tranh chấp chỉ ra; và

(d) nếu vì bất cứ lý do gì các trọng tài viên còn lại không thể được chỉ định phù hợp với thủ tục được đề cập tại khoản này, Tổng Thư ký Tòa Trọng tài Thường trực có thể chỉ định, trong thẩm quyền, các trọng tài viên còn lại phù hợp với Chương này.

13. Trừ khi các Bên tranh chấp có thỏa thuận khác, chủ tịch hội đồng trọng tài không được là công dân của bất kỳ Bên tranh chấp hoặc Bên Thứ ba nào và không có nơi thường trú tại bất cứ Bên tranh chấp nào.

14. Mỗi trọng tài viên sẽ thực hiện nhiệm vụ với tư cách cá nhân và không phải là đại diện chính phủ, hoặc đại diện của một tổ chức hông Bên nào chỉ đạo hoặc t m cách gây ảnh hưởng bất cứ trọng tài viên nào với tư cách cá nhân liên quan đến các vấn đề được Ban Hội thẩm xem xét.

15. Nếu một trọng tài viên được lựa chọn chỉ định theo Điều này từ chức hoặc không thể thực hiện nhiệm vụ, trọng tài viên sẽ được lựa chọn theo cùng một cách thức được quy định cho việc chỉ định trọng tài viên ban đầu và sẽ có mọi quyền và nghĩa vụ của trọng tài viên ban đầu. Công việc của hội đồng trọng tài sẽ bị đình chỉ cho đến khi trọng tài viên kế nhiệm được chỉ định. Trong trường hợp này, bất cứ khoảng thời gian liên quan cho quy trình tố tụng của trọng tài sẽ bị tạm dừng cho đến khi trọng tài viên kế nhiệm được chỉ định.

16. Khi một hội đồng trọng tài được triệu tập lại theo Điều 19.16 (Rà soát Tuân thủ) hoặc Điều 19.17 (Đền b và Tạm ngừng Ưu đãi hoặc các Nghĩa vụ khác), hội đồng trọng tài được triệu tập lại sẽ, trường hợp có thể, bao gồm những trọng tài viên của hội đồng trọng tài ban đầu. Trường hợp điều này là không thể, trọng tài viên thay thế sẽ được chỉ định theo cùng một cách thức được quy định cho việc chỉ định trọng tài viên ban đầu, và có tất cả các quyền và nghĩa vụ của trọng tài viên ban đầu.

Điều 19.12: Chức năng của Hội đồng Trọng tài

1. Hội đồng trọng tài sẽ đưa ra đánh giá khách quan về vấn đề được đưa ra, bao gồm việc đánh giá khách quan:

(a) các tình tiết thực tế của vụ kiện;

(b) khả năng áp dụng các quy định của Hiệp định này được viện dẫn bởi các Bên tranh chấp, và

(c) về việc liệu:

(i) biện pháp bị tranh chấp có không phù hợp với các nghĩa vụ theo Hiệp định này hay không; hoặc

(ii) Bên bị kiện đã không thực hiện được nghĩa vụ của mình theo Hiệp định này hay không.

2. Trừ khi các Bên tranh chấp có thỏa thuận khác trong vòng 20 ngày kể từ ngày thành lập hội đồng trọng tài, hội đồng trọng tài sẽ có điều khoản tham chiếu như sau:

“Xem xét, phù hợp với các quy định liên quan của Hiệp định này, vấn đề được nêu trong yêu cầu thành lập hội đồng trọng tài theo khoản 1 Điều 19.8 (Yêu cầu Thành lập Hội đồng trọng tài); và để đưa ra kết luận và phán quyết theo quy định của Hiệp định này”

3. Hội đồng trọng tài sẽ trình bày trong báo cáo của mình:

(a) một phần mô tả tóm tắt các lập luận của các Bên tranh chấp và Bên thứ ba;

(b) kết luận của hội đồng trọng tài về các tình tiết thực tế của kiện và về khả năng áp dụng các quy định của Hiệp định này;

(c) phán quyết của hội đồng trọng tài về việc liệu:

(i) biện pháp bị tranh chấp có không phù hợp với các nghĩa vụ theo Hiệp định này hay không; hoặc

(ii) Bên bị kiện đã không thực hiện được nghĩa vụ của mình theo Hiệp định này hay không; và

(d) lý do cho kết luận và phán quyết của hội đồng trọng tài được quy định tại các điểm (b) và (c).

4. Ngoài các quy định tại khoản 3, hội đồng trọng tài sẽ trình bày trong báo cáo bất kỳ kết luận và phán quyết khác liên quan đến tranh chấp mà các Bên tranh chấp cùng yêu cầu hoặc được quy định trong điều khoản tham chiếu. Hội đồng trọng tài có thể đề xuất cách thức để Bên bị kiện thi hành các kết luận và phán quyết.

5. Trừ khi các Bên tranh chấp có thỏa thuận khác, hội đồng trọng tài sẽ dựa vào các điều khoản liên quan của Hiệp định này, các bản đệ trình và lập luận của các Bên tranh chấp, và bất kỳ thông tin hoặc tư vấn kỹ thuật mà hội đồng trọng tài đã nhận được theo các khoản 12 và 13 của Điều 19.13 (Thủ tục của Hội đồng trọng tài).

6. Hội đồng trọng tài sẽ chỉ đưa ra kết luận, phán quyết và đề xuất được quy định trong Hiệp định này.

7. Mỗi bản đệ trình của Bên thứ ba sẽ được phản ánh trong báo cáo của hội đồng trọng tài.

8. Các kết luận và phán quyết của hội đồng trọng tài sẽ không thêm hay giảm bớt các quyền và nghĩa vụ theo Hiệp định này.

9. Hội đồng trọng tài sẽ thường xuyên tham vấn với các Bên tranh chấp và tạo cơ hội đầy đủ cho các Bên tranh chấp để có thể đi đến một giải pháp thỏa đáng chung

10. Các khoản 1 đến 4 sẽ không áp dụng cho hội đồng trọng tài được triệu tập lại theo Điều 19.16 (Rà soát việc Tuân thủ) và Điều 19.17 (Bồi thường và Tạm ngừng ưu đãi hoặc các Nghĩa vụ khác).

Điều 19.13: Thủ tục của Hội đồng trọng tài

1. Hội đồng trọng tài sẽ nghiêm chỉnh tuân thủ Chương này và, trừ khi các Bên tranh chấp có thỏa thuận khác, sẽ tuân thủ Quy tắc về Thủ tục.

2. Trên cơ sở yêu cầu của một Bên tranh chấp hoặc theo sáng kiến của riêng mình, hội đồng trọng tài được thành lập theo Điều 19.11 (Thành lập và triệu tập lại Hội đồng trọng tài) có thể, sau khi tham vấn với các Bên tranh chấp, thông qua các quy tắc thủ tục bổ sung không mâu thuẫn với Chương này và với Quy tắc về Thủ tục. Hội đồng trọng tài triệu tập lại theo Điều 19.16 (Rà soát việc Tuân thủ) hoặc Điều 19.17 (Bồi thường và Tạm ngừng các Ưu đãi hoặc các Nghĩa vụ khác) có thể, sau khi tham vấn với các Bên tranh chấp, thiết lập các thủ tục của riêng mình nhưng không được mâu thuẫn với Chương này và Quy tắc thủ tục, rút ra từ Chương này hay từ Quy tắc thủ tục mà nó cho là phù hợp.

3. Thủ tục tố tụng của hội đồng trọng tài nên có tính linh hoạt đầy đủ để đảm bảo có được báo cáo chất lượng cao, trong khi không trì hoãn bất hợp lý quá trình hoạt động của hội đồng trọng tài.

Thời gian biểu

4. Sau khi tham vấn các Bên tranh chấp, một hội đồng trọng tài được thành lập theo Điều 19.11 (Thành lập và Triệu tập lại Hội đồng trọng tài) sẽ, ngay khi thực tế cho phép và vào bất cứ thời điểm nào trong vòng 15 ngày kể từ ngày thành lập hội đồng trọng tài, đưa ra thời gian biểu cho quy trình tố tụng của hội đồng trọng tài. Khoảng thời gian từ ngày thành lập hội đồng trọng tài cho đến ngày có báo cáo cuối cùng của hội đồng trọng tài cho các Bên tranh chấp sẽ, như một quy tắc chung, không vượt quá thời gian bảy tháng.

5. Một hội đồng trọng tài được triệu tập lại theo Điều 19.16 (Rà soát việc Tuân thủ) hoặc khoản 13 Điều 19.17 (Bồi thường và Tạm ngừng ưu đãi hoặc các Nghĩa vụ khác) sẽ, ngay khi thực tế cho phép và vào bất cứ thời điểm nào trong vòng 15 ngày sau khi được triệu tập lại, đưa ra thời gian biểu cho quá trình rà soát việc tuân thủ, có tính đến thời hạn được quy định tại Điều 16 (Rà soát việc tuân thủ).

Thủ tục tố tụng của Hội đồng trọng tài

6. Hội đồng trọng tài sẽ đưa ra các kết luận và phán quyết bằng đồng thuận, nếu hội đồng trọng tài không thể đạt được sự đồng thuận, thì kết luận và phán quyết có thể được thông qua bằng việc biểu quyết theo đa số. Một trọng tài viên có thể đưa ra ý kiến bất đồng hoặc ý kiến riêng về những vấn đề không được nhất trí. Các ý kiến được thể hiện trong báo cáo của hội ban trọng tài từ những thành viên cụ thể của hội đồng sẽ được giấu tên.

7. Quá trình bàn bạc, thảo luận của hội đồng trọng tài sẽ được giữ bí mật. Các Bên trong tranh chấp và các Bên thứ ba sẽ chỉ có mặt khi được hội đồng trọng tài mời đến.

8. Sẽ không có tiếp xúc riêng với hội đồng trọng tài liên quan đến các vấn đề mà hội đồng trọng tài đang xem xét

Văn bản đệ trình

9. Mỗi Bên trong tranh chấp sẽ có cơ hội chỉ ra bằng văn bản những tình tiết thực tế của vụ việc, những lập luận và phản biện. Ngoài khoản 4 và 5, thời gian biểu được quyết định bởi hội đồng trọng tài sẽ bao gồm hạn chót chính xác để các Bên trong tranh chấp và các Bên thứ ba nộp các văn bản đệ trình này.

Phiên xét xử

10. Tiếp theo khoản 4 và 5, thời gian biểu được quyết định bởi hội đồng trọng tài sẽ quy định ít nhất một phiên xét xử cho các Bên tranh chấp để trình bày vụ việc của họ cho hội đồng trọng tài Như một quy tắc chung, thời gian biểu sẽ không quy định quá hai phiên xét xử trừ những trường hợp đặc biệt.

Bảo mật

11. Văn bản đệ trình gửi lên hội đồng trọng tài sẽ được xác định là mật, nhưng sẽ được cung cấp cho các Bên tranh chấp, và khi được quy định tại Điều 19.10 (Các Bên thứ ba), cho Bên thứ ba. Các Bên tranh chấp, Bên thứ ba và hội đồng trọng tài sẽ sử dụng theo chế độ mật những thông tin do một Bên tranh chấp hoặc một Bên thứ ba trình lên hội đồng trọng tài mà Bên đó xác định là thông tin mật Để chắc chắn hơn nữa, không quy định nào trong khoản này ngăn cản một Bên tranh chấp hoặc Bên Thứ ba công bố quan điểm của Bên đó cho công chúng, miễn là không làm lộ thông tin đã được một Bên tranh chấp hoặc Bên thứ ba trình lên hội đồng trọng tài mà bên đó đã xác định là thông tin mật. Một Bên tranh chấp hoặc Bên thứ ba sẽ dựa trên yêu cầu của một Bên, cung cấp bản tóm tắt không mật các thông tin có trong các văn bản đệ trình của Bên đó mà có thể được công bố cho công chúng.

Thông tin Bổ sung và Tư vấn Kỹ thuật

12. Mỗi Bên tranh chấp và Bên thứ ba sẽ trả lời nhanh chóng và đầy đủ bất bất cứ yêu cầu nào của hội đồng trọng tài đối với những thông tin mà hội đồng trọng tài cho là cần thiết và phù hợp.

13. Trên cơ sở yêu cầu của một Bên tranh chấp hoặc theo sáng kiến của riêng mình, hội đồng trọng tài có thể tìm kiếm thông tin bổ sung và tư vấn kỹ thuật từ bất kỳ cá nhân hoặc cơ quan nào mà hội đồng cho là phù hợp. Tuy nhiên, trước khi làm việc đó, hội đồng trọng tài sẽ xin ý kiến của các Bên tranh chấp Trường hợp các Bên tranh chấp nhất trí rằng hội đồng trọng tài không nên tìm kiếm thông tin bổ sung hoặc tư vấn kỹ thuật, hội đồng trọng tài sẽ không tiến hành việc này. Hội đồng trọng tài sẽ cung cấp cho các Bên tranh chấp bất cứ thông tin bổ sung hay tư vấn kỹ thuật nào mà nó nhận được và một cơ hội để đưa ra nhận xét. Khi hội đồng trọng tài xem xét các thông tin bổ sung hoặc tư vấn kỹ thuật trong quá trình chuẩn bị báo cáo của mình, hội đồng trọng tài sẽ xem xét bất kỳ ý kiến nào của một Bên tranh chấp về thông tin bổ sung hoặc tư vấn kỹ thuật.

Các Báo cáo của Hội đồng trọng tài

14. Hội đồng trọng tài được thành lập theo Điều 19.11 (Thành lập và Triệu tập lại Hội đồng trọng tài) sẽ đưa ra báo cáo ban đầu đến các Bên tranh chấp trong vòng 150 ngày kể từ ngày thành lập hội đồng trọng tài Trong trường hợp khẩn cấp bao gồm những trường lợp liên quan đến hàng hóa dễ hư hỏng, hội đồng trọng tài sẽ cố gắng đưa ra báo cáo ban đầu trong vòng 90 ngày kể từ ngày thành lập hội đồng trọng tài.

15. Trong trường hợp đặc biệt, nếu hội đồng trọng tài được thành lập theo Điều 19.11 (Thành lập và Triệu tập lại Hội đồng trọng tài) cho rằng không thể đưa ra báo cáo ban đầu trong thời hạn quy định tại khoản 14, hội đồng trọng tài sẽ thông báo cho các Bên tranh chấp lý do trì hoãn cùng với dự kiến thời gian sẽ đưa ra báo cáo tới các Bên tranh chấp. Bất kỳ sự trì hoãn nào sẽ không được vượt quá thời hạn 30 ngày.

16. Một Bên tranh chấp có thể đệ trình ý kiến bằng văn bản về báo cáo ban đầu lên hội đồng trọng tài trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được bản báo cáo đó Sau khi xem xét bất kỳ ý kiến bằng văn bản nào của các Bên tranh chấp về báo cáo ban đầu, hội đồng trọng tài có thể tiến hành kiểm tra kỹ hơn nếu thấy cần thiết và sửa đổi báo cáo ban đầu.

17. Hội đồng trọng tài sẽ đưa ra báo cáo cuối cùng tới các Bên tranh chấp trong vòng 30 ngày kể từ ngày báo cáo ban đầu được đưa ra

18. Báo cáo ban đầu và báo cáo cuối cùng của hội đồng trọng tài sẽ được soạn thảo mà không có sự hiện diện của các Bên tranh chấp.

19. Hội đồng trọng tài sẽ luân chuyển báo cáo cuối cùng đến các Bên khác trong vòng bảy ngày kể từ ngày báo cáo cuối cùng được đưa ra cho các Bên tranh chấp, và vào bất kỳ thời điểm nào sau đó một Bên tranh chấp có thể công bố báo cáo cuối cùng cho công chúng nhưng phải tuân thủ quy định về bảo vệ thông tin mật có trong báo cáo cuối cùng.

Điều 19.14: Đình chỉ và Hủy bỏ Thủ tục Tố tụng

1. Các Bên tranh chấp có thể thoả thuận vào bất kỳ thời điểm nào rằng Hội đồng trọng tài đình chỉ hoạt động trong vòng không quá 12 tháng kể từ ngày các bên thoả thuận Trong giai đoạn này, tố tụng trọng tài đã bị đình chỉ sẽ được bắt đầu lại theo yêu cầu của bất kỳ Bên nào trong tranh chấp. Trong trường hợp đình chỉ, bất kỳ thời hạn liên quan nào cho tố tụng trọng tài sẽ được gia hạn thêm một khoảng thời gian đúng bằng thời gian đình chỉ. Nếu hoạt động của hội đồng trọng tài đã bị đình chỉ liên tục hơn 12 tháng, thẩm quyền cho việc thành lập hội đồng trọng tài sẽ hết hiệu lực trừ khi các Bên tranh chấp có thoả thuận khác.

2. Các Bên tranh chấp có thể thoả thuận huỷ bỏ tố tụng của hội đồng trọng tài trong trường hợp đã đạt được một giải pháp giải quyết tranh chấp thoả đáng Trong trường hợp đó, các Bên tranh chấp sẽ thông báo cho Chủ tịch hội đồng trọng tài.

3. Trước khi Hội đồng trọng tài công bố báo cáo cuối cùng, Hội đồng trọng tài có thể vào bất cứ giai đoạn nào của tố tụng đề xuất các Bên tranh chấp rằng tranh chấp nên được giải quyết một cách thiện chí.

4. Các Bên tranh chấp sẽ thông báo cho các Bên khác rằng tố tụng của Hội đồng trọng tài đã bị đình chỉ, huỷ bỏ hoặc thẩm quyền thành lập hội đồng trọng tài đã hết hiệu lực theo quy định tại khoản 1 hoặc 2.

Điều 19.15: Thực thi Báo cáo cuối cùng

1. Các kết luận và phán quyết của hội đồng trọng tài sẽ là chung thẩm và có hiệu lực ràng buộc đối với các Bên tranh chấp. Bên bị kiện sẽ:

(a) nếu hội đồng trọng tài ra phán quyết rằng biện pháp bị tranh chấp không phù hợp với các nghĩa vụ theo Hiệp định này, phải đưa các biện pháp đó cho phù hợp với Hiệp định; hoặc

(b) nếu hội đồng trọng tài ra phán quyết rằng Bên bị kiện không thực hiện các nghĩa vụ của mình theo Hiệp định này, phải tuân thủ các nghĩa vụ đó

2. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ban hành báo cáo cuối cùng của hội đồng trọng tài cho các Bên trong tranh chấp theo khoản 17 Điều 19.13 (Thủ tục của Hội đồng trọng tài), Bên bị kiện sẽ thông báo cho Bên khởi kiện về ý định của nó đối với việc thi hành và:

(a) nếu Bên bị kiện cho rằng mình đã tuân thủ nghĩa vụ theo khoản 1, Bên bị kiện sẽ thông báo ngay cho Bên khởi kiện. Bên bị kiện sẽ gửi trong thông báo một mô tả về bất kỳ biện pháp nào nó coi là đạt được sự tuân thủ, ngày biện pháp có hiệu lực, và toàn văn của biện pháp nếu có; hoặc

(b) nếu việc tuân thủ ngay lập tức nghĩa vụ theo khoản 1 là không khả thi, Bên bị kiện sẽ thông báo cho Bên khởi kiện về thời gian hợp lý mà Bên bị kiện cho rằng mình cần để tuân thủ nghĩa vụ theo khoản 1 bao gồm cả việc chỉ ra các hành động mà nó có thể tiến hành để đảm bảo tuân thủ.

3. Nếu Bên bị kiện đưa ra thông báo theo điểm b khoản 2 rằng việc tuân thủ ngay lập tức nghĩa vụ theo khoản 1 là không khả thi, Bên bị kiện sẽ có thời gian hợp lý để tuân thủ với nghĩa vụ theo khoản 1.

4. Khoảng thời gian hợp lý được đề cập trong khoản 3 phải được các Bên trong tranh chấp nhất trí, bất cứ khi nào có thể Trường hợp các Bên trong tranh chấp không thể thống nhất được về khoảng thời gian hợp lý trong vòng 45 ngày kể từ ngày ban hành báo cáo cuối cùng của hội đồng trọng tài cho các Bên tranh chấp, bất cứ Bên nào trong tranh chấp có thể yêu cầu chủ tịch của hội đồng trọng tài quyết định khoảng thời gian hợp lý này, thông qua thông báo cho chủ tịch hội đồng trọng tài và Bên tranh chấp khác. Yêu cầu này phải được đưa ra trong vòng 120 ngày từ ngày ban hành báo cáo cuối cùng của hội đồng trọng tài cho các Bên tranh chấp.

5. Trường hợp có một yêu cầu được đưa ra theo khoản 4, chủ tịch hội đồng trọng tài sẽ đưa ra cho các Bên tranh chấp một quyết định về khoảng thời gian hợp lý và lý do cho quyết định đó trong vòng 45 ngày kể từ ngày chủ tịch hội đồng trọng tài nhận được yêu cầu.

6. Như một hướng dẫn, khoảng thời gian hợp lý được quyết định bởi chủ tịch hội đồng trọng tài không nên vượt quá 15 tháng kể từ ngày ban hành báo cáo cuối cùng của hội đồng trọng tài cho các Bên tranh chấp. Tuy nhiên, một khoảng thời gian hợp lý như thế có thể ngắn hơn hoặc dài hơn, phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của vụ việc.

7. Trường hợp Bên bị kiện cho rằng mình đã tuân thủ nghĩa vụ theo khoản 1, bên bị kiện sẽ thông báo ngay cho Bên khởi kiện. Bên bị kiện sẽ Bên bị kiện sẽ gửi trong thông báo một mô tả về bất kỳ biện pháp nào nó coi là đạt được sự tuân thủ, ngày biện pháp có hiệu lực, và toàn văn của biện pháp, nếu có.

Điều 19.16: Rà soát việc tuân thủ4

1. Trường hợp các Bên trong tranh chấp không đồng ý với nhau về sự tồn tại hay sự phù hợp với Hiệp định này của một biện pháp đã được áp dụng nhằm tuân thủ các nghĩa vụ theo khoản 1 Điều 19.15 (Thực thi Báo cáo cuối cùng), tranh chấp đó sẽ được giải quyết thông qua việc đưa ra một hội đồng trọng tài được triệu tập lại vì mục đích này (sau đây gọi là “Hội đồng trọng tài rà soát việc tuân thủ” trong Chương này) Bên khởi kiện có thể yêu cầu triệu tập lại Hội đồng trọng tài Rà soát việc Tuân thủ bằng một thông báo cho Bên bị kiện. Bên khởi kiện sẽ đồng thời gửi một bản sao yêu cầu này cho các Bên khác.

2. Yêu cầu được quy định tại khoản 1 chỉ có thể được đưa ra sau một trong hai thời hạn dưới đây, căn cứ vào thời hạn nào đến trước:

(a) đã hết khoảng thời gian hợp lý được ấn định theo Điều 19.15 (Thực thi Báo cáo cuối cùng); hoặc

(b) Bên bị kiện thông báo cho Bên khởi kiện theo điểm (a) khoản 2 hoặc khoản 7 Điều 19.15 (Thực thi Báo cáo cuối cùng) rằng Bên bị kiện đã tuân thủ các nghĩa vụ theo Điều 19.15 (Thực thi Báo cáo cuối cùng).

3. Một Hội đồng trọng tài Rà soát việc tuân thủ sẽ đưa ra một đánh giá khách quan về vấn đề được đưa ra, bao gồm cả việc đánh giá khách quan:

(a) các khía cạnh thực tế của bất kỳ hành động nào mà Bên bị kiện thực hiện để tuân thủ nghĩa vụ theo khoản 1 Điều 19.15 (Thực thi Báo cáo cuối cùng); và

(b) sự tồn tại hoặc sự phù hợp với Hiệp định này của bất kỳ biện pháp nào mà Bên bị kiện thực hiện để tuân thủ nghĩa vụ khoản 1 Điều 19.15 (Thực thi Báo cáo cuối cùng).

4. Hội đồng trọng tài Rà soát việc tuân thủ sẽ nêu ra trong báo cáo của hội đồng:

(a) một phần mô tả tóm tắt các lập luận của các Bên trong tranh chấp và các Bên thứ ba;

(b) kết luận của Hội đồng trọng tài về những tình tiết thực tế của vụ việc phát sinh theo Điều này và về khả năng áp dụng các quy định của Hiệp định này;

(c) phán quyết về sự tồn tại hoặc sự phù hợp với Hiệp định này của bất kỳ biện pháp nào được áp dụng để tuân thủ nghĩa vụ theo khoản 1 Điều 19.15 (Thực thi Báo cáo cuối cùng); và

(d) lý do cho kết luận và phán quyết của hội đồng trọng tài được quy định tại các điểm (b) và (c).

5. Khi một yêu cầu được đưa ra theo khoản 1, Hội đồng trọng tài Rà soát việc Tuân thủ sẽ triệu tập lại trong vòng 15 ngày kể từ ngày yêu cầu. Hội đồng trọng tài Rà soát việc Tuân thủ sẽ, khi có thể, ban hành báo cáo tạm thời cho các Bên trong tranh chấp trong vòng 90 ngày kể từ ngày hội đồng được triệu tập lại, và báo cáo cuối cùng trong vòng 15 ngày sau đó Nếu Hội đồng trọng tài Rà soát việc Tuân thủ cho rằng nó không thể ban hành một trong hai báo cáo trên trong thời hạn quy định, Hội đồng sẽ thông báo cho các Bên trong tranh chấp về lý do của sự chậm trễ cùng với ước lượng thời gian mà nó sẽ ban hành báo cáo.

6. Thời hạn kể từ ngày yêu cầu được đưa ra theo khoản 1 đến ngày ban hành báo cáo cuối cùng của Hội đồng trọng tài Rà soát việc Tuân thủ sẽ không vượt quá 150 ngày.

Điều 19.17: Bồi thường và Tạm ngừng các Ưu đãi hoặc các Nghĩa vụ khác

1. Bồi thường và tạm ngừng các ưu đãi hoặc các nghĩa vụ khác chỉ là biện pháp tạm thời có thể sử dụng trong trường hợp Bên bị kiện không tuân thủ các nghĩa vụ theo khoản 1 Điều 19.15 (Thực thi Báo cáo cuối cùng) trong khoảng thời gian hợp lý. Tuy nhiên, cả bồi thường và tạm ngừng các ưu đãi hoặc các nghĩa vụ khác đều không được ưu tiên hơn so với việc tuân thủ các nghĩa vụ theo Điều 19.15 (Thực thi Báo cáo cuối cùng). Bồi thường là tự nguyện và, nếu được phép, sẽ phải phù hợp với Hiệp định này.

2. Trường hợp có một trong những tình huống sau đây tồn tại:

(a) Bên bị kiện thông báo cho Bên khởi kiện rằng họ không có ý định tuân thủ nghĩa vụ theo khoản 1 Điều 19.15 (Thực thi Báo cáo cuối cùng); hoặc

(b) Bên bị kiện không thông báo cho Bên khởi kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 19.15 (Thực thi Báo cáo cuối cùng); hoặc

(c) Bên bị kiện không thông báo cho Bên khởi kiện theo khoản 7 Điều 19.15 (Thực thi Báo cáo cuối cùng) khi hết khoảng thời gian hợp lý; hoặc

(d) Hội đồng trọng tài Rà soát việc Tuân thủ phán quyết rằng Bên bị kiện đã không tuân thủ nghĩa vụ theo khoản 1 Điều 19.15 (Thực thi Báo cáo cuối cùng) được quy định tại Điều 19.16 (Rà soát việc Tuân thủ).

Bên bị kiện sẽ, trên cơ sở yêu cầu của Bên khởi kiện, tiến hành đàm phán với quan điểm để đạt được khoản bồi thường thỏa đáng

3. Nếu các Bên tranh chấp:

(a) không thể thống nhất về khoản bồi thường trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu theo khoản 2; hoặc

(b) đạt được thỏa thuận về bồi thường nhưng Bên bị kiện không tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận,

Bên khởi kiện có thể, vào bất cứ thời điểm nào sau đó thông báo cho Bên bị kiện và các Bên khác về ý định tạm ngừng áp dụng cho Bên bị kiện các ưu đãi hoặc các nghĩa vụ khác tương đương với mức độ thiệt hại hoặc ảnh hưởng, và sẽ có quyền bắt đầu tạm ngừng các ưu đãi hoặc các nghĩa vụ khác 30 ngày sau ngày nhận được thông báo.

4. Bất kể quy định của khoản 3, Bên khởi kiện sẽ không thực hiện quyền tạm ngừng các ưu đãi hoặc các nghĩa vụ khác theo khoản 3 trong trường hợp:

(a) việc rà soát đang được tiến hành theo khoản 9; hoặc

(b) một giải pháp thỏa đáng đã đạt được.

5. Thông báo theo khoản 3 sẽ chỉ rõ mức độ tạm ngừng các ưu đãi hoặc các nghĩa vụ khác được dự kiến và xác định lĩnh vực hoặc các lĩnh vực liên quan mà Bên bị kiện đề xuất tạm ngừng các ưu đãi hoặc các nghĩa vụ khác.

6. Trong khi xem xét ưu đãi hoặc các nghĩa vụ khác sẽ bị tạm ngừng, Bên khởi kiện sẽ áp dụng các nguyên tắc sau đây:

(a) Bên khởi kiện trước tiên nên tìm cách tạm ngừng ưu đãi hoặc các nghĩa vụ khác trong cùng ngành hoặc các ngành mà hội đồng trọng tài đã phán quyết rằng có sự không phù hợp với hoặc không thực thi nghĩa vụ theo Hiệp định này; và

(b) Nếu Bên khởi kiện cho rằng việc tạm ngưng các ưu đãi hoặc các nghĩa vụ khác trong cùng lĩnh vực là không khả thi hoặc không hiệu quả, Bên khởi kiện có thể tạm ngừng ưu đãi trong các lĩnh vực khác.

7. Mức độ tạm ngưng các ưu đãi hoặc các nghĩa vụ khác sẽ phải tương đương với mức độ thiệt hại và ảnh hưởng.

8. Nếu Bên bị kiện:

(a) phản đối mức độ tạm ngừng được đề xuất; hoặc

(b) cho rằng mònh đã tuân thủ các quy định và điều kiện của thỏa thuận bồi thường; hoặc

(c) cho rằng nguyên tắc quy định tại khoản 6 đã không được tuân thủ,

Bên bị kiện có thể, trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo theo khoản 3, yêu cầu Hội đồng trọng tài triệu tập lại để xem xét vấn đề này thông qua thông báo cho Bên khởi kiện. Bên bị kiện sẽ đồng thời gửi một bản sao yêu cầu này cho các Bên khác.

9. Khi một yêu cầu được đưa ra theo khoản 8, hội đồng trọng tài sẽ triệu tập lại trong vòng 15 ngày kể từ ngày yêu cầu. Hội đồng trọng tài được triệu tập lại sẽ đưa ra phán quyết cho các Bên tranh chấp trong vòng 45 ngày kể từ ngày triệu tập lại.

10. Trong trường hợp hội đồng trọng tài được triệu tập lại theo khoản 9 xác định rằng mức độ tạm ngừng ưu đãi không tương đương với mức độ thiệt hại hoặc ảnh hưởng, hội đồng trọng tài sẽ quyết định mức độ tạm ngừng ưu đãi thích hợp mà hội đồng cho rằng có tác động tương đương Trong trường hợp hội đồng trọng tài xác định rằng Bên bị kiện đã tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận bồi thường, Bên khởi kiện sẽ không được tạm ngừng ưu đãi hoặc các nghĩa vụ khác theo quy định tại khoản 3. Trong trường hợp hội đồng trọng tài xác định rằng Bên khởi kiện không tuân thủ các nguyên tắc quy định tại khoản 6, Bên khởi kiện phải áp dụng các nguyên tắc này phù hợp với khoản 6.

11. Bên khởi kiện chỉ có thể tạm ngừng các ưu đãi hoặc các nghĩa vụ khác theo cách thức phù hợp với phán quyết của hội đồng trọng tài quy định tại khoản 10.

12. Tạm ngừng ưu đãi hoặc các nghĩa vụ khác sẽ là biện pháp tạm thời và sẽ chỉ được áp dụng cho đến thời điểm nghĩa vụ theo khoản 1 Điều 19.15 (Thực thi Báo cáo cuối cùng) đã được tuân thủ hoặc một biện pháp thỏa đáng đã đạt được.

13. Trường hợp:

(a) quyền tạm ngừng ưu đãi hoặc các nghĩa vụ khác đã được Bên khởi kiện thực hiện theo Điều này;

(b) Bên bị kiện đã đưa ra thông báo theo khoản 7 Điều 19.15 (Thực thi Báo cáo cuối cùng) rằng Bên bị kiện đã tuân thủ nghĩa vụ theo khoản 1 Điều 19.15 (Thực thi Báo cáo cuối cùng); và

(c) các Bên tranh chấp không thống nhất về sự tồn tại hoặc sự phù hợp với Hiệp định này của bất kỳ biện pháp nào được áp dụng để tuân thủ nghĩa vụ theo khoản 1 Điều 19.15 (Thực thi Báo cáo cuối cùng),

Bất kỳ Bên nào trong tranh chấp có thể yêu cầu hội đồng trọng tài triệu tập lại để xem xét vấn đề thông qua thông báo cho Bên kia. Bên yêu cầu sẽ đồng thời gửi một bản sao yêu cầu cho các Bên khác5.

14. Trường hợp hội đồng trọng tài triệu tập lại theo khoản 13 thì khoản 3 đến khoản 6 Điều 19.16 (Rà soát việc Tuân thủ) sẽ được áp dụng cùng với những sửa đổi phù hợp.

15. Trường hợp hội đồng trọng tài được triệu tập lại theo khoản 13 phán quyết rằng Bên bị kiện đã tuân thủ nghĩa vụ theo khoản 1 Điều 19.15 (Thực thi Báo cáo cuối cùng), Bên khởi kiện sẽ ngay lập tức hủy bỏ việc tạm ngừng ưu đãi hoặc các nghĩa vụ khác.

Điều 19.18: Đối xử Đặc biệt và Khác biệt liên quan đến các Nước kém phát triển

1. Trong tất cả các giai đoạn xác định nguyên nhân của một vụ tranh chấp và thủ tục giải quyết tranh chấp có liên quan đến một Bên là nước kém phát triển, việc xem xét đặc biệt cần được đưa ra cho tình hình đặc biệt của các Bên là nước kém phát triển Theo đó, các Bên cần kiềm chế một cách thích hợp việc khởi kiện theo những thủ tục này về các vấn đề có liên quan đến một Bên thuộc diện nước kém phát triển. Nếu phát hiện thấy có sự triệt tiêu hay làm phương hại đến lợi ích phát sinh từ biện pháp do Bên thuộc diện nước kém phát triển thực hiện, Bên khởi kiện cần phải kiềm chế một cách thích hợp đối với những vấn đề thuộc phạm vi của Điều 19.17 (Bồi thường và tạm ngừng ưu đãi hoặc các nghĩa vụ khác) hoặc các nghĩa vụ khác theo những thủ tục này.

2. Trường hợp bất kỳ Bên nào trong tranh chấp là một nước kém phát triển , báo cáo của hội đồng trọng tài sẽ chỉ rõ hình thức trong đó hội đồng đã tính đến các quy định liên quan về dành đối xử đặc biệt và khác biệt cho Bên là nước kém phát triển là một phần của Hiệp định này mà đã được Bên đó nêu lên trong quá trình của thủ tục giải quyết tranh chấp.

Điều 19.19: Chi phí

1. Trừ khi các Bên tranh chấp có thỏa thuận khác, mỗi Bên tranh chấp sẽ chịu chi phí cho trọng tài viên mà Bên đó bổ nhiệm và chi phí, phí tổn pháp lý của riêng Bên đó

2. Trừ khi các Bên tranh chấp có thỏa thuận khác, chi phí của chủ tịch hội đồng trọng tài và các chi phí khác gắn liền với việc thực hiện thủ tục tố tụng của hội đồng trọng tài sẽ do các Bên tranh chấp cùng chịu trên cơ sở chia đều.

Điều 19.20: Điểm liên lạc

1. Mỗi Bên sẽ chỉ định một điểm liên lạc cho Chương này và sẽ thông báo cho các Bên khác thông tin chi tiết của điểm liên lạc này trong vòng 30 ngày kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này cho Bên đó mỗi Bên sẽ thông báo ngay cho các Bên khác bất cứ thay đổi nào liên quan đến điểm liên lạc của họ.

2. Bất cứ thông báo, yêu cầu, phản hồi, văn bản đệ trình hoặc các tài liệu khác nào liên quan đến bất kỳ thủ tục nào theo Chương này sẽ được gửi tới Bên liên quan thông qua điểm liên lạc đã được chỉ định của họ. Bên liên quan sẽ thực hiện việc xác nhận đã nhận được tài liệu đó bằng văn bản thông qua điểm liên lạc đã được chỉ định của Bên đó

Điều 19.21: Ngôn ngữ

1. Tất cả các thủ tục tố tụng trong Chương này sẽ được tiến hành bằng tiếng Anh.

2. Mọi tài liệu được đệ trình để sử dụng trong quá trình tố tụng quy định trong Chương này sẽ được làm bằng tiếng Anh. Nếu tài liệu gốc không phải bằng tiếng Anh, Bên đệ trình tài liệu để sử dụng trong quá trình tố tụng sẽ cung cấp tài liệu đó k m theo bản dịch tiếng Anh của văn bản đó.

 

1 Hiệp định này không cho phép các khiếu kiện không vi phạm.

2 Các Bên khẳng định rằng câu đầu tiên của khoản này không ngăn cản hội đồng trọng tài xem xét các giải thích liên quan trong các báo cáo của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm WTO do Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO thông qua, đối với một điều khoản của Hiệp định WTO mà không được hợp nhất trong Hiệp định này.

3 Để rõ hơn, Quy tắc Trọng tài của Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) sẽ không được sử dụng để chỉ định bất cứ trọng tài viên còn lại nào theo quy định tại khoản này.

4 Để chắc chắn hơn, tham vấn theo Điều 19.6 (Tham vấn) không được yêu cầu cho thủ tục tại Điều này.

5 Trường hợp hội đồng trọng tài được triệu tập lại theo khoản này, hội đồng cũng có thể, theo yêu cầu, đánh giá liệu mức độ của bất kỳ tạm ngừng ưu đãi hoặc các nghĩa vụ khác hiện đang tồn tại có còn phù hợp với kết luận của hội đồng trọng tài về biện pháp mà Bên bị kiện áp dụng không, và nếu không phù hợp thì quyết định một mức độ phù hợp.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,475

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn