Chất phân tích
|
Số CAS
|
Độ nhạy
|
Nitơ oxit (NOx), như NO2, bao gồm cả:
|
|
2-400 mg/dscm (mét khối chuẩn khí khô)
|
Nitơ oxit (NO)
|
10102-43-9
|
Nitơ dioxit (NO2)
|
10102-44-0
|
1.2 Áp dụng: Phương pháp
này áp dụng cho phép đo nitơ oxit (NOx) phát thải từ các nguồn tĩnh.
1.3 Mục tiêu chất
lượng số liệu: Tuân thủ các yêu cầu của phương pháp này sẽ nâng cao chất lượng số
liệu thu được từ
phương
pháp lấy mẫu chất ô
nhiễm không khí.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất
cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi
năm công bố thì áp dụng
phiên bản được nếu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng
phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu
có).
TCVN 2117 : 2009 (ASTM D 1193 - 06), Nước
thuốc thử
-
Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 11303:2016, Phát thải nguồn tĩnh
- Lấy
mẫu và đo vận tốc
EPA Method 5 Determination of
particulate matter emissions from stationary sources (Xác định phát thải hạt vật
chất từ nguồn tĩnh).
3 Tóm tắt phương
pháp
Mẫu khi được lấy vào bình chân không
có chứa sẵn dung dịch hấp thụ
hydro peroxit - axit
sunphuric loãng, và oxit nitơ, ngoại trừ oxit nitơrơ, được đo bằng phương pháp đo
màu dùng quy trình axit phenoldisunfonic (PDS).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Kết quả sai lệch có thể quan sát được
khi lấy mẫu trong điều kiện nồng độ sunphua dioxit cao (lớn hơn 2000
ppm).
5 Các biện pháp về
an toàn
5.1 Mức độ trách
nhiệm:
Phương pháp này có thể phải sử dụng các vật liệu, vận hành, và thiết bị nguy hại. Phương pháp
thử này có thể không đề cập đến tất cả các vấn đề về an toàn liên quan đến việc sử dụng
chúng. Người
sử dụng phương
pháp thử
này
phải có
trách
nhiệm thiết lập các quy định về an toàn và có
sức khỏe phù hợp cũng như xác định khả năng áp dụng các giới hạn quy định trước khi thực hiện.
5.2 Thuốc thử ăn mòn: Các thuốc thử
sau đây là nguy hại. Phương tiện bảo vệ cá nhân và các quy trình an toàn là hữu ích trong phòng ngừa sự bắn hóa chất. Nếu
xảy ra, ngay lập
tức xả bằng nhiều nước trong ít nhất 15 min. Tháo bỏ quần áo và loại bỏ nhiễm bẩn. Các hóa chất
còn lại được xử lý bằng cách đốt.
5.2.1 Hydro peroxit
(H2O2). Gây kích ứng
mắt, da, mũi và phổi.
5.2.2 Axit phenoldisunphonic. Gây kích ứng mắt và da.
5.2.3 Hydroxyt
natri (NaOH).
Gây hỏng mắt và da. Nếu hít phải sẽ gây
kích ứng với mũi, họng và phổi. Phản ứng tỏa nhiệt với một lượng nước
nhỏ.
5.2.4 Axit sunphuric
(H2SO4). Phá hủy
nhanh chóng các mô cơ thể, gây bỏng ở mức độ cấp 3. Phá hỏng mắt và có thể dẫn
đến mù lòa. Hít phải có thể gây tử vong do các cơn ho ở thanh quản,
thông thường trong 30 min. Có thể phá hỏng các mô phổi do phù. Với nồng độ 1 mg/m3
trong 8 h sẽ phá hỏng phổi hoặc với nồng độ cao
hơn sẽ gây tử vong. Phải có biện pháp
thông khí để hạn chế sự hít phải. Phản ứng
mạnh với kim loại và chất hữu cơ.
5.2.5 Phenol. Độc và có
tính ăn mòn. Không được xử lý với tay trần vì nó có thể hấp thụ qua da.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.1 Lấy mẫu. Sơ đồ hệ thống
lấy mẫu được trình bày trong Hình 1. Có thể xem xét
lựa chọn thay thế bằng thiết bị hoặc hệ thống lấy mẫu khác, có khả năng đo thể tích mẫu trong khoảng
2,0 % và lấy một
thể
tích mẫu đủ lớn để cho phép độ tái lập phân tích trong khoảng 5 % nếu được Cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt. Các bộ phận sau cần cho quá trình lấy mẫu.
6.1.1 Đầu lấy mẫu: ống thủy
tinh borosilicat gia nhiệt đủ để ngăn ngừa sự ngưng tụ hơi nước, được lắp cái lọc
trong ống khói hoặc được
gia nhiệt ngoài ống khói để loại bỏ bụi (Một nút bông thủy tinh là phù hợp
với mục đích này). Cũng có thể dùng ống làm bằng thép không gỉ hoặc teflon làm
đầu lấy mẫu. Không cần thiết phải gia nhiệt nếu đầu lấy mẫu vẫn còn khô trong
quá trình sục khí.
6.1.2 Bình thu mẫu. Bình thủy tinh
borosilicat đáy tròn 2 L có cổ ngắn và có mỏ, tiêu chuẩn 24/40, được bảo vệ để tránh bị nổ
hoặc vỡ.
6.1.3 Van bình. Khóa hình chữ T nối
với khớp nối tiêu chuẩn
24/40.
Hình 1 - Sơ đồ
hệ thống lấy mẫu, van bình và bình
6.1.4 Thiết bị đo
nhiệt độ,
nhiệt kế loại tròn hoặc thiết bị đo nhiệt độ khác có khả năng đo chính xác đến 1
°C (2 °F),
trong khoảng từ - 5 °C đến 50 °C (23 đến 122
°F).
6.1.5 Ống chân không, ống có khả
năng hút chân không 75 mm (3 in). Áp suất tuyệt đối Hg với đầu nối chữ “T” và
khóa chữ T.
6.1.6 Dụng cụ đo
chân không,
áp kế ống chữ U, 1m (39 in) có vạch chia 1 mm (0,04 in), hoặc dụng cụ đo
khác có khả năng đo áp suất chính xác đến 2,5 mm (0,10 in) Hg.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.1.8 Bóng bóp, một chiều.
6.1.9 Pipet định mức, 25 mL
6.1.10 Khóa và khớp
nối nhám, bôi mỡ, yêu cầu mỡ clorofluorocacbon chịu nhiệt độ cao,
áp suất chân không cao. Halocacbon 25-5S là chất hiệu quả.
6.1.11 Áp kế, áp kế thủy
ngân, hoặc áp kế khác có khả năng đo áp suất khí quyển chính xác đến 2,5 mm (0,1
in) Hg. Xem chú thích trong EPA Method 5.
6.2 Thu hồi mẫu, các bộ phận
sau đây cần cho quá trình thu hồi mẫu.
6.2.1 Ống đong chia độ, 50 mL có vạch
chia đến 1 mL.
6.2.2 Bình chứa, chai
polyetylen không bị rò rỉ.
6.2.3 Chai rửa, làm bằng
polyetylen hoặc thủy tinh.
6.2.4 Thanh khuấy bằng
thủy tinh.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.3 Phân tích, các thiết bị sau cần cho quá trình phân tích.
6.3.1 Pipet định mức, hai pipet 1
mL, hai pipet 2 mL, một pipet 3 mL, một pipet 4 mL, hai pipet 10 mL và
một pipet 25 mL cho
mỗi mẫu và dung dịch
chuẩn.
6.3.2 Đĩa sứ bay
hơi,
đĩa dung tích 175 mL đến 250 mL
có chỗ để rót, mỗi đĩa dùng cho mỗi
mẫu và dung dịch chuẫn. Đĩa loại Coors No.45006 (dáng nông, 195 mL) là phù hợp.
Cũng có thể dùng cốc polymetyl
penten (Nalge No. 1203, 150 mL) hoặc cốc thủy tinh (150 mL). Nếu dùng cốc thủy tinh, những
vết khắc của cốc cũng có thể tạo ra sự có
mặt của chất rắn trong bước phân tích; Do vậy, cần phải loại bỏ chất rắn bằng
cách lọc.
6.3.3 Bể hơi nước,
bếp cách thủy,
lò nhiệt độ thấp hoặc bếp điện có thể điều chỉnh được nhiệt độ duy trì nhiệt độ
dưới 70 °C (160 °F).
6.3.4 Pipet nhỏ giọt
hoặc dụng cụ nhỏ giọt, cần phải có 3 chiếc.
6.3.5 Policeman
polyetylen,
một chiếc cho mỗi mẫu và dung dịch chuẩn.
6.3.6 Ống đong định mức, 100 mL có vạch chia 1 mL.
6.3.7 Bình định mức, 50 mL (một
bình cho mỗi mẫu và dung dịch chuẩn), 100 mL (một bình cho mỗi mẫu và dung dịch
chuẩn) và một cho dung dịch chuẩn làm việc KNO3, và một bình 1000 mL.
6.3.8 Máy quang phổ, để đo ở bước sóng
410 nm.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.3.10 Giấy thử để
chỉ thị pH, để chỉ thị giá trị pH trong khoảng
từ 7 đến 14.
6.3.11 Cân phân tích, chính xác đến
0,1 mg.
7 Thuốc thử và dung
dịch chuẩn
CHÚ THÍCH: Ngoại trừ có các
quy định khác, tất cả các thuốc thử phải sử dụng cấp độ tốt nhất có sẵn.
7.1 Thu mẫu. Các
thuốc thử sau đây cần cho quá
trình thu mẫu
7.1.1 Nước. Nước cất
đã được khử ion phù hợp
với theo TCVN 2177 loại 3. Thử KMnO4 đối với chất hữu cơ oxy hóa có thể bỏ qua khi nồng độ các chất hữu cơ ở mức cao
không được dự đoán.
7.1.2 Dung dịch hấp
thụ.
Thêm cẩn thận 2,8 mL H2SO4 đậm đặc vào bình 1 L đã có
sẵn nước cất.
Lắc
đều và thêm 6 mL H2O2 3 %, vừa được chuẩn bị từ dung
dịch hydroperoxit
30 %. Pha loãng đến 1 L bằng nước và lắc đều. Dung dịch hấp thụ
có độ bền trong 1 tuần. Không để tiếp xúc với nguồn nhiệt hoặc ánh sáng mặt
trời.
7.2 Thu hồi mẫu. Các thuốc
thử sau đây cần cho quá trình thu hồi mẫu.
7.2.1 Nước. Xem 7.1.1.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.3 Phân tích mẫu. Các thuốc thử và dung dịch
chuẩn sau đây cần cho quá trình phân tích mẫu.
7.3.1 Nước, xem 7.1.1
7.3.2 Khói axit
sunphuric. 15 % đến 18
% theo khối lượng không có sunphua trioxit. Chú ý khi xử lý.
7.3.3 Phenol, chất rắn,
màu trắng
7.3.4 Kali nitrat,
KNO3. Sấy ở 105 °C đến 110 °C (221 °F đến
230 °F) trong ít nhất 2 h trước
khi chuẩn bị dung dịch chuẩn.
7.3.5 Dung dịch
chuẩn KNO3. Hòa tan chính xác 2,198
g KNO3 đã sấy khô bằng nước cất và pha loãng đến 1 L vào bình định mức
1000 mL.
7.3.6 Dung dịch chuẩn làm việc
KNO3. Dùng nước pha loãng 10 mL dung dịch chuẩn đến 100 mL.
1 mL dung dịch chuẩn làm việc tương đương với 100 pg nitơ dioxit (NO2).
7.3.7 Dung dịch axit phenoldisunphonic. Hòa tan 25 g
phenol
trắng
tinh khiết với 150 mL axit sunphuric đậm đặc trong bể hơi nước.
Làm mát, thêm 75 mL hơi axit sunphuric (15 % đến 18 % theo lượng không có
sunphua trioxit - chú ý khí xử lý) và
gia nhiệt ở 100 °C (212 °F)
trong 2 h. Lưu giữ trong chai tối màu có nắp đậy kín.
7.3.8 Hydroxyt
amoni đậm đặc
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH: Cơ quan có thẩm quyền cần
phải được thông báo ít nhất 30 ngày trước
ngày thử để có dù thời
gian chuyển phát mẫu.
8 Lấy, bảo quản, lưu
giữ và vận chuyển mẫu
8.1 Lấy mẫu
8.1.1 Thể tích
chai mẫu.
Phải biết thể tích của bình lấy mẫu và
kết hợp van bình trước khi
lấy mẫu. Lắp bình và van bình, và nạp đầy
nước đến khóa bình. Đo thể tích nước chính xác đến ±
10 mL. Ghi lại thể tích này lên bình.
8.1.2 Dùng pipet lấy
25 mL dung dịch hấp thụ vào bình lấy mẫu,
giữ lại một lượng đủ để dùng
trong chuẩn bị dung dịch chuẩn. Lắp van vào bình với van ở vị trí “sục”. Lắp hệ thống lấy mẫu như Hình 1
và đặt đầu lấy mẫu tại điểm
lấy mẫu. Đảm bảo rằng tất cả khớp nối được kín và không bị rò rỉ và tất cả khớp nối bằng thủy
tinh nhám đã được bôi trơn phù hợp dùng mỡ clorofluorocacbon chịu áp suất cao,
nhiệt độ cao. Bật van của bình và van của bơm đến vị trí “hút chân không”. Hút chân không bình đến áp suất
tuyệt đối 75 mm Hg (3
in), hoặc thấp
hơn. Tạo chân không đến áp suất tiệm cận áp suất hơi của nước tại nhiệt độ hiện
có. Bật van của bơm đến điểm “thổi” và tắt bơm. Kiểm tra rò rỉ bằng cách theo
dõi mọi dao động áp suất nhỏ nào tại
áp kế. (Bất kỳ những biến động lớn
hơn 10 mm (0,4 in). Nếu Hg biến động lớn hơn trong khoảng thời gian 1 min
là không được chấp nhận, và không được dùng bình cho đến khi vấn đề rò rỉ đã được điều chỉnh.
Khuyến nghị áp suất trong bình không được vượt quá 75 mm (3 in). Áp suất thủy
ngân tuyệt đối tại thời gian lấy mẫu). Ghi lại thể tích của bình và van (Vf),
nhiệt độ của bình (Tl) và áp suất. Bật
van của bình theo chiều
kim đồng hồ đến vị trí “sục” của
nó, và cũng làm tương tự với van của bơm. Sục khí đầu lấy mẫu và ống chân không
sử dụng bóng bóp. Nếu có ngưng
tụ xảy ra trong đầu lầy mẫu và khu vực van của bình, gia nhiệt đầu lấy mẫu và sục cho đến
khi ngưng tụ biến mất. Tiếp theo, bật van bơm đến vị trí “tạo chân
không”. Bật van bình theo chiều
kim đồng hồ đến vị trí “tạo
chân không”, và ghi lại chênh lệch mức áp suất thủy ngân trong áp kế. Áp suất
trong tuyệt đối trong bình (Pi) bằng
với áp suất khí áp kế trừ đi số đọc của áp kế. Bật ngay lập
tức van bình đến vị trí “mẫu” và để khi đi vào bình cho đến
khi áp suất trong bình và đường ống dẫn mẫu
(nghĩa là đường ống, ống khói) bằng
nhau. Việc này thường cần khoảng 15 s; thời gian dài hơn chứng tỏ có nút chặn trong đầu lấy mẫu, và phải được hiệu
chính trước khi
lấy mẫu tiếp tục. Sau khi lấy mẫu, bật van của bình về vị trí “sục” và tháo bình ra khỏi hệ
thống lấy mẫu.
8.1.3 Lắc bình
trong ít nhất 5 min.
8.1.4 Nếu lấy mẫu khí có
chứa lượng oxy đủ
để chuyển từ NO thành NO2 (ví dụ phần nhỏ dung dịch chuẩn có thể cần để lấy mẫu
hỗn hợp khí hiệu chuẩn NO trong N2),
sau đó đưa oxy vào bình để cho
chuyển đổi này xảy ra. Oxy
có thể đưa vào bình bằng một
trong ba phương pháp sau:
a) Trước khi hút chân không bình mẫu,
xả bằng oxy
tinh khiết, sau đó hút chân không bình đến áp suất tuyệt đối 75 mm (3 in) Hg hoặc thấp hơn;
b) Bơm oxy vào bình sau khi lấy mẫu;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8.2 Thu hồi mẫu
Bình được giữ yên trong ít nhất 16 h và sau đó lắc bình trong 2
min.
8.2.1 Nối bình với áp kế ống chữ U nạp đầy thủy
ngân. Mở van thông từ
bình với áp kế và ghi lại
nhiệt độ của bình (Tf),
áp suất khí và chênh lệch
giữa các mức áp suất thủy ngân ở áp kế. Áp suất tuyệt đối bên trong bình (Pf)
là áp suất khi trừ đi số đọc trên áp
kế. Chuyển các thành phần trong bình vào chai polyetylen không rò rỉ. Tráng bình hấp thu hai lần,
mỗi lần bằng 5 mL nước và gộp nước tráng vào chai. Điều chỉnh pH nằm trong khoảng
từ 9 đến 12 bằng cách nhỏ từng giọt NaOH 1 N, (khoảng 25 đến 35 giọt). Kiểm tra pH bằng
cách nhúng thanh khuấy vào
dung dịch và sau đó đưa thanh
khuấy chạm vào giấy
thử pH. Loại bỏ
các mảnh vật liệu nhỏ có thể có trong bước này. Đánh dấu
chiều cao của mức chất lỏng sao cho bình chứa có
thể được kiểm tra rò rỉ sau khi vận chuyển. Dán nhãn bình chứa để nhận dạng rõ
ràng các thành phần. Đậy kín bình chứa để vận chuyển.
9 Kiểm soát chất lượng
Điều mục
Biện pháp kiểm soát chất
lượng
Hiệu ứng
10.1
Hiệu chuẩn máy quang phổ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
11.4
Phân tích mẫu đánh giá
Đánh giá kỹ thuật
phân tích, chuẩn bị dung dịch chuẩn
10 Hiệu chuẩn và
tiêu chuẩn hóa
10.1 Máy quang phổ
10.1.1 Xác định bước
sóng tối ưu
10.1.1.1 Hiệu chuẩn
thang đo bước sóng của máy quang phổ 6 tháng một lần. Việc hiệu chuẩn có thể
hoàn thành bằng cách sử dụng nguồn năng lượng có nguồn phát cường độ cao như
đèn thủy ngân, hoặc bằng cách sử dụng một dãy kính lọc chứa toàn bộ
khoảng đo của máy quang phổ. Vật liệu hiệu chuẩn có bán sẵn trên thị trường
hoặc từ Viện đo lường quốc gia. Chi tiết cụ thể về sử dụng các vật liệu này phải do nhà
cung cấp hướng dẫn; thông tin chung
về kỹ thuật hiệu chuẩn có thể lấy từ sách
tham khảo chung về hóa học phân tích. Thang đo bước sóng của máy quang phổ phải
đọc chính xác đến 5 nm tại tất cả các điểm hiệu chuẩn; nếu không, điều chỉnh và hiệu
chuẩn lại máy quang phổ. Khi thang đo bước sóng của máy quang phổ
được, hiệu chuẩn phù hợp, sử dụng 410 nm làm bước sóng tối ưu để đo độ hấp thụ của
dung dịch chuẩn và mẫu.
10.1.1.2 Cách khác, có thể áp dụng quy trình quét để xác định bước
sóng đo phù hợp. Nếu thiết bị là máy quang phổ hai chùm tia, quét phổ trong khoảng từ 400 nm
đến 415 nm dùng dung dịch chuẩn 200 μg NO2 trong cuvet
mẫu và dung dịch trắng trong
cuvet chuẩn. Nếu vẫn
không có pic, thì máy quang phổ bị hỏng và
phải được sửa chữa.
Khi thu được pic nằm trong khoảng
400 nm đến 415 nm, bước sóng tại khoảng này có xuất hiện pic phải là bước
sóng tối ưu cho phép đo độ hấp thụ của cả dung dịch chuẩn và mẫu. Đối với máy
quang phổ hai chùm tia, tiến hành quy trình
quét được mô tả như nêu ở trên, ngoại
trừ việc quét riêng rẽ mẫu trắng và dung dịch chuẩn. Bước sóng tối ưu phải là
bước sóng mà tại đó có sự chênh lệch giữa
độ hấp thụ của dung dịch chuẩn với độ hấp thụ của dung dịch trắng là lớn nhất.
10.1.2 Xác định hệ số
hiệu chuẩn máy quang phổ Kc. Thêm 0 mL, 2,0 mL,
4,0 mL, 6,0 mL và 8,0 mL dung dịch chuẩn làm việc KNO3 (1 mL = 100 μg
NO2) vào năm bình định mức 50 mL và thêm 25 mL
dung dịch
hấp thụ và 10 mL nước. Thêm NaOH 1 N
vào từng bình cho đến
khi pH nằm trong khoảng từ 9 đến 12 (khoảng 25 đến 35 giọt). Pha loãng đến vạch
mức bằng nước. Lắc đều, dùng pipet lấy 25 ml mỗi dung dịch vào các đĩa bay
hơi bằng sứ riêng rẽ. Bắt đầu với bước làm bay
hơi, tiến hành theo quy trình phân tích
như 11.2 cho đến khi dung dịch được chuyển đến bình định mức 100 ml và
pha loãng đến vạch mức. Đo độ hấp thụ của từng dung dịch tại bước sóng tối ưu
như được xác định ở 11.2. Quy trình hiệu chuẩn này phải được lặp
lại hàng ngày phân tích mẫu. Tính hệ số hiệu chuẩn máy quang phổ như trình bày ở 12.2.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
10.2 Khí áp kế. Hiệu chuẩn
với khí áp kế thủy ngân.
10.3 Dụng cụ đo
nhiệt độ/nhiệt kế. Hiệu chuẩn nhiệt kế với nhiệt kế thủy ngân làm bằng thủy
tinh.
10.4 Dụng cụ đo
chân không.
Hiệu chuẩn dụng cụ đo cơ, nếu dùng, với áp kế thủy ngân như được quy định ở 6.1.6.
10.5 Cân phân
tích.
Hiệu chuẩn với cân chuẩn.
11 Quy trình phân
tích
11.1 Kiểm tra sự mất
mẫu.
Ghi mức chất lỏng trong bình chứa và
xác nhận liệu có bị mất mẫu trong quá
trình vận chuyển hay không; ghi những mức này vào phiếu số liệu phân tích. Nếu có xảy ra
một
lượng
đáng kể bị rò rỉ, hủy bỏ mẫu hoặc dùng
phương pháp theo sự phê duyệt của Cơ quan có
thẩm quyền để hiệu chỉnh kết quả cuối
cùng.
11.2 Chuẩn bị mẫu. Trước khi
phân tích, chuyển các phần của bình chứa vận chuyển vào bình định mức 50
mL, và tráng bình chứa hai lần, mỗi lần 5 mL nước. Gộp nước tráng vào bình, và pha
loãng đến vạch mức bằng nước; lắc kỹ. Dùng pipet lấy 25 mL dung
dịch trong bình chứa vào đĩa sứ bay hơi. Cho
lại bất kỳ phần mẫu nào không dùng vào chai polyetylen lưu giữ. Làm bay hơi 25
mL phần mẫu thử đến khô kiệt
trên bếp cách thủy, và để nguội. Thêm 2 mL dung dịch axit phenoldisunphonic vào cặn khô,
và nghiền kỹ với policeman polyetylen. Đảm bảo rằng dung dịch tiếp xúc với tất cả phần
cặn. Thêm 1 mL nước và 4 giọt axit sunphuric dặm đặc. Đun nóng dung dịch
trên bếp cách thủy trong 3 min và thỉnh thoảng khuấy. Để dung dịch nguội, thêm 20
mL nước, trộn đều bằng khuấy và thêm hydroxyt amon, nhỏ giọt và khuấy đều cho đến
khi pH bằng 10 (được xác định bằng giấy pH). Nếu mẫu có chứa chất rắn,
các chất rắn này phải được loại bỏ bằng
cách lọc (có thể ly tâm nếu
được Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) như sau: Lọc qua giấy lọc Whatman No. 41
và hứng dịch lọc
vào bình định mức
100 mL. Tráng đĩa bay hơi 3 lần, mỗi lần bằng 5 mL nước. Lọc ba lần. Rửa giấy lọc bằng ít
nhất 3 lần mỗi phần 15 mL nước. Cho phần nước rửa giấy lọc vào bình định mức
và pha loãng đến vạch mức bằng nước. Nếu chất rắn không còn, có thể chuyển trực
tiếp dung dịch sang bình định mức
100 mL và pha loãng đến
vạch mức bằng nước.
11.3 Phân tích mẫu. Trộn đều các
thành phần trong bình, và đo độ hấp thụ tại bước sóng tối ưu đối với dung dịch
chuẩn (xem 10.2.1), dùng dung dịch trắng làm chuẩn không. Pha loãng mẫu và dung dịch trắng với nước có thể
tích bằng với thể tích
của các dung dịch này nếu độ hấp thụ vượt quá A4, độ hấp thụ của
dung dịch chuẩn NO2 400 μg (xem
10.2.2).
11.4 Phân tích mẫu
đánh giá
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
11.4.2 Phân tích đồng thời mẫu
đánh giá và mẫu xác nhận sự tuân thủ theo các cách như nhau để đánh giá kỹ thuật
của người phân tích và chuẩn bị
dung dịch chuẩn.
11.4.3 Phải cùng
người phân tích, thuốc thử phân tích và
hệ thống phân tích đối với mẫu tuân thủ và mẫu đánh
giá. Nếu điều kiện này thỏa mãn, thì được miễn việc đánh giá lặp lại của các phân
tích đánh giá sự tuân thủ tiếp sau đối
với cùng Cơ quan có thẩm
quyền trong khoảng thời gian 30 ngày là được miễn.
11.5 Kết quả mẫu đánh giá
11.5.1 Tính nồng độ mẫu
đánh giá và trình bày kết quả bằng cách sử dụng hướng dẫn cung cấp các mẫu đánh giá.
11.5.2 Báo cáo kết
quả của mẫu đánh giá và mẫu xác định sự tuân thủ cùng với số nhận dạng
và tên người phân tích đến cơ quan có thẩm quyền. Kể cả thông tin
này cùng với báo cáo về phân tích tuân thủ tiếp theo đối với cùng cơ quan có thẩm
quyền trong thời gian 30 ngày.
11.5.3 Nồng độ của mẫu
đánh giá thu được từ phân tích không quá 5 % nồng độ thực. Nếu vượt quá quy định 5 %
thì phân tích lại mẫu
tuân thủ và mẫu đánh
giá, và ghi lại giá trị ban đầu và giá trị phân tích lại trong báo cáo thử nghiệm.
11.5.4 Nếu không đạt
được quy định 5 % có thể thực hiện lại cho đến khi các vấn đề được giải quyết.
Tuy nhiên, nếu kết quả đánh giá không ảnh hưởng đến tình trạng tuân thủ hoặc
không tuân thủ của cơ sở bị tác động, Cơ quan có
thẩm quyền có thể hủy bỏ yêu cầu phân
tích lại, đánh giá thêm hoặc thử lại và chấp nhận kết quả của phép thử tuân thủ. Trong khi
bước đang được thực hiện để giải quyết phân tích đánh giá, Cơ quan có thẩm quyền cũng có thể lựa chọn sử dụng số
liệu để xác định tình trạng tuân
thủ hoặc không
tuân thủ của cơ sở bị tác động.
12 Phân tích số liệu
và tính toán
Tiến hành tính, giữ lại thêm ít nhất một chữ
số có nghĩa ngoài số liệu thu được. Làm tròn số sau khi tính cuối cùng.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A là độ hấp thụ của mẫu
A1 là độ hấp thụ của
dung dịch chuẩn 100 μg NO2.
A2 là độ hấp thụ của
dung dịch chuẩn 200 μg NO2.
A3 là độ hấp thụ của
dung dịch chuẩn 300 μg NO2.
A4 là độ hấp thụ của
dung dịch chuẩn 400 μg NO2.
C là nồng độ của NOx tính theo NO2, dựa trên khí khô, ở điều kiện
tiêu chuẩn, mg/dsm3 (lb/dscf).
Cd là nồng độ xác định của
NO2 trong mẫu kiểm
nghiệm, mg/dscm (mét khối chuẩn khí khô)
Ca là nồng độ thực của NO2 trong mẫu kiểm
nghiệm, mg/dscm (mét khối chuẩn khí khô)
F là hệ số pha loãng (nghĩa là 25/5,
25/10, ...chỉ được yêu cầu nếu cần phải pha loãng mẫu để giảm độ hấp
thụ về khoảng hiệu chuẩn).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
m là khối lượng của NOx
tính theo NO2 trong mẫu khí, μg
Pf là áp suất tuyệt đối cuối
cùng của bình, mm Hg (in
Hg)
Pl là áp suất tuyệt đối
ban đầu của bình, mm Hg (in
Hg)
Pstd là áp suất
tuyệt đối tiêu chuẩn, 760 mm Hg (29,92 in Hg)
RE là sai số tương đối đối với mẫu
đánh giá QA, phần trăm
Tf là nhiệt độ
tuyệt đối cuối cùng của bình, °K (°R)
Tl là nhiệt độ tuyệt
đối ban đầu của bình, °K (°R)
Tstd là nhiệt độ tuyệt đối
tiêu chuẩn của bình, 293 °K
(528 °R)
Vsc là thể tích
mẫu tại điều kiện tiêu chuẩn (theo khí khô), mL
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Va thể tích của dung dịch hấp
thụ, 25 mL
12.2 Hệ số hiệu
chuẩn máy quang phổ
(7.1)
12.3 Thể tích mẫu khí
khô ở điều kiện tiêu chuẩn
(7.2)
Trong đó:
K1 = 0,3858 °K/mm Hg
cho đơn vị hệ mét
= 17,65 °R/in Hg cho đơn vị hệ đơn vị Anh.
12.4 Tổng số μg NO2 trên mẫu
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trong đó: 2 = 50/25, hệ số phần mẫu nhỏ.
CHÚ THÍCH: Nếu thể tích phần mẫu nhỏ được phân tích
không bằng 25 ml thì hệ số 2 phải được
thay thế bằng hệ số tương ứng.
12.5 Nồng độ mẫu
khí khô, ở điều kiện
tiêu chuẩn
C = K2 (m/Vsc) (7.4)
Trong đó:
K2 = 103 (mg/m3)/(μg/mL)
cho hệ đơn vị mét
= 6,242 x 10-5 (lb/scf)/(μg/mL)
cho hệ đơn vị Anh.
12.6 Sai số tương
đối đối với mẫu đánh giá QA
RE = 100 (Cd-Ga)/Ca (7.5)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Khoảng phân tích của phương pháp được
xác định từ 2 miligam đến 400 miligam NOx (tính theo NO2) trên mét khối
khí khô ở điều kiện
tiêu chuẩn, không pha loãng mẫu.
Thư mục tải
liệu tham khảo
[1] Standard Methods of Chemical
Analysis. 6th ed. New York, D. Van Nostrand Co., Inc. 1962. Vol. 1, pp. 329-330.
[2] Standard Method of Test for Oxides
of Nitrogen in Gaseous Combustion Products henoldisulfonic Acid Procedure). In:
1968 Book of ASTM Standards, Part 26. Philadelphia, PA. 1968. ASTM esignation D
1608-60, pp.
725-729.
[3] Jacob, M.B. The Chemical Analysis
of Air Pollutants. New York. Interscience Publishers, Inc.
1960. Vol. 10, pp. 351-356.
[4] Beatty, R.L., L.B. Berger, and
H.H. Schrenk. Determination of Oxides of Nitrogen by the Phenoldisulfonic Acid
Method. Bureau of Mines, U.S. Dept. of Interior. R.I. 3687. February 1943.
[5] Hamil, H.F. and D.E. Camann.
Collaborative Study of Method for the Determination of Nitrogen Oxide Emissions
from Stationary Sources
(Fossil Fuel-Fired Steam
Generators). Southwest
Research Institute Report for Environmental Protection Agency. Research
Triangle Park, NC. October 5, 1973.
[6] Hamil, H.F. and R.E. Thomas.
Collaborative Study of
Method for the Determination of Nitrogen Oxide Emissions from stationary
Sources (Nitric Acid Plants). Southwest Research Institute Report for
Environmental Protection Agency. Research Triangle Park, NC. May 8, 1974.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66