Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 03/2024/TT-NHNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Người ký: Đoàn Thái Sơn
Ngày ban hành: 16/05/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Điều kiện các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường

Ngày 16/5/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 03/2024/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

Điều kiện các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường

Theo đó, điều kiện các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường theo Thông tư 03/2024/TT-NHNN như sau:

- Khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Là khoản nợ xấu theo quy định tại khoản 7a Điều 3 Thông tư 19/2013/TT-NHNN (được sửa đổi tại Thông tư 09/2017/TT-NHNN );

+ Khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm;

+ Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ, trong đó phải đảm bảo tối thiểu các yêu cầu sau:

++ Hợp đồng tín dụng hoặc thỏa thuận cho vay, hợp đồng ủy thác cấp tín dụng, hợp đồng mua bán nợ, hợp đồng mua, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp, hợp đồng bảo đảm phải thể hiện rõ các quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng, trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay, bên bảo đảm, bên có nghĩa vụ trả nợ đối với tổ chức tín dụng;

++ Khoản nợ xấu chưa dùng để bảo đảm nghĩa vụ của tổ chức tín dụng;

++ Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu không phải là tài sản tranh chấp trong vụ án đã được thụ lý nhưng chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền; không đang bị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; không đang bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật tại thời điểm mua, bán nợ.

Công ty Quản lý tài sản căn cứ quy định của pháp luật liên quan để xác định khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ.

+ Khách hàng vay còn tồn tại;

+ Giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu hoặc các khoản nợ xấu của một khách hàng vay hoặc các khoản nợ xấu của một nhóm khách hàng vay theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 19/2013/TT-NHNN vào thời điểm bán nợ không thấp hơn 3 tỷ đồng đối với nhóm khách hàng vay và khách hàng vay là tổ chức; không thấp hơn 1 tỷ đồng đối với khách hàng vay là cá nhân hoặc mức khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

- Được Công ty Quản lý tài sản đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ.

- Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại hoặc khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ.

- Trường hợp chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường thì trái phiếu đặc biệt tương ứng với khoản nợ xấu đó còn phải đáp ứng điều kiện chưa đến hạn thanh toán và đang không bị phong tỏa tại Ngân hàng Nhà nước.

Như vậy, điều kiện các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường theo sửa đổi tại Thông tư 03/2024/TT-NHNN không còn được quy định cho từng loại khoản nợ xấu mà quy định chung cho khoản nợ xấu.

Thông tư 03/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.

 

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2024/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2024

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ 19/2013/TT-NHNN NGÀY 06 THÁNG 9 NĂM 2013 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ VIỆC MUA, BÁN VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 18 tháng 01 năm 2024;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam; Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2015 sửa đổi Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam; Nghị định số 18/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2016 sửa đổi Nghị định số 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06 tháng 9 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06 tháng 9 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi là Thông tư số 19/2013/TT-NHNN)

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 2 như sau:

“2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”.

2. Bổ sung khoản 1a và sửa đổi, bổ sung khoản 6, khoản 7a Điều 3 như sau:

a) Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 như sau:

1a. Tổ chức tín dụng Việt Nam là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, trừ tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, tổ chức tín dụng liên doanh.”

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 như sau:

6. Giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là số dư nợ gốc của khoản nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản là giá mua hoặc số dư nợ gốc của khoản nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán của Công ty Quản lý tài sản.”.

c) Sửa đổi, bổ sung khoản 7a (đã được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 09/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN) như sau:

“7a. Khoản nợ xấu là khoản nợ được xác định như sau:

a) Nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm khoản nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, khoản nợ xấu đã sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nhưng chưa thu hồi được nợ và đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán;

b) Nợ xấu mà Công ty Quản lý tài sản đã mua của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhưng chưa thu hồi được nợ.”.

3. Bổ sung khoản 5 vào Điều 8 như sau:

“5. Việc Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được thực hiện theo giá trị thị trường.”.

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:

“Khách hàng vay có khoản nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản và có phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư có hiệu quả được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục xem xét, cấp tín dụng theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.”.

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 23 như sau:

“Điều 23. Điều kiện các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường

1. Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư này.

2. Được Công ty Quản lý tài sản đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ.

3. Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại hoặc khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ.

4. Trường hợp chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường thì trái phiếu đặc biệt tương ứng với khoản nợ xấu đó còn phải đáp ứng điều kiện chưa đến hạn thanh toán và đang không bị phong tỏa tại Ngân hàng Nhà nước.”.

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 26 như sau:

“Điều 26. Thực hiện mua nợ xấu theo giá trị thị trường

1. Căn cứ Phương án mua nợ theo giá trị thị trường đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, năng lực tài chính, hiệu quả kinh tế và điều kiện thị trường, Công ty Quản lý tài sản quyết định và chịu trách nhiệm về việc mua khoản nợ xấu theo giá trị thị trường.

2. Công ty Quản lý tài sản chỉ được mua khoản nợ xấu quy định tại điểm a khoản 7a Điều 3 Thông tư này theo giá trị thị trường sau khi đã thực hiện các công việc sau đây:

a) Đánh giá khoản nợ xấu đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 23 Thông tư này;

b) Xác định giá trị thị trường của khoản nợ xấu, kể cả tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đó. Công ty Quản lý tài sản phải định giá hoặc thuê doanh nghiệp thẩm định giá xác định giá trị khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm;

c) Đánh giá hiệu quả kinh tế, rủi ro và khả năng thu hồi vốn mua khoản nợ xấu;

d) Phân tích, đánh giá thực trạng và triển vọng khoản nợ xấu, khách hàng vay, bên bảo đảm, bên có nghĩa vụ trả nợ và các điều kiện thỏa thuận mua nợ với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán nợ;

đ) Dự kiến các biện pháp khả thi xử lý nợ, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.

3. Khi thực hiện chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường, Công ty Quản lý tài sản thực hiện các công việc quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 23 Thông tư này, thỏa thuận giá mua bán khoản nợ xấu theo giá trị thị trường với tổ chức tín dụng Việt Nam, ký kết hợp đồng mua bán nợ theo giá trị thị trường và thực hiện như sau:

a) Công ty Quản lý tài sản nhận lại trái phiếu đặc biệt từ tổ chức tín dụng Việt Nam và thực hiện tất toán trái phiếu đặc biệt, số dư nợ gốc của khoản nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán; chuyển trả cho tổ chức tín dụng Việt Nam số tiền thu hồi nợ mà tổ chức tín dụng Việt Nam được hưởng theo quy định, khoản vốn góp, vốn cổ phần tại khách hàng vay theo giá trị ghi sổ đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán đối với trường hợp một phần khoản nợ xấu đã được chuyển thành vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay (nếu có). Công ty Quản lý tài sản chuyển giao toàn bộ quyền, nghĩa vụ của khoản vốn góp, vốn cổ phần tại khách hàng vay cho tổ chức tín dụng Việt Nam;

b) Công ty Quản lý tài sản thanh toán cho tổ chức tín dụng Việt Nam giá mua bán khoản nợ theo thỏa thuận tại hợp đồng mua bán nợ theo giá trị thị trường;

c) Tổ chức tín dụng Việt Nam chuyển trả trái phiếu đặc biệt cho Công ty Quản lý tài sản và nhận thanh toán giá mua bán khoản nợ theo giá trị thị trường, khoản vốn góp, vốn cổ phần tại khách hàng vay, số tiền thu hồi nợ theo quy định tại điểm a, b khoản này và xử lý như sau:

(i) Trường hợp giá mua bán khoản nợ, số tiền thu hồi nợ và giá trị của khoản vốn góp, vốn cổ phần nhận được từ Công ty Quản lý tài sản cao hơn mệnh giá trái phiếu đặc biệt, tổ chức tín dụng Việt Nam hạch toán phần chênh lệch vào thu nhập trong năm tài chính;

(ii) Trường hợp giá mua bán khoản nợ, số tiền thu hồi nợ và giá trị của khoản vốn góp, vốn cổ phần nhận được từ Công ty Quản lý tài sản thấp hơn mệnh giá trái phiếu đặc biệt, tổ chức tín dụng Việt Nam sử dụng dự phòng rủi ro đã trích lập cho trái phiếu đặc biệt để bù đắp phần chênh lệch. Trường hợp vẫn còn thiếu, tổ chức tín dụng Việt Nam hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ theo quy định của pháp luật.

d) Tổ chức tín dụng Việt Nam hoàn nhập số tiền dự phòng đã trích lập cho trái phiếu đặc biệt còn lại sau khi thực hiện quy định tại điểm c(i), c(ii) khoản này.

4. Việc mua bán khoản nợ xấu theo giá trị thị trường phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản phù hợp với quy định tại Thông tư này, các quy định khác có liên quan. Trường hợp chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường quy định tại khoản 3 Điều này, hợp đồng mua bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt chấm dứt kể từ thời điểm hợp đồng mua bán nợ theo giá trị thị trường có hiệu lực. Công ty Quản lý tài sản được thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân chia phần giá trị còn lại của số tiền thu hồi được từ khoản nợ xấu sau khi trừ giá mua và chi phí xử lý.

5. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu gốc liên quan đến khoản nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản. Trường hợp chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường quy định tại khoản 3 Điều này, Công ty Quản lý tài sản thực hiện chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu gốc liên quan đến số tiền thu hồi nợ, khoản vốn góp, vốn cổ phần tại khách hàng vay cho tổ chức tín dụng Việt Nam.”.

7. Bổ sung khoản 6 vào Điều 34 (đã được sửa đổi theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 09/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN) như sau:

“6. Công ty quản lý tài sản được bán nợ xấu cho pháp nhân, cá nhân với giá bán có thể cao hơn hoặc thấp hơn dư nợ gốc của khoản nợ xấu.”.

8. Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 36 (đã được sửa đổi theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Thông tư số 32/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN) như sau:

“c) Tổ chức tín dụng bán khoản nợ xấu đó là ngân hàng thương mại đáp ứng các yêu cầu sau đây:

(i) Được góp vốn, mua cổ phần theo Giấy phép thành lập và hoạt động;

(ii) Đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 138 Luật các tổ chức tín dụng, giới hạn góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại Điều 137 Luật các tổ chức tín dụng, có giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định (khi tính toán các tỷ lệ, giá trị thực của vốn điều lệ nêu trên, phải bao gồm cả giá trị khoản vốn góp, vốn cổ phần được chuyển từ khoản nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt) tại thời điểm có văn bản theo quy định tại điểm b khoản này;

(iii) Đạt kết quả hoạt động kinh doanh có lãi theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập của năm liền kề trước năm có văn bản theo quy định tại điểm b khoản này;

(iv) Không bị xử phạt vi phạm hành chính về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, góp vốn, mua cổ phần trong 12 tháng liền kề trước tháng có văn bản theo quy định tại điểm b khoản này;

(v) Có cơ cấu tổ chức, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và quy định của Ngân hàng Nhà nước.”.

9. Bổ sung khoản 5 vào Điều 38 như sau:

“5. Công ty quản lý tài sản bán tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu với giá bán có thể cao hơn hoặc thấp hơn dư nợ gốc của khoản nợ xấu.”.

10. Bổ sung điểm g vào khoản 1 Điều 41 như sau:

“g. Đăng và niêm yết thông tin khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đã mua trên Sàn giao dịch nợ và website của Công ty Quản lý tài sản. Việc đăng và niêm yết thông tin phải phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.”.

11. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 46 như sau:

“7. Việc xuất toán nợ đã xử lý rủi ro theo quy định tại khoản 6 Điều này ra khỏi ngoại bảng thực hiện theo quy định về phân loại tài sản có của Ngân hàng Nhà nước và quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài của Chính phủ.”.

12. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 47a (đã được bổ sung theo quy định tại khoản 33 Điều 1 của Thông tư số 14/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN) như sau:

“1. Công ty Quản lý tài sản thực hiện trích lập số tiền dự phòng đối với từng khoản nợ xấu được mua theo giá thị trường (R) theo công thức sau:

R = (A-C) x r

Trong đó:

a) A là giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản tại thời điểm ngày 31 tháng 12 hằng năm; C là giá trị khấu trừ tài sản bảo đảm của khoản nợ; r là tỷ lệ trích lập dự phòng do Hội đồng thành viên quyết định nhưng không thấp hơn 5%.

b) Trường hợp C > A thì R được tính bằng 0.

c) Trường hợp một tài sản được bảo đảm cho nhiều khoản nợ xấu, Công ty Quản lý tài sản xác định tỷ lệ giá trị tài sản bảo đảm cho từng khoản nợ xấu, C được tính là giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm nhân với tỷ lệ giá trị tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đó.

2. Hằng năm, trước ngày 31 tháng 12 Công ty Quản lý tài sản tiến hành định giá lại tài sản bảo đảm của từng khoản nợ, xác định số tiền phải trích lập dự phòng của năm đối với từng khoản nợ theo quy định tại khoản 1 Điều này và thực hiện:

a) Trường hợp số tiền dự phòng phải trích của năm trích lập nhỏ hơn số dư dự phòng đã trích lập, Công ty Quản lý tài sản được hoàn nhập phần chênh lệch thừa.

b) Trường hợp số tiền dự phòng phải trích của năm trích lập lớn hơn số dư dự phòng đã trích lập, Công ty Quản lý tài sản phải trích bổ sung phần chênh lệch thiếu.”.

13. Bổ sung điểm g vào khoản 4 Điều 50 (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 37 Điều 1 của Thông tư số 14/2015/TT-NHNN khoản 19 Điều 1 của Thông tư số 32/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN) như sau:

“g. Phối hợp với Công ty Quản lý tài sản thực hiện điểm g khoản 1 Điều 41 của Thông tư này.”.

14. Sửa đổi, bổ sung Điều 54 như sau:

“Điều 54. Tổ chức thực hiện

Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Công ty Quản lý tài sản và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”.

Điều 2. Thay thế, bãi bỏ một số cụm từ, điểm, khoản, điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Thông tư số 14/2015/TT-NHNN , Thông tư số 08/2016/TT-NHNN , Thông tư số 09/2017/TT-NHNN và Thông tư số 32/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN) như sau:

1. Thay thế cụm từ “tổ chức tín dụng” bằng cụm từ “tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” tại tên Chương II; Điều 1; khoản 5 Điều 2; các khoản 1, 7, 8a Điều 3; các khoản 1, 4 Điều 4a; Điều 5; các khoản 1, 2 Điều 6; Điều 7; khoản 4 Điều 8; các khoản 2, 3, 4 Điều 10; điểm b khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 5, khoản 8 Điều 11; điểm e khoản 1, khoản 2 Điều 15; Điều 19; Điều 21; Điều 31; khoản 1 Điều 32; khoản 5 Điều 34; Điều 39; Điều 40; Điều 41; Điều 43a; Điều 44a; các khoản 5, 6 Điều 47a; các khoản 2, 6a, 7 Điều 48; các khoản 1, 7 Điều 49; các khoản 3, 4a, 4b, 7 và tên Điều 50.

2. Thay thế cụm từ “tổ chức tín dụng” bằng cụm từ “tổ chức tín dụng Việt Nam” tại các khoản 5, 8, 11 Điều 3; khoản 2 Điều 12; các khoản 5, 6 Điều 13; điểm g khoản 1 Điều 15; Điều 15a; Điều 16; Điều 17; Điều 17a; Điều 17b; Điều 18; Điều 20; Điều 22; khoản 4 Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 35; các khoản 2, 3 Điều 36; khoản 3 Điều 38; Điều 43; Điều 44; Điều 45; các khoản 1, 2, 2a, 2b, 2c, 3, 4, 5, 6, 8 Điều 46; các khoản 3, 5 Điều 49; khoản 4 Điều 50.

3. Thay thế cụm từ “tái cơ cấu” bằng cụm từ “cơ cấu lại” tại điểm b khoản 5 Điều 11; khoản 2b Điều 46.

4. Thay thế cụm từ “tổ chức có chức năng định giá độc lập”, “tổ chức định giá độc lập” bằng cụm từ “doanh nghiệp thẩm định giá” tại điểm đ khoản 1 Điều 20; khoản 2 Điều 34; điểm a khoản 4 Điều 35; khoản 4 Điều 38.

5. Thay thế cụm từ “tổ chức có chức năng thẩm định giá” bằng cụm từ “doanh nghiệp thẩm định giá” tại Điều 47a.

6. Bỏ cụm từ “sử dụng trái phiếu đặc biệt” tại khoản 2, khoản 3 Điều 6.

7. Bãi bỏ điểm d khoản 3 Điều 47b.

8. Bãi bỏ điểm c khoản 4a Điều 50.

Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Công ty Quản lý tài sản và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Điều 4. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

2. Thông tư này bãi bỏ khoản 3, 4 Điều 1 Thông tư số 09/2017/TT-NHNN ngày 14 tháng 8 năm 2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử NHNN;
- Lưu VP, PC, TTGSNH1 (03 bản).

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Đoàn Thái Sơn

THE STATE BANK OF VIETNAM
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence-Freedom-Happiness
-----------------

No. 03/2024/TT-NHNN

Hanoi, May 16, 2024

 

CIRCULAR

AMENDMENTS TO SOME ARTICLES OF CIRCULAR NO. 19/2013/TT-NHNN DATED SEPTEMBER 06, 2013 OF GOVERNOR OF STATE BANK OF VIETNAM ON PURCHASE, SALE AND SETTLEMENT OF BAD DEBTS OF VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions dated January 18, 2024;

Pursuant to the Law on Enterprises dated November 26, 2020;

Pursuant to the Government's Decree No. 102/2022/ND-CP dated December 12, 2022 prescribing functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;

Pursuant to the Government’s Decree No. 53/2013/ND-CP dated May 18, 2013 on the establishment, organization and operation of Vietnam Asset Management Company; the Government’s Decree No. 34/2015/ND-CP dated March 31, 2015 providing amendments to the Government’s Decree No. 53/2013/ND-CP; the Government's Decree No. 18/2016/ND-CP dated March 18, 2016 providing amendments to the Government’s Decree No. 53/2013/ND-CP;

At the request of the Head of the SBV Banking Supervision Agency;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Amendments to some Articles of Circular No. 19/2013/TT-NHNN dated September 06, 2013 of the Governor of the State Bank of Vietnam on purchase, sale and settlement of bad debts of VAMC (hereinafter referred to as the “Circular No. 19/2013/TT-NHNN”)

1. Clause 2 Article 2 is amended as follows:

 “2. Credit institutions and foreign bank branches (FBBs).”.

2. Clause 1a is added to Article 3 and Clauses 6, 7a Article 3 are amended as follows:

a) Clause 1a is added following Clause 1 as follows:

 “1a. Vietnamese credit institution means a credit institution that is duly established and operating in accordance with regulations of the Law on Credit Institutions, except wholly foreign-owned credit institutions and joint-venture credit institutions.”

b) Clause 6 is amended as follows:

 “6. Book value of outstanding principal of a bad debt at a credit institution or FBB means the outstanding principal amount of the bad debt recorded on the balance sheet of that credit institution or FBB; the book value of outstanding principal of a bad debt at VAMC is the purchase price or the outstanding principal amount of the bad debt recorded on the balance sheet of VAMC.”.

c) Clause 7a (as amended in Clause 2 Article 1 of the Circular No. 09/2017/TT-NHNN) is amended as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Bad debts of a credit institution or FBB include bad debts recorded on its balance sheet according to regulations on classification of assets adopted by the Governor of the State Bank of Vietnam, and bad debts which have been settled using risk provisions but have not been recovered and recorded as off-balance sheet items;

b) Bad debts which have been purchased from credit institutions and FBBs by VAMC but have not been recovered.”.

3. Clause 5 is added to Article 8 as follows:

 “5. VAMC may only purchase bad debts from joint-venture credit institutions, wholly foreign-owned credit institutions or FBBs at market prices.”.

4. Article 9 is amended as follows:

 “A borrower whose bad debt has been sold to VAMC and whose business plan or investment project is assessed efficient shall be eligible to get loans granted by credit institutions or FBB under specific agreement and in accordance with regulations of law.”.

5. Article 23 is amended as follows:

 “Article 23. Conditions for bad debts to be purchased by VAMC at market prices

A bad debt may be purchased by VAMC at the market price if:
1. It meets the conditions set out in Clause 1 Article 16 of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The collateral for the bad debt is liquid or the borrower has the possibility of recovering their solvency.

4. Where a bad debt purchased with special bonds is converted into a bad debt purchased at the market price, the special bonds corresponding to such bad debt must be immature and not blocked by the State Bank of Vietnam.”.

6. Article 26 is amended as follows:

 “Article 26. Purchasing bad debts at market prices

1. Based on the plan for purchase of bad debts at market prices approved by the State Bank of Vietnam, financial capacity, economic efficiency and market developments, VAMC shall decide to purchase bad debts at market prices and assume responsibility for its decision.

2. VAMC may only purchase the bad debts prescribed in Point a Clause 7a Article 3 of this Circular at market prices after the following tasks have been fulfilled:

a) Determining whether the bad debt meets the conditions in Clauses 1, 2, 3 Article 23 of this Circular;

b) Determining the market price of the bad debt, including the collateral for that bad debt. VAMC must itself carry out valuation of the bad debt and its collateral or hire a qualified valuation firm to do so;

c) Assessing economic efficiency, risks and probability of investment recovery;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Drawing up feasible plans for settling debts and their collateral.

3. When converting a bad debt purchased with special bonds into a bad debt purchased at the market price, VAMC must fulfill the tasks in Clauses 2, 3 Article 23 of this Circular, reach agreements on the purchase price of the bad debt at the market price with a Vietnamese credit institution, enter into debt purchase contract, and perform the following tasks:

a) VAMC shall receive the special bonds from the Vietnamese credit institution and finalize such special bonds and the outstanding principal amount of the bad debt recorded on the balance sheet; transfer an amount of the collected debt to the Vietnamese credit institution as prescribed, the stake/shares in the borrower according to the book value recorded on the balance sheet in case part of the bad debt is converted into charter capital or share capital of the borrower (if any). VAMC shall transfer all rights and obligations associated with the stake/shares in the borrower to the Vietnamese credit institution;

b) VAMC shall make payment of the purchase price of the bad debt to the Vietnamese credit institution under terms and conditions of the contract for purchase of bad debts at market price;

c) The Vietnamese credit institution shall return special bonds to VAMC and receive the selling price of the bad debt which is sold at the market price, the stake/shares in the borrower, and an amount of the collected debt as prescribed in Points a, b of this Clause, and fulfill the following tasks:

 (i) If the sum of the selling price of the bad debt, an amount of the collected debt and value of the stake/shares received from VAMC is higher than the face value of special bonds, the Vietnamese credit institution shall record the difference as its income in the fiscal year;

 (ii) If the sum of the selling price of the bad debt, an amount of the collected debt and value of the stake/shares received from VAMC is lower than the face value of special bonds, the Vietnamese credit institution shall use the risk provision which is set aside against special bonds to cover the difference. If the risk provision is not sufficient to fully cover the difference, the remaining amount shall be recorded as business expenses in the period.

d) The Vietnamese credit institution shall reserve the provision for special bonds that remains after fulfilling the tasks in points c(i), c(ii) of this clause.

4. The sale of a bad debt at the market price must be made in a written contract in conformity with provisions of this Circular and relevant laws. In case a bad debt purchased with special bonds is converted into a bad debt purchased at the market price as prescribed in Clause 3 of this Article, the contract for purchase of bad debt with special bonds shall cease to have effect from the date of entry into force of the contract for purchase of bad debt at market price. VAMC may reach an agreement with the credit institution or FBB on distribution of the remaining value of the collected amount of the bad debt after deducting the purchasing price and relevant costs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Clause 6 is added to Article 34 (as amended in Clause 6 Article 1 of the Circular No. 09/2017/TT-NHNN) as follows:

 “6. VAMC may sell bad debts to juridical persons or individuals at the selling price which is either higher or lower than the outstanding principal of the bad debt.”.

8. Point c Clause 2 Article 36 (as amended in Clause 10 Article 1 of the Circular No. 32/2019/TT-NHNN) is amended as follows:

 “c) The debt-selling credit institution is a commercial bank that meets the following requirements:

 (i) It is allowed to contribute capital and purchase shares according to its establishment and operation license;

 (ii) It maintains the minimum capital adequacy ratio as prescribed in Point b Clause 1 Article 138 of the Law on Credit Institutions, and the limits on capital contribution/share purchase as prescribed in Article 137 of the Law on Credit Institutions, and ensures that the actual value of its charter capital is not lower than the legal capital (the stake/share capital converted from bad debts purchased with special bonds must be taken into accounts when calculating the ratio/value of the charter capital as mentioned above) at the time of obtaining the document specified in Point b of this Clause;

 (iii) It earns profits as shown in its financial statements, which have been audited by an independent audit organization, of the year preceding the year in which it obtains the document specified in Point b of this Clause;

 (iv) It did not incur any penalties for administrative violations against debt classification, setting aside and use of provisions for risks, capital contribution and share purchase within the consecutive period of 12 months preceding the month in which it obtains the document specified in Point b of this Clause;

 (v) Its organizational structure, Board of Directors, Board of Members, Control Board, and General Director (Director) conform to regulations of the Law on Credit Institutions and SBV’s regulations.”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 “5. VAMC may sell the collateral for a bad debt at the selling price which is either higher or lower than the outstanding principal of such bad debt.”.

10. Point g is added to Clause 1 Article 41:

 “g. Post and publish information on bad debts purchased on VAMC - Loan Transaction Platform and website of VAMC and their collateral. Posting and publishing of information must comply with regulations of law on protection of personal data.”.

11. Clause 7 Article 46 is amended as follows:

 “7. Removal of debts for which risks have been controlled as prescribed in Clause 6 of this Article from the balance sheet shall comply with SBV’s regulations on classification of assets, and the Government’s regulations on ratio and method of establishment of provisions for risks, and utilization of provisions for handling risks by credit institutions and FBBs.”.

12. Clauses 1 and 2 Article 47a (as amended in Clause 33 Article 1 of the Circular No. 14/2015/TT-NHNN) are amended as follows:

 “1. VAMC shall establish provision for each bad debt purchased at the market price (R) using the following formula:

R = (A-C) x r

Where:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) R will be 0 if C > A.

c) If a piece of property is put up as collateral for multiple bad debts, VAMC shall determine the ratio of collateral for each bad debt. C equals (=) deducted value of collateral multiplied by (x) ratio of collateral for the bad debt.

2. By December 31 every year, VAMC shall carry out re-valuation of the collateral for each bad debt, determine the annual provision for each bad debt according to Clause 1 of this Article, and perform the following tasks:

a) If the necessary annual provision is smaller than the actual provision, VAMC may reverse the difference.

b) If the necessary annual provision is higher than the actual provision, VAMC shall make additional provision.”.

13. Point g is added to Clause 4 Article 50 (as amended in Clause 37 Article 1 of the Circular No. 14/2015/TT-NHNN and Clause 19 Article 1 of the Circular No. 32/2019/TT-NHNN) as follows:

 “g. Cooperate with VAMC in fulfilling the tasks in Point g Clause 1 Article 41 of this Circular.”.

14. Article 54 is amended as follows:

 “Article 54. Implementation organization

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 2. Replacement and abrogation of some phrases, Points, Clauses and Articles of Circular No. 19/2013/TT-NHNN (as amended by the Circular No. 14/2015/TT-NHNN, the Circular No. 08/2016/TT-NHNN, the Circular No. 09/2017/TT-NHNN and the Circular No. 32/2019/TT-NHNN)

1. The phrase “tổ chức tín dụng” (“credit institutions”) is replaced with the phrase “tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” (“credit institutions and FBBs”) in heading of Chapter II; Article 1; Clause 5 Article 2; Clauses 1, 7, 8a Article 3; Clauses 1, 4 Article 4a; Article 5; Clauses 1, 2 Article 6; Article 7; Clause 4 Article 8; Clauses 2, 3, 4 Article 10; Point b Clause 1, Clause 2, Point a Clause 5, Clause 8 Article 11; Point e Clause 1, Clause 2 Article 15; Article 19; Article 21; Article 31; Clause 1 Article 32; Clause 5 Article 34; Article 39; Article 40; Article 41; Article 43a; Article 44a; Clauses 5, 6 Article 47a; Clauses 2, 6a, 7 Article 48; Clauses 1, 7 Article 49; Clauses 3, 4a, 4b, 7 and heading of Article 50.

2. The phrase “tổ chức tín dụng” (“credit institutions”) is replaced with the phrase “tổ chức tín dụng Việt Nam” (“Vietnamese credit institutions”) in Clauses 5, 8, 11 Article 3; Clause 2 Article 12; Clauses 5, 6 Article 13; Point g Clause 1 Article 15; Article 15a; Article 16; Article 17; Article 17a; Article 17b; Article 18; Article 20; Article 22; Clause 4 Article 28; Article 29; Article 30; Article 35; Clauses 2, 3 Article 36; Clause 3 Article 38; Article 43; Article 44; Article 45; Clauses 1, 2, 2a, 2b, 2c, 3, 4, 5, 6, 8 Article 46; Clauses 3, 5 Article 49; Clause 4 Article 50.

3. The phrase “tái cơ cấu” is replaced with the phrase “cơ cấu lại” (without change in their meaning) in Point b Clause 5 Article 11; Clause 2b Article 46.

4. The phrases “tổ chức có chức năng định giá độc lập” (“organization providing independent valuation”), “tổ chức định giá độc lập” (“independent valuation organization”) are replaced with the phrase “doanh nghiệp thẩm định giá” (“valuation firm”) in Point dd Clause 1 Article 20; Clause 2 Article 34; Point a Clause 4 Article 35; Clause 4 Article 38.

5. The phrase “tổ chức có chức năng thẩm định giá” (“organization providing valuation services”) is replaced with the phrase “doanh nghiệp thẩm định giá” (“valuation firm”) in Article 47a.

6. The phrase “sử dụng trái phiếu đặc biệt” (“with special bonds”) in clause 2, clause 3 Article 6 is abrogated.

7. Point d Clause 3 Article 47b is abrogated.

8. Point c Clause 4a Article 50 is abrogated.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The Chief of Office, head of SBV Banking Supervision Agency, heads of SBV’s affiliated units, Directors of SBV’s provincial branches, credit institutions, FBBs, VAMC, and relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Circular.

Article 4. Effect

1. This Circular comes into force from July 01, 2024.

2. This Circular nullifies Clauses 3, 4 Article 1 of the Circular No. 09/2017/TT-NHNN dated August 14, 2017 of the Governor of the State Bank of Vietnam providing amendments to the Circular No. 19/2013/TT-NHNN./.

 

 

PP. GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Doan Thai Son

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 03/2024/TT-NHNN ngày 16/05/2024 sửa đổi Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.550

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.85.88
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!