Doanh nghiệp, hộ kinh doanh có trách nhiệm báo cáo về tình hình công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy định kỳ theo quy định sau đây:
>> Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
>> Kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh
Ảnh minh họa (Nguồn từ Internet)
Phương tiện phòng cháy, chữa cháy là các loại phương tiện được quy định tại Phụ lục VI danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP (căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 17/2021/TT-BCA).
Theo đó, doanh nghiệp, hộ kinh doanh có trách nhiệm thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại Điều 10 Thông tư 17/2021/TT-BCA, cụ thể như sau:
Định kỳ vào cuối tháng 11 hằng năm; doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải thống kê, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy theo các nội dung cơ bản sau đây:
- Thực trạng công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng (số lượng, chất lượng, chủng loại, nội dung bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy đã trang bị).
- Kết quả thực hiện kết luận kiến nghị thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
- Đề xuất, kiến nghị giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy.
=>> Tham khảo: Mẫu báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Trường hợp phương tiện phòng cháy, chữa cháy được trang bị hư hỏng; doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền theo hướng dẫn tại Mục 2 bên dưới.
(i) Người đứng đầu doanh nghiệp, hộ kinh doanh trực tiếp quản lý cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV danh mục cơ sở do ủy ban nhân dân cấp xã quản lý ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP báo cáo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi trực tiếp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy.
(ii) Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Công an cấp huyện), Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo Công an cấp huyện về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
(iii) Doanh nghiệp, hộ kinh doanh trực tiếp quản lý đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành có trách nhiệm báo cáo Công an cấp huyện hoặc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh theo phân cấp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy thuộc phạm vi quản lý.
(iv) Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Đội Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực, Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên sông thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ báo cáo Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
(v) Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an cấp huyện báo cáo Công an cấp tỉnh trực tiếp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
(vi) Công an cấp tỉnh báo cáo Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.