Công ty tôi chuyên cung cấp dịch vụ quảng cáo, gần đây có đối tác nước ngoài muốn thuê bên tôi để quảng cáo cho sản phẩm của họ thì có được không? – Hạnh Ngân (TP. Hồ Chí Minh).
>> Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động 2023, bị phạt thế nào?
>> Năm 2023, vi phạm quy định về thử việc sẽ bị xử phạt thế nào?
Điều 39 Luật Quảng cáo 2012 quy định như về việc quảng cáo của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam như sau:
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được quảng cáo về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và hoạt động của mình tại Việt Nam theo quy định của Luật Quảng cáo 2012.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam có nhu cầu quảng cáo về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và hoạt động của mình tại Việt Nam thì không được trực tiếp thực hiện quảng cáo mà phải thuê người kinh doanh dịch vụ quảng cáo của Việt Nam thực hiện.
Điều 2. Giải thích từ ngữ - Luật Quảng cáo 2012 Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ... 6. Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình quảng cáo theo hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo với người quảng cáo. |
Căn cứ theo Điều 40 Luật Quảng cáo 2012, tổ chức, cá nhân nước ngoài và người kinh doanh dịch vụ quảng cáo của Việt Nam được tiến hành việc hợp tác, đầu tư trong hoạt động quảng cáo nhưng phải đảm bảo tuân thủ các quy định sau:
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được hợp tác, đầu tư với người kinh doanh dịch vụ quảng cáo của Việt Nam theo hình thức liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Việc hợp tác, đầu tư nước ngoài trong hoạt động quảng cáo phải tuân theo các quy định pháp luật về đầu tư (như: Luật Đầu tư 2020, Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư, Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT quy định về mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, ...).
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Việc quảng cáo có yếu tố nước ngoài năm 2023 được quy định thế nào? (Ảnh minh họa)
Doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài cần lưu ý:
- Văn phòng đại diện tại Việt nam của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài chỉ được hoạt động khi có giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp nước ngoài đề nghị thành lập văn phòng đại diện (Xem chi tiết các trường hợp không được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Mục 4 bên dưới).
Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện xem chi tiết tại Chương 5 Nghị định 181/2013/NĐ-CP.
- Văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài chỉ được xúc tiến quảng cáo, không được trực tiếp kinh doanh dịch vụ quảng cáo, tức là: văn phòng đại diện chỉ được thực hiện các hoạt động tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội ký kết hợp đồng dịch vụ quảng cáo.
(Căn cứ theo Điều 41 và khoản 4 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012).
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 181/2013/NĐ-CP, Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài không được cấp Giấy phép thành lập trong các trường hợp sau:
- Có bằng chứng cho thấy việc thành lập Văn phòng đại diện gây phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
- Không bổ sung đủ hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.