Đến nay đã ba tháng kể từ ngày bị chấm dứt hợp đồng, tôi vẫn chưa nhận được khoản trợ cấp thôi việc. Việc làm của công ty có bị xử phạt hành chính không? – Ngọc Huynh (Quảng Ngãi).
>> Năm 2023, vi phạm quy định về thử việc sẽ bị xử phạt thế nào?
>> Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động năm 2023, bị phạt thế nào?
Căn cứ theo các khoản 1, 2, 3 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng của người sử dụng lao động cụ thể như sau:
Đối với người sử dụng lao động có hành vi không thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019.
Toàn văn File word Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn còn hiệu lực |
Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động 2023, bị phạt thế nào?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Người sử dụng lao động khi có các hành vi vi phạm sau đây về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động sẽ bị phạt tiền theo bảng bên dưới:
- Sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng lao động.
- Không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.
- Không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của pháp luật.
- Không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật.
- Không trả hoặc trả không đủ tiền cho người lao động theo quy định của pháp luật khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
- Không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
- Không cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Tùy theo số người lao động bị vi phạm mà mức phạt đối với các hành vi nêu tại Mục 1.2 này sẽ được áp dụng theo bảng bên dưới:
Số người lao động bị vi phạm |
Mức phạt tiền |
Từ 01 người đến 10 người lao động. |
Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. |
Từ 11 người 50 người lao động. |
Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. |
Từ 51 người đến 100 người lao động. |
Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. |
Từ 101 người đến 300 người lao động. |
Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. |
Từ 301 người lao động trở lên. |
Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. |
Người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi thực hiện các hành vi sau đây:
(i) Cho thôi việc đối với người lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế theo một trong các trường hợp sau:
- Không trao đổi ý kiến trước với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên.
- Không thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người lao động.
(ii) Trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà người sử dụng lao động có một trong các hành vi:
- Không lập phương án sử dụng lao động; lập phương án sử dụng lao động nhưng không đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật; hoặc
- Không trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng phương án sử dụng lao động.
(iii) Sử dụng quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc nhưng không tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Lưu ý: Mức xử phạt tiền nêu trên áp dụng đối với trường hợp cá nhân vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động. Còn đối với tổ chức mức xử phạt sẽ gấp đôi cá nhân (Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Căn cứ theo các khoản 4 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, ngoài hình thức phạt tiền nêu trên, người sử dụng lao động còn phải bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các trường hợp sau:
- Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động nêu tại Mục 1.2.
- Buộc người sử dụng lao động hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động cho người lao động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật nêu tại Mục 1.2.
- Buộc người sử dụng lao động trả cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động của những ngày không báo trước khi có hành vi vi phạm về thời hạn báo trước nêu tại Mục 1.3.(i).
Như vậy, công ty không thực hiện trả trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt hành chính với mức xử phạt theo bảng nêu tại Mục 1.2 và buộc phải trả đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.