Năm 2023 pháp luật có quy định gì về điều kiện chuyển giao quyền thương mại, những trường hợp nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại ? – Ngọc Lan (Hà Tĩnh).
>> Quyền và nghĩa vụ của các bên khi nhượng quyền thương mại năm 2023?
>> Năm 2023, đăng ký nhượng quyền ở đâu? Trường hợp nào không phải đăng ký nhượng quyền?
Bên nhận quyền được chuyển giao quyền thương mại cho bên dự kiến nhận quyền khác khi đáp ứng được các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 35/2006/NĐ-CP sau đây:
- Bên dự kiến nhận chuyển giao đáp ứng các quy định tại Điều 6 Nghị định 35/2016/NĐ-CP;
- Được sự chấp thuận của Bên nhượng quyền đã cấp quyền thương mại cho mình (sau đây gọi tắt là Bên nhượng quyền trực tiếp).
Ngoài ra, tại quy định khoản 2 Điều 15 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, bên nhận quyền phải gửi yêu cầu bằng văn bản về việc chuyển giao quyền thương mại cho Bên nhượng quyền trực tiếp. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Bên nhận quyền, Bên nhượng quyền trực tiếp phải có văn bản trả lời trong đó nêu rõ:
- Chấp thuận việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền;
- Từ chối việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền theo các lý do nêu tại Mục 2.
Trong thời hạn 15 ngày nêu trên, nếu Bên nhượng quyền trực tiếp không có văn bản trả lời thì được coi là chấp thuận việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền.
Việc chuyển giao quyền thương mại, đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại năm 2023 được quy định thế nào? (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, bên nhượng quyền trực tiếp chỉ được từ chối việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền khi có một trong các lý do sau đây:
- Bên dự kiến nhận chuyển giao không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính mà bên dự kiến nhận chuyển giao phải thực hiện theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
- Bên dự kiến nhận chuyển giao chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn lựa chọn của Bên nhượng quyền trực tiếp;
- Việc chuyển giao quyền thương mại sẽ có ảnh hưởng bất lợi lớn đối với hệ thống nhượng quyền thương mại hiện tại;
- Bên dự kiến nhận chuyển giao không đồng ý bằng văn bản sẽ tuân thủ các nghĩa vụ của Bên nhận quyền theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
- Bên nhận quyền chưa hoàn thành các nghĩa vụ đối với Bên nhượng quyền trực tiếp, trừ trường hợp bên dự kiến nhận chuyển giao cam kết bằng văn bản thực hiện các nghĩa vụ đó thay cho Bên nhận quyền.
Bên chuyển giao quyền thương mại mất quyền thương mại đã chuyển giao. Mọi quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền thương mại của Bên chuyển giao được chuyển cho Bên nhận chuyển giao, trừ trường hợp có thoả thuận khác (khoản 4 Điều 15 Nghị định 35/2006/NĐ-CP).
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 35/2016/NĐ-CP, Bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong trường hợp Bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 287 Luật Thương mại 2005.
Trong các trường hợp sau đây Bên nhượng quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại:
- Bên nhận quyền không còn Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương mà theo quy định của pháp luật Bên nhận quyền phải có để tiến hành công việc kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại;
- Bên nhận quyền bị giải thể hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại lớn cho uy tín của hệ thống nhượng quyền thương mại;
- Bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại trong một thời gian hợp lý, mặc dù đã nhận được thông báo bằng văn bản yêu cầu khắc phục vi phạm đó từ Bên nhượng quyền.
>> Xem thêm bài viết liên quan:
>> Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê hàng hóa, bên thuê hàng hóa năm 2023?
>> Việc chuyển rủi ro đối với hàng hóa cho thuê năm 2023 được quy định như thế nào?
>> Trách nhiệm đối với khiếm khuyết của hàng hóa cho thuê năm 2023 được quy định thế nào?