Có thể hiểu vi rút máy tính là gì? Có quy định gì về chống vi rút máy tính hay không? Pháp luật có những quy định gì về việc quản lý và sử dụng thông tin số hay không?
>> Xyanua là gì? Có được bán Xyanua trên thị trường không?
>> Target là gì? Target có vai trò thế nào trong doanh nghiệp?
Tại bài viết này, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ giải đáp “Vi rút máy tính là gì? Có quy định gì về chống vi rút máy tính không?”. Tuy nhiên, quý khách hàng lưu ý, những khái niệm tại bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo.
“Vi rút máy tính là gì?” được giải đáp tại khoản 16 Điều 4 Luật Công nghệ thông tin 2006 như sau: Vi rút máy tính là chương trình máy tính có khả năng lây lan, gây ra hoạt động không bình thường cho thiết bị số hoặc sao chép, sửa đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trong thiết bị số.
[TIỆN ÍCH] Tra cứu Công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Giải đáp thắc mắc: Vi rút máy tính là gì; Có quy định gì về chống vi rút máy tính không
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Cụ thể tại Điều 71 Luật Công nghệ thông tin 2006 có quy định về việc chống vi rút máy tính và phần mềm gây hại. Theo đó, pháp luật không cho phép tổ chức, cá nhân tạo ra, cài đặt hay phát tán vi rút máy tính, phần mềm gây hại vào thiết bị số của người khác để thực hiện một trong 07 hành vi dưới đây:
(i) Thay đổi các tham số cài đặt của thiết bị số.
(ii) Thu thập thông tin của người khác.
(iii) Xóa bỏ, làm mất tác dụng của các phần mềm bảo đảm an toàn, an ninh thông tin được cài đặt trên thiết bị số.
(iv) Ngăn chặn khả năng của người sử dụng xóa bỏ hoặc hạn chế sử dụng những phần mềm không cần thiết.
(v) Chiếm đoạt quyền điều khiển thiết bị số.
(vi) Thay đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trên thiết bị số.
(vii) Các hành vi khác xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng.
- Tổ chức, cá nhân có quyền tự do sử dụng thông tin số vào mục đích chính đáng, phù hợp với quy định của pháp luật.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo đảm việc truy nhập và sử dụng thuận lợi thông tin số.
- Việc cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số phải bảo đảm không vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật Công nghệ thông tin 2006 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Tổ chức, cá nhân không được trích dẫn nội dung thông tin số của tổ chức, cá nhân khác trong trường hợp chủ sở hữu thông tin số đã có cảnh báo hoặc pháp luật quy định việc trích dẫn thông tin là không được phép.
- Trường hợp được phép trích dẫn thông tin số, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nêu rõ nguồn của thông tin đó.
(Điều 15 Luật Công nghệ thông tin 2006)
Quý khách hàng xem thêm >> Các thành phần cơ bản của máy tính là gì? Máy tính có phải thiết bị số không?
Điều 21. Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân trên môi trường mạng - Luật Công nghệ thông tin 2006 1. Tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác có trách nhiệm sau đây: a) Thông báo cho người đó biết về hình thức, phạm vi, địa điểm và mục đích của việc thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người đó; b) Sử dụng đúng mục đích thông tin cá nhân thu thập được và chỉ lưu trữ những thông tin đó trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận giữa hai bên; c) Tiến hành các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo đảm thông tin cá nhân không bị mất, đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá huỷ; d) Tiến hành ngay các biện pháp cần thiết khi nhận được yêu cầu kiểm tra lại, đính chính hoặc hủy bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này; không được cung cấp hoặc sử dụng thông tin cá nhân liên quan cho đến khi thông tin đó được đính chính lại. 3. Tổ chức, cá nhân có quyền thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác mà không cần sự đồng ý của người đó trong trường hợp thông tin cá nhân đó được sử dụng cho mục đích sau đây: a) Ký kết, sửa đổi hoặc thực hiện hợp đồng sử dụng thông tin, sản phẩm, dịch vụ trên môi trường mạng; b) Tính giá, cước sử dụng thông tin, sản phẩm, dịch vụ trên môi trường mạng; c) Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. |