Có thể hiểu các thành phần cơ bản của máy tính là gì? Máy tính có phải là thiết bị số hay không? Loại hình công nghiệp công nghệ thông tin gồm những nội dung gì?
>> Ai là người đại diện theo pháp luật trong các loại hình doanh nghiệp?
>> Vi rút máy tính là gì? Có quy định gì về chống vi rút máy tính không?
Tại bài viết này, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ giải đáp về “Các thành phần cơ bản của máy tính là gì? Máy tính có phải thiết bị số không?”. Tuy nhiên, những nội dung khái niệm này chỉ mang tính chất tham khảo.
Giải đáp "Các thành phần cơ bản của máy tính là gì?", các thành phần cơ bản của máy tính làm việc cùng nhau để máy tính hoạt động hiệu quả. Cụ thể gồm có:
(i) Bo mạch chủ (Motherboard): Là bảng mạch chính, kết nối tất cả các thành phần khác của máy tính.
(ii) Bộ vi xử lý (CPU): Được coi là "bộ não" của máy tính, thực hiện các phép toán và xử lý dữ liệu.
(iii) Bộ nhớ RAM: Là bộ nhớ tạm thời, lưu trữ dữ liệu và chương trình đang chạy.
(iv) Ổ cứng (HDD/SSD): Là nơi lưu trữ dữ liệu lâu dài, bao gồm hệ điều hành, phần mềm và tài liệu.
(v) Card đồ họa (GPU): Chịu trách nhiệm xử lý hình ảnh và video, quan trọng cho các ứng dụng đồ họa và game.
(vi) Nguồn điện (Power Supply Unit - PSU): Cung cấp năng lượng cho tất cả các thành phần của máy tính.
(vii) Thiết bị ngoại vi: Bao gồm bàn phím, chuột, màn hình và các thiết bị khác giúp tương tác với máy tính.
(viii) Hệ thống làm mát: Làm mát các linh kiện trong máy tính, thường là quạt hoặc hệ thống tản nhiệt.
[TIỆN ÍCH] Tra cứu Công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Các thành phần cơ bản của máy tính là gì; Máy tính có phải thiết bị số không
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 11 Điều 4 Luật Công nghệ thông tin 2006 thì máy tính là một loại thiết bị số. Cụ thể quy định như sau: Thiết bị số thiết bị điện tử, máy tính, viễn thông, truyền dẫn, thu phát sóng vô tuyến điện và thiết bị tích hợp khác được sử dụng để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.
Trong đó, theo khoản 10, khoản 12 và khoản 13 Điều 4 Luật Công nghệ thông tin 2006 thì:
(i) Phần cứng là sản phẩm thiết bị số hoàn chỉnh; cụm linh kiện; linh kiện; bộ phận của thiết bị số, cụm linh kiện, linh kiện.
(ii) Phần mềm là chương trình máy tính được mô tả bằng hệ thống ký hiệu, mã hoặc ngôn ngữ để điều khiển thiết bị số thực hiện chức năng nhất định.
(iii) Mã nguồn là sản phẩm trước biên dịch của một phần mềm, chưa có khả năng điều khiển thiết bị số.
(iv) Quý khách hàng xem thêm >> Vi rút máy tính là gì? Có quy định gì về chống vi rút máy tính không?
- Công nghiệp phần cứng là công nghiệp sản xuất các sản phẩm phần cứng, bao gồm phụ tùng, linh kiện, thiết bị số.
- Công nghiệp phần mềm là công nghiệp sản xuất các sản phẩm phần mềm, bao gồm phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, phần mềm điều khiển, tự động hóa và các sản phẩm tương tự khác; cung cấp các giải pháp cài đặt, bảo trì, hướng dẫn sử dụng.
- Công nghiệp nội dung là công nghiệp sản xuất các sản phẩm thông tin số, bao gồm thông tin kinh tế - xã hội, thông tin khoa học - giáo dục, thông tin văn hóa - giải trí trên môi trường mạng và các sản phẩm tương tự khác.
(Điều 47 Luật Công nghệ thông tin 2006)
Điều 48. Chính sách phát triển công nghiệp công nghệ thông tin - Luật Công nghệ thông tin 2006 1. Nhà nước có chính sách ưu đãi, ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt chú trọng công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung để trở thành một ngành kinh tế trọng điểm trong nền kinh tế quốc dân. 2. Nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư tham gia hoạt động đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, đầu tư phát triển và cung cấp thiết bị số giá rẻ. 3. Chính phủ quy định cụ thể mức ưu đãi, ưu tiên và các điều kiện khác cho phát triển công nghiệp công nghệ thông tin. |