Trung tâm thương mại đưa vào sử dụng thang cuốn nhưng chưa khai báo thì bị xử phạt bao nhiêu? Vi phạm về sử dụng máy trong lao động được quy định thế nào? – Uyên Nhi (Lâm Đồng).
>> Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất 2023 sẽ bị phạt thế nào?
>> Vi phạm quy định về báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động 2023 bị phạt thế nào?
Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng các loại máy có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được quy định tại Điều 24 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
(1) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
Đối với hành vi không khai báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày trước hoặc sau khi đưa vào sử dụng các loại máy có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì bị phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng.
Vi phạm quy định về sử dụng máy trong lao động năm 2023 sẽ bị xử phạt như thế nào? (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
(2) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
Đối với hành vi không lưu giữ đầy đủ hồ sơ kỹ thuật máy có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, người nào thực hiện hành vi sẽ bị phạt từ 5.0000.000 – 10.000.000 đồng.
(3) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Phạt tiền từ 15.000.0000 – 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Vi phạm một trong các quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trong sử dụng máy có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
- Sử dụng máy có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chưa được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
- Sử dụng các loại máy có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng hoặc hết thời hạn sử dụng.
(4) Tùy theo số máy vi phạm mà mức phạt đối với hành vi nêu tại Mục 1(4) này sẽ được áp dụng theo bảng bên dưới:
Hành vi vi phạm |
Mức phạt tiền tương ứng |
|
Không kiểm định trước khi đưa vào sử dụng hoặc không kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật |
Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng |
Vi phạm từ 01 đến 03 máy |
Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng |
Vi phạm từ 04 đến 10 máy |
|
Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng |
Vi phạm từ 11 đến 20 máy |
|
75.000.000 đồng |
Vi phạm từ 21 máy trở lên |
(5) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng
Đối với hành vi tiếp tục sử dụng máy có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đã thực hiện kiểm định nhưng kết quả kiểm định không đạt yêu cầu thì bị phạt từ 50.000.000 – 75.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền tại mục 1 trên là mức phạt đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì mức phạt tiền gấp đôi (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Căn cứ vào Điều 30 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định các loại máy có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, trong thời hạn sử dụng, bảo đảm chất lượng, phải được kiểm định theo mục 3(i) dưới đây, trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác.
- Khi đưa vào sử dụng hoặc không còn sử dụng, thải bỏ các loại máy có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, tổ chức, cá nhân phải khai báo với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) tại nơi sử dụng theo thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 33 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác.
- Trong quá trình sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, lập và lưu giữ hồ sơ kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
- Việc sử dụng chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện theo quy định của pháp luật về hóa chất và pháp luật chuyên ngành.
Theo quy định tại Điều 31 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, kiểm định máy có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được thực hiện cụ thể như sau:
- Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng bởi tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
- Việc kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch.
- Cơ quan có thẩm quyền cấp, điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp mới, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; tiêu chuẩn kiểm định viên đáp ứng các yêu cầu kiểm định của đối tượng kiểm định; việc kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được quy định tại Chương II Nghị định 44/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 đến khoản 4 Điều 1, Điều 2 Nghị định 140/2018/NĐ-CP và khoản 1, khoản 2 Điều 3, Điều 4 Nghị định 4/2023/NĐ-CP).