Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có con dấu riêng hay không và có quyền gì?
>> Có mấy loại hàng hóa độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại?
>> Dịch vụ tại cảng biển là gì?
Căn cứ Điều 17 Luật Thương mại 2005, quyền của văn phòng đại diện được quy định như sau:
(i) Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
(ii) Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.
(iii) Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(iv) Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
(v) Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(vi) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, văn phòng đại diện có quyền có con dấu riêng theo quy định của pháp luật. Do đó, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam cũng thuộc đối tượng có con dấu riêng.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền có con dấu riêng
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 18 Luật Thương mại 2005, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có nghĩa vụ sau đây:
(i) Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.
(ii) Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật này cho phép.
(iii) Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản (ii), (iii) và (iv) Mục 1 nêu trên.
(iv) Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(v) Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(vi) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 22 Luật Thương mại 2005, thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam được quy định như sau:
(i) Chính phủ thống nhất quản lý việc cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam.
(ii) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(iii) Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; thành lập Chi nhánh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp thương nhân đó chuyên thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam và phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(iv) Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể về thẩm quyền của bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó.
Điều 16. Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam - Luật Thương mại 2005 1. Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận. 2. Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định. 3. Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam. 4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì được coi là thương nhân Việt Nam. |