Dịch vụ tại cảng biển là gì? Pháp luật hiện hành quy định đối tượng tính giá dịch vụ tại cảng biển đối với hoạt động hàng hải quốc tế và hoạt động hàng hải nội địa như thế nào?
>> Digital marketing là gì? Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp ngành marketing tại doanh nghiệp?
Ngày 30/10/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 31/2024/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 12/2024/TT-BGTVT quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ tại cảng biển Việt Nam, và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2025. Theo đó, quy định giải đáp “Dịch vụ tại cảng biển là gì?” gồm nội dung sau đây:
Để giải đáp “Dịch vụ tại cảng biển là gì?” cần căn cứ khoản 10 Điều 2 Thông tư 12/2024/TT-BGTVT (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 31/2024/TT-BGTVT) thì dịch vụ tại cảng biển được hiểu là các dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoặc doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển hoặc đại diện của doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển cung cấp và thu giá dịch vụ của khách hàng để phục vụ việc vận chuyển hàng hoá, hành khách thông qua cảng biển.
[TIỆN ÍCH] Tra cứu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu |
Giải đáp Dịch vụ tại cảng biển là gì (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 3 Thông tư 12/2024/TT-BGTVT quy định về đối tượng tính giá dịch vụ tại cảng biển đối với hoạt động hàng hải quốc tế và hoạt động hàng hải nội địa với những nội dung sau đây:
Về việc tính giá dịch vụ tại cảng biển đối với hoạt động hàng hải quốc tế, bao gồm những đối tượng sau đây:
(i) Tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh hoặc quá cảnh vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải hoặc tàu thuyền nước ngoài vào hoạt động tại vùng biển Việt Nam không thuộc vùng nước cảng biển.
(ii) Tàu thuyền hoạt động vận tải hàng hoá như: xuất khẩu, nhập khẩu, trung chuyển, quá cảnh tại khu vực hàng hải.
(iii) Tàu thuyền vận tải hành khách từ Việt Nam đi nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam.
Và các tàu thuyền chuyên dùng hoạt động trên tuyến quốc tế vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải.
(iv) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển, được bốc dỡ, giao nhận, bảo quản, neo đậu tại khu vực hàng hải.
(v) Hành khách của tàu khách từ nước ngoài đến Việt Nam (hoặc ngược lại) bằng đường biển, đường thuỷ nội địa vào, rời khu vực hàng hải.
Về việc tính giá dịch vụ tại cảng biển đối với hoạt động hàng hải nội địa, bao gồm những đối tượng sau đây:
(i) Tàu thuyền hoạt động hàng hải nội địa vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải.
(ii) Tàu thuyền vận tải hàng hoá, hành khách hoạt động hàng hải nội địa vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải.
(iii) Tàu thuyền hoạt động trên các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo.
(iv) Hàng hóa nội địa được bốc dỡ, giao nhận, bảo quản, neo đậu tại khu vực hàng hải.
(v) Tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí hoạt động tại các cảng dầu khí ngoài khơi, cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí, trong khu vực trách nhiệm của cảng vụ hàng hải.
- Tàu công vụ không thuộc đối tượng tính giá theo quy định tại Thông tư 12/2024/TT-BGTVT.
- Tàu thuyền vào, rời cảng tránh trú bão hoặc để bàn giao người bị nạn trên biển mà không xếp dỡ hàng hoá, không nhận trả khách có xác nhận của cảng vụ hàng hải tại khu vực; tàu thuyền tham gia tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên tai theo lệnh điều động hoặc được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thuộc đối tượng tính giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải và giá dịch vụ cầu, bến, phao neo.