Digital marketing là gì? Sinh viên tốt nghiệp ngành marketing trình độ cao đẳng, trung cấp có thể làm những vị trí nào tại doanh nghiệp?
Hiện nay, các văn bản pháp luật không định nghĩa cụ thể “Digital marketing là gì?”. Tuy nhiên có thể hiểu, Digital marketing là một hình thức tiếp thị sử dụng các nền tảng kỹ thuật số để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ đến người tiêu dùng.
Digital marketing bao gồm các hoạt động quảng cáo, tiếp thị được thực hiện qua internet và các phương tiện kỹ thuật số khác, chẳng hạn như máy tính, điện thoại di động và các phương tiện truyền thông mạng xã hội.
Nói một cách đơn giản, digital marketing là cách các doanh nghiệp dùng internet để quảng cáo và tiếp cận khách hàng trực tuyến, từ việc đăng bài trên Facebook, chạy quảng cáo Google, gửi email quảng cáo đến tạo video trên YouTube để thu hút sự chú ý.
Ví dụ về Digital marketing:
- Quảng cáo trên Google (Google Ads): Khi tìm kiếm "mua laptop", các cửa hàng bán laptop có thể chạy quảng cáo để xuất hiện trong kết quả tìm kiếm này.
- Quảng cáo trên mạng xã hội (Facebook Ads, Instagram Ads).
- Email Marketing: Doanh nghiệp có thể gửi email cho khách hàng đã từng mua sản phẩm để thông báo về các chương trình khuyến mãi, giảm giá hoặc các sản phẩm mới.
- Marketing qua video (YouTube hoặc TikTok): Tạo video quảng cáo hoặc hướng dẫn sử dụng sản phẩm và đăng trên YouTube hoặc TikTok.
- Content Marketing (Tiếp thị nội dung): Doanh nghiệp có thể tạo và chia sẻ nội dung hữu ích như blog, bài viết hướng dẫn, hoặc video để thu hút sự chú ý của khách hàng và xây dựng thương hiệu.
Trên đây là giải đáp thắc mắc về “Digital marketing là gì?”. Lưu ý: Các nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Digital marketing là gì? Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp ngành marketing tại doanh nghiệp?
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ tiểu mục 5 Mục A và tiểu mục 5 Mục B Chương 6 quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề Marketing thương mại tại Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH, vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp đối với ngành Marketing thương mại như sau:
au khi tốt nghiệp người học ngành marketing thương mại trình độ cao đẳng có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Marketing truyền thống.
- Dịch vụ khách hàng.
- Quản lý nhãn hàng/ngành hàng.
- Thương hiệu.
- Truyền thông.
- Digital Marketing.
- Quản trị marketing truyền thống.
- Quản trị dịch vụ khách hàng.
- Quản trị thương hiệu.
- Quản trị Digital Marketing.
- Quản trị truyền thông.
Sau khi tốt nghiệp người học ngành marketing thương mại trình độ trung cấp có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Marketing.
- Dịch vụ khách hàng.
- Phụ trách nhãn hàng/ngành hàng.
- Quản lý thương hiệu.
- Phụ trách truyền thông.
- Digital Marketing.
Căn cứ tiểu mục 5 Mục A và tiểu mục 5 Mục B Chương 6 Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH, học ngành marketing thương mại trình độ cao đẳng cần đạt được những kỹ năng sau sau khi tốt nghiệp:
- Xây dựng được các chiến lược marketing ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Thiết lập và duy trì được chính sách giá của sản phẩm dịch vụ.
- Phân đoạn và lựa chọn được thị trường trọng điểm cho doanh nghiệp.
- Dự đoán được một số phản ứng của người tiêu dùng đối với việc lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp.
- Lập được kế hoạch và thực hiện được các chương trình: Truyền thông, quan hệ công chúng, quảng cáo, tiếp thị, quảng bá thương hiệu…
- Tổ chức được các hoạt động marketing cho doanh nghiệp.
- Lập được dự toán kinh phí cho các hoạt động marketing.
- Lựa chọn được nhân lực cho hoạt động marketing của doanh nghiệp.
- Thiết lập được các kênh phân phối chào hàng, bán hàng và đề xuất các phương pháp cải tiến sản phẩm dịch vụ.
- Tổ chức được các chương trình huấn luyện - đào tạo đội ngũ nhân viên marketing.
- Ứng dụng được khoa học kỹ thuật vào hoạt động marketing.
- Đánh giá được hoạt động marketing của doanh nghiệp và đưa ra được những tư vấn hợp lý cho lãnh đạo doanh nghiệp.
- Sử dụng thành thạo các công cụ truyền thông thông dụng.
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề.
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.