Ngành nghề kinh doanh là gì? Trong năm 2025, mỗi doanh nghiệp được kinh doanh tối đa bao nhiêu ngành nghề? Doanh nghiệp có nghĩa vụ gì?
>> Chuyển đổi số là gì? Chuyển đổi số ngành Hải quan mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Ngành nghề kinh doanh là lĩnh vực, mảng hoặc nhóm hoạt động mà một doanh nghiệp hoặc tổ chức tham gia nhằm sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ hoặc giải pháp cho khách hàng.
Ngành nghề kinh doanh giúp xác định rõ đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến, sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, cũng như các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện để tạo ra giá trị.
Lưu ý: Nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo.
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có các quyền tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm. Theo đó, pháp luật không có quy định giới hạn số lượng ngành nghề mà doanh nghiệp được đăng kí. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư 2020, đồng thời bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Do đó, doanh nghiệp có thể kinh doanh không giới hạn số lượng ngành nghề nhưng phải đảm bảo về điều kiện kinh doanh và tiến hành việc kinh doanh phù hợp với các quy định của pháp luật chuyên ngành và Luật Doanh nghiệp 2020.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Giải đáp câu hỏi: Ngành nghề kinh doanh là gì, năm 2025, mỗi doanh nghiệp được kinh doanh tối đa bao nhiêu ngành nghề (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp như sau:
(i) Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
(ii) Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.
(iii) Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
(iv) Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
(v) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
(vi) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Chế độ lưu giữ tài liệu của doanh nghiệp - Luật Doanh nghiệp 2020 1. Tùy theo loại hình, doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu sau đây: a) Điều lệ công ty; quy chế quản lý nội bộ của công ty; sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông; b) Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; giấy phép và giấy chứng nhận khác; c) Tài liệu, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của công ty; d) Phiếu biểu quyết, biên bản kiểm phiếu, biên bản họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; các quyết định của doanh nghiệp; đ) Bản cáo bạch để chào bán hoặc niêm yết chứng khoán; e) Báo cáo của Ban kiểm soát, kết luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ chức kiểm toán; g) Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm. 2. Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty; thời hạn lưu giữ thực hiện theo quy định của pháp luật.Điều 11. Chế độ lưu giữ tài liệu của doanh nghiệp 1. Tùy theo loại hình, doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu sau đây: a) Điều lệ công ty; quy chế quản lý nội bộ của công ty; sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông; b) Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; giấy phép và giấy chứng nhận khác; c) Tài liệu, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của công ty; d) Phiếu biểu quyết, biên bản kiểm phiếu, biên bản họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; các quyết định của doanh nghiệp; đ) Bản cáo bạch để chào bán hoặc niêm yết chứng khoán; e) Báo cáo của Ban kiểm soát, kết luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ chức kiểm toán; g) Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm. 2. Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty; thời hạn lưu giữ thực hiện theo quy định của pháp luật. |