Theo quy định tại Luật Đường bộ 2024, hệ thống báo hiệu đường bộ ở Việt Nam gồm những loại nào? Pháp luật quy định như thế nào về nội dung thực hiện tổ chức giao thông.
>> Hoạt động dịch vụ việc làm có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện không?
>> Công ty hợp danh là gì? Thành viên hợp danh bị hạn chế những quyền nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Đường bộ 2024, hệ thống báo hiệu đường bộ ở Việt Nam bao gồm:
(i) Đèn tín hiệu giao thông.
(ii) Biển báo hiệu đường bộ gồm:
- Biển báo cấm.
- Biển báo nguy hiểm.
- Biển hiệu lệnh.
- Biển chỉ dẫn.
- Biển phụ.
(iii) Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường (gọi chung là vạch kẻ đường).
(iv) Cọc tiêu, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H, mốc lộ giới.
(v) Tường bảo vệ và rào chắn.
(vi) Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
[TIỆN ÍCH] >> CÔNG VIỆC PHÁP LÝ
Từ năm 2025, hệ thống báo hiệu đường bộ ở Việt Nam gồm những loại nào
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo quy định tại Điều 25 Luật Đường bộ 2024, tổ chức giao thông bao gồm những nội dung cụ thể như sau:
Tổ chức giao thông được thực hiện từ giai đoạn quy hoạch, đầu tư, xây dựng đến giai đoạn quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ nhằm bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, hiệu quả.
Nội dung tổ chức giao thông đường bộ trong giai đoạn thiết kế, thi công xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng, bảo trì công trình đường bộ bao gồm:
(i) Quy định số làn đường, phần đường dành cho xe ô tô và các phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác, phần đường dành cho người đi bộ.
- Chiều đi, tốc độ các phương tiện cơ giới tham gia giao thông đường bộ.
(ii) Tổ chức phân làn, phân luồng trên tuyến đường đang đầu tư xây dựng và tại các tuyến đường bộ kết nối.
(iii) Quy định giao thông tại các nút giao, vị trí đấu nối với đường khác
- Quy định về tránh, vượt xe trên đường, các điểm được phép dừng xe, đỗ xe trên đường, vị trí đón, trả khách.
(iv) Quy định khổ giới hạn và tải trọng cho phép phương tiện tham gia giao thông đường bộ an toàn.
(v) Quy định thời gian cho phép tham gia giao thông.
- Thời gian cho phép đi theo các hướng của đèn tín hiệu giao thông.
(vi) Quy định thời gian bật, tắt hệ thống chiếu sáng trên đường.
(vii) Quy định về các trường hợp tạm dừng khai thác một phần hoặc toàn bộ tuyến đường.
(viii) Khai thác, sử dụng hệ thống quản lý giao thông thông minh, trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc và các thiết bị công nghệ khác phục vụ cung cấp thông tin, chỉ dẫn cho người tham gia giao thông đường bộ.
(ix) Lắp đặt đầy đủ hệ thống báo hiệu đường bộ và thực hiện các công việc cần thiết khác.
(x) Phê duyệt phương án tổ chức giao thông đối với đường cao tốc.
(i) Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm lắp đặt, điều chỉnh, bổ sung đầy đủ báo hiệu đường bộ, công trình an toàn giao thông đường bộ đối với dự án và tuyến đường thuộc phạm vi quản lý; thực hiện phương án tổ chức giao thông đường cao tốc được phê duyệt.
(ii) Việc theo dõi, đánh giá tình hình giao thông trên tuyến đường, điều chỉnh tổ chức giao thông để khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện trong quá trình vận hành, khai thác, sử dụng, bảo trì đường bộ.
(iii) Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các tuyến đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
(iv) Người quản lý, sử dụng đường bộ đối với đường chuyên dùng chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên đường chuyên dùng.
- Trường hợp đường chuyên dùng có hoạt động giao thông công cộng thì phải tổ chức giao thông theo quy định của Mục 2 bài viết này.