Trật tự an toàn xã hội là gì? Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là gì? Những ngành nghề kinh doanh nào phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự?
>> Trường hợp nào áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu?
>> Có những yêu cầu nào về an toàn dầu khí?
Trật tự an toàn xã hội là trạng thái ổn định và hài hòa của xã hội, trong đó các quy định pháp luật, quy tắc ứng xử, và chuẩn mực đạo đức được tôn trọng và tuân thủ.
Nói các khác, trật tự an toàn xã hội là một môi trường sống ổn định, nơi mọi người được bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tại đó, mọi người cùng chung sống trong hòa bình, không có các hoạt động gây rối loạn trật tự công cộng, vi phạm pháp luật hoặc gây hại cho người khác.
Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội (khoản 2 Điều 2 Luật Công an nhân dân 2018).
Lưu ý: Các thông tin về “Trật tự an toàn xã hội là gì?” Chỉ mang tính tham khảo.
TIỆN ÍCH: Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Trật tự an toàn xã hội là gì, 22 ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 109 Nghị định 31/2021/NĐ-CP), 22 ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự bao gồm:
(1) Sản xuất con dấu: Bao gồm con dấu có hình Quốc huy, hình biểu tượng, và không có hình biểu tượng.
(2) Kinh doanh công cụ hỗ trợ: Sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, sửa chữa công cụ hỗ trợ, đạn và phụ kiện.
(3) Kinh doanh pháo: Bao gồm pháo hoa, pháo khác và thuốc pháo.
(4) Dịch vụ cầm đồ: Cho vay tiền có tài sản cầm cố hợp pháp.
(5) Dịch vụ xoa bóp: Dùng vật lý trị liệu để phục vụ sức khỏe (không áp dụng cho cơ sở y tế hoặc giải quyết việc làm cho người khuyết tật).
(6) Thiết bị phát tín hiệu ưu tiên: Sản xuất, nhập khẩu, mua, bán thiết bị phát tín hiệu ưu tiên.
(7) Dịch vụ bảo vệ: Bảo vệ con người, tài sản và hoạt động hợp pháp (trừ các mục tiêu Nhà nước quy định).
(8) Súng bắn sơn: Sản xuất, kinh doanh, sửa chữa, cung ứng dịch vụ liên quan đến súng bắn sơn.
(9) Trò chơi điện tử có thưởng: Dành cho người nước ngoài.
(10) Kinh doanh casino: Các hình thức vui chơi có thưởng trong casino.
(11) Dịch vụ đặt cược: Các loại hình đặt cược.
(12) Kinh doanh khí: Theo Nghị định 19/2016/NĐ-CP.
(13) Vật liệu nổ công nghiệp: Sản xuất, kinh doanh, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp.
(14) Tiền chất thuốc nổ: Kinh doanh Amoni nitrat hàm lượng cao từ 98,5% trở lên.
(15) Ngành sử dụng vật liệu nổ: Thi công công trình, khai thác khoáng sản, dầu khí.
(16) Dịch vụ nổ mìn: Sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phục vụ thi công.
(17) Dịch vụ in: In xuất bản phẩm, báo chí, tem chống giả, hóa đơn tài chính, bao bì thuốc chữa bệnh.
(18) Thiết bị gây nhiễu, phá sóng: Sản xuất, kinh doanh thiết bị gây nhiễu sóng di động.
(19) Dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ: Phẫu thuật thay đổi đặc điểm nhận dạng con người.
(20) Dịch vụ karaoke, vũ trường: Hoạt động ca hát, khiêu vũ tại các cơ sở kinh doanh.
(21) Dịch vụ lưu trú: Cơ sở lưu trú, cho thuê lưu trú theo giờ, qua đêm.
(22) Quân trang, quân dụng: Sản xuất, kinh doanh quân phục, vũ khí, thiết bị chuyên dùng cho Quân đội, Công an.
Trên đây là 22 ngành nghề kinh doanh phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự là cơ sở kinh doanh các ngành, nghề quy định tại Mục 2, bao gồm:
- Doanh nghiệp.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Chi nhánh, cơ sở trực thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của các cơ quan, tổ chức.
- Hộ kinh doanh.
Trên đây là toàn bộ giải đáp thắc mắc về "Trật tự an toàn xã hội là gì? 22 ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự?"