Chủ sở hữu công trình kiến trúc thuộc danh mục công trình kiến trúc có giá trị có quyền và nghĩa vụ như thế nào? Lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị được thực hiện ra sao?
>> Công trình kiến trúc có giá trị là gì? Được đánh giá dựa trên những tiêu chí nào?
Theo đó, chủ sở hữu công trình kiến trúc thuộc danh mục công trình kiến trúc có giá trị cần đảm bảo những quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được thụ hưởng lợi ích từ việc bảo vệ, giữ gìn, tu bổ và khai thác công trình;
b) Được Nhà nước xem xét hỗ trợ kinh phí bảo vệ, giữ gìn, tu bổ công trình;
c) Bảo vệ, giữ gìn, tu bổ các giá trị kiến trúc của công trình; bảo đảm an toàn của công trình trong quá trình khai thác, sử dụng;
d) Không tự ý thay đổi hình thức kiến trúc bên ngoài, kết cấu và khuôn viên của công trình;
đ) Khi phát hiện công trình có biểu hiện xuống cấp về chất lượng, có kết cấu kém an toàn cần thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương.
Như vậy, chủ sở hữu công trình kiến trúc cần đảm bảo tất cả 05 quyền và nghĩa vụ nêu trên.
(Khoản 4 Điều 13 Luật Kiến trúc 2019)
Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn còn hiệu lực (Cập nhật ngày 01/11/2023) |
Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công trình kiến trúc thuộc danh mục công trình kiến trúc có giá trị (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Việc lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị phải được đảm bảo thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 85/2020/NĐ-CP, như sau:
Lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị:
a) Cơ quan lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức rà soát, đánh giá hồ sơ tư liệu công trình kiến trúc để lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân có đề xuất đưa công trình kiến trúc vào danh mục công trình kiến trúc có giá trị thì gửi yêu cầu bằng văn bản kèm theo hồ sơ tư liệu công trình kiến trúc tới cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để rà soát, đánh giá.
c) Hồ sơ tư liệu công trình kiến trúc, gồm nội dung về lịch sử và đánh giá giá trị của công trình; các hình ảnh hiện trạng kiến trúc và hình ảnh lịch sử công trình (nếu có); các bản vẽ tổng mặt bằng, mặt bằng các tầng, các mặt đứng và các mặt cắt; hình ảnh và bản vẽ mô tả các chi tiết trang trí (nếu có) và làm rõ các giá trị công trình.
d) Hồ sơ danh mục công trình kiến trúc có giá trị gồm: dự thảo Tờ trình; danh mục công trình kiến trúc có giá trị và phụ lục kèm theo; thuyết minh về các nội dung đề xuất trong danh mục; hồ sơ tư liệu của từng công trình kiến trúc và tài liệu liên quan kèm theo; đề xuất biện pháp quản lý bảo vệ, phát huy các giá trị kiến trúc của công trình, kinh phí thực hiện.
đ) Cơ quan lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn về kiến trúc cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với hồ sơ tư liệu công trình kiến trúc và danh mục công trình kiến trúc có giá trị theo quy định tại khoản 3 Điều 13 của Luật Kiến trúc trong thời gian tối thiểu 15 ngày đối với cơ quan, 30 ngày đối với tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo đó, thòi gian tối đa 5để thực hiện việc thẩm định danh mục công trình kiến trúc là 20 ngày (tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định).
Thời gian tối đa để thực hiện phê duyệt danh mục công trình kiến trúc có giá trị là 15 ngày (tính từ ngày có đủ hồ sơ hoàn thiện theo kết quả thẩm định).