Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ tối đa bao nhiêu phút khi làm việc? Tiền lương trong thời gian nghỉ hành kinh đối với lao động nữ được quy định như thế nào?
>> Người lao động nghỉ việc không báo trước có phải bồi thường không?
>> Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại trong lao động tối đa bao lâu?
Căn cứ khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, quy định chế độ bảo vệ thai sản như sau:
Bảo vệ thai sản
…
4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Theo đó, lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút.
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, quy định chi tiết về số ngày nghỉ và thời điểm nghỉ đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh như sau:
- Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng.
- Thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với công ty.
Tóm lại, lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút.
>> Xem thêm: Những quyền lợi lao động nữ được người sử dụng lao động đảm bảo là gì?
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Tiền lương trong thời gian nghỉ hành kinh đối với lao động nữ được quy định như sau:
(i) Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút và được hưởng đủ tiền lương trong thời gian nghỉ này (theo điểm a khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
(ii) Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ: ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại khoản (i) còn được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ, cụ thể như sau:
Tiền lương trả cho thời gian không nghỉ khi hành kinh |
= |
Tiền lương theo công việc của ngày làm việc đó |
: |
Tống số giờ làm việc bình thường |
x |
0,5 giờ nghỉ mỗi ngày trong thời gian hành kinh |
x |
Số ngày được nghỉ khi hành kinh (*) |
Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng
Lưu ý:
- Trường hợp tại khoản (ii) phải được công ty đồng ý.
- Lao động nữ không có nhu cầu nghỉ thì thời gian làm việc không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.
(Theo điểm c khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)
Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới như sau:
Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
…
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
…
d) Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;
Lưu ý: mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền cá nhân (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Như vậy, công ty không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác thì bị phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng.
Ngoài ra, buộc công ty trả tiền lương cho người lao động nữ tương ứng với thời gian người lao động nữ không được nghỉ trong thời gian hành kinh (theo điểm a khoản 3 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).