Đánh giá an toàn công trình cấp độ 2 là gì? Quy định về đánh giá an toàn công trình cấp độ 2 như thế nào? Mục đích đánh giá và quy định chung của an toàn công trình là gì?
>> Có thể xây dựng bảng quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ không?
>> Đối tượng nhận ủy thác xuất khẩu gạo của thương nhân xuất khẩu gạo từ 01/03/2025 là ai?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Quy trình đánh giá kèm theo Thông tư 14/2024/TT-BXD, đánh giá an toàn công trình cấp độ 2 được định nghĩa như sau:
3. Đánh giá cấp độ 2 là việc tổ chức đánh giá dùng các phương pháp phân tích, kiểm tra kết cấu để đánh giá an toàn kết cấu công trình căn cứ vào hồ sơ thiết kế xây dựng, bản vẽ hoàn công và các số liệu khảo sát hiện trạng công trình.
File word Luật Đầu tư và văn bản hướng dẫn còn hiệu lực năm 2024 |
File word Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn còn hiệu lực (Cập nhật ngày 01/11/2023) |
Đánh giá an toàn công trình cấp độ 2 là gì; Quy định về đánh giá an toàn công trình cấp độ 2 như thế nào (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo Điều 9 Quy trình đánh giá kèm theo Thông tư 14/2024/TT-BXD, quy định về đánh giá an toàn công trình cấp độ 2 như sau:
1. Đánh giá cấp độ 2 được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Khi đánh giá cấp độ 1 có nghi ngờ về an toàn kết cấu công trình;
b) Khi kết cấu công trình trong quá trình khai thác, sử dụng có dấu hiệu bất thường gây nguy cơ mất an toàn.
2. Đánh giá cấp độ 2 bao gồm hai giai đoạn: đánh giá sơ bộ và đánh giá chi tiết.
Theo Điều 4 Quy trình đánh giá kèm theo Thông tư 14/2024/TT-BXD, mục đích đánh giá an toàn công trình là:
Việc đánh giá an toàn công trình là để kịp thời phát hiện các yếu tố, nguy cơ gây mất an toàn ảnh hưởng đến sinh mạng, sức khỏe con người ở bên trong và xung quanh công trình, từ đó có các biện pháp xử lý phù hợp để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tác động của các yếu tố, nguy cơ này trong quá trình khai thác, sử dụng công trình.
Bên cạnh đó tại Điều 5 Quy trình đánh giá kèm theo Thông tư 14/2024/TT-BXD, quy định chung về an toàn công trình như sau:
1. Việc đánh giá an toàn kết cấu công trình phải áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn đang có hiệu lực ở thời điểm đánh giá, sử dụng số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng tại Việt Nam.
2. Hồ sơ, tài liệu được sử dụng trong đánh giá an toàn công trình phải đảm bảo tính pháp lý theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức đánh giá phải thu thập đủ thông tin cần thiết để thực hiện đánh giá an toàn công trình theo quy định tại quy trình này.
4. Việc sửa chữa, gia cường kết cấu công trình phát sinh (nếu có) trong quá trình kiểm tra, đánh giá an toàn công trình phải tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng.
5. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật viện dẫn tại quy trình này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng quy định tại văn bản quy phạm pháp luật mới nhất.
Theo Điều 6 Quy trình đánh giá kèm theo Thông tư 14/2024/TT-BXD, kiểm tra, đánh giá các điều kiện đảm bảo vận hành, khai thác công trình bình thường như sau:
1. Tổ chức đánh giá thực hiện kiểm tra, đánh giá các điều kiện đảm bảo vận hành, khai thác công trình bình thường bằng cách xem xét, đánh giá các kết quả kiểm tra, đo đạc, thí nghiệm, kiểm định đối với các điều kiện này theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan.
2. Kết quả kiểm tra, đánh giá các điều kiện đảm bảo vận hành, khai thác công trình bình thường được lập thành báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá và báo cáo này là thành phần của hồ sơ đánh giá an toàn công trình.
2. Hồ sơ đánh giá an toàn công trình được bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình để lưu trữ vào hồ sơ bảo trì công trình và phục vụ cho lần đánh giá tiếp theo.