Đối tượng nhận ủy thác xuất khẩu gạo của thương nhân xuất khẩu gạo từ 01/03/2025 là ai? Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo được quy định như thế nào?
>> Văn phòng công chứng tạm ngừng hoạt động trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 107/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 01/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/03/2025), quy định điều kiện ủy thác xuất khẩu gạo như sau:
Quyền kinh doanh xuất khẩu gạo
1. Thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định này và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận), có quyền được kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
…
3. Thương nhân có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo chỉ được ủy thác xuất khẩu hoặc nhận ủy thác xuất khẩu từ thương nhân có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
Như vậy, từ 01/03/2025, thương nhân nhận ủy thác xuất khẩu gạo phải là thương nhân có Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo.
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo |
Đối tượng nhận ủy thác xuất khẩu gạo của thương nhân xuất khẩu gạo từ 01/03/2025 là ai
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 6 Nghị định 107/2018/NĐ-CP, hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận bao gồm những tài liệu sau:
(i) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 107/2018/NĐ-CP: 01 bản chính.
(ii) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
(iii) Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo (đối với trường hợp thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến) hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến (đối với trường hợp kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thuộc sở hữu của thương nhân): 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
(i) Phương thức nộp hồ sơ:
Nộp hồ sơ thông qua một trong ba phương thức sau:
- Trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương.
- Gửi hồ sơ qua đường bưu điện (địa chỉ nhận hồ sơ: Bộ Công Thương, số 54, Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
- Nộp hồ sơ trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
Lưu ý: Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương, thương nhân có thể nộp bản chụp các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản (ii), (iii) Mục 2.1 và xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.
(ii) Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 107/2018/NĐ-CP.
Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trên đây là thông tin về “Đối tượng nhận ủy thác xuất khẩu gạo của thương nhân xuất khẩu gạo từ 01/03/2025 là ai?”.
Xem thêm>> 08 trường hợp thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo từ 01/03/2025