Tôi được giám định bị suy giảm khả năng lao động vì gặp tai nạn trên đường đi công tác, bao lâu thì tôi được thanh toán tiền bồi thường tai nạn lao động? – Anh Khoa (Bình Định).
>> Hồ sơ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động năm 2023 gồm những gì?
>> Mức bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2023 là bao nhiêu?
Tại Điều 7 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH, thời hạn thực hiện bồi thường, trợ cấp được quy định như sau:
- Quyết định bồi thường, trợ cấp của người sử dụng lao động (NSDLĐ) đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được hoàn tất trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản giám định của Hội đồng Giám định Y khoa về mức độ suy giảm khả năng lao động đối với những vụ tai nạn lao động nặng hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cấp trung ương tổ chức cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động tại cơ sở đối với những vụ tai nạn lao động chết người.
- Tiền bồi thường, trợ cấp phải được thanh toán một lần cho người lao động (NLĐ) hoặc thân nhân của họ, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày người sử dụng lao động ra quyết định bồi thường, trợ cấp.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì đối với trường hợp của bạn sẽ được thanh toán một lần trong vòng 05 ngày kể từ khi doanh nghiệp - nơi bạn đang làm việc ra quyết định bồi thường, trợ cấp.
Trong trường hợp vụ tai nạn lao động nặng thì quyết định bồi thường này phải được người sử dụng lao động hoàn tất trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản giám định của Hội đồng Giám định Y khoa về mức độ suy giảm khả năng lao động.
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH, đối với những trường hợp cá biệt thực hiện giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
Đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không tham gia bảo hiểm y tế, thì người sử dụng lao động thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho họ.
Đối với người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXH bắt buộc), nếu người sử dụng lao động không đóng BHXH cho họ thì khoản tiền tương ứng với chế độ chi trợ cấp quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thay cho cơ quan BHXH thực hiện như sau:
- Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần bằng mức quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
- Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng bằng mức quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất được thì thực hiện hình thức chi trả theo yêu cầu của người lao động.
Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn mới nhất (còn hiệu lực) |
Thời hạn thực hiện bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động năm 2023 được quy định như thế nào? (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại thời điểm không đăng ký đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo thời hạn được pháp luật quy định thì người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết quyền lợi đối với người lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Mục 2.3 nêu trên.
Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý, ngay trong tháng đầu đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trong tháng đầu trở lại làm việc đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau thời gian đóng bảo hiểm gián đoạn do chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của tháng đó.
Đối với người lao động sau khi đã nghỉ việc hoặc đã về hưu người sử dụng lao động mới lập hồ sơ giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động trong thời gian người lao động làm việc thì người sử dụng lao động chuyển hồ sơ đến cơ quan BHXH nơi người lao động đang cư trú hoặc nơi chi trả lương hưu và trong trường hợp này hồ sơ không gồm sổ BHXH.
Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ tai nạn lao động do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật là trường hợp người lao động bị tai nạn do sử dụng ma túy, chất gây nghiện theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định 57/2022/NĐ-CP.
Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì đơn vị nơi phân công nhiệm vụ, công việc cho người lao động dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chịu trách nhiệm lập hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
2.8. NLĐ giao kết hợp đồng lao động với nhiều NSDLĐ mà bị tai nạn trên đường đi từ nơi làm việc của đơn vị này đến nơi làm việc của đơn vị khác
Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà bị tai nạn trên đường đi từ nơi làm việc của đơn vị này đến nơi làm việc của đơn vị khác trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý mà được xác định là tai nạn hưởng chế độ tai nạn lao động, thì đơn vị nơi người lao động đến làm việc được xác định là đơn vị nơi người lao động bị tai nạn và người sử dụng lao động của đơn vị đó phải chịu trách nhiệm lập hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động cho người lao động.