Sở tư pháp có cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài không? Cung cấp, tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp,..?
>> Luật Công chứng 2024 khi nào có hiệu lưc? Những điểm nổi bật của Luật công chứng 2024?
>> KOC là ai? Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện nay?
Theo quy định tại Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009, quy định về thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau:
Điều 44. Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp
1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
3. Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.
Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Như vậy, Sở Tư pháp có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam. Trường hợp người nước ngoài đã từng cư trú tại Việt Nam nhưng không còn cư trú tại Việt Nam, việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp sẽ do Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện.
Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp mới nhất |
Sở tư pháp có cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài không (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo quy định tại Điều 37 Luật Lý lịch tư pháp 2009, cung cấp, tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã bao gồm những nội dung như sau:
(i) Toà án đã ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã gửi trích lục quyết định tuyên bố phá sản, trong đó có nội dung cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
(ii) Thời hạn gửi: 10 ngày, kể từ ngày quyết định có hiệu lực pháp luật.
(iii) Nơi gửi: Sở Tư pháp nơi Tòa án đó có trụ sở.
Nội dung trích lục quyết định tuyên bố phá sản bao gồm:
(i) Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi thường trú hoặc tạm trú của người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
(ii) Chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
(i) Sở Tư pháp có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã do Tòa án cung cấp.
(ii) Trường hợp người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã thường trú ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác, Sở Tư pháp gửi thông tin lý lịch tư pháp của người đó cho Sở Tư pháp nơi người đó thường trú trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông tin.
(iii) Trường hợp không xác định được nơi thường trú của người đó thì gửi thông tin lý lịch tư pháp cho Sở Tư pháp nơi người đó tạm trú.
(iv) Việc tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã phải được ghi vào sổ tiếp nhận theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.