Luật Công chứng 2024 khi nào có hiệu lưc? Những điểm nổi bậc của Luật công chứng 2024 được Quốc Hội thông qua ngày 26/11/2024? Đào tạo nghề công chứng được quy định như thế nào?
>> KOC là ai? Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện nay?
>> ETA là gì trong vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu?
Ngày 26/11/2024, Quốc hội thông qua Luật Công chứng 2024 được cấu trúc thành 8 Chương và 76 Điều. Luật Công chứng 2024 sẽ bắt đầu có hiệu lực ngày 01/07/2025.
![]() |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Luật Công chứng 2024 khi nào có hiệu lưc; Những điểm nổi bậc của Luật công chứng 2024
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo quy định về đào tạo nghề Công chứng tại Điều 11 Luật Công chứng 2024 quy định cụ thể như sau:
(i) Người có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật được đăng ký tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng.
(ii) Thời gian quy định đào tạo nghề công chứng: 12 tháng (trừ những trường hợp quy định tại khoản (iii) Mục này).
(iii) Những trường hợp có thời gian đào tạo nghề công chứng 06 tháng bao gồm:
- Người có thời gian từ đủ 05 năm trở lên làm các công việc sau: thẩm phán; kiểm sát viên; điều tra viên; thẩm tra viên chính ngành Tòa án; chấp hành viên trung cấp, thẩm tra viên chính thi hành án dân sự; kiểm tra viên chính ngành kiểm sát; trợ giúp viên pháp lý hạng II; thanh tra viên chính ngành tư pháp; chuyên viên chính, pháp chế viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.
- Luật sư; thừa phát lại; đấu giá viên với thời gian hành nghề từ đủ 05 năm trở lên.
- Giáo sư; phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sĩ luật.
- Những người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án; chấp hành viên cao cấp; thẩm tra viên cao cấp thi hành án dân sự; kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; trợ giúp viên pháp lý hạng I; thanh tra viên cao cấp ngành tư pháp; chuyên viên cao cấp, pháp chế viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
(iv) Khi người được đào tạo hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng sẽ được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.
(v) Cơ sở đào tạo nghề công chứng được Chính phủ quy định.
(vi) Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về chương trình khung đào tạo nghề công chứng và việc công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài.
Căn cứ Điều 24 Luật Công chứng 2024 quy định về thành lập phòng công chứng cụ thể như sau:
(i) Căn cứ vào quy định của pháp luật về điều kiện thành lập Văn phòng công chứng, công chứng viên đề nghị thành lập Văn phòng công chứng lập hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi đến Sở Tư pháp nơi dự kiến thành lập Văn phòng công chứng.
(ii) Những trường hợp công chứng viên không được thành lập; tham gia thành lập Văn phòng công chứng mới:
- Đang là viên chức của phòng công chứng.
- Đang là thành viên hợp danh của một Văn phòng công chứng.
- Đang là Trưởng Văn phòng công chứng của Văn phòng công chứng theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
- Chưa hết thời hạn 2 năm theo quy định tại khoản 6 Điều 27 Luật Công Chứng 2024; khoản 5 Điều 31 Luật Công chứng 2024 và khoản 4 Điều 34 Luật Công chứng 2024.
(iii) Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật về thuế và các chính sách ưu đãi khác theo quy định của Chính phủ.
(iv) Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập Văn phòng công chứng được Chính phủ quy định.
Căn cứ Điều 5 Luật Công chứng 2024 quy định về các nguyên tắc hành nghề công chứng như sau:
(i) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
(ii) Khách quan, trung thực.
(iii) Tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
(iv) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc hành nghề công chứng.
Xem thêm>> Để được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng cần bằng cấp gì?