KOC là ai? Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng? Nghĩa vụ của người tiêu dùng được quy định như thế nào? Người tiêu dùng có được góp ý về giá, chất lượng sản phẩm không?
>> ETA là gì trong vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu?
>> VinFast miễn phí sạc pin cho ô tô điện đến ngày 30/6/2027 phải không?
KOC (Key Opinion Consumer) là những người tiêu dùng có vai trò quan trọng và sức ảnh hưởng đáng kể trên thị trường. Họ thực hiện việc trải nghiệm trực tiếp các sản phẩm, dịch vụ và chia sẻ ý kiến, đánh giá từ góc nhìn cá nhân. Nhờ những phản hồi chân thật này, họ tạo dựng được lòng tin mạnh mẽ từ phía khách hàng.
Lưu ý: Nội dung “KOC là ai?” chỉ mang tính chất tham khảo.
Căn cứ Điều 6 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, quy định nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau:
(i) Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội.
(ii) Quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng được công nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ theo quy định của pháp luật.
(iii) Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải được chủ động thực hiện kịp thời, công bằng, minh bạch, đúng pháp luật.
(iv) Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác.
(v) Bảo đảm công bằng, bình đẳng, không phân biệt về giới, tự nguyện, không vi phạm pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội trong giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
KOC là ai; Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện nay (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 5 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, quy định nghĩa vụ của người tiêu dùng như sau:
(i) Kiểm tra sản phẩm, hàng hóa trước khi nhận theo quy định của pháp luật; lựa chọn tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
(ii) Tiêu dùng không vi phạm pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của mình và của người khác.
(iii) Tuân thủ điều kiện, hướng dẫn vận chuyển, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; quy định về kiểm định, bảo vệ môi trường, tiêu dùng bền vững theo quy định của pháp luật.
(iv) Thông tin kịp thời, chính xác cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
(v) Chịu trách nhiệm về việc cung cấp không chính xác hoặc không đầy đủ về thông tin liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật.
(vi) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, quy định quyền của người tiêu dùng như sau:
Quyền của người tiêu dùng
…
4. Góp ý với tổ chức, cá nhân kinh doanh về giá, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Như vậy, người tiêu dùng có quyền góp ý với tổ chức, cá nhân kinh doanh về giá, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức kinh doanh và nội dung liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.