Em đang là sinh viên luật năm 2, em tự tin về kiến thức pháp lý của mình. Vậy có nơi nào tuyển dụng sinh viên luật năm 2 vào thực tập, làm việc hay không? – Bích Thùy (Bình Dương).
>> Giám đốc trong thời gian nghỉ thai sản, có được ký giấy tờ?
>> Việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2023 được quy định thế nào?
Pháp luật không cấm trường hợp sinh viên luật năm 2 đi thực tập, làm việc. Miễn sao bạn có đủ kiến thức pháp luật phục vụ cho công việc và đáp ứng được yêu cầu làm việc của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tuyển thực tập, làm việc.
Hiện nay, nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tuyển dụng sinh viên luật năm 2, 3, 4 vào thực tập và được làm việc chính thức (sau khi tốt nghiệp). Đây là cơ hội tốt cho các bạn sinh viên sớm làm quen với môi trường làm việc thực tế, tránh bỡ ngỡ khi tốt nghiệp; cũng như, giúp các bạn sinh viên có thu nhập nhằm trang trải cho việc học tập và sinh hoạt trong thời sinh viên tốt hơn.
Bạn có thể tìm nơi thực tập, làm việc tại các website tuyển dụng uy tín; như là: Trang Nhân Lực Ngành Luật,…
Cụ thể, hiện tại Công ty TNHH chìa khóa pháp lý (Legal Keys) đang tuyển gấp sinh viên luật năm 2, năm 3 thực tập. Phúc lợi khi làm việc bao gồm: Hỗ trợ phụ cấp; hỗ trợ tiền cơm trưa, xăng xe; hoa hồng; thưởng (nếu đạt hiệu quả). Các bạn xem chi tiết và nộp hồ sơ TẠI ĐÂY.
Những thông tin hữu ích dành cho Sinh viên thực tập |
Ảnh chụp một phần website Nhân Lực Ngành Luật
Các bạn xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Điều 4. Nguyên tắc về việc làm – Luật Việc làm 2013 1. Bảo đảm quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc. 2. Bình đẳng về cơ hội việc làm và thu nhập. 3. Bảo đảm làm việc trong điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động. Điều 5. Chính sách của Nhà nước về việc làm – Luật Việc làm 2013 1. Có chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về việc làm. 2. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thị trường lao động. 3. Có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp. 4. Có chính sách đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gắn với việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề. 5. Có chính sách ưu đãi đối với ngành, nghề sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc sử dụng nhiều lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. 6. Hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số. Điều 6. Nội dung quản lý nhà nước về việc làm – Luật Việc làm 2013 1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về việc làm. 2. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về việc làm. 3. Quản lý lao động, thông tin thị trường lao động, đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và bảo hiểm thất nghiệp. 4. Quản lý tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm. 5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về việc làm. 6. Hợp tác quốc tế về việc làm. Điều 7. Thẩm quyền quản lý nhà nước về việc làm – Luật Việc làm 2013 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về việc làm trong phạm vi cả nước. 2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về việc làm. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về việc làm. 3. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về việc làm tại địa phương. |