Trách nhiệm thành lập Ban trọng tài lao động thuộc về cơ quan nào? Người lao động có những quyền gì theo Bộ luật Lao động 2019? Nghĩa vụ của người lao động bao gồm những gì?
>> Thời gian nghỉ không lương có được coi là thời gian làm việc để tính phép năm không?
>> Thẩm quyền tổ chức lấy ý kiến về việc đình công thuộc về ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 102 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về thành lập Ban trọng tài lao động cụ thể như sau:
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 101 Nghị định này, Hội đồng trọng tài lao động có trách nhiệm thành lập Ban trọng tài lao động.
2. Thành phần Ban trọng tài lao động được xác định theo quy định tại các điểm a, b, và c khoản 4 Điều 185 của Bộ luật Lao động. Trường hợp một bên hoặc cả hai bên tranh chấp không lựa chọn trọng tài viên lao động theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 185 của Bộ luật Lao động thì Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động quyết định lựa chọn thay cho bên tranh chấp không đưa ra lựa chọn đó.
Trường hợp hai trọng tài viên lao động được lựa chọn không thống nhất chọn một trọng tài viên lao động khác làm Trưởng Ban trọng tài lao động theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 185 của Bộ luật Lao động thì Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động quyết định chọn một trọng tài viên lao động khác làm Trưởng Ban trọng tài lao động.
…
Theo đó, trách nhiệm thành lập Ban trọng tài lao động khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định thuộc về Hội đồng trọng tài lao động.
![]() |
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất |
Trách nhiệm thành lập Ban trọng tài lao động thuộc về cơ quan nào
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 về quyền và nghĩa vụ của người lao động cụ thể:
Người lao động có các quyền sau đây:
|
Xem thêm >> Cơ quan nào có trách nhiệm bố trí địa điểm làm việc cho trọng tài viên lao động?
Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.