Tôi là Giám đốc của một công ty, tôi đang trong kỳ nghỉ thai sản, công ty có một số hợp đồng phải duyệt , tôi có thẩm quyền ký trong thời điểm này hay không? - Kim Nhi (Lâm Đồng).
>> Việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2023 được quy định thế nào?
>> Các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2023?
Theo Điều 63 Luật Doanh nghiệp 2020, Giám đốc, Tổng giám đốc được quy định như sau:
Điều 63. Giám đốc, Tổng giám đốc
1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
h) Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;
i) Kiến nghị phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
k) Tuyển dụng lao động;
l) Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, hợp đồng lao động.
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
- Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
- Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng
Như vậy, quy định không cấm giám đốc ký các chứng từ khi đang nghỉ thai sản. Đối với quy định trên thì Giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty và có quyền nhân danh công ty ký kết các hợp đồng, chứng từ (trừ trường thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên).
Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn mới nhất (còn hiệu lực) |
Giám đốc trong thời gian nghỉ thai sản, có được ký giấy tờ? (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã quy định các trường hợp người lao động được hưởng chế độ thai sản gồm:
- Lao động nữ mang thai.
- Lao động nữ sinh con.
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Như vậy, trong trường hợp Giám đốc là nam thì sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu thuộc một trong 2 trường hợp sau đây:
(i) Lao động nam thực hiện biện pháp triệt sản.
(ii) Lao động nam đóng BHXH có vợ sinh con.
Theo quy định tại Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con cụ thể như sau:
Điều 40. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con - Luật Bảo hiểm xã hội 2014 1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng; b) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý. 2. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này. |