Rằm tháng Giêng là ngày gì? Rằm tháng Giêng năm nay ngày mấy? Rằm tháng Giêng 2025 thứ mấy? Cúng dâng sao giải hạn ngày Rằm tháng Giêng khấn sao cho đúng chuẩn?
>> Lao động nước ngoài có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
>> Thời gian điều tra tai nạn lao động của cơ quan thẩm quyền là bao lâu?
Tại bài viết này, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ giải đáp thắc mắc về “Rằm tháng Giêng năm nay ngày mấy?” dựa trên nguồn tham khảo. Cụ thể như sau:
Giải đáp về việc “Rằm tháng Giêng năm nay ngày mấy?”, theo đó, gồm có những nội dung đáng chú ý sau đây:
Rằm tháng Giêng năm nay, Rằm tháng Giêng 2025 sẽ rơi vào ngày Thứ Tư, ngày 12/02/2025 Dương lịch.
Rằm tháng Giêng (15 tháng Giêng âm lịch) là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Đây là ngày giữa tháng đầu tiên của năm mới theo lịch âm, thường được coi là thời điểm linh thiêng để cúng bái và tưởng nhớ tổ tiên.
Vào ngày này, mỗi gia đình thường chuẩn bị những mâm cỗ cúng dâng lên tổ tiên, ông bà với mong ước một năm mới bình an và thuận lợi. Ngoài việc cúng bái, vào Rằm tháng Giêng, người dân còn đi chùa, ăn chay để cầu nguyện cho gia đình được bình an.
Lưu ý rằng, nội dung tại “Rằm tháng Giêng năm nay ngày mấy?” chỉ mang tính chất tham khảo.
![]() |
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
Giải đáp thắc mắc: Rằm tháng Giêng năm nay ngày mấy (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo đó, khi cúng vào ngày Rằm tháng Giêng, quý khách hàng có thể lưu ngay mẫu văn khấn tại đây để sử dựng >> Văn khấn cúng dâng sao giải hạn (ngày Rằm tháng Giêng) đúng và chuẩn nhất 2025
Lễ dâng sao giải hạn vào Rằm tháng Giêng có nguồn gốc từ tín ngưỡng dân gian và đã trở thành một truyền thống lâu đời, với mong muốn hóa giải xui xẻo và mang lại bình an cho gia đình. Theo quan niệm, mỗi người đều có sao chiếu mệnh, và khi gặp sao xấu, việc thực hiện nghi lễ này sẽ giúp ngăn chặn vận hạn, thu hút may mắn. Đây cũng là dịp đầu năm, nên việc dâng sao giải hạn mang ý nghĩa như một lời cầu mong cho cả năm an lành, tránh tai ương, đồng thời tạo nên tâm trạng an yên cho người cúng.
Để đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 16 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, như sau:
1. Tổ chức tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho tín đồ tại những nơi chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho những người thuộc tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo;
b) Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có người đại diện là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
c) Nội dung sinh hoạt tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật này.
2. Những người theo tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và các điều kiện sau đây:
a) Có giáo lý, giáo luật;
b) Tên của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc.